Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 6

Người, vật thảy đều rơi rụng, Non nước cũng đổi thay nhiều! Chợt nghĩ lại vẫn cái thân ta, Mà nay râu tóc đã sắp trắng xóa

Không thể buộc mặt trời đứng lại.)

(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm – Cảm nghĩ khi trông công đường cũ ở làng Triều Khẩu)

Hay:

“Nhất quan bôn tẩu phong trần mạt. Bách tải xâm tầm điện lộ trung

Kỷ đóa hoàng hoa khai cựu kính Sổ hành bạch phát cảnh suy ông.”

(Một chức bôn tẩu ở tận cuối làn gió bụi

Trăm năm thấm thoắt trong khoảng chớp giật móc sa Mấy đóa cúc vàng nở trên luống cũ:

Vài hàng tóc bạc nhắc nhở ông già.)

(Thu, du nhập Kinh, đông mạt thủy qui, nhân ức Tố Như thị “Nhất quan bôn tẩu phong trần mạt” chi cú triền thành tứ vận – Mùa thu ta vào Kinh, cuối đông mới về, nhân nhớ câu “Nhất quan bôn tẩu phong trần mạt” của Tố Như thị bèn dàn thành bốn vần)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Mái tóc bạc trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn gợi liên tưởng đến tuổi già nhưng lại không mang đến cho ông cảnh an nhàn, thảnh thơi. Trái lại, nó gây nên bao điều muộn phiền, lo lắng. Thời gian trôi nhanh, chuyện hư danh cùng nhiều tháng năm xa quê, xa nhà nơi xứ người đã khiến mái tóc xanh ngả màu:

“Phù sinh danh lợi không giao cát; Thử địa quan hà kỷ hợp phân.

Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 6

Nhất hoạn tiêu điều suy mấn khách;

Bách hoa tịch mịch cố viên xuân.”

(Danh lợi trong còi phù sinh luống những rối bời; Núi sông ở dải đất này bao lần chia hợp.

Khách bạc tóc với một quan chức mọn, Xuân vườn xưa cùng trăm hoa hiu quạnh!)

(Túc Hoành Sơn đồn, văn hải đào thanh – Ngủ đêm ở đồn Hoành Sơn nghe tiếng sóng biển)

Có thể thấy hình tượng mái tóc bạc trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn mang nhiều ý nghĩa. Qua hình tượng ấy, người đọc không chỉ thấy dấu ấn về tuổi tác mà còn thấy những nỗi gian truân, những tâm sự, nỗi niềm cá nhân trong nhà thơ. Hình tượng mái tóc bạc biểu tượng rất rò cho chân dung một con người luôn ưu tư, đa sầu đa cảm trước dâu bể cuộc đời của tác giả.

Nhà thơ họ Đoàn không chỉ khắc họa chân dung của mình qua hình tượng mái tóc bạc mà còn chú ý đến hình tượng tự họa về dáng vẻ ngồi một mình. Có lúc đứng trên bậc đá núi, ngẩng nghe gà trời gáy trên tầng biếc, cúi nhìn nhạn thu điểm trong ráng tươi mà lòng nhớ đến nơi cố hương:

“Cứ tọa sơn đầu ngưng viễn thế, Phiến vân phi xứ thị ngô gia.”

(Ngồi xổm trên núi lặng nhìn nhìn phương xa, Nơi làn mây bay, ấy là nhà ta!)

(Đăng Kháo sơn – Lên núi Kháo)

Hay khi qua Đèo Ngang lòng nhớ quê cũng dâng lên khiến ông ngậm ngùi đứng trông ra vời vợi núi xa:

“Thương thương bách lý thiên niên hải Hạo hạo song đôi lãng khích sa

Huống thị qui tâm hương quốc nhĩ Bạch vân thân xá vọng như hà.”

(Trăm dặm xanh xanh, trời liền với biển Đôi cồn bát ngát, sóng đẩy cát lên

Thêm nỗi nhớ quê canh cánh bên lòng Trông vời nhà ta dưới làn mây trắng.)

(Độ Hoành Sơn – Vượt Đèo Ngang)

Cũng có khi vì nhận được tin cha mất mà ông ngồi một mình trầm ngâm:

“Kim cổ huyên điền phân khí trọng, Sóc phong hồi thủ lệ giao liên.”

(Tiếng chiêng vang náo, bầu trời nặng nề khí xấu, Quay đầu về hướng gió bấc, hai hàng lệ tuôn rơi!)

(Tại đồ bàn thành ngoại khách xá trị húy nhật – Tại quán khách ngoại thành Đồ Bàn gặp ngày giỗ cha)

Như vậy, bằng những nét vẽ tinh tế qua hình tượng mái tóc bạc cũng như tư thế ngồi một mình, chân dung con người cô đơn Đoàn Nguyễn Tuấn hiện lên rò nét, biểu hiện những nỗi niềm u uất trong tâm hồn được tạo nên từ những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc đời: lúc vì nhận được tin cha mất, lúc vì nhớ quê nhà, khi lại thấy mình là một lữ khách tha hương mà không tránh khỏi những ngậm ngùi.

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

Theo Từ điển văn học: “Ngôn từ nghệ thuật là khái niệm để chỉ loại hình ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ” [12, 1090].

Trong tác phẩm, ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người nghệ sĩ. Hệ thống ngôn ngữ trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn bộc lộ rất rò con người cá nhân

của tác giả, cụ thể là qua việc sử dụng những đại từ chỉ ngôi, hệ thống điển cố cùng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.

Khảo sát thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn chúng tôi thấy tác giả sử dụng khá phong phú các đại từ chỉ ngôi: ta (41 từ), tôi (20 từ), mình (12 từ)… Con người cá nhân trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn có khi đứng ở vị trí “chủ thể của hành động” để bộc lộ khát vọng, ưu tư, tâm sự của bản thân:

“ Ngã vọng Na Sơn, lâm vạn khoảnh hề, thích tam quang. Tích hữu tiên nhân hề , ư thử thảng dương.”

(Ta ngắm núi Nưa nhòm xuống vạn khoảnh chừ, trên sát vòm trời Xưa có người tiên chừ, nơi đây nhởn nhơ chơi.)

(Vọng Na sơn ca – Bài ca trông núi Nưa)

Có khi con người trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn trở thành “khách thể chịu sự tác động của ngoại cảnh”:

“Lục tải phong trần phụ cổ san, Tạo nhi giáo ngã mệnh đồ nan.” (Sáu năm gió bụi đành phụ núi xưa,

Con tạo khiến ta số mệnh long đong)

(Họa Nguyễn Hàn lâm viện “Hành lộ nan” chi tác – Họa bài “Hành lộ nan” của ông Hàn lâm họ Nguyễn)

Có lúc Đoàn Nguyễn Tuấn dùng đại từ nhân xưng trong vai trò sở hữu: “ngô thân” (thân ta), “tâm lạc” (lòng ta)… để bày tỏ nỗi lòng mình, nhớ lại quãng đời nhọc nhằn của mình mà xót xa cho thân phận. Qua những thân phận trực tiếp của “ta”, người đọc nhận ra nỗi u uất, những tâm sự thầm kín của tác giả:

“Mãnh tỉnh cố ngô thân, Tu mấn tương bà nhiên.”

(Chợt nghĩ lại vẫn cái thân ta, Mà nay râu tóc đã sắp trắng xóa.)

(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm – Cảm nghĩ khi trồng công đường cũ ở làng Triều Khẩu)

Bên cạnh việc sử dụng đại từ nhân xưng thể hiện con người cá nhân, Đoàn Nguyễn Tuấn còn đưa vào tác phẩm của mình nhiều điển cố. Có những điển cố của Lão Trang như “Na Sơn”, “mộng kê vàng”, “còi Hi Di”… của Phật giáo như “còi không không”, “Bát Nhã”, “đan lý”… Là nhà nho được học nơi “cửa Khổng sân Trình”, Đoàn Nguyễn Tuấn đã vận dụng linh hoạt những từ, nhóm từ có xuất xứ từ Luận ngữ, Kinh thi, từ thơ của các tác giả đời Đường như Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Lý Bạch… trong các sáng tác của mình.

