cả hy vọng, lại càng kinh hoàng sợ hãi, gặp lúc trời báo tai biến, mưa to gió lớn, núi rừng gầm thét, người ngựa nhìn nhau không nhích được chút nào. Giặc chỉ còn đợi đến đêm vắng bắn súng làm tín hiệu báo cho hai thành Đông Quan và Chí Linh để họ nghe thấy tếng súng thì ra cứu viện.” (2,Tr 276,277). Như vậy chúng ta có thể thấy ở đoạn trích dẫn trên tác giả đã dùng nhiều từ ngữ giàu tính tạo hình, giàu sắc thái biểu cảm, mang đậm màu sắc chủ quan (kinh hoàng sợ hãi, mưa to gió lớn, núi rừng gầm thét gặp lúc trời báo tai biến) để phác hoạ bối cảnh cuộc chiến. Cách hành văn như vậy chúng ta không thể thấy ở một bộ sử hiện đại mà chỉ có trong Đại Việt sử ký toàn thư. Việc mượn văn để chép sử các nhà sử học đã vô tình tạo ra những bối cảnh không gian có màu sắc nghệ thuật cho bộ quốc sử cổ nhất nước ta.
1. 2. Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thư
Thời gian là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó chi phối trực tiếp đến kết cấu của tác phẩm. Bản chất của thời gian “là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian, cái trần thuật bao giờ cũng là cái diễn ra trong thời gian”(15, T101). Khác với thời gian vật lý được đo bằng đồng hồ, bằng lịch ngày tháng theo một trật tự niên biểu thì thời gian trong tác phẩm văn học có thể đảo ngược quay về quá khứ xa lắc xa lơ hoặc có thể vươn tới một tương lai xa xôi. Nhà văn có thể dồn nén một thời gian dài chỉ trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát ra thành vô tận. Trong tác phẩm thời gian có thể được biểu hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau; gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…
Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ quốc sử lớn của nước ta thời trung đại. Tác phẩm đã ghi chép lịch sử dân tộc ta từ họ Hồng Bàng cho đến năm 1675. Ngay từ tiêu đề của bộ sách(Đại Việt sử ký toàn thư) chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra chức năng chính là để chép sử nên thời gian chủ yếu trong tác phẩm là thời gian
biên niên theo trật tự ngày tháng. Cách ghi chép này giống như Kinh Xuân Thu của Khổng Tử. Tức là sự việc nào xẩy ra trước thì chép trước sự việc nào xẩy ra sau thì chép sau. Trong mỗi năm lại phân theo mùa (xuân, hạ, thu, đông) tháng rồi đến ngày( Những sự kiện tai biến của trời đất, ngày sinh, ngày mất của các vị hoàng đế
, thái tử ghi rõ đến từng ngày ) riêng năm trước hết phải ghi can chi rồi mới ghi niên hiệu của các vị hoàng đế của năm đó. Ví dụ như: “Bính Tuất , kiến trung năm thứ 2 (1226) (Tống Bảo Khánh năm thứ hai ). Mùa xuân tháng giêng, sách phong Chiêu Hoàng làm hoàng hậu đổi gọi là Chiêu Thánh”. Nhìn chung các sự kiện lớn thì ghi rõ đến từng ngày, tháng nào có nhiều sự kiện thì ghi lần lượt từng sự kiện: Năm Đinh Mùi (1427)( Minh Tuyên Đức năm thứ hai). Mùa xuân xẩy ra các sự kiện lớn sâu đây ;
- Vua Lê Lợi tiến quân sang bờ Bắc sông Lô…
- Sơn Thọ nhà Minh sai người sang thông tin tức …
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 2
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Là Bộ Sử Điển Hình Cho Tính Nguyên Hợp Văn- Sử Bất Phân
- Tìm Hiểu Các Yếu Tố Của Thi Pháp Trong Bộ Sử:
- Miêu Tả Ngoại Hình Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
- Đặt Nhân Vật Vào Những Tình Huống Truyện Giàu Kịch Tính
- Ngôn Ngữ Của Những Bề Tôi Giàu Tinh Thần Yêu Nước.
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
- Ban chức hoả thư cho các quân các lộ …
- Sửa lại đền Hưng Đạo Vương …
- Hạ lệnh cho lộ An Bang nộp cọc gỗ và tên tre …
Tất cả gồm có 28 sự kiện (2,tr 263). Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thư được đánh dấu bằng các sự kiện quốc sử, các việc vua làm, các sự kiện triều chính. Nhưng Đại Việt sử ký toàn thư không chỉ ảnh hưởng của lối viết biên niên sử của Kinh Xuân Thu mà còn ảnh huởng của lối viết kỷ truyện trong sử ký của Tư Mã Thiên. Hơn nữa do phương pháp dùng văn để chép sử nên thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thư ở những đoạn chép về các nhân vật lịch sử thì thời gian đã bị đảo lộn mang đậm sắc thái thời gian trong tác phẩm văn học và gắn liền với cuộc đời của cá nhân. Điển hình như khi chép về Hưng Đạo Đại Vương –Trần Quốc Tuấn. Đoạn trích bắt đầu bằng sự kiện; tháng 6 ngày 24 sao sa, Hưng Đạo Đại Vương ốm vua đến thăm hỏi về kế sách giữ nước…tiếp theo nhà viết sử không kể liền mạch
như thông thường mà ngược dòng thời gian hồi khứ về thời điểm lịch sử khi Trần Quốc Tuấn mới được sinh ra có một thầy tướng số phán rằng “ người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời. Sự kiện tiếp theo là lời trăng trối của An Sinh Vương(cha của Trần Quốc Tuấn) trước khi mất “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”(2,tr79) ( cha của Trần Quốc Tuấn vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng tức vua trần Thái Tông lúc bấy giờ ) Trần Quốc Tuấn nghe vậy nhưng ông chưa cho là phải. Ông đem lời trăng trối này để thử gia nô và các con …Toàn bộ những sự việc này được kể trong thời gian hồi cố. Tiếp theo nhà sử học mới trở về với dòng sự kiện đang xẩy ra với một quá khứ gần hơn quá khứ trước đó đã được kể. “ Mùa thu tháng 8 ngày 20 Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp được công nhận “Vũ Hưng Đạo Đại Vuơng”(2,tr80). Sau đó nhà sử học lại trở về quá khứ xa hơn để ôn lại công đức của Trần Quốc Tuấn cho đến khi mất. Như vậy cách kể trong tác phẩm có sự đảo lộn trật tự thời gian trước sau mang đậm màu sắc thời gian trong tác phẩm văn học. Cách kể này đã làm cho nhân vật lịch sử hiện lên đa chiều kích và có chiều sâu cuộc đời về các mặt như; nguồn gốc xuất thân, công đức, sự linh hiển sau khi mất... Như vậy căn cứ vào thời gian được kể, nhà viết sử đã khắc hoạ tính cách như một quá trình chứ không phải ở thời điểm mà họ “sắm vai lịch sử”. Thời gian ở đây không những bị đảo lộn mà còn là thời gian của cả một đời người: sinh ra cống hiến cho đất nước rồi mất đi. Cách kể đảo trật tự thời gian không chỉ thể hiện ở nhân vật Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn mà với nhân vật Phụng Hiểu đời Lý cũng vậy. Sau khi miêu tả những hành động xả thân lao vào chốn loạn quân để bảo vệ ngai vàng cho vua thể hiện là một trung thần bất khuất sẵn sàng hi sinh bản thân mình để thực hiện bổn phận “trung quân”thì các nhà sử học lại quay trở về quá khứ để làm rõ nguồn gốc xuất thân của nhân vật. Phụng Hiểu vốn là người làng Băng Sơn, ở Ái Châu, ngay từ nhỏ Phụng Hiểu đã có sức người hùng dũng và hành động phi phàm. Một hôm hai thôn Cổ Bi và Đàm Xá tranh nhau địa giới toan đánh nhau Phụng Hiểu bảo người thôn cổ bi rằng: “Một mình tôi có thể đánh được
bọn họ” . Các phu lão mừng lắm, làm cơm rượu để thiết đãi. Phụng Hiểu ăn một bữa mấy đấu gạo, uống cũng quá mức rồi đến khiêu chiến với Đàm Xá. Phụng Hiểu cứ đứng thẳng người nhổ cây mà đánh tới tấp làm nhiều người bị thương. Thôn Đàm Xá sợ phải trả ruộng cho thôn Cổ Bi. Những hành động của Phụng Hiểu đã thể hiện rõ tầm vóc của một con người phi phàm. Sau khi kể về quá khứ xa nhất này các nhà sử học lại trở về với quá khứ gần hơn. Thái Tổ nghe danh của Phụng Hiểu đã lâu muốn ban ân thưởng cho chàng (vì đã có công trong việc dẹp giặc) nhưng Phụng Hiểu nói rằng: “Thần không muốn thưởng tước, xin cho đứng trên núi Băng Sơn ném đao lớn đi xa đao rơi xuống chỗ nào trong đất công thì xin ban làm sản nghiệp. Vua nghe theo Phụng Hiểu leo lên núi, ném đao xa đến hơn mười dặm đao rơi xuống thôn Đa Mi. Vua bèn lấy số ruộng ở đó ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném đao ấy”(1,tr 249 ). Cách kể có tính đảo trật tự thời gian đã làm cho câu truyện trở lên hay, hấp dẫn và dễ theo dõi . Hơn nữa nó mang lại giá trị văn học cho tác phẩm. Chính cách kể này khiến cho càng đọc tác phẩm ta càng thấy nó có sức lôi cuốn
