Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 7

Đối với ông, quá khứ là nơi tâm hồn được thư thái, an yên, ít lo âu nhất nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc thoáng qua, chợt nhớ lại mà thôi, thời gian ấy nhanh chóng bị đẩy lùi, nhường chỗ cho thực tại. Thời gian ở tương lai cũng được Đoàn Nguyễn Tuấn đề cập khá ít, hầu như ông không đề cập đến tương lai của bản thân mình.

Về thời khắc trong ngày thì chiều tối chính là khoảng thời gian mà Đoàn Nguyễn Tuấn sử dụng nhiều nhất để bộc lộ nỗi lòng mình. Từ xưa đến nay, thời gian khi trời chiều luôn là lúc khiến cho tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, buồn nhớ, Đoàn Nguyễn Tuấn cũng không ngoại lệ. Viết về những bài thơ mang nỗi niềm tâm sự bản thân thì ông thường thả hồn mình trong những buổi chiều tà:

“Tâm hương nhất chú, giang thiên mộ, Phảng phất vân biên địch hưởng lai.” (Hương lòng một nén chiều xế trên sông, Văng vẳng bên mây, tiếng sáo vọng về.)

(Thương Ngô tam vịnh – Ba bài thơ vịnh cảnh Thương Ngô)

Đặc biệt với những người xa xứ, cảm xúc lại càng dâng trào hơn lúc nào hết trước khoảng thời gian này – khoảng thời gian mà con người có thể quên đi những bộn bề, chìm vào phút giây thanh tĩnh, an lành nhất để tâm hồn cô đơn tìm về nơi quê nhà:

“Nhật lạc bồng song hương tứ trọng, Họa bình dịch bãi, tửu vi hàm.”

(Bóng chiều rọi qua song thuyền, lòng quê trĩu nặng Vẽ bàn cờ đánh xong rượu đã ngà ngà)

(Chu trình mạn thuật – Viết phiếm về cảnh đi thuyền)

Và nếu mùa xuân thường xuất hiện trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn khi nói về sự cảnh sắc tươi đẹp của quê hương đất nước thì mùa thu lại là khoảng

thời gian gợi nhiều cảm xúc trong lòng thi sĩ. Nhà thơ đặc biệt có một chùm thơ viết về mùa thu thật đặc sắc, nói lên tâm sự người đi sứ nhớ về quê hương. Mùa thu vốn đẹp nhưng buồn, giờ lại được nhìn qua lăng kính của tác giả lại càng buồn thêm. Trong đêm thu hiu quạnh vọng lại tiếng đàn từ xa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

“Nguyệt lạc sa song, ngọc lậu trầm Tiêu điều đồng vận quá phong lâm. Cao sơn lưu thủy thiên thu điệu, Hải giốc thiên nhai, ngũ dạ tâm.”

(Trăng lặn song the, giọt ngọc trầm trầm Tiếng tơ đồng hiu hắt thoảng qua rừng phong. Âm điệu ngàn năm: bài non cao nước chảy, Não lòng năm canh kẻ góc biển chân trời.)

Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 7

(Thu cầm – Đàn thu)

Tiếng đàn từ đâu vọng tới khiến cảnh đêm càng thêm hiu hắt, nhuốm màu bi thương. Cảnh thu thật não nề như tâm trạng u buồn khôn xiết của nhà thơ: “Não lòng năm canh kẻ góc biển chân trời”. Cảnh khiến người buồn hay người buồn thổi u sầu vào cảnh khó mà bóc tách được, chỉ biết tâm và cảnh đã hòa vào nhau trong một điệu nhạc thê lương.

Giữa đêm thu nơi ải xa, nhà thơ lắng nghe tiếng dế, tiếng ve:

“Tuyệt tái thanh thu, dạ lậu trường, Trì đường bi suất gián hàn tương!

Vi trùng diệc giải chinh nhân tứ Liêu dẫn u hoài đáo cố hương.”

(Giữa trời thu trong trẻo chốn ải xa, giọt đồng lê thê… Bên bờ ao tiếng dế sầu bi xen với tiếng ve lạnh lẽo, Loài côn trùng bé nhỏ cũng hiểu lòng kẻ đi xa,

Gợi mối u hoài chuyển đưa về tới quê nhà.) (Thu suất – Dế thu)

Khi đi xa, tình cảm mong nhớ quê nhà không lúc nào nguôi trong lòng Đoàn Nguyễn Tuấn. Nghe tiếng ve, tiếng dế bên bờ ao ông cảm thấy tiếng dế kia kêu như “sầu bi” hơn, tiếng ve kêu như “lạnh lẽo” hơn, phải là người nhạy cảm, mang trong mình nhiều nỗi niềm mới có thể có những cảm nhận sâu sắc như vậy.

Không chỉ nghe thấy những thanh âm cụ thể mà nhà thơ còn cảm nhận được cả “tiếng thu”:

“Thê thê thiết thiết nhập sơ liêm, Thiên địa vô thanh khởi phục tiềm. Bài dẫn u sầu thiên vạn chủng, Hiểu lai bạch phát sổ hành thiêm?”

(Thê lương não nuột, lọt vào bức rèm thưa, Trời đất không có tiếng mà lúc bổng lúc trầm.

Lúc thì dẹp yên, lúc thì khêu gợi ngàn vạn mối u sầu, Cứ sáng ra mái tóc bạc lại thêm mấy sợi.)

(Thu thanh – Tiếng thu)

Tiếng thu kia là tiếng gì của mùa thu? Đó có phải tiếng mưa thu, tiếng gió thu? Sao nghe khi bổng, khi trầm, khi “dẹp yên”, khi lại “u sầu” đến thế? Hay là tiếng bước đi của thời gian in dấu trên mái tóc người? Mùa thu là bước chuyển từ sự sống sang héo tàn, có lẽ vì vậy mà thu thường được dùng để chỉ thước đo thời gian (khi muốn nói đến thời gian dài, người ta hay dùng từ “ngàn thu”). Đoàn Nguyễn Tuấn lại là người nhạy cảm với thời gian, với những dâu bể cuộc đời nên thu xuất hiện nhiều trong thơ ông cũng là điều dễ hiểu.

3.3.2. Không gian nghệ thuật

Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật cũng mang dấu ấn cá nhân tác giả : “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ

sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống” [14, 108-109]. Trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn nổi lên không gian rộng lớn, cách trở. Không gian càng rộng lớn bao nhiêu, con người càng cảm thấy nhỏ bé, cô đơn, u sầu bấy nhiêu.

Trên hành trình đi sứ, nhà thơ có dịp quan sát nhiều cảnh thiên nhiên kì vĩ nơi xứ người. Núi cao nhiều hiểm trở, sông sâu lắm thác ghềnh… là những hình ảnh phổ biến trong thơ ông. Nhưng nó không mang đến một hồn thơ rộng mở, khao khát làm chủ, hòa tan vào vũ trụ. Trái lại, với một tâm hồn vốn đa sầu đa cảm, Đoàn Nguyễn Tuấn tìm đến với thiên nhiên như để gửi gắm bao nỗi niềm cá nhân.

Từ xưa đến nay, khi đứng trước núi non hùng vĩ, con người thường cảm thấy nhỏ bé, hữu hạn. Người xưa thường lấy không gian này để nơi gửi gắm “hùng tâm” hay thỏa chí du ngoạn lúc bình sinh, họ luôn khao khát “đăng cao” để phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng đất trời.

Trên quãng đường kinh lý của mình, Đoàn Nguyễn Tuấn cũng có nhiều dịp “đăng cao”, cũng có lúc thi nhân tìm được cảm giác sảng khoái, gắn kết với thiên nhiên đất trời, muốn ôm trọn trời đất để tận hưởng tất thảy:

“Ngã dục huề cùng đăng nguyệt đính, Phủ khan đại khối ác triêu huân”

(Ta muốn chống gậy lên đỉnh núi cao vút,

Cúi nhìn trời đất, nắm ánh bình minh và ánh hoàng hôn) (Thu sơn – Núi thu)

Nhưng đó chỉ là ước mong ban đầu, khi đã đứng trên cao giao hòa cùng vũ trụ thì tất cả những u uẩn, trầm mặc trong đáy lòng bỗng được bộc phát, trào dâng mãnh liệt và xúc động. Nỗi cô đơn, lòng nhớ nhà, nhớ quê là những nỗi niềm thường trực trong Đoàn Nguyễn Tuấn nhiều nhất khi trèo lên đến đỉnh núi:


Hay:

“Nhân quá dục truyền hương quốc tín Hồi phong xuy tống nhạn thanh cô.”

(Người qua, muốn gửi tin về quê hương đất nước, Cơn gió xoáy thổi về đưa tiếng nhạn cô đơn!)

(Độ Dũ Lĩnh – Qua núi Dũ Lĩnh)


“Cứ tọa sơn đầu ngưng viễn thế, Phiến vân phi xứ thị ngô gia.”

(Ngồi xổm trên núi lặng nhìn nhìn phương xa, Nơi làn mây bay, ấy là nhà ta!)

(Đăng Kháo sơn – Lên núi Kháo)

Đường mây trắng bay là quãng đường được Đoàn Nguyễn Tuấn sử dụng khi nói về khoảng cách giữa mình với quê hương. Đó là một khoảng cách vô cùng xa xôi, muôn trùng, bất định. Và như thế, mỗi khi đứng trên đỉnh núi cao dòi về hướng trời Nam, dẫu biết nơi ấy là quê nhà nhưng mọi vật đều lẩn khuất trong làn mây. Mây trắng cứ từng lớp từng lớp bay trôi lững lờ, lòng lữ khách cũng lửng lơ, vô định.

Không chỉ đứng trước núi cao mà khi đứng trước sông nước mênh mông, Đoàn Nguyễn Tuấn cũng mang nhiều nỗi niềm tâm trạng. Khi một mình đối diện với sông sâu bể rộng người ta thường chạnh nghĩ về mình, về chốn nhân gian cuộc đời. Đoàn Nguyễn Tuấn cũng vậy. Sông gắn liền với những kí ức của tuổi thơ êm đẹp bên cha:

“Trị hậu ỷ thạch sơn, Trị tiền lâm đại xuyên. Hoạn nhàn, sự diệc tỉnh, Sơn thủy đa bàn tuyền. Ngã thì tại mao thiều.

Huề hồ phủng thi tiên.”

(Sau công đường dựa vào núi đá, Trước công đường trông ra sông cái. Quan nhàn, việc cũng ít,

Nhiều khi dạo quanh sông núi. Khi ấy, ta còn để trái đào,

Mang bầu rượu, cắp túi thơ theo hầu.)

(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm – Cảm nghĩ khi trông công đường cũ ở làng Triều Khẩu)

Sông cũng giống như một người bạn để ông giãi bày, rót chén rượu cho vơi nỗi sầu trong lòng:

“Lâm phong nhất trù trướng, Thiểu chước cựu giang biên…”

(Đứng trước luồng gió, trạnh nỗi ngậm ngùi, Bên bờ sông xưa, tạm rót chén suông…)

(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm – Cảm nghĩ khi trông công đường cũ ở làng Triều Khẩu)

Nhưng không gian mênh mông sông nước cũng khiến Đoàn Nguyễn Tuấn nhận rò được sự nhỏ bé, thân phận “bèo bọt” của cảnh tha hương:

“Giang hồ hạo diếu than vi ngạnh, Vạn hộc hương hoài lãnh tự thu.” (Sông hồ mênh mông, thân như bèo bọt Lòng quê muôn hộc lạnh tựa mùa thu.)

(An Bình giang vãn thiểu – Chiều tối ngắm cảnh trên sông An Bình)

Đứng trước không gian sông nước mênh mông, rộng lớn, con người thường dâng lên trong lòng nhiều suy ngẫm, xúc cảm. Mang nỗi buồn xa quê

trên nẻo đường vạn dặm, khi đứng trước con sông Ngô ở Trung Hoa, Đoàn Nguyễn Tuấn lại nhớ về sông Quỳnh Giang nơi quê nhà:

“Vạn lý tương tùy lâm sóc mạc,

Tinh thần nhất dạng chiếu Quỳnh Giang.”