Trong bài Dạ độ Nhĩ Hà (Ban đêm, qua sông Nhị Hà), Đoàn Nguyễn Tuấn đã có một sáng tạo thú vị trong lối dụng điển:

“Hoàng hoa hữu mệnh dạ tương thôi, Tệ cát, luy câu, Nhĩ thủy di.

Thành quách mô hồ, thanh vụ lý,

Gia hương phiếu diểu bạch vân đôi.” (Có lệnh đi sứ giục giã trong đêm, Áo rách, ngựa gầy ở góc sông Nhị.

Thành quách lờ mờ trong sương mù xanh; Làng quê thăm thẳm dưới làn mây trắng.)

Ở 4 câu thơ này, Đoàn Nguyễn Tuấn sử dụng 3 điển cố: “hoàng hoa”; “tệ cát”, “luy câu” và “bạch vân”. Từ “hoàng hoa” và cụm từ “tệ cát, luy câu” được Đoàn Nguyễn Tuấn sử dụng để nói về việc ông nhận lệnh phải lên đường để chuẩn bị đi sứ ngay trong đêm. Cùng với đó là từ “bạch vân” được ông lấy từ điển về Địch Nhân Kiệt khi bày tỏ nỗi lòng mong nhớ quê hương của người làm quan ở nơi xa. Ở đây, Đoàn Nguyễn Tuấn đã có cách vận dụng

điển cố một cách sáng tạo theo cách riêng của mình từ đó tạo nên hàm ý sâu sắc để nói lên tâm trạng bản thân. Trong thiên Ung dã (sách luận ngữ) có câu “Thừa phì mã ý khinh cừu” (cưỡi ngựa béo, mặc áo cừu nhẹ) để nói đến sự phong lưu, sang trọng, giàu sang khi hình dung về sứ giả thì ở đây đã được Đoàn Nguyễn Tuấn vận dụng, tái tạo lại thành “Tệ cát, luy câu, Nhĩ thủy dĩ” (Áo rách, ngựa gầy ở góc sông Nhị). Ta thấy câu thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn đã có sự tương phản, đối lập so với nghĩa gốc. Và sự tương phản ý ấy khiến cho người đọc phải băn khoăn: tại sao được cử đi sứ, lại là một sứ giả của triều đại vừa có chiến thắng quân sự vẻ vang như thế mà hình dung lại mỏi mệt, buồn bã, chán nản như vậy? Câu trả lời nằm ở điển “bạch vân” trong câu thơ thứ tư: “Gia hương phiếu diểu bạch vân đôi” (Làng quê thăm thẳm dưới làn mây trắng). Như vậy, điều khiến ông u buồn, luôn canh cánh tận sâu trong lòng là nỗi nhớ mong quê nhà da diết, khôn nguôi.

Tuy nhiên, bên cạnh những điển tích, điển cố ta còn bắt gặp hệ thống từ vựng giản dị, tự nhiên, gần gũi từ đời sống thực tại thể hiện tình yêu sâu đậm của tác giả với quê hương, đất nước. Đó có thể là tiếng gà gáy quen thuộc, bình dị nơi thôn quê:

“Để tỉnh “kha kha” hữu giá cô.”

(Gà gô gáy “O! O!” giúp mình thức tỉnh.)

(Quá Tam Điệp sơn – Qua núi Tam Điệp) Đó còn là hình ảnh những con vật nhỏ bé như thỏ, dế, ve:

“Tuyệt tái thanh thu, dạ lậu trường, Trì đường bi suất gián hàn tương!”

(Giữa trời thu trong trẻo chốn ải xa, giọt đồng lê thê… Lên bờ ao tiếng dế sầu bi xen với tiếng ve lạnh lẽo)

(Thu suất – Dế thu)

Hay đôi khi chỉ là những lúa, đậu, bãi lau khô, bờ cỏ rậm ở bên đường cũng được Đoàn Nguyễn Tuấn đưa vào thơ:

“Phương châu thảo mật dao song thúy, Tình các phong sơ cách ngạn hồng.”

(Lay động trước song, thảm cỏ rậm trên bãi thơm phô màu xanh biếc; Trên bờ bên kia, rặng phong thưa nơi gác nắng rực rỡ sắc hồng.)

(Đăng Hoàng Hạc lâu – Lên lầu Hoàng Hạc)

“Duyên giản thổ phì đa thúc đạo”

(Ven suối đất đai màu mỡ trồng nhiều lúa đậu)

(Chu giang hí thuật)

Như vậy, bên cạnh những thi liệu cổ, Đoàn Nguyễn Tuấn cũng đã vận dụng linh hoạt những thi liệu hết sức bình dị khi đưa vào tác phẩm của mình khiến ngôn ngữ thơ không những trang nhã, mẫu mực mà còn tự nhiên, gần gũi.

3.3. Thời gian, không gian nghệ thuật

3.3.1. Thời gian nghệ thuật

“Thời gian nghệ thuật là một hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật” (Trần Đình Sử). Trái với thời gian vật chất vận hành theo quy luật tiếp diễn tuần hoàn, mang tính khách quan, thời gian nghệ thuật lại mang tính chủ quan của người sáng tác.

Trong Hải Ông thi tập, thời gian cũng được vận hành theo cách cảm, cách nghĩ của tác giả. Thời gian thể hiện con người cá nhân trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn chủ yếu là thời gian ở quá khứ. Là người luôn mang những nỗi niềm tâm sự chất chứa về thực tại, chỉ những khi nghĩ về quá khứ, về những ngày thơ trẻ ta mới thấy niềm vui trong ông:

“Trị hậu ỷ thạch sơn, Trị tiền lâm đại xuyên.

Hoạn nhàn, sự diệc tỉnh, Sơn thủy đa bàn tuyền. Ngã thì tại mao thiều.

Huề hồ phủng thi tiên.”

(Sau công đường dựa vào núi đá, Trước công đường trông ra sông cái. Quan nhàn, việc cũng ít,

Nhiều khi dạo quanh sông núi. Khi ấy, ta còn để trái đào,

Mang bầu rượu, cắp túi thơ theo hầu.)

(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm - Cảm nghĩ khi trông công đường cũ ở làng Triều Khẩu)

Cũng có lúc ông nhớ lại thời trai trẻ hai mươi năm trước đây từng đi thi ôm ấp bao khát vọng chí tang bồng:

“Nhị thập niên tiền trường ốc tử Văn thân phất biến lục nhai hồng.”

(Hai mươi năm trước là gã học trò đi thi,

Chiếc đai văn thân lướt khắp sáu phố rực hồng.)

(Châu túc Lai Triều cảm tác – Cảm tác khi đâu thuyền đêm ở Lai Triều)

Nhưng đó chỉ còn là những hồi ức trong quá khứ. Nụ cười hồn nhiên thời thơ trẻ giờ đây chỉ còn là tiếng thở dài buột ra đầy tâm trạng. Thời gian trôi quá nhanh, cảnh vật đổi thay và con người cũng khác xưa nhiều khiến thi nhân không khỏi có tâm trạng “lo lắng, rối bời”:

“Tam thập niên tiền trĩ thả cuồng, Đáo lai cánh niệm đố phân mang.”

(Ba chục năm trước đã thơ trẻ lại ngông, Đến nay ngẫm lại thấy lo lắng rối bời.)

(Trung thu hoài thuật – Nhớ lại đêm Trung thu)

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí