Miêu Tả Ngoại Hình Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

Mày râu nhẫn nhụi áo quần bảnh bao (6,tr110)

Hay một mụ Tú Bà với dáng vẻ và nước da “nhờn nhợt” đã ám chỉ bản chất của con người thiếu chân chính .

Nhác trông nhờn nhợt màu da Người đâu ăn uống đẫy đà làm sao. (6,tr136)

Mã Giám Sinh “Quá niên trạc ngoại tứ tuần” mà mày râu vẫn còn nhãn nhụi áo quần bảnh bao, trải truốt như trên là hình thức điển hình cho một con người chuyên sống bằng lừa lọc. Cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà cho thấy Tú Bà làm việc về ban đêm nhiều hơn ban ngày, làm việc trong bóng tôi nhiều hơn dưới ánh sáng. Còn cái béo “đẫy đà” trên là hình thức của con người không lao động chân tay mà sống bằng sự bóc lột thân xác của chị em phụ nữ đang phát đạt. Như vậy bút pháp ước lệ trong trong truyện Kiều của Nguyễn Du được thể hiện rõ rệt qua việc khắc hoạ chân dung hai tuyến nhân vật đối lập nhau, đó là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Bên cạnh những tác phẩm truyện thơ như “Truyện Kiều” bút pháp ước lệ tượng trưng còn được thể hiện qua những tác phẩm văn xuôi như “Hoàng Lê nhất thống chí ” của tập thể tác giả Ngô Gia Văn Phái.

Trong tác phẩm này ngoại hình nhân vật cũng được miêu tả theo một công thức đã được đặt trước. Tất cả những ông vua những bậc thánh nhân quân tử đều có tướng mạo, nguồn gốc sinh thành và tư chất khác thường rồng, phượng xuất hiện hoặc tiên đồng thái tử trên trời giáng thế….

Nguyễn Khản “sinh ra cũng là một trang phong lưu công tử”(28,tr63) hay Vương Tử Cán xuất hiện trong tác phẩm tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng trong con mắt của tác giả đã là “Con vua cháu chúa” nên mang cốt cách của một đấng “minh quân”: “lúc Vương Tử cán đầy tuổi, cốt cách tướng mạo khôi ngô, đẫy đà khác với

người thường. Đến khi biết nói Vương Tử Cán đối đáp gãy gọn cử chỉ không khác gì người lớn. Mỗi khi các quan văn võ vào thăm Vương Tử Cán đối đáp với thái độ nghiêm chỉnh”. (28,Tr14)

Nhân vật trong tác phẩm Văn học trung đại do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên có sự phân biệt rõ ràng trong khi miêu tả. Những bậc vua chúa, quân tử thường có cốt cách cao quý, xuất thần…những bậc tiểu nhân thì hèn kém, trần tục. Người có ngoại hình, cốt cách như thế nào thì sẽ có phẩm chất như thế ấy.

Như vậy phẩm chất của con người trong quan niệm của các nhà nho là do tạo hoá ban cho chứ không phải do rèn luyện, hay do môi trường hoàn cảnh. Tư duy của các nhà nho trong việc nhìn nhận con người khác hẳn với các nhà văn hiện đại. Đối với các nhà văn hiện đại tính cách là con đẻ của hoàn cảnh, hoàn cảnh làm nảy sinh tính cách, tính cách lại tác động trở lại hoàn cảnh. Giữa tính cách và hoàn cảnh có tác động qua lại biện chứng với nhau…

Nhân vật nữ trong Hoàng Lê Nhất thống chí…không được chú ý đến nhiều, nhưng tác giả lại đặc biệt quan tâm đến dung nhan của Đặng Thị Huệ, bởi chính nhan sắc của nhân vật này đã dẫn đến sự suy vong của nhà Trịnh diễn ra nhanh chóng. Tác giả viết “Một hôm hiệp dư Trần Thị Vinh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Người họ Đặng này quê làng Phù Đổng mắt phượng mài ngài, vẻ người mười phần xinh đẹp”(28,tr12).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Cách miêu tả ngoại hình nhân vật này đã dự kiến cho sự phát triển tiếp theo của tác phẩm. Dường như đây là qui luật phát triển của các triều đại phongkiến. Một triều đại mới khai sinh bao giờ cũng phát triển rực rỡ sau đó sẽ đi vào suy thoái bởi sự hoang dâm vô độ, ham mê tửu sắc của những người đứng đầu nhà nước.

. Việc chúa Trịnh Sâm vì say mê sắc đẹp của Đặng Thị Huệ dẫn đến những việc làm trái đạo lý bỏ con trưởng, lập con thứ là mầm mống cho sự loạn lạc tranh giành quyền lực.

Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 6

Như vậy cả thơ lẫn văn xuôi trong bút pháp khắc hoạ ngoại hình nhân vật đều mang tính chất tượng trưng, ước lệ. Đây là đặc trưng điển hình cho thi pháp văn học trung đại. Dù ở thể loại nào đi chăng nữa vẫn chịu sự chi phối bởi đặc trưng văn hoá của xã hội đương thời.

2.1. 2. Miêu tả ngoại hình trong Đại Việt Sử ký toàn thư.


Cũng giống như hàng loạt các tác phẩm nằm trong phạm trù văn học trung đại như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoàng Lê nhất thống chí của tập thể tác giả họ Ngô Gia Văn Phái, hay Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu… Đại Việt sử ký toàn thư khi khắc hoạ ngoại hình nhân vật cũng sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng.

Bản thân các tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư vốn là những nhà nho nên họ đã nhìn nhận con người qua lăng kính của Nho giáo. Trong tư duy của nhà nho bao giờ có sự “Phân biệt” đối với những tầng lớp người trong xã hội. Các bậc thánh nhân, quân tử vua chúa bao giờ cũng có sự thụ thai hoặc ra đời kỳ lạ, có tướng mạo khác thường, có trí tuệ vượt trội hoặc nhân cách cao thượng…còn những bậc tiểu nhân thì nhân cách thấp hèn, trần tục.

Như Tiền Ngô Vương kỷ nhà Ngô: “Khi vua mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có ba nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương nên mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên mắt sáng như chớp dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng có thể có thể nâng được vạc” (1,tr 204)

Hoặc như: Hiến Tông Duệ hoàng đế cũng vậy, mẹ là Trường lạc Thái hậu có mang đến khi đủ tháng đủ ngày “Chiêm bao thấy… rồng vàng từ trên trời sa xuống, bay vào trong phòng một lát sau thì sinh vua. Vua sinh ra dáng vẻ thiên tử mũi cao mặt rồng, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường” (3,tr8)

Sở dĩ có hầu hết các bậc đế vương đều có nguồn gốc ra đời kỳ lạ như trên vì theo quan niệm của người phương Đông xưa nhân cách cao quý của những đấng

bậc được xem như sản phẩm sẵn có do trời đất phú cho…Nhân vật chỉ cần ứng dụng vào đời sống xã hội là nổi danh.

Người xưa ít quan tâm đến sự đào luyện của xã hội với tài năng tức là ít quan tâm đến mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh.

Khi miêu tả dáng đi, vẻ mặt của các bậc đế vương họ đều lấy rồng phượng, hổ, báo, ánh chớp ra để so sánh. Như Lê Lợi cũng vậy : “Vua sinh ra thiên tư tuấn tú, khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ mắt sáng miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường” (2,tr 239)

Hoặc như Thái Tông Hoàng đế: “vua mũi cao mặt rồng, giống như Hán Cao Tổ, (2,tr7).

Như vậy trong khi miêu tả ngoại hình các nhân vật đế vương các nhà sử học đã sử dụng rất nhiều hình ảnh có tính chất ước lệ như: rồng, hổ, tia chớp để ví von. Những hình ảnh này góp phần tạo lên một nguồn gốc cao quý. Ngoài ra họ còn sử dụng mô típ về sự thụ thai kỳ lạ để thần thánh hoá nguồn gốc xuất thân. Các nhà sử học đã nhìn nhận những bậc đế vương hay hiền nhân quân tử vốn là sản phẩm tinh tuý của trời đất sinh ra đã mang phẩm chất cao quý.

Cách miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ như trên tạo ra chân dung ngoại hình rất chung chung. Người đọc khó có thể căn cứ vào đó để hình dung ra diện mạo riêng của từng nhân vật, nhưng lại có thể thấy được nhân cách phẩm chất của nhà vua. Hán Cao Tổ là một ông vua sáng lập ra nhà Hán và trị vì đất nước Trung Quốc trong một thời kỳ hưng thịnh và kéo dài. Việc so sánh vua Trần Thái Tông với Hán Cao Tổ là có ý giúp cho người đọc thấy rõ được vua cũng quyền uy, phú quý, thông tuệ như Hán Cao Tổ. Trong bộ sử ký của Tư Mã Thiên, Hán Cao Tổ được miêu tả bằng những chi tiết đậm đặc yếu tố ước lệ “Cao Tổ người mũi gồ, trán rồng, ở cằm và má có râu tốt, ở bắp vế bên trái có bảy mươi hai nốt ruồi. Tính nhân hậu, thương người, đầu óc rộng rãi luôn nghĩ đến mưu đồ lớn …Cao Tổ

thường uống rượu chịu nhà bà già Vương mỗi khi say rượu ngủ, bà Vũ và bà Vương thấy có rồng ở trên người lấy làm lạ”(37, tr101)

Khi viết về các bậc đế vương, các nhà sử học thường thần thánh hoá nguồn gốc xuất thân của vị quân vương. Họ đã đưa vào lịch sử nhiều chi tiết hoang đường kỳ ảo. Cách khắc hoạ ngoại hình nhân vật như vậy một phần do sự kế thừa thi pháp của văn học dân gian trong các câu truyện cổ, một phần do cách chép sử dưới sự “ngưỡng mộ” của bề tôi trung thành hoặc dựa vào “những việc nghe thấy truyền lại. Hơn nữa ta thấy cách miêu tả nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Trung Quốc điển hình như Sử ký của Tư Mã Thiên. Cách chép sử này sẽ thiếu đi sự khách quan của khoa học lịch sử, nhưng lại mang màu sắc chủ quan của tư duy văn học.

Đại Việt Sử ký toàn thư không đơn giản chỉ là một cuốn sách chép sử thông thường mà ở những đoạn khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử mang giá trị văn học khá rõ. Tuy nhiên khác với các nhà văn hiện đại họ khắc hoạ ngoại hình nhân vật không phải để phản ánh tính cách bên trong mà miêu tả ngoại hình của các bậc thần sử chủ yếu là để phân cấp nhân vật theo quan điểm của đạo đức phong kiến. Những gì kỳ vĩ, phi thường thuộc về những bậc thánh nhân, quân tử, những gì tầm thường lại thuộc về những kẻ tiểu nhân .

2.2. Miêu tả hành động nhân vật trong Đại Việt Sử ký toàn thư.


2.2.1. Phân loại nhân vật theo quan niệm đạo đức phong kiến


Đại Việt Sử ký toàn thư là công trình sử học lớn của Việt Nam thời trung đại, chép sử nước ta từ thời Hồng bàng cho đến năm 1675. Thời kỳ mà Đại Việt sử ký toàn thư được biên soạn cũng là thời kỳ mà Nho giáo đóng vai trò chính thống chi phối đến mọi vấn đề của đời sống con người.

Các sử gia - đồng thời cũng là những nhà nho. Họ đã đứng trên lập trường Nho giáo để đánh giá, phán xét nhân vật lịch sử. Nho giáo nhìn nhận con người trong xã

hội theo chức năng, xem xét con người dưới góc độ đạo đức. Nhà nho đề cao đạo đức hơn cả sự giàu có, sự giàu có chỉ là “nhân tước”, còn đạo đức mới là “thiên tước”. Đạo đức chính là thước đo để đánh giá hành vi của con người, điều này xuất phát từ chủ trương trị nước bằng đạo đức của Nho giáo.

Trong văn chương trung đại (văn chương của những nhà nho) , nhân vật thường được chia làm hai tuyến: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.

Nhân vật chính diện là những con người có hành vi đạo đức tốt phù hợp với chuẩn mực đạo đức phong kiến. Ngoại hình nhân vật nữ chính diện “tất phải đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn” còn nếu là phái nam tất hào hoa phong nhã hoặc kỳ vĩ phi thường. Về tài năng, nhân cách, lý tưởng của họ hầu như vươn tới những giá trị tinh thần siêu việt. Nhìn chung họ là tấm gương, là mẫu người lý tưởng mà người đời vươn tới. Nhân vật chính diện trong truyện kiều như : Thuý Kiều, Từ Hải, Kim Trọng…

Nhân vật phản diện là những con người vô đạo đức, họ thường có quan hệ tiêu cực, có những hành vi mang tính chất phá hoại đối với những nhân vật chính diện và trái với phép tắc của xã hội phong kiến.

Nhân vật phản diện trong truyện Kiều như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Hà, Bạc Hạnh…Cách phân chia nhân vật thành hai tuyến như trên một mặt do sự chi phối của tư tưởng nho gia, một mặt do sự kế thừa thi pháp của văn học dân gian. Xuyên suốt các tác phẩm văn học dân gian là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính và tà. hay chính là cuộc đấu tranh giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.

Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử lớn của những nhà nho nên cũng không nằm ngoài quy luật nói trên. Nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng được chia thành hai tuyến.

Một là, tuyến của nhân vật chính diện: bao gồm những ông vua chân chính, những bề tôi trung thành, những anh hùng dân tộc tài giỏi, tâm công, trung hiếu.

Hai là tuyến nhân vật phản diện: là những tên vua gian ác, hoang dâm, ăn chơi vô độ hoặc những tên nghịch thần.

Việc phân chia nhân vật lịch sử ra thành hai loại như trên của các sử gia là điển hình cho tư duy phân loại nhân vật của văn học trung đại.

2.2.1.1. Những hành động chân chính


Mục đích viết sử của Ngô Sĩ Liên là: Nêu gương trị đạo cho đời sau, giáo huấn bài học về luân lý, nêu cao chính thống chống nguỵ triều. Những con người có nhân cách cao thượng, có lương tâm trong sáng thì được ca ngợi hết lời “sáng tỏ như mặt trời, mặt trăng”, những tên phản tặc thì lời lẽ gay gắt “như sương thu lạnh buốt”. Đứng trên quan niệm Nho giáo: Những nhân cách trong sáng như Chu Văn An và Trương Đỗ đời Trần được các sử gia ca gợi hết lời

Người thầy Chu Văn An hiện lên với vài nét phác hoạ rất đơn sơ thoáng qua nhưng chân dung, cốt cách thể hiện rõ nét.

Chu Văn An: học vấn tinh thông, học trò đầy cửa, những người học ông đều đỗ đạt cao. Chu Văn An được Minh Tông mời làm Quốc tử giám tu nghiệp dạy Thái tử học. Dụ tông ham chơi bời, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Ông nhiều lần khuyên can Dụ Tông nhưng không nghe, bất bình trước việc làm ngang tai trái mắt, chán nản về thời thế rối ren, ông bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần (đều là những người được vua yêu). Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ áo về quê.

Trương Đỗ thuộc kỷ nhà Trần, ông học rộng, nổi tiếng là thanh liêm, thẳng thắn, con cháu nối đời làm quan có tiếng là nghèo mà sạch không hề gây dựng điền sản.

Ba lần dâng sớ can vua nhưng không được bèn treo mũ từ quan xa rời vòng danh lợi. Những hành động khẳng khái cương trực trên của Chu Văn An và Trương Đỗ là sự phản kháng tình trạng vô đạo của xã hội phong kiến. Nho giáo quan niệm bề tôi phải trung với vua nhưng khi vua làm những điều bất chính thì họ sẵn sàng đứng về phía nhân dân, đứng về phía đạo đức chân chính của cuộc đời để lên tiếng với những kẻ cầm quyền, từ chối danh lợi để giữ khí tiết thanh cao, tâm hồn trong sáng. Con đường công danh của họ đi từ chức phận của nhà nho hành đạo sang nhà nho ẩn dật. Họ muốn thực hiện đạo “Trung quân”, muốn giúp cho dân cho nước nhưng chốn quan trường rối loạn, bon chen, kẻ cầm quyền bạc nhược làm cho họ chán nản. Nhiều lần Dụ Tông đem mũ áo ban cho Chu Văn An nhưng ông không nhận, sau đó ông trở về quê sống cuộc đời thanh bạch: “cày ăn, đào uống đòi yên đời phận” .

Như vậy, chỉ cần phác hoạ một vài hành động tiêu biểu chân dung nhân cách nhân vật đã hiện lên rõ rệt. Gấp trang sử lại không ai có thể quên được một Chu Văn An và một Trương Đỗ khẳng khái, cương trực, thanh cao. Nhưng xét cho cùng đây không phải là cá tính mà là tính cách chung của một kiểu người– nhà nho ẩn dật.

Hành động nhân vật góp phần thể hiện tính cách, mỗi hành động khác nhau sẽ phản ánh tính cách khác nhau. Trong các nhà khoa học nghiên cứu về con người chỉ có duy nhất nhà văn mới quan tâm đến hành động của nhân vật nhưng ở đây ta thấy các nhà sử học cũng chú trọng đặc biệt đến hành động của nhân vật qua đó thấy được tính cách và khái quát thành kiểu người trong xã hội. Như vậy cách chép sử của các nhà nho cũng giống như cách phản ánh cuộc sống của nhà văn. Chính lối chép sử như trên đã tạo lên giá trị văn học cho tác phẩm. Bên cạnh những hành động thẳng thắn, cương trực của những nhà nho giàu khí tiết, đó là hành động yêu nước, căm thù giặc của những con người quả cảm. Tiêu biểu là nhân vật Trần Quốc Tuấn thuộc kỷ nhà Trần:

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí