Con Người Cá Nhân Trong Hải Ông Thi Tập Từ Phương Diện Nội Dung

Đoàn Nguyễn Tuấn là một trí thức nho học dưới triều Lê