Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Là Nguồn Tư Liệu Quý Cho Nghiên Cứu Văn Học

Thiên có hàng nghìn nhân vật: có đủ các thành phần, đủ các nghề nghiệp, đủ các tầng lớp. Hình ảnh những chàng nông dân như Trần Thiệp, Ngô Quảng; những người du thuyết như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Thư, những hiệp khách như Kinh Kha, Nhiếp Chính; những anh hàng thịt như Chu Lợi, Cao Tiệm Ly; những triết gia như Khổng Khâu, Trang Chu; những danh tiếng như Hàn Tín, Lý Quảng; những công tử như Tín Lãng Quân, Mạnh Thường Quân; những bạo chúa như Tần Thuỷ Hoàng, Nhị Thế. Chiều dài thời gian mà Sử ký của Tư Mã Thiên đề cập thật đáng nể, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế khoảng 3000 năm.

Nhìn chung các sử gia cả ở Việt Nam và Trung Hoa đều là những nhà nho thực sự dũng cảm, họ giám bình luận, khen chê rõ ràng, thẳng thắn. Bản thân họ phải là người học rộng tài cao, nhìn thấu bốn cõi và là những nhà tư tưởng lớn của thời đại. Thực ra các sử gia chỉ thuật lại, chép lại chuyện xưa chứ đâu phải sáng tác, nhưng để lưu giữ được lịch sử họ đã chạm vào nghệ thuật viết văn. Họ đã biết chọn lọc những chi tiết đặc sắc, điển hình. Họ biết đặt nhân vật vào những tình huống căng thẳng, những mối mâu thuẫn để phác hoạ chân dung nhân vật lịch sử. Vì vậy Đại Việt sử ký toàn thư chứa giá trị văn học sâu sắc .


CHƯƠNG III‌


ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ LÀ NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ GIÁ CHO NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC

Chúng tôi đã khảo sát Đại Việt sử ký toàn thư như là một tác phẩm văn học. Nhưng với tư cách là một bộ sử, công trình này còn có giá trị văn học xét trên nhiều bình diện khác. Các bình diện này tựu chung đều giúp cho giới nghiên cứu, sáng tác văn học ngày nay hiểu và tái hiện đúng, khách quan hiện thực lịch sử và con người, hiểu đúng bản thân đời sống văn học của thời kỳ lịch sử mà Đại Việt sử ký toàn thư đã phản ánh.

1.Đại Việt sử ký toàn thư là nguồn tư liệu quý cho nghiên cứu văn học


1.1 Đại Việt sử ký toàn thư là nguồn tư liệu gốc của tác phẩm văn học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài. Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ quốc sử lớn đầu tiên của nước ta thời trung đại. Tác phẩm không chỉ có giá trị to lớn về mặt sử học mà còn có giá trị văn học sâu sắc. Bên cạnh những thành công trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật, Đại Việt sử ký toàn thư còn cung cấp cho khoa nghiên cứu những văn bản gốc. Ở đây ta có thể hiểu văn bản gốc là văn bản chính hay một dị bản được xem là gần với văn bản gốc nhất, trong trường hợp tác phẩm có nhiều dị bản.

Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 9

Đại Việt sử ký toàn thư đã sưu tập rất nhiều văn bản văn học, hầu hết các văn bản này đã được đưa vào những tổng tập, tuyển tập văn học Việt Nam, thậm chí đưa vào các chương trình sách giáo khoa để giảng dạy cho học sinh trong nhà trường. Tiêu biểu như các bài: Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Bình Ngô đại cáo, Tụng giá hoàn kinh sư, Hịch tướng sỹ văn(trích đoạn).

Các nhà nghiên cứu luôn đặt ra hai vấn đề chính khi nghiên cứu tác phẩm văn học trung đại đó là lựa chọn văn bản và cách hiểu chữ nghĩa của văn bản.

Ở phương diện lựa chọn văn bản, việc lựa chọn được văn bản có độ tin cậy cao đóng vai trò khá quan trọng. Bài Nam quốc sơn hà vốn là tác phẩm không có nhan đề, điều này được rất nhiều bài nghiên cứu ghi nhận và nhiều bộ cổ sử ghi chép như :Đại Việt sử ký toàn thư của nhóm Ngô Sỹ Liên hay trong Việt điện U linh tập của Lý Tế Xuyên…. Nam quốc sơn hà là tác phẩm có khá nhiều dị bản, theo tài liệu mà nhiều nhà nghiên cứu đã công bố, hiện còn ít nhất từ 25 đến 35 văn bản về Nam quốc sơn hà. Vậy văn bản nào tin cậy nhất? Tôi thấy phần lý giải của Nguyễn Đăng Na là khá thuyết phục. Ông coi văn bản trong Đại Việt sử ký toàn thư là văn bản gốc đáng tin cậy nhất để nghiên cứu tác phẩm này, bởi hai lý do:

“Thứ nhất Đại Việt sử ký toàn thư là tác phẩm văn học chức năng hành chính quan trọng vào loại bậc nhất đối với quốc gia Đại Việt suốt thời trung đại. Tác phẩm không chỉ do nhà nước đứng ra tổ chức, biên soạn mà còn được khắc in vào loại sớm nhất so với các văn bản khắc in khác có lưu giữ bài: Nam quốc sơn hà.

Thứ hai Đại Việt sử ký toàn thư do những cây đại bút biên soạn, kiểm hiệu như tiến sỹ khoa Nhâm Tuất 1442 Ngô Sĩ Liên, tiến sỹ khoa Mậu Tuất 1478 Vũ Quỳnh…và tiếp sau đó là các tiến sỹ khoa Mậu Thìn 1628 Phạm Công Trứ, khoa Giáp Thìn 1664 Lê Hy….Mỗi chữ hạ xuống chắc chắn các bậc đại gia kia phải đắn đo, thận trọng.”(23, Tr 82).

Hơn nữa khi khảo sát 25 văn bản Nam quốc sơn hà, Trần Nghĩa đã phát hiện ra rằng, kết quả văn bản “có tần số xuất hiện lớn nhất lại hoàn toàn trùng khớp từng chữ với văn bản Nam quốc sơn hà trong Đại Việt sử ký toàn thư.

Cũng giống như Nguyễn Đăng Na, Bùi Duy Tân trong những bài nghiên cứu về bài thơ Nam quốc sơn hà cũng coi Đại Việt sử ký toàn thư là văn bản khắc in đáng tin cậy nhất để xác minh sự vô danh của bài thơ. Trong bài viết khác “Bình Ngô đại cáo, “văn bản –bản dịch –nhan đề” Tác giả không khỏi giật mình khi thấy cả bốn kiệt tác: “Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và cả Bình Ngô đại cáo được in trong cuốn Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam và cả các bản dịch

hiện hành đều lấy gốc từ các văn bản in ấn sao chép ở các thế kỷ sau, chứ không dựa vào văn bản Đại Việt sử ký toàn thư –một tập quốc sử có giá trị bậc nhất được in ấn vào cuối thế kỷ XVII. Theo yêu cầu của nhà xuất bản Giáo dục tìm thiện bản (bản quy chuẩn) cho sách giáo khoa, chúng tôi đã khảo sát lại bốn văn bản kiệt tác, đưa lại văn bản quy chuẩn lấy từ Đại Việt sử ký toàn thư” (36,tr134). Theo tác giả Bùi Duy Tân so với Đại Việt sử ký toàn thư thì các văn bản hiện hành đã có rất nhiều những vênh lệch, sai sót trong vấn đề dịch thuật. “Chẳng hạn như bài Nam quốc sơn hà thì câu thơ thứ hai trong Đại Việt sử ký toàn thư là “ Tiệt nhiên phận định tại thiên thư” chứ không phải là “ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” như văn bản hiện hành. Ở bài Chiếu dời đô thì câu áp chót trong Đại Việt sử ký toàn thư có hai chữ “kinh sư” “ Vi vạn thế kinh sư chi thượng đô”, chứ không phải “vi vạn thế đế vương chi thượng đô” như bản dịch hiện hành ( Bản dịch hiện hành dịch: “là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời” ). Bản hợp tuyển dịch: “Là chốn đô thành bậc nhất của kinh sư muôn đời”. Bình Ngô đại cáo có nhiều biến động sai lệch hơn Hịch tướng sĩ văn…”(36,tr134)

Như vậy, từ lý luận đến khảo sát văn bản, chúng ta đều thấy bài Nam quốc sơn hà trong Đại Việt sử ký toàn thư là văn bản đáng tin cậy nhất. Nguyên văn của bài đó như sau:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Sông núi nước Nam, Nam đế ở Rõ ràng phân định tại sách trời

Cớ sao nghịch tắc sang xâm phạm?


Cứ thử làm xem chuốc bại nhơ

(1, tr 279)


Bên cạnh bài Nam quốc sơn hà, các nhà sử học đã chép lại bài: Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học chức năng hành chính cực kỳ quan trọng, không chỉ đối với lịch sử dân tộc mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Văn bản Bình Ngô đại cáo được lưu giữ bằng hai con đường. Một là những văn bản chép tay, hai là những văn bản khắc in. Những văn bản chép tay tất yếu sẽ bị sai lệch, ít đảm bảo độ chính xác. Còn những văn bản khắc in độ chính xác tin cậy cao hơn.

Hiện nay chúng ta còn ba văn bản khắc in là: Trùng san Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư và Hoàng Việt văn tuyển.

Văn bản Bình Ngô đại cáo tồn tại dưới hai dạng: Dạng đầy đủ và dạng không đầy đủ.

Dạng đầy đủ chỉ có trong hai tác phẩm : Đại Việt sử ký toàn thư Hoàng Việt văn tuyển. Hoàng Việt văn tuyển là tác phẩm do Bùi Huy Bích (1744-1818) biên soạn, Hi Văn Đường khắc in năm Minh Mệnh thứ sáu (1825), tuy nhiên Hoàng Việt văn tuyển cũng ra đời sau Đại Việt sử ký toàn thư. Hơn nữa nó là công trình mang tính chất trước thuật của một cá nhân, khác với Đại Việt sử ký toàn thư là công trình mang tầm cỡ quốc gia.

Đại Việt sử ký toàn thư được khắc in năm Chính Hoà thứ 18 (1697), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua và do các sử quan biên soạn. Bài Bình Ngô đại cáo nằm trong phần Bản kỷ thực lục mà bản này vốn được Lê Hồng Đức giao cho Ngô Sĩ Liên biên soạn. Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành công trình này vào năm 1478. Như vậy Bản kỷ thực lục ra đời trước Hoàng Việt văn tuyển trên dưới 300 năm. Những con số trên cho phép khẳng định văn bản Bình Ngô đại cáo trong Đại Việt sử ký toàn thư có độ chính xác cao hơn trong Hoàng Việt văn tuyển. Do vậy để đưa tác phẩm này vào giảng dạy trong nhà trường không gì bằng lấy văn bản trong Đại Việt sử ký toàn thư phần Bản kỷ thực lục do Ngô Sĩ Liên biên soạn . Theo ý kiến

của một số giáo sư đầu ngành nghiên cứu về văn học trung đại thì giữa các văn bản chép tay, giữa các văn bản trong sách giáo khoa các cấp giảng dạy trong nhà trường và văn bản Bình Ngô đại cáo trong Đại Việt sử ký toàn thư tồn tại nhiều vênh lệch. Nguyễn Đăng Na trong bài Bình Ngô Đại cáo “Một số vấn đề văn bản, dịch giả …” đã cho rằng câu văn “Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng” không có trong Đại Việt sử ký toàn thư nhưng lại có trong các văn bản trên. Tác giả đưa ra những lập luận xác đáng để chứng minh rằng việc xuất cụm từ trên trong các văn bản hiện hành là không hợp lý

“Thứ nhất : Văn bản Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi viết dưới danh nghĩa Lê Lợi, bởi vậy ngôn ngữ xưng hô trong bài phải là ngôn ngữ của Lê Lợi” “còn câu văn trên chỉ là lời của người truyền chỉ, không phải là lời trong văn bản chiếu chỉ

“Thứ hai: Giả sử văn bản có viết câu “ đại thiên hành hoá, hoàng thượng truyền rằng ..” thì đó là lời kể của người viết sử hoặc là lời thuật của người kể chuyện chứ không thuộc ngôn từ văn bản Bình Ngô đại cáo”(23,tr142). Còn Bùi Duy Tân trong bài viết Bình Ngô đại cáo “văn bản- bản dịch- nhan đề” cũng cho rằng “bản gốc Bình Ngô đại cáo trong Đại Việt sử ký toàn thư không có chữ “cố ưu” trong câu “ cố ưu đãi hiền chi xa” như nhiều văn bản hiện hành. Hai chữ ấy không biết đã được thêm từ bao giờ. Và vì thêm hai chữ ấy nên phải kéo hai chữ “đặc dĩ”vốn ở vị trí chuyển tiếp ở trên xuống đầu câu dưới để đối ngẫu với “ đặc dĩ cứu dân chi chí mỗi uất uất nhi dục đông” hoặc bản gốc Bình Ngô đại cáo trong Đại Việt sử ký toàn thư ở đoạn áp chót có hai chữ “tàn tốt” trong câu “ bỉ khí bạo tàn tốt khất lân chi vỹ” thì các văn bản hiện hành lại đổi thành hai chữ “ngã hổ” không biết tự bao giờ” (36,T135). Ngoài ra, tồn tại rất nhiều sai sót khác đã được các nhà nghiên cứu trình bày trong hợp tuyển.

Hơn nữa Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi chép lại rất nhiều văn bản khác như Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Ngôn hoài của Phạm Ngũ Lão, Hịch tướng sỹ văn của Trần Quốc Tuấn… so với

rất nhiều văn bản chép tay và khắc in khác như: Viện điện u linh tập, Lĩnh Nam trích quái, Hoàng Việt văn tuyển thì Đại Việt sử ký toàn thư vẫn là văn bản khắc in cổ xưa nhất, đáng tin cậy nhất. Tác phẩm là văn bản gốc cung cấp cho người nghiên cứu những văn bản có độ chính xác cao, phục vụ cho nghiên cứu văn học.


1.2 Đại Việt sử ký toàn thư là nguồn sử liệu quan trọng tạo cơ sở xác định thời gian ra đời của một số sáng tác thơ văn.

Tác phẩm văn học vừa là đứa con tinh thần của nhà văn vừa là sản phẩm của một truyền thống văn hoá và cũng là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử kinh tế – xã hội cụ thể. Cho nên muốn hiểu thấu đáo, cặn kẽ về nội dung của một tác phẩm văn học, trước hết ta phải đặt tác phẩm đó vào thời gian ra đời, vào thời đại đã sản sinh ra nó.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, các sử gia đã chép lại một số tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học này được coi là văn bản gốc hay văn bản chính để nghiên cứu văn học. Hầu hết các văn bản này đều chứa đựng giá trị nội dung nghệ thuật đặc sắc được đưa vào giảng dạy trong nhà trường hoặc tuyển tập. Gắn liền với những văn bản gốc đó là hoàn cảnh ra đời. Hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm là vấn đề rất quan trọng bất cứ một nhà nghiên cứu nào không được phép bỏ qua. Xưa Đức Phật Thích Ca chủ trương “bắt lập văn tự” bởi sợ sau này đệ tử của mình câu chấp vào câu chữ, khiến cho học thuyết do mình khai sáng ra bị sai lạc. Do vậy muốn hiểu được văn bản ta phải đặt nó vào toạ độ không gian và thời gian ra đời. Muốn hiểu được nội dung của bài Nam quốc sơn hà, đặc biệt là hiểu được ý nghĩa của chữ “Quốc”, ta phải đặt bài thơ vào thời điểm ra đời.

Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: Vào tháng 3 năm Bính Thìn 1076, nhà Tống sai Quách Quỳ và Triệu Tiết phối hợp với quân Chiêm Thành và Chân Lập vào xâm lược nước ta. Nhà vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan địch. Quân Tống bị chết đến hơn ngàn người (1,tr 279). Cũng

trong sách ấy, tác giả viết tiếp “ người đời truyền rằng Lý Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sỹ chợt nghe Trương tướng quân ngâm bài thơ này trong đền. Như vậy thời điểm ra đời của bài thơ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với người Việt lúc bấy giờ “ bởi thời điểm ấy người Tống mới chỉ coi vua nước ta là quận Vương, gọi quốc gia Đại Việt là An Nam Quận. Như vậy bấy giờ nước ta chỉ là quận huyện của Trung Hoa. Danh hiệu An Nam Quận và An Nam Vương tồn tại từ năm 1010 đến năm 1174 kéo dài 164 năm. Năm 1174 Tống Hiến Tông mới công nhận nước ta là “Quốc” và phong cho Lý Thiên Tộ làm An Nam Quốc Vương. Như vậy có đặt chữ “Quốc” vào thời điểm 1075-1076 trước khi Trung Hoa thừa nhận Việt Nam là một “ Quốc” mới thấy hết giá trị của câu văn. Chữ “ Quốc” đó từ thế kỷ XV sau chiến thắng quân Minh trở đi nó không còn quan trọng như chữ “Quốc”trong bài Nam quốc sơn hà.

Hoặc như bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng vậy. Đặt tác phẩm này vào thời điểm ra đời, đó là “ sau khi dẹp yên giặc Ngô” vua sai văn thần Nguyễn Trãi soạn và tuyên bố cho khắp thiên hạ biết thì ta mới thấy được tầm cỡ của bài cáo. Hơn nữa những trang Đại Việt sử ký toàn thư kỷ nhà Lê cung cấp cho người đọc một nguồn sử liệu phong phú và chính xác để hiểu thấu nhiều vấn đề của nội dung bài cáo. Từ chân dung người anh hùng Lê Lợi chịu nhiều gian khổ “nếm mật nằm gai” để đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân Minh, đến những phương châm đánh giặc “Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”, chính sách bóc lột tàn bạo của giặc phương Bắc, bối cảnh, không khí của cuộc chiến, những chiến thắng liên tiếp mà quân và dân ta đã đạt được ...Văn thần Nguyễn Trãi dựa vào sự thật lịch sử rồi kết hợp với tài năng văn chương của mình để tạo lên một áng “thiên cổ hùng văn”

Tụng giá hoàn kinh sư là bài thơ hay của Trần Quang Khải. Tác phẩm được đưa vào nhiều tổng tập và đã từ lâu được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Đại

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024