Tính huống truyện có kịch tính: ở đó nhân vật sẽ gặp phải những điều bất ngờ, sự việc diễn ra ngoài dự đoán. Tình huống truyện cũng có thể là sự gặp gỡ của những tính cách để tạo lên một sâu chuỗi các sự việc và để lại một ý nghĩa .
Xây đựng chân dung nhân vật Trần Thủ Độ, các sử gia đã tạo ra những tình huống truyện giàu kịch tính. Mở đầu mỗi tình huống sự việc diễn ra căng thẳng, sau khi sự việc được giải quyết để lại cho người đọc một sự bất ngờ và cuối cùng câu chuyện đi vào hồi kết. Kết thúc mỗi tình huống người đọc sẽ nhận ra vẻ đẹp về nhân cách của nhân vật.
Ở tình huống thứ nhất có người hặc tội về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ. Vua xa giá cùng với người hặc tội đến tận nhà Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ không hề biện bạch cho bản thân hay tỏ lòng thù oán hoặc tìm cách trừng trị người hặc tội mình, hơn nữa ông còn công nhận lời nói đó là phải và thưởng cho người dám dũng cảm vạch lỗi của mình.
Tình huống hai: Khi nghe Linh Từ Quốc Mẫu( phu nhân của Trần Thủ Độ) khóc và mách về tên quân hiệu ngăn không cho đi qua thềm cấm. Trần Thủ Độ sai đi bắt, người quân hiệu kia nghĩ mình phải chết là chắc nhưng khi Trần Thủ Độ vặn hỏi anh ta đem sự thật ra trả lời. Anh ta không những không bị trừng phạt mà còn được khen thưởng vì giữ đúng pháp luật. Như vậy thái độ phân biệt đúng sai của Trần Thủ Độ rất rạch ròi.
Tình huống thứ ba: Có người nhờ Linh Từ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã dạy cho tên này một bài học muốn làm chức ấy thì phải chặt một ngón chân đi để phân biệt với những người khác cho xứng đáng với chức vụ mà người đó được cử. Người đó nghe thấy điều kiện như vậy van lấy van để xin thôi .
Tình huống bốn: Vua muốn phong chức tước cho An Quốc, anh của Trần Thủ Độ nhưng ông đã thẳng thắn trình bày quan điểm chỉ nên lựa chọn người giỏi nhất
có thể là mình, có thể là anh mình, không nên hậu đãi cả hai anh em, làm như vậy sẽ dẫn đến rối loạn triều chính.
Cách giải quyết các tình huống của tác giả làm cho người đọc hoàn toàn bất ngờ. Bởi theo thói đời thì người ta thường hân hoan khi anh em hay người thân của mình được cất nhắc, trọng dụng để dễ kéo bè, kéo cánh khinh loát triều chính. Nhưng ở đây Trần Thủ Độ lại đặt điều kiện lựa cho vua là: có thể là chọn mình hoặc chọn anh trai mình, không thể trọng dụng cả hai người cùng một lúc. Qua bốn tình huống trên ta thấy Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, phân miêng. Ông luôn đặt việc công lên trên những lợi ích riêng tư, không vì lợi ích riêng tư mà làm ảnh hưởng đến việc công bao giờ
Đặt nhân vật vào những tình huống truyện để bộc lộ tính cách đây là hình thức mượn kỹ thuật viết văn để chép sử . Chính cách chép sử như vậy làm cho Đại Việt sử ký toàn thư trở lên lôi cuốn, hấp dẫn và quan trọng hơn là đã để lại giá trị văn học cho tác phẩm .
2.4.Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ Thuật Tự Sự Của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
- Miêu Tả Ngoại Hình Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
- Đặt Nhân Vật Vào Những Tình Huống Truyện Giàu Kịch Tính
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Là Nguồn Tư Liệu Quý Cho Nghiên Cứu Văn Học
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Là Cơ Sở Khách Quan Để Bình Luận Khái Niệm “ Đế” Trong Một Số Sáng Tác Văn Học Từ Thế Kỷ X Cho Đến Hết Thế Kỷ Xv
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Cung Cấp Tư Liệu Lịch Sử Cho Việc Hiểu Khái Niệm “Đế” Trong Một Số Sáng Tác Văn Học
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
2.4.1 Ngôn ngữ của những bậc hiền tài
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là phương tiện diễn đạt của mọi ngành khoa học. Mỗi một ngành khoa học có một chất liệu riêng, nếu hội hoạ chất liệu là màu sắc, đường nét, âm nhạc là âm thanh, kiến trúc là đường nét, hình khối, còn đối với văn học chất liệu là ngôn từ. Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn học. Ngôn từ trong tác phẩm văn học hàm xúc, giàu tính hình tượng và có tính truyền cảm cao. Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng chân dung nhân vật văn học, qua đó để phản ánh cuộc sống. Ngôn từ là chất liệu của văn học nhưng đồng thời ngôn từ cũng là đối tượng của văn học. Khi phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học, người ta không chỉ chú ý đến ngoại hình, hành động mà còn chú ý cả lời nói, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.
Chỉ có tác phẩm văn học người ta mới quan tâm đến ngôn ngữ, đến phát ngôn của nhân vật. Nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư các sử gia rất khéo léo trong việc lồng những đoạn đối thoại vào để lột tả tính cách nhân vật. Nho giáo vốn rất coi trọng việc học hành nên nhân vật là những người hiền tài được các nhà sử gia hết lòng ca ngợi. Điển hình là Mạc Đĩnh Chi có tài đối đáp rất thông minh, nhanh nhẹn. Vua sai Mạc Đĩnh Chi sang nhà Nguyên, “một hôm viên tể tướng mời ông vào phủ cho cùng ngồi, lúc ấy đương hồi tháng 5, tháng 6. Trong phủ có bức trướng mỏng thêu hình con chim sẻ vàng đậu cành trúc, Đĩnh Chi vờ ngỡ như chim sẻ thực, vội chạy đến bắt. Người Nguyên đến cười ồ, cho là người phương xa bỉ lậu. Đĩnh Chi kéo bức trướng xuống xé đi, mọi người lấy làm lạ hỏi tại sao, Đĩnh Chi trả lời: Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ chứ chưa thấy vẽ đậu cành trúc bao giờ. Nay trong bức trướng của tể tướng lại thêu cành trúc với chim sẻ. Trúc là quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân, tể tướng thêu như vậy là để tiểu nhân trên quân tử sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy, tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân”(2,tr93) nói đến đây mọi người đều phục ông.
Theo quan niệm của người xưa, bậc hiền tài không chỉ có sự ra đời kỳ lạ, có tướng mạo khác thường, mà còn có tài đối đáp. Đối đáp giỏi là kết quả của học vấn uyên thâm “ thông thiên văn, tường địa lý”. Cách đối đáp thông minh của Mạc Đĩnh Chi là sự thể hiện việc xử trí thông minh khôn khéo, nắm lấy điểm yếu của người khác kéo phần thắng về mình. Trong hoàn cảnh giao tiếp với nhà Nguyên cách ứng xử trên đã góp phần giữ thể diện cho quốc gia. Ngoài việc quan tâm đến ngôn ngữ của những bậc hiền tài các sử gia còn chú trọng đến ngôn ngữ của những bề tôi trung thành giàu tinh thần yêu nước
2.4. 2 Ngôn ngữ của những bề tôi giàu tinh thần yêu nước.
Văn học cổ không chú ý nhiều đến miêu tả thế giới nội tâm con người, các nhà văn chủ yếu khắc hoạ tính cách qua hành động và đối thoại. Những đoạn đối thoại của nhân vật trong Đại Việt Sử Ký toàn thư tuy không dài nhưng lột tả được tính
cách của nhân vật. Khi miêu tả các đoạn đối thoại đó các sử gia đặc biệt quan tâm đến sự ứng đối của người dân Đại Việt đối với giặc phương Bắc. Đây là lúc đối mặt với kẻ thù, đây cũng là lúc thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ . Tiêu biểu là cuộc đối thoại giữa Trần Khắc Chung - Ô Mã Nhi, giữa Trần Bình Trọng - giặc, giữa Lê Giốc – giặc.
“ Mùa xuân tháng giêng, ngày mồng 6 tướng Ô Mã Nhi đánh vào các xứ Vạn Kiếp và núi Phả Lại, quan quân vỡ chạy. Ngày 12 giặc đánh vào Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn bắt được quân của ta, thấy người nào cũng thích hai chữ “ Sát thát” bằng mực vào cánh tay, chúng tức lắm giết hại nhiều người, rồi đến Đông Bộ Đầu chúng dựng một lá cờ lớn. Vua muốn sai người dò xét tình hình giặc mà chưa tìm được ai. Chi hậu thủ Đỗ Khắc Chung tiến lên tâu rằng: “Thần hèn mọn bất tài nhưng xin được đi”. Vua mừng nói rằng: “ Ngờ đâu trong đám ngựa kéo xe muối, lại có ngựa kỳ ngựa ký như thế”. Ô Mã Nhi hỏi Chung: “Quốc vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ “sát thát”, khinh nhờn thiên binh, lỗi ấy to lắm. Khắc Chung đáp:
“ Chó mà cắn người lạ không phải tại chủ nó, vì lòng trung phẫn mà họ thích chữ thôi. Quốc Vương tôi không biết việc đó, tôi là cận thần tại sao lại không có? Nói rồi giơ cánh tay cho xem”.
Ô Mã Nhi nói:
“ Đại quân từ xa tới, nước ngươi sao không quay giáo đến hội kiến, lại còn chống lệnh, càng bọ ngựa cản bánh xe liệu sẽ ra sao”, Khắc Chung nói:
“ Hiền tướng không theo cái phương sách Hàn Tín Bình nước Yên, đóng quân ở đầu biên giới, đưa thư tín trước, nếu không thông hiếu thì mới có lỗi. Nay lại bức nhau, người ta nói thú cùng thì chống lại, chim cùng thì mổ lại huống chi là người.”(2,tr53)
Hoặc như Trần Bình Trọng, chồng sau của công chúa Thuỵ Bảo thuộc dòng dõi Lê Đại Hành. Đánh nhau với giặc trong cuộc chiến chống quân Nguyên do Ô Mã Nhi cầm đầu. Khi bị giặc bắt Vương không chịu ăn, giặc hỏi việc nước Vương không chịu trả lời, giặc hỏi Vương “ Có muốn làm vương đất Bắc không?” Vương thét to: “ Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”(2,tr54) rồi bị giết. Đây là câu nói khẳng khái, dứt khoát, thể hiện rõ tinh thần yêu nước của một kẻ sĩ thà chết chứ không nhận ân sủng của giặc.
Đến thời kỳ nhà Trần, mùa hạ tháng 5 ngày 5 người Chiêm đưa Ngư Câu Vương Húc đã đầu hàng đến cướp phủ Nghệ An…tháng 6 giặc đánh vào sông Đại Hoàng, vua sai hành khiển Đỗ Tử Bình đi chống giữ. Quan quân tan vỡ giặc liền đánh vào Kinh Sư, bắt người cướp của rồi rút về. An Phủ sử Lê Giốc bị giặc bắt, giặc buộc Giốc phải lạy, Giốc trả lời chúng: “ Ta là quan của nước lớn, sao phải lạy chúng mày”(2,tr165), giặc nổi giận giết ông.
Qua những đoạn đối thoại trên ta thấy từ Đỗ Khắc Chung đến Trần Bình Trọng hay Lê Giốc đều là những trung thần nghĩa sĩ quả cảm, giàu tinh thần yêu nước . Họ thà chết chứ không thèm đầu hàng hay nhận ân sủng của giặc
Chỉ bằng những đoạn đối thoại ngắn và cô đọng các sử gia ra cũng giúp cho người đọc nhận ra tính cách nhân vật . Tuy nhiên ngôn ngữ vẫn chưa có tính cá thể mà mang tính cách chung cho những con người giàu tinh thần yêu nước.
2.4.3. Ngôn ngữ của những đấng minh quân
Thái tổ Cao Hoàng Đế tên huý là Lợi, họ Lê. Người Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Vua sinh ra thiên tử tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vỹ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường.
Bấy giờ họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi quân Minh xâm lược nước Nam, chia cắt nước ta thành quận huyện, bắt nhân dân làm tôi tớ, luật pháp phiền hà, khắc nghiệt, thuế má lao dịch nặng nề. Vua ẩn náu chốn núi rừng, dụng tâm nghiền ngẫm thao lược, chiêu tập dân chúng hăng hái, dấy binh khởi nghĩa mong trừ hoạn lớn. Vua từng bảo mọi người:
“ Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý mà chính vì muốn để ngàn năm về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược”.(2,tr240)
Qua những lời nói trên ta thấy Lê Lợi xứng đáng là một bậc minh quân có nhân cách cao thượng, có chí khí lớn của bậc quân vương, mang tinh thần dân tộc quật khởi . Ông sẵn sàng chịu gian khổ, sương gió, chứ không can tâm chịu nô lệ tôi tớ. Mặc cho nhiều lần người Minh trao quan chức để dụ dỗ nhưng Lê Lợi không chiụ khuất phục, Lê Lợi từng nói: “ Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, lưu lại tiếng thơm ngàn năm, sao lại chịu hèn nhát để cho người sai khiến. Thế rồi dẫn đầu hào kiệt, dựng cờ khởi nghĩa diệt giặc Minh”.
Trong cuộc kháng chiến giặc Minh quân ta nhiều lúc rơi vào tình thế nguy nan
. Lê Lợi lo lắng bàn với quân sĩ rằng “Giặc vây ta bốn mặt có muốn chạy cũng không có lối nào. Đây chính là “ tử địa”mà binh pháp đã nói đánh nhanh thì sống , không đánh thì chết”. Vua nói xong chảy nước mắt làm cho quân sĩ ai cũng xúc động. Những vị vua nhân đức thì mỗi lời thốt ra đều tràn đầy tình yêu nước thương dân. Họ luôn trăn trở cho việc sống còn hay sự nguy hại đến mỗi người dân. Vua từng ra lệnh cho các tứơng sĩ rằng “Dân chúng khổ về chính sách bạo ngược của giặc đã lâu rồi. Những châu huyện nào chúng ta đi tới, không được mảy may xâm phạm của dân. Nếu không phải là trâu bò, thóc lúa của bọn nguỵ quan, thì dẫu đói khát đến đâu cũng không được lấy bậy”( 2,tr254). Những lời nói trên là tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước thương dân của Lê Lợi, điều này đã cảm hoá được tất cả các thần dân. Vua dẫn quân đi đến đâu cũng được thần dân ủng hộ, đón tiếp
nồng nhiệt. “ Mùa xuân, tháng giêng vua đem đến hương Đa Lôi, huyện Thổ Du, trấn Nghệ An. Già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân. Mọi người đều nói: “không ngờ ngày nay lại trông thấy uy nghi của nước cũ”(2,tr253)
Tư tưởng nhân nghĩa của Lê Lợi không chỉ thể hiện trong mối quan hệ với thần dân mà đối với quân giặc, tinh thần khoan dung độ lượng hiện lên với vẻ đẹp ngời sáng. Sau khi giặc đầu hàng nhiều tướng sĩ vẫn còn rất căm thù giặc vì đã giết hại thân thích gia đình họ, tướng sĩ liền khuyên vua giết chết bọn chúng đi nhưng vua dụ rằng: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi nguời, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Và lại, người ta đã hàng mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt là để hả căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người ,để dập tắt chiến tranh cho đời sau, sử xanh đã chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao”(2,tr281)
Như vậy qua ngôn ngữ đối thoại trực tiếp và gián tiếp với quân sĩ, qua những lời dụ, Lê Lợi xứng đáng là bậc vua nhân hậu và anh minh bậc nhất trong lịch sử. Ngôn ngữ của ông thể hiện tầm vóc nhân cách đạo đức, trí tuệ cao của một bậc lãnh tụ mang cốt cách phương Đông. Tình yêu nước thương dân vô bờ bến cùng với tấm lòng vị tha cao cả của ông là sự kết tinh bản tính nhân hậu của con người Việt Nam trong lịch sử
Việc chép sử nhưng lại dừng lại khá lâu ở những đoạn đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật chính là mượn bút pháp của nhà văn. Nghệ thuật chép sử như trên làm cho nhân vật lịch sử hiện lên chân thật, sinh động.
TIỂU KẾT
Đại Việt sử ký toàn thư đã khắc hoạ thành công bối cảnh không gian, thời gian làm nền cho sự xuất của nhân vật và diễn biến của sự việc, quan trọng hơn trong bộ sử ký này các nhà sử học đã xây dựng thành công chân dung nhân vật lịch sử bằng bút pháp của văn học.
Việc mượn văn vào để chép sử, các bậc sử thần đã để lại giá trị văn học cho một bộ quốc sử cổ nhất nước ta. Màu sắc văn học được thể hiện ngay ở những đoạn mô tả bối cảnh không gian, thời gian làm nền cho diễn biến của sự việc, khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử qua các chi tiết về ngoại hình, thần thánh hoá nguồn gốc xuất thân, những đoạn miêu tả hành động chân chính hay phi đạo đức của các nhân vật, những tình huống truyện gay cấn, những đoạn đối thoại tuy ngắn nhưng đã lột tả hết được tính cách nhân vật. Bấy nhiêu phương diện đưa ra là giá trị văn học của Đại Việt Sử ký toàn thư.
Tuy nhiên so với Sử ký của Tư Mã Thiên, có lẽ độ phong phú về các loại nhân vật của Đại Việt Sử ký toàn thư sẽ không bằng, sự sắc nét trong xây dựng chân dung nhân vật chưa cập đến. Sở dĩ như vậy bởi Đại Việt sử ký toàn thư là kết quả của hai lối viết: Lối viết biên niên theo Kinh Xuân Thu và lối viết kỷ truyện theo sử ký của Tư Mã Thiên. Sử ký của Tư Mã Thiên được viết theo lối kỷ truyện. Tác phẩm được Lỗ Tấn coi là cuốn “Ly tao không vần” có tất cả 130 thiên với hơn 52 vạn chữ, gồm 5 phần: Bản kỷ, biểu thư, thế gia, liệt truyện. Đặc biệt ở phần liệt truyện gồm: 70 thiên, đây là phần có giá trị văn học nhất.
Đại Việt sử ký toàn thư chủ yếu ghi chép về sự thịnh suy của các triều đại phong kiến, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế mà quan tâm đến nhân cách đạo đức của các nhân vật lịch sử. Nhân vật chủ yếu trong Đại Việt sử ký toàn thư chủ yếu là các đấng minh quân, những tướng sỹ, những bề tôi trung thành….Những nhân nữ, thái hậu, hoàng hậu, cung nữ ít được đề cập đến. Nhìn chung nhân vật trong Đại Việt sử ký toàn thư là nhân vật của chốn cung đình. Còn trong sử ký của Tư Mã