2.Nghệ thuật tự sự của Đại Việt sử ký toàn thư
2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật:
2.1.1. Miêu tả ngoại hình trong văn chương trung đại
Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng thuộc về một thời đại nhất định và chịu chi phối bởi hệ tư tưởng của thời đại ấy. Văn học trung đại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật nói trên. Văn học trung đại là một khái niệm có tính chất quy ước chỉ một giai đoạn văn học từ thế kỷ thứ X cho đến hết thế kỷ XIX. Đây là một giai đoạn văn học chịu ảnh hưởng chủ yếu của quỹ đạo vùng hay sự chi phối của “ tam giáo đồng nguyên”. Nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu, còn bắt đầu từ thế kỷ thứ XV trở đi Nho giáo giữ vai trò độc tôn chi phối đến mọi vấn đề của cuộc sống con người đặc biệt là đời sống văn học. Nho giáo ảnh hưởng trực tiếp đến văn học qua thế giới quan của người cầm bút, kể cả quan niệm cái hay cái đẹp của văn chương
cũng bị Nho giáo chi phối. Do ảnh hưởng của văn chương Nho giáo, do thế giới quan của con người trung đại nên văn chương trung đại thường có tính ước lệ tựơng trưng.
Nho giáo nhìn nhận con nguời là con người “chức năng” trong xã hội luân thường “mẹ hiền”, “dâu thảo”, “cha nghiêm” “con có hiếu” bề tôi thì phải trung với vua, người bề trên có trách nhiệm chăn dắt kẻ dưới…các nhà nho sáng tác văn chương không phải để phản ánh thế giới khách quan mà để nói đến cái “chí” cái “tâm” của mình và để truyền Đạo. Con nguời theo quan niệm của Nho giáo là con người đã được phân biệt đẳng cấp nên mỗi một kiểu người trong xã hội sẽ có một công thức miêu tả riêng do vậy dẫn đến tính ước lệ tượng trưng.
Hơn nữa trong cảm thức của người phương Đông thì họ chưa nhìn nhận tự nhiên như một khách thể còn con người là chủ thể. Con người trong xã hội xưa sống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên họ coi mình là một bộ phận trong thế giới tự nhiên và quan trọng hơn họ thấy trong thiên nhiên những phẩm chất tốt đẹp của con người. Họ nhìn thấy phẩm chất kiên cường, bất chấp mọi gian lao ở cây tùng, cây bách nên cây tùng, cây bách thường tượng trưng cho người quân tử. Thực tế tùng bách là những loài cây rắn rỏi chịu đựng được sương gió hay bão tố cũng giống như anh hùng nào cũng “ sức cử đỉnh bạt sơn, tài kiêm văn võ”. Họ thấy phẩm chất trong sáng ở cây mai nên cây mai tượng trưng cho người quân tử . Rồng phượng là những con vật cao quý tượng trưng cho vua chúa. Đây là cách nhìn nhận thế giới khách quan của những nhà nho, chính cách nhìn nhận này dẫn đến tính ước lệ tượng trưng trong miêu tả ngoại hình và cả tính cách của nhân vật.
Bên cạnh đó ta có thể thấy bất cứ một nền văn học nào cũng bị ảnh hưởng của nền văn học bản địa. Văn học trung đại ảnh hưởng sâu sắc tính ước lệ và công thức trong văn học dân gian. Những nhân vật nữ chính diện trong văn học dân gian thường xinh đẹp dịu dàng chịu thương chịu khó, giàu tình yêu thương(Tấm, Mị Nương, Mị Châu, Cô Út). Những nhân vật phản diện thừơng độc ác xấu xa thậm
chí cả người lẫn nết(Cám, hai cô chị của cô Út trong truyện Sọ Dừa). Những nhân vật người em thường tội nghiệp đáng thương nhưng tính tình hiền lành tốt bụng
…Như vậy văn học trung đại có tính ước lệ tượng trưng do sự chi phối của quan niệm của Nho giáo về con người, do cảm quan về thế giới của con người phương Đông, do ảnh hưởng của văn học dân gian…
Tính ước lệ tượng trưng của văn học trung đại đã mang lại tính công thức chung trong khi miêu tả. Mĩ nhân nào cũng “mày ngài mắt phượng”, “mặt hoa da phấn”, văn nhân nào cũng “nhả ngọc phun châu”…cách miêu tả này làm cho nhân vật mất đi những nét riêng chỉ còn lại cái chung .
Bút pháp ước lệ trong văn học trung đại được thể hiện rõ nhất ở Truyện Kiều – một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Trong khi khắc hoạ ngoại hình nhân vật tư duy phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện ở Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng. “Về ngoại hình nhân vật nữ chính diện thì tất phải đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chim xa cá lặn, còn nếu là phái nam thì hào hoa phong nhã hoặc kỳ vĩ phi thường”. “Khi miêu tả các nhân vật chính diện Nguyễn Du thường khai thác các yếu tố thiên nhiên thì khi miêu tả những nhân vật phản diện, ông lại cố gắng đặt chúng vào địa hạt cuộc sống hằng ngày, cố gắng miêu tả chúng sao như thực. Đáng ngạc nhiên biết bao là các nhân vật phản diện, bao nhiêu yếu tố thiên nhiên bay đi đâu mất cả với nhân vật phản diện tác giả cố gắng gọi sự vật bằng đúng cái tên của nó”(41 ,T109,110)
Thuý Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa cũng phải ghen liễu cũng phải hờn. Qua cách miêu tả này Nguyễn Du đã dự báo cho nàng một tương lai đầy chuân chuyên trắc trở sóng gió :
Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa nghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai (6,tr51)
Thuý Vân mang vẻ đẹp đoan trang phúc hậu; khuân mặt tròn trịa như trăng rằm, miệng cười như hoa, da trắng như tuyết…rõ ràng những yếu tố thiên nhiên được huy động triệt để khắc hoạ vẻ đẹp của nàng:
Vân xem trang trọng khác vời Khuân trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
(6,tr51)
Như vậy cả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều là vẻ đẹp tinh khôi của của trời đất. Vẻ đẹp này bắt nguồn từ quan niệm “thiên nhân hợp nhất” con người là do trời đất sinh ra, là một tiểu vũ trụ trong cái đại vũ trụ thiên nhiên. Vẻ đẹp của con người là vẻ đẹp của thiên nhiên
Những nhân vật anh hùng thì thường oai phong lẫm liệt, thường to lớn phi thường. Từ Hải thì “Râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao gồm tài”. Ngoại hình của Từ Hải được khắc hoạ hoàn toàn bằng các yếu tố thiên nhiên ngay cả hoạt động của Từ Hải cũng diễn ra trong không gian toàn cảnh vũ trụ rộng lớn. Những hành động của chàng được ví von “sấm ran” như “mưa sa”: Sức mạnh của Từ Hải là sức mạnh của các thế lực thiên nhiên:
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng giong
Thùa cơ trúc chẻ, ngói tan
Binh uy từ đấy sấm vang trong ngoài.
Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn võ, sạch dôi sơn hà.
Đòi cơn gió quét mưa sa.
Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam. (6,tr265)
Những nhân vật văn nhân thường hào hoa, phong nhã; khi Kim Trọng xuất hiện thì hàng loạt các yếu tố thiên nhiên được huy động rộng rãi để hình dung quần áo, vật dụng, tư trang, cả cử chỉ, hành vi, cả môi trường hoạt động của nhân vật cũng vậy thật là nức mùi thiên nhiên;
Đuề huề lưng túi gió trăng.
Sau lưng theo một vài thằng con con Tuyết in ngựa sắc câu dòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời. (6,tr62)
Nếu như khi khắc hoạ ngoại hình nhân vật chính diện Nguyễn Du thường lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực, thì khi miêu tả ngoại hình của nhân vật phản diện, ông lại miêu tả chúng rất thực, với hành vi, cử chỉ cụ thể và đặt chúng vào đại hạt của cuộc sống đời thường, những yếu tố thiên nhiên cao quí, trong sạch bay đi đâu hết cả:
Mã Giám Sinh hiện lên rất cụ thể về ngoại hình và tuổi tác.
Qúa niên trạc ngoại tứ tuần