Con Người Cá Nhân Trong Hải Ông Thi Tập Từ Phương Diện Nghệ Thuật

nữa về phép tắc làm quan. Với Đoàn Nguyễn Tuấn, chiếc áo quan tuy bên ngoài rộng nhưng lại khiến người mặc có cảm giác bó chặt, luôn phải co mình lại cho thật vừa vặn bởi không cẩn thận rất dễ mang họa. Lời khuyên ấy do đó cũng là lời khuyên cho chính mình. Nhưng chốn quan trường lắm đua chen cũng là điều dễ hiểu. Với một con người khéo léo như Đoàn Nguyễn Tuấn thì những phép tắc ấy có lẽ cũng chưa thể là nỗi bận tâm, lo suy lớn nhất trong lòng ông.

Vậy đâu là lí do thực sự cho những nỗi niềm, ý thức muốn rút chân ra khỏi chốn quan trường của ông? Câu trả lời có thể nằm ở bài thơ Nghĩ cổ Bạch Lạc Thiên “Tự tiếu hành hà trì” chi tác:

“Thu trung phát Quỳnh giang, Thu mộ để Chu thị.

[…]

"Tự tiếu hành hà trì?” Thử ý cực nan chỉ.

Mạc ngôn đạo lộ trường, Mạc ngôn hương quốc dị, Mạc ngôn cân lực nhuyễn, Mạc ngôn đồng bộc tuỵ, Đãn vị tâm bất tiền,

Xạ hành tiện dục chỉ.” (Giữa thu đi từ sông Quỳnh, Cuối thu mới đến chợ Chu. […]

Tự cười đi sao chậm thế! Ý này nói thật khó.

Chớ bàn chuyện xa xôi,

Chớ bảo lạ làng lạ nước, Chớ bảo gân cốt yếu ớt, Chớ kêu tôi tớ nhọc mệt. Chỉ vì lòng không muốn đi,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Vừa đi đã muốn dừng bước.)

(Nghĩ cổ Bạch Lạc Thiên “Tự tiếu hành hà trì” chi tác – Bắt chước bài thơ “Tự cười sao đi chậm” của ông Bạch Lạc Thiên đời xưa)

Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 5

Như vậy, nỗi niềm bấy lâu chất chứa trong Đoàn Nguyễn Tuấn khiến ông muốn dừng bước nhất chính là tận trong tâm “lòng không muốn đi”. Con đường đi sứ lắm gian nan, vất vả kia chỉ là hình ảnh để ông ngầm nói đến con đường làm quan của mình. Như vậy, “không muốn đi” ở đây chính là không muốn bước chân vào đường làm quan nữa. “Chuyện đi” giờ đây như tấm gương phản chiếu giúp ông soi vào để rồi “tự cười” mình, tự nhìn sâu vào đáy lòng mình để nói những điều thầm kín chất chứa bao lâu:

“Xuất hoạn kinh ngũ niên, Bôn tẩu tổng vô vị.

Phàm sự đương thoái lưu” (Làm quan đã trải trăm năm, Tất tưởi nhưng đều vô vị.

Mọi việc nên rút giữa chừng.)

(Nghĩ cổ Bạch Lạc Thiên “Tự tiếu hành hà trì” chi tác – Bắt chước bài thơ “Tự cười sao đi chậm” của ông Bạch Lạc Thiên đời xưa)

Là một người đã nhìn ra được cái đẹp của triều đại mới, lại được vua tín nghiệm giao trọng trách đi sứ, đó là những điều đáng tự hào đối với một nho sĩ nhưng khi ngẫm lại chặng đường làm quan của mình, Đoàn Nguyễn Tuấn lại cho đó là “tất tưởi nhưng đều vô vị”. Có lẽ lúc còn trẻ, mang suy nghĩ phải nối nghiệp cha, mong ước có thể làm rạng danh dòng dòi cộng thêm ý thức

