Nghiên Cứu Công Tác Quản Lý, Xử Lý Môi Trường Tại Khu Vực Nông Thôn


qua đã góp phần phục vụ tốt hơn yêu cầu sơ chế và chế biến nông, lâm và thuỷ sản, từng bước gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm này, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập của hộ gia đình nông dân, ngư dân, phát triển khu vực dịch vụ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, phát triển làng nghề ở nông thôn.Phần lớn cơ sở chế biến nông lâm thủy sản được xây dựng gắn với vùng nguyên liệu tập trung ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng lương thực có hạt



Năm

Diện tích (Ha)

Sản lượng (Tấn)


Tổng số

Trong đó


Tổng số

Trong đó

Lúa

Ngô

Lúa

Ngô

2016

77.913

39.909

38.004

380.104

215.878

164.226

2017

76.122

39.456

36.666

334.385

180.592

153.793

2018

75.782

39.625

36.157

360.400

198.265

162.135

2019

75.271

39.298

35.982

361.446

201.126

160.320

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình các năm 2016-2019)

Một mặt, công nghiệp chế biến đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và hình thành các thị trấn, thị tứ dịch vụ phục vụ sản xuất.

* Xu thế phát triển làng nghề

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 1.000 nghề truyền thống, làng có nghề với 3 nhóm nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, mây, tre đan và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Bên cạnh nghề truyền thống, nghề may mặc khu vực nông thôn của tỉnh chủ yếu do các hộ gia đình thực hiện, sản phẩm thuộc loại bình dân, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Toàn tỉnh có 208 cơ sở làm nghề dệt may, thêu


ren với khoảng gần 1.000 lao động, doanh thu ước đạt gần 40 tỷ đồng (đạt bình quân 190 triệu đồng/cơ sở/năm). Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống, mang bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc tỉnh. Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của người Mường, Thái, Tày, Dao, Mông…

Theo Chi cục Phát triển nông nghiệp thuộc Sở NN&PTNT hiện nay, trong nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ có 2 nhóm nghề chính đang có xu hướng phát triển, đó là sản xuất thủ công mỹ nghệ từ gỗ (17 cơ sở/hộ) và sản xuất đồ lưu niệm (3 cơ sở) với khoảng trên 100 lao động, doanh thu hàng năm ước đạt trên 5.328 triệu đồng (đạt bình quân 266,4 triệu đồng/cơ sở/năm). Mặc dù đã có những bước phát triển mới, tuy nhiên phát triển nghề, làng nghề truyền thống vẫn mang tính tự phát. Gần 80% các cơ sở không đủ vốn để đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu nguyên liệu tại chỗ vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu. Sự liên kết trong các lĩnh vực đào tạo nghề, cung cấp thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm chưa được chặt chẽ.

Bên cạnh sự đầu tư, ưu tiên cho phát triển hoạt động làng nghề, làng nghề truyền thống cũng cần phải quan tâm đến mặt trái của các làng nghề nông thôn cũng còn nhiều bất cập, nhất là tình trạng gây ô nhiễm môi trường: nước thải, chất thải do các làng nghề tại các vùng nông thôn gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe người dân còn rất phổ biến.

Đa số các làng nghề chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Các loại khí thải, nước thải đều được xả thải trực tiếp ra môi trường... CTR nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất làng nghề chưa được phân loại, tái chế, tái sử dụng hợp lý. Những tồn tại này đang đặt vấn đề môi trường nông thôn trước thách thức lớn, cần được quan tâm và giải quyết.


* Hoạt động phát triển lâm nghiệp

Rừng không chỉ là nguồn sinh kế quan trọng mà còn là nguồn cung cấp tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và tạo thu nhập cho người dân. Phát triển lâm nghiệp thời gian qua trên địa bàn tỉnh cũng có những tích cực, từ sản xuất theo truyền thống lấy quốc doanh làm nòng cốt, khai thác rừng tự nhiên là chủ yếu sang sản xuất lâm nghiệp nhân dân mang tính xã hội hóa nghề rừng ngày càng cao, đa thành phần, đa nguồn lực đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng.

Hòa Bình đã tranh thủ tối đa các nguồn lực từ Trung ương và các chương trình, dự án quốc tế phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Trong đó dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án ổn định dân cư vùng hồ Sông Đà, Dụ án phục hồi rừng đầu nguồn do Tổ chức Jica Nhật Bản tài trợ, dự án phát triển lâm nghiệp do ngân hàng tái thiết Đức tài trợ….

Bảng 1.4: Sản lượng gỗ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Đơn vị tính: m3



TT


Tên loại

Năm

2016

2017

2018

2019

1

Gỗ rừng tự nhiên

3.053

-

1.250

2.298

2

Gỗ rừng trồng

302.355

349.782

319.250

328.925

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình các năm 2016-2019)

Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học được áp dụng thành công như nhân giống cây bằng dâm hom; hạt tuyển chọn, ghép; nuôi cấy mô… Sản xuất cây giống lâm nghiệp các loại hàng năm đạt trên 20 triệu cây/năm, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Hàng năm khai thác khoảng 2.500 ha rừng trồng, sản lượng khai thác 124.447 m3 gỗ, 10.154 ngàn cây tre luồng

đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn. Sản phẩm hàng hóa hiện nay chủ yếu là gỗ ván xẻ, gỗ xây dựng, gỗ bao bì, mành tre,


trúc… Qua đó đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn được đổi mới. Song năng suất, chất lượng rừng nói chung còn thấp, quy cách, chất lượng sản phẩm rừng trồng không cao. Sản phẩm chủ yếu thu được khi khai thác là nguyên liệu giấy, chiếm từ 65% - 75%. Phần còn lại 25% - 35% gỗ có đường kính ≥ 15cm thì phẩm chất không tốt (nhiều mắt, mấu; mầu sắc không đồng đều) chủ yếu dung trong xây dựng cơ bản và sản xuất hàng mộc nội địa. Thu nhập cho một chu kỳ sản xuất chỉ đạt 40 – 60 triệu đồng/ha, chưa tương xứng với tiềm năng về đất đai và lao động của tỉnh(theo Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Hòa Bình 5 năm giai đoạn 2016-2020).


Chương 2

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá một cách đầy đủ và tổng thể về hiện trạng, diễn biến môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nông thôn tại tỉnh Hòa Bình; đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường cho khu vực nông thôn của tỉnh.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá thực trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình: Khảo sát hiện trạng môi trường một số khu vực nông thôn tại tỉnh Hòa Bình; thống kê các đặc điểm của kinh tế vùng nông thôn; phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường tại khu vực nghiên cứu; phân tích các nguồn phát sinh ô nhiễm và ảnh hướng tới môi trường của chúng tại khu vực nông thôn tỉnh Hòa Bình.

+ Đánh giá hoạt động quản lý và xử lý môi trường nông thôn khu vực nghiên cứu: Công tác quản lý chung, công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công tác quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp, công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề.

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1.Đối tượng nghiên cứu

- Các nguồn phát sinh chất thải do hoạt động kinh tế tại vùng nông thôn tỉnh Hòa Bình;

- Các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay tại vùng nông thôn tỉnh Hòa Bình;

- Công tác quản lý môi trường tại các vùng nông thôn thuộc tỉnh Hòa Bình.


2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu sự phát thải chất ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng nông thôn.

+ Phạm vi về không gian: Tiến hành nghiên cứu tại huyện Cao Phong, huyện Kim Bôi, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.Nghiên cứu thực tế tại 09 xã của 03 huyện: thị trấn Cao Phong,xã Đông Phong, xã Bắc Phong, xã Xuân Thủy, xã Thương Tiến, xã Kim Bôi, xã Nhuận Trạch, xã Tân Vinh, thị trấn Lương Sơn.

+ Phạm vi về thời gian: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát năm 2019 - 2020, đồng thời sử dụng số liệu từ năm 2015-2020 của các cơ quản lý địa phương.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Hiện trạng môi trường nông thôn

- Thống kê các loại hình kinh tế, nguồn phát sinh ô nhiễm từ hoạt động vùng nông thôn tỉnh Hòa Bình;

- Nghiên cứu sức ép của hoạt động kinh tế - xã hội nông thôn đến môi trường:Sức ép từ hoạt động dân sinh;sức ép từ các hoạt động trồng trọt và lâm nghiệp;sức ép từ các hoạt động chăn nuôi;sức ép từ các hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản;sức ép từ các hoạt động chế biến nông sản thực phẩm;sức ép từ các hoạt động làng nghề;sức ép từ các hoạt động phát triển công.

- Các đặc điểm của nguồn ô nhiễm; chất lượng môi trường không khí, nước sinh hoạt của người dân vùng nông thôn; các điểm nóng về ô nhiễm và các ảnh hưởng tới môi trường tại khu vực nông thôn.

2.3.2.Nghiên cứu công tác quản lý, xử lý môi trường tại khu vực nông thôn

- Công tác quản lý môi trường nông thôn.

- Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn.


- Công tác thu gom chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp.

- Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn.

2.3.3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực nông thôn

- Giải pháp chung: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT nông thôn; kiện toàn bộ máy thực thi công tác BVMTcáccấp; huy động nguồn tài chính, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác cho hoạt động BVMT;xây dựng các mô hình điểm về cộng đồng tham gia công tác BVMT;tăng cường khâu kiểm tra, giám sát; tăng cường công tác tuyên truyền; giải pháp về công nghệ, kỹ thuật.

- Giải pháp ưu tiên cho các vấn đề nổi cộm: Sản xuất nông, lâm, thủy sản gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn; quản lý bao bì thải và phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường; kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề;đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Giải pháp theo vùng, miền.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu trên, đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu:

- Lập mẫu phiếu điều tra, trên cơ sở đó thu thập thông tin từ các phiếu điều tra về hiện trạng và định hướng phát triển nông thôn, những vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn. Sử dụng 02 mẫu phiếu điều tra, với các câu hỏi mở; Mẫu 01: đối tượng điều tra là các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp; Mẫu 02: đối tượng điều tra là cán bộ quản lý về lĩnh vực nông nhiệp, môi trường tại


địa phương.

- Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình:

+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.

+ Các tài liệu liên quan tới môi trường nông thôn.

+ Các tài liệu, sách báo, tạp chí có liên quan.

+ Các đề tài nghiên cứu đã được thực hiện trước đó.

Các văn bản pháp luật được áp dụng trong Bảo vệ môi trường nông thôn:

+ Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH 13 ngày 23/06/2014;

+ Nghị định Số: 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường;

+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

+ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

+ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

+ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 củaBộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí