Tìm Hiểu Các Yếu Tố Của Thi Pháp Trong Bộ Sử:

Đại Nam quốc sử diễn ca…Hầu hết các tác phẩm này đều phát huy tối đa thể thơ lục bát vào để diễn ca lịch sử. Cũng giống như các bậc thần sử xưa các tác giả diễn ca lịch sử cũng có thái độ khen chê rất rõ ràng. Những vị anh hùng dân tộc thì được khen gợi hết lời bằng những vần thơ hùng tráng, kỳ vĩ. Tiêu biểu là những vần thơ dành cho vị tướng làng Phù Đổng:

Làng Phù Đổng có một người Sinh ra chẳng nói chẳng cười trơ trơ

Những ngờ oan trái bao giờ


Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân Nghe vua cầu tướng ra quân

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang Lời thưa mẹ dạ cần vương

Lấy trung làm hiếu một đường phân minh Sứ về tâu trước thiên đình

Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào Trận mây theo ngọn cờ đào

Ra tay sấm sét, nửa chiều giặc tan áo nhung cởi lại Linh san

Thoắt đà thoắt nợ trần hoàn lên tiên . (51,T23,24)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Hay đoạn viết về Trưng Trắc, Trưng Nhị vừa mang âm điệu hào hùng vừa trữ tình, ý thơ chắc gọn, nhịp điệu dồn dập mà lại rất tự nhiên:

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 4

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân Ngàn Tây nổi áng phong trần

ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành Đô kỳ đóng cõi Mê Linh

Linh Nam riêng một triều đình nước ta Ba thu gánh vác sơn hà

Một là báo phục, hai là bá vương (51, T43,44)

Các đoạn viết về Lý Bôn, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật…cũng ít nhiều mang âm điệu hào hùng như vậy:

Trần Hưng Đạo đã anh hùng


Mà Trần Nhật Duật kể công cũng nhiều Hoài Văn tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công Trần Bình Trọng cũng là trung

Đành làm Nam quỷ, không lòng Bắc vương Khuyển Ưng còn nghĩa đá vàng

Yết Kiêu, Dã Tượng hai chàng cũng ghê


Mà trong ngọc diệp kim chi

Lũ Trần Ích Tắc sao đi hàng đầu (51,T117)

Đối với những kẻ quyền gian, giảo hoạt như: Lý Phật Tử, Kiều Cung Tiễn, Trần ích Tắc, Mạc Đăng Dung …thì những lời kết tội vừa nghiêm khắc vừa phẫn lộ:

Đăng Dung cậy có công danh Thuyền rồng, tán phượng lộng hành sợ chi

Chiêu Tông gặp lúc hiểm nguy Nửa đêm lén bước chạy về Tây phương

Đăng Dung lập lại Cung Hoàng Hành cung tạm trú Hải Dương cõi ngoài

Xe loan về đến kinh đài


Sẵn sàng thiền chiến ép bài sách phong Hoạ tâm từ ấy càng nồng

Lương Châu Tây Nội cam lòng cho đang. (51, T151)

Nhìn chung phần thành công nhất của các tác phẩm diễn ca lịch sử là sự thuần thục, điêu luyện của thể thơ lục bát, với bút pháp sử thi trữ tình, văn vẻ đằm thắm có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với công chúng.

Không chỉ ảnh hưởng đến cách chép sử của những tác phẩm ngay cùng thời (lịch sử thời trung đại) mà cách chép sử của các bậc thần sử trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ảnh hưỏng cho đến tận ngày nay. Điển hình như cuốn Lịch sử Việt Nam Tập I, xuất bản năm 1971, của Nhà xuất bản Khoa học xã hội khi viết về thời kỳ dựng và giữ nước của nhà nước Văn Lang. Các nhà khoa học lịch sử hiện đại đã không căn cứ vào các di tích lịch sử hay dấu vết khảo cổ học mà lại căn cứ vào truyền thuyết và dã

sử. Nhận xét về cách viết sử này Nguyễn Huệ Chi nhận xét “Về phương diện này, hình như các giới sử học hiện đại chưa được thận trọng bằng giới sử gia phong kiến. Giới sử gia phong kiến khi viết về thời tiền sử bao giờ cũng đặt trong một đề mục gọi là Ngoại kỷ. Tức là cái gì nằm ngoài chính sử. Và khi bắt buộc phải sử dụng truyền thuyết bổ sung cho sử liệu thì họ đều giới thuyết cặn kẽ” (54, tr3). Vậy mà các nhà khoa học lịch sử hiện đại “lại đặt nguyên si kết cấu đó vào thời tiền sử”. Như đoạn viết sau về Thánh Gióng “Cậu bé làng Dóng ba năm nằm trên chõng đá “chẳng nói chẳng cười” nhưng vừa nghe tin có ngoại xâm và nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài chống giặc thì đã “vụt lớn lên như thổi”. Dóng ăn liền một lúc hết:

Bảy nong cơm, ba nong cà Uống một hơi cạn đà khúc sông

Và Dóng lên đường ra trận. Theo Dóng đi đánh giặc có người dân cày đang cầm vồ đập đất , có người câu cá, có người đi săn, có đoàn trẻ chăn trâu, có những chàng trai nghèo đang vỡ đất…Dóng cùng toàn dân đánh giặc. Dóng nhằm nơi giặc Ân mà xông tới, quất roi sắt vào thân giặc, vút tre ngà xuống đầu giặc”(53,T61). Cách chép sử như vậy là trình bày lịch sử theo kiểu kể truyện dân gian. Ngoài ra Nguyễn Huệ Chi còn chỉ ra rằng: “ Truyện Thánh Gióng với tất cả kết cấu đầy đủ kiểu này thật ra chỉ mới xuất hiện trong các công trình khảo cứu của Nguyễn Văn Huyên trước Cách mạng tháng Tám và Cao Huy Đỉnh vài chục năm trước đây”(54,tr3). Vậy đưa một truyền thuyết dân gian mới được bổ sung đầy đủ cách vài chục năm gần đây vào thời kỳ tiền sử liệu có hợp lý chăng ? Viết sử thời hiện đại mà lại đưa dã sử vào chính sử là một hạn chế.

Ảnh hưởng của lối viết toàn thư gần gũi với chúng ta hơn là những cuốn sách giáo khoa lịch sử hiện đại, các nhà sử học cũng trích nguyên văn kiện Đảng cũng giống như các sử quan chép lại chiếu, sắc do vua ban .

Như vậy lối viết biên niên kết hợp với lối viết kỷ truyện hay nghệ thuật dùng văn chép sử của các bậc thần sử trong Đại Việt sử ký toàn thư đã có ảnh hưởng sâu rộng

đến lối viết sử của nhiều thế hệ sau này. Chính lối viết này đã tạo nên giá trị văn học cho bộ sử cổ nhất nước ta. Do sự hoà trộn giữa văn và sử nên tính chất văn chương của Đại Việt sử ký toàn thư còn sơ đẳng bởi lẽ tác phẩm này chưa thuần tuý là một tác phẩm văn học thực sự. Đại Việt sử ký toàn thư có giá trị lịch sử là chính. Hơn nữa nhìn nhận tác phẩm ở góc độ văn học thì thời gian ra đời mà nghệ thuật tự sự thiên về lối kể lể để nêu gương giáo dục là chính chứ chưa quan tâm đến kỹ thuật viết văn như các tác giả thời hiện đại.

CHƯƠNG II: TÍNH VĂN CHƯƠNG CỦA ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ


Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ quốc sử lớn của nước ta thời trung đại. Tác phẩm không chỉ có giá trị to lớn về sử học mà còn mang giá trị văn học sâu sắc. Giá trị văn học của tác phẩm được thể hiện ở: các nhà sử học đã xây dựng thành công những bối cảnh không gian, thời gian làm nền cho sự xuất hiện của nhân vật hay diễn biến của sự kiện và khắc hoạ thành công chân dung những nhân vật lịch sử bằng bút pháp văn học .

1. Tìm hiểu các yếu tố của thi pháp trong bộ sử:


1.1. Không gian trong Đại Việt sử ký toàn thư


Không gian là độ dài rộng trong sự tồn tại của vật chất Ăng ghen nói: “Hình thức cơ bản của mọi tồn tại là thời gian và không gian, những tồn tại ở ngoài thời gian, tồn tại ở ngoài không gian đều là hoang đường”(33, tr19)

Đối với nghệ thuật “ Không gian là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật thể hiện quảng tính của nó. Cái bên này cái bên kia, liên tục cách quãng, nối tiếp, cao thấp, xa gần, rộng dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật…không gian nghệ thuật cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm”.(15, T98)

Đặc trưng về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học trung đại đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến rất nhiều; đó là không gian vũ trụ cao rộng mênh mông theo hai xu hướng đi xa và lên cao, không gian của thế giới tâm linh trong tâm tưởng của con người (thiên đường, địa ngục, thuỷ cung) trong các tác phẩm truyền kỳ hay trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Không gian bến đò, làng quê, núi non trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Không gian thế tục trong thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương…Nhìn chung không gian trong tác phẩm văn học trung đại là không gian có tính chất vĩ mô, còn không gian vi mô như con

đường, gian phòng hay góc vườn gắn liền với cuộc sống riêng tư của con người thì hiếm hoi.

Nằm trong phạm trù văn học trung đại với ảnh hưởng của quỹ đạo vùng -ảnh hưởng của văn hoá phương Đông một bộ sử ký giàu giá trị văn học như Đại Việt sử ký toàn thư cũng mang những đặc trưng mô tả về không gian không nằm ngoài đặc trưng chung của văn học trung đại .

Một bộ sử hiện đại không thể mô tả không gian chi tiết tỉ mỉ, có tính hình tượng. Nhưng điều đó đã xẩy ra với bộ sử thời trung đại. Không gian chủ yếu trong Đại Việt sử ký toàn thư là không gian nơi triều đình –không gian có màu sắc chính trị, quan phương và không gian nơi trận mạc. Sở dĩ như vậy bởi Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ quốc sử lớn của nước ta thời trung đại. Lịch sử được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư là lịch sử của các triều đại phong kiến với những năm tháng hưng vong. Hơn nữa các nhà sử học chủ yếu chép sự tích các triều đại, những việc vua làm, những lời vua nói rồi những phép tắc trong triều…cho nên không gian trong tác phẩm chủ yếu là không gian cung đình .

Không gian nơi cửa cấm thành diễn ra những cảnh “nồi da nấu thịt” anh em cốt nhục chém giết lẫn nhau để tranh giành ngôi báu như cuộc chiến của ba anh em: Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức ở kỷ nhà Trần (bản kỷ, quyển II) nhưng cuối cùng đã bị Phụng Hiểu –một bề tôi trung thành dẹp loạn. Hay không gian nơi sân cung – nơi tên nghịch thần Đỗ Thích ngầm giết vua để đoạt ngôi báu. Đỗ Thích vốn là một tên chi hậu nội nhân “làm chức ở lại Đồng Quan, đêm nằm trên cầu bỗng thấy sao xa rơi vào miệng. Thích bèn cho là điềm tốt bèn nảy ra ý định giết vua. Đến đây nhân vua đang ăn yến ban đêm say rượu nằm trong sân, Thích bèn giết chết, lại giết luôn cả Nam Việt Vương Liễn. Khi ấy lệnh lùng bắt hung thủ rất gấp, Thích phải nén lấp ở máng nước trong cung qua ba ngày khát lắm gặp lúc trời mưa thò tay hứng nước uống, cung nữ trông thấy đi báo. Đinh quốc công Nguyễn Bặc sai người bắt đem chém”(1,Tr 214).

Không gian cung vua về đêm –nơi vua Uy Mục hoàng đế ăn chơi trác táng vui đùa uống rượu vô độ cho đến khi say liền giết chết cả cung nhân. Không gian cung đình (thâm cung bí sử) nơi gói gọn cuộc đời Trâu Canh – một thần y có công chữa khỏi bệnh liệt dương cho vua Trần Dụ Tông…Nhìn chung không gian nơi triều đình xuất hiện với mật độ dày đặc. Đây là không gian có màu sắc chính trị, quan phương không gian này tạo nên bối cảnh cho sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử. Những tên nghịch thần, những tên “ quỷ vương”, những đấng minh quân, hay những bậc thần y tài giỏi…Không gian triều đình chính là “hoàn cảnh điển hình” cho các nhân vật lịch sử bộc lộ tính cách trung thành hay phản nghịch, một đấng minh quân chân chính hay những vị vua ăn chơi vùi đầu vào rượu chè và nữ sắc. Tất cả đều được các sử gia ghi chép để nêu gương răn dạy cho đời sau.

Ngoài không gian nơi triều đình, không gian mang dấu ấn của tác phẩm tự sự trong Đại Việt sử ký toàn thư là không gian nơi trận mạc. Lịch sử dân tộc ta gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nuớc. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta không biết bao nhiêu lần phải đương đầu với đế chế phong kiến phương Bắc. Với lòng tự hào dân tộc sâu sắc các sử gia đã khắc hoạ thành công bối cảnh của những cuộc chiến trong đó không gian là yếu tố tạo nền. Bút pháp khắc hoạ không gian chủ yếu là bút pháp miêu tả. Như cuộc chiến giữa Triệu Quang Phục và Bá Tiên (phần ngoại kỷ, kỷ nhà Tiền Lý) “ Đầm này thuộc huyện Chu Diên, chu vi không biết bao nhiêu dặm, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy người ngựa khó đi chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ mới có thể đi được. Nhưng nếu không quen biết đường lối thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết”(1,tr181). Nhờ việc sử dụng nhiều từ ngữ có tính tạo hình, không gian chiến trường hiện lên khá hoang vu rộng lớn và rậm rạp. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, không gian mà giặc phải đương đầu là núi rừng đêm vắng. Chúng rơi vào tình trạng khốn đốn mất hết liên lạc “Tụ ngỡ là thành Xương Giang chưa bị phá dẫn quân định đến đó, khi đến nơi thì thành Xương Giang đã mất. Chúng hết

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024