(Muôn dặm theo nhau tới triền Cát Bắc,

Tinh thần vẫn như thuở soi xuống sông Quỳnh.) (Thu nguyệt – Trăng thu)

Mỗi khi con người trĩu nặng nỗi niềm, tâm sự thì cảnh vật xung quanh cũng như giao cảm nỗi niềm. Bởi thế mà không gian tâm trạng thường gắn với nội tâm, cảm xúc của con người. Trước không gian sông núi mênh mang, rộng lớn, Đoàn Nguyễn Tuấn nhớ lại những hồi ức xưa và cũng ngẫm lại cuộc đời lữ khách của mình để rồi cảm thấy không gian như càng mênh mông, cô đơn, lẻ loi như chính tâm trạng của mình đang đối mặt.

Như vậy, thời gian và không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố nghệ thuật quan trọng, là nơi con người cá nhân trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn bộc lộ một cách trọn vẹn nhất.

Tiểu kết chương 3

Với sự sáng tạo nghệ thuật, Đoàn Nguyễn Tuấn đã giúp người đọc hình dung cụ thể con người “tài hoa nhưng cũng đa sầu đa cảm”. Việc xây dựng hình tượng đặc sắc, ngôn ngữ thơ trong sáng giản dị, khéo léo sử dụng các điển cố, đại từ nhân xưng cùng thời gian không gian nghệ thuật thể hiện con người cá nhân mà chân dung nhân vật hiện lên ấn tượng, để lại nhìu cảm xúc trong lòng người đọc.

KẾT LUẬN


Việc đi sâu nghiên cứu, trình bày những nội dung và nghệ thuật thể hiện con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn – Hải Ông thi tập, tác giả khóa luận đã nêu lên ba biểu hiện nhằm thể hiện chân dung con người cá nhân Đoàn Nguyễn Tuấn: con người nặng lòng với quê hương, gia đình, bè bạn; con người ưu tư trước bể dâu cuộc đời và con người với nỗi niềm trăn trở trên con đường “hoạn lộ”. Với Hải Ông Thi tập, Đoàn Nguyễn Tuấn đã góp một tiếng thơ vào dòng văn học yêu nước thời Tây Sơn nói riêng, văn học dân tộc nói chung. Với những bài thơ viết về quê hương, đất nước, thơ ông tràn đầy niềm lạc quan, khí thế chiến thắng cùng niềm tự hào dân tộc sâu sắc – đó là những giai điệu chung của nền văn học thời kì này. Lại là một sứ thần phải thực hiện trọng trách bang giao, những chuyến đi sứ phải xa nhà, xa quê khiến ông không tránh khỏi lòng mong nhớ gia đình, bè bạn, quê hương da diết. Cùng với đó, trong giai điệu chung của văn học trung đại thể kỉ XVIII – XIX ngập tràn màu sắc tiếc nuối, hoài cảm. Việc ghi lại bức tranh hiện thực cuộc sống với một cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào triều đại mới quả thật là một đóng góp đáng trân trọng của nhà thơ.

Bên cạnh nội dung yêu nước với cảm xúc hào sảng, thơ Đoàn Nguyễn Tuấn hiện lên với những bài thơ tự thuật, mang nhiều cảm xúc trữ tình và trĩu nặng tâm tình nhà thơ. Đó là tâm trạng của một con người đa sầu, đa cảm lại từng đi qua nhiều biến cố thăng trầm của cuộc đời, chứng kiến bao cuộc bể dâu, giờ đây lại sống đời lữ khách tha hương, gánh trọng trách sứ bộ trên vai khiến thơ ông luôn tràn đầy ưu tư, trăn trở. Hải Ông thi tập không chỉ là bức tranh với gam màu tươi đẹp, hào hùng của quê hương đất nước sau bao phen thay đổi sơn hà mà còn có những gam màu chân thật nhất về Đoàn Nguyễn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022