của một nhà nho bước ra từ “cửa Khổng sân Trình”, phải hết lòng phò vua giúp nước ổn định, giúp dân có cuộc sống ấm no khiến Đoàn Nguyễn Tuấn phải bước chân vào con đường hoạn lộ như một điều cần làm và nên làm. Nhưng khi dấn thân vào rồi thì ông mới nhận ra con đường ấy lồi – lòm thế nào, giống – khác sách vở ra sao. Khi ấy ông mới biết rằng đó không phải là mong ước của mình nên dẫu “tất tưởi nhưng đều vô vị” là vì thế. Có lẽ, với tư cách là “con người công dân”, Đoàn Nguyễn Tuấn vẫn luôn cố gắng phò vua giúp nước, cống hiến cho giang sơn xã tắc nhưng với tư cách “con người cá nhân” thì đó không phải là con đường mà ông muốn dấn thân vào:

“Mãnh tỉnh cố ngô thân, Tu mấn tương bà nhiên. Bạch nhật bất khả hệ, Thế lộ quỉ truân chuyên. Phú quí phi chân cảnh, Túc nguyện hà thì viên.”

(Chợt nghĩ lại vẫn cái thân ta, Mà nay râu tóc đã sắp trắng xóa.

Không thể buộc mặt trời đứng lại, Đường đời đi đến chỗ gian truân. Giàu sang không phải là cảnh thật,

Ý muốn xưa của ta bao giờ trọn vẹn?!)

(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm – Cảm nghĩ khi trông công đường cũ ở làng Triều Khẩu)

Khi nhìn lại đời mình sau ba mươi năm bôn ba, ông nhận ra giàu sang chỉ như là hư ảo, trong khi “ý muốn xưa” vẫn chưa thực hiện được. Vậy “ý muốn xưa” hay nói khác đi, ước nguyện mà ông luôn mong mỏi là gì mà sao khó thực hiện đến như thế? Thực ra ước nguyện ấy không phải là điều gì cao

xa, ngược lại đó là điều vô cùng giản dị, tuy nhiên lại rất khó để có được đối với ông:

“Thời nhân vị giải dư tâm lạc,

Lạc tại Thiền cung đan quế hương.”

(Người đời chưa hiểu niềm vui trong lòng ta, Vui chốn cung trăng hương đan quê nồng.)

(Trung thu hoài thuật – Nhớ lại đêm Trung thu)

Thì ra ước nguyện lớn nhất, điều khiến ông mong mỏi bao lâu nay chính là được sống “vui” với niềm vui thời thơ trẻ: vô tư, không vướng chút bụi trần, ông luôn khao khát tìm về với những gì trong sáng nhất của hồn mình. Ước muốn “trở về” đó chính là nỗi niềm mà suốt đời ông mải miết đi tìm. Ta thấy ông tìm lên còi tiên:

“Ngã vọng Na Sơn, lâm vạn khoảnh hề, thích tam quang Tích hữu tiên nhân hề, ư thử thảng dương”

(Ta ngắm núi Nưa ở nơi vạn khoảnh chừ, trên sát vòm trời? Xưa có người tiên chừ, nơi đây nhởn nhơ chơi,

(Vọng Na Sơn ca – Bài ca trông núi Nưa) Có lúc ta lại thấy ông tìm lên “còi mây”:

“Phong như tích khối, thảo như nhân, Lộ nhập yên hà viễn thế phân.”

(Núi tựa chất hòn, cỏ như tấm nệm,

Đường vào còi mây khói xa hẳn chốn bụi đời.) (Sơn hành – Đi đường núi)

Rồi ông lại lần tìm vào cả còi Phật: “Mộng lý lao lao trục phiến trần, Hồi đầu tạm học liễu tâm nhân, […]

Như hà tần thướng không không giới, Phạn xá thời linh chí đạo tần.”

(Trong mộng lao đao đuổi theo hạt bụi trần,

Quay đầu lại, tạm học làm người lòng đã tỉnh ngộ. […]

Làm sao mà luôn luôn lên được còi “không không”, Để mãi mãi được nghe đạo màu nhiệm của nhà Phật.)

(Họa Hoàng Hàn lâm nguyên tác – Họa bài nguyên tác của Hàn lâm họ Hoàng)

Nhưng dù có tìm đến còi tiên, còi mây hay còi Phật thì ông cũng đều không sao tìm thấy. Khi đó, những tưởng mọi thứ đã tuyệt vọng trong ông, nhưng giây phút “ngẫu nhiên ngủ” đã đưa Hải Ông đi vào còi mộng. Ở đó tất cả mọi điều đều đến một cách tự nhiên, ngẫu nhiên xuất hiện. Nhưng nó cũng là tất nhiên, là những điều thẳm sâu trong còi thực, những ước mong bấy lâu chất chứa trong tâm hồn giờ được bộc lộ một cách vô thức:

“Trần cơ tĩnh xứ bách hài khang.

Bán hướng công phu thắng tọa vương. Quy tức miên miên cô nguyệt dũ,

Điệp hồn hủ hủ bách hoa trang.”

(Cơ trần yên ắng, thân thể khỏe gấp trăm, Mới khoảng phút chốc, ngồi mà quên lãng.

Giấc rùa miên man dưới cửa sổ lồng bóng trăng suông; Hồn bướm lâng lâng trong trang trại nở rộ trăm hoa.

(Họa ngẫu thùy thi – Họa bài thơ ngẫu nhiên ngủ)

Nhưng cái giây phút “ngẫu nhiên ngủ” ấy, khi mọi ưu tư, lo nghĩ, phiền muộn của cuộc sống phút chốc tan biến, chỉ còn là những gì vô tư, trong sáng

nhất, trong trạng thái trẻ thơ nhất ấy cũng chỉ vụt đến rồi lại vụt đi một cách nhanh chóng như một thoáng chợp mắt của giấc chiêm bao mà thôi:

“Nhất giác y nhiên cơ huống khổ, Tao đầu khước tiễn Họa Sơn lương.”

(Tỉnh giấc, vẫn thấy cảnh lữ khách khổ; Gãi đầu, lại thèm giấc Họa Sơn ngon.)

(Họa ngẫu thùy thi – Họa bài thơ ngẫu nhiên ngủ)

Có thể nói, đặt trong mối quan hệ xã hội, Đoàn Nguyễn Tuấn được xem là một trí thức tiến bộ, có những đóng góp không nhỏ cho quê hương, đất nước. Nhưng trong mối quan hệ với bản thân mình, ông lại luôn mang một nỗi mặc cảm, niềm u uẩn chất chứa để rồi cảm thấy ân hận khi dấn thân vào con đường “hoạn lộ”, không thể rời bỏ được. Ông mải miết đi tìm sự giải thoát cho bản thân trong còi tiên, còi Phật và cả trong còi mộng nhưng vẫn không thể tìm được lối thoát cho bản thân khỏi thực tại. Như vậy, nếu như nỗi nhớ quê hương, gia đình, bè bạn là bi kịch của con người yêu quê mà phải sống đời lữ thứ, niềm dâu bể là bi kịch của con người nhạy cảm trước những biến thiên của cuộc đời thì nỗi niềm u uẩn khi vướng chân vào con đường “hoạn lộ” lại là bi kịch của một con người mang “chí của một nhà Nho mà khí của một thiền nhân”.

Tiểu kết chương 2

Có thể nói, đọc thơ Đoàn Nguyễn Tuấn ta thấy hiện lên chân dung một con người lạc quan, trầm tư mà không rời sự ngay thẳng, giản dị mà chân thành. Không những giàu tình cảm, nhạy bén với thế sự, Đoàn Nguyễn Tuấn còn luôn gắn bó thiết tha, tự hào và có trách nhiệm với gia đình, bè bạn, quê hương đất nước và cũng mang “vô số hoài niệm về kim cổ của con người” [11, 43].

Chương 3. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG HẢI ÔNG THI TẬP TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.1. Hình tượng nghệ thuật

Trong tác phẩm Huyền học phật giáo và thiên chúa giáo, D.Tsuzuki (thế kỉ XX) đưa ra quan điểm: “Bản chất của thơ ca là gợi nên những hình tượng không nói lên bằng lời và cao hơn vượt hẳn bức tranh được miêu tả bằng lời, ý nghĩa xác thực của những điều nhà thơ nói lên vọng đến như một tiếng vang, nó để cho người đọc tự khám phá những gì tàng ẩn của những thanh âm và những vần điệu…” Đọc thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, ta có thể thấy hình tượng nghệ thuật thể hiện khá rò con người cá nhân nhà thơ, đặc biệt là hình tượng tự họa về ngoại hình. Ngoại hình nhà thơ được thể hiện một cách trực tiếp qua hình tượng mái tóc bạc và những hình tượng tự họa về dáng vẻ độc tọa (ngồi một mình).

Chân dung Đoàn Nguyễn Tuấn hiện lên một cách cụ thể qua hình tượng mái tóc, đặc biệt là hình ảnh con người có mái tóc bạc.

Thơ ca Việt Nam trung đại không ít những vần thơ nói về mái tóc bạc.

Nguyễn Trãi từng cảm nhận bước đi của thời gian hiện lên qua màu tóc:

“Tuổi đã năm mươi đầu đã bạc.”

(Tự thán bài 5)

Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, hình ảnh mái tóc bạc cũng trở đi trở lại. Lúc là “bạch phát”, khi là “bạch mấn”, khi còn là “bạch đầu”… Mái tóc như biểu tượng của nhiều nghĩ suy, những nghiền ngẫm buồn thương cùng sự bế tắc:

“Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long”

(Thăng Long kỳ 1)

“Bạch phát thu phong không tự ta”

(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch)

Mái tóc đã trở thành thước đo sự tàn phai của tuổi trẻ, của đời người cùng bao tháng năm trên đường “hoạn lộ”, sóng gió cuộc đời. Cũng giống như các nhà thơ trung đại, Đoàn Nguyễn Tuấn cũng sử dụng hình tượng mái tóc bạc để khắc họa bức chân dung tự họa ngoại hình của mình. Nếu như mái tóc xanh lâu nay vẫn là một ẩn dụ chỉ tuổi trẻ, sức sống, hạnh phúc… thì mái tóc bạc trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn không đơn thuần miêu tả diện mạo bên ngoài mà nó còn ký thác nhiều suy tư trong con người ông.

Khi qua thành Tĩnh Gia, chợt nhớ đến viên tri huyện Hoằng Hóa, ông thương xót cho người bạn cũ nhưng cũng ngậm ngùi cho chính mình:

“Tiếu dư do tại, đầu tương bạch,

Chỉ hữu đan tâm thượng luyện câm (kim)!”

(Cười ta nay còn sống nhưng đầu sắp bạc trắng, Chỉ có tấm lòng son như thỏi vàng đã luyện rồi!)

(Quá Tĩnh Gia thành ức cố Hoằng Hóa huyện doãn cảm tác – Cảm xúc làm thơ khi qua thành Tĩnh Gia, nhớ viên tri huyện Hoằng Hóa cũ)

Khi còn trẻ, ý thức nối nghiệp cha, làm rạng danh dòng họ luôn thường trực trong Đoàn Nguyễn Tuấn. Đến khi dấn thân vào chốn quan trường, trực tiếp đối mặt với thực tế, trải qua bao biến cố, thăng trầm của cuộc đời ông mới thấm thía được nhiều điều, nhưng đến khi nhận ra thì “râu tóc đã sắp trắng xóa”:

“Hồi thủ tam thập niên… Nhân vật tận linh lạc, Sơn hà đa biến thiên… Mãnh tỉnh cố ngô thân, Tu mấn tương bà nhiên Bạch nhật bất khả hệ”

(Ngoảnh đầu lại đã ba mươi năm rồi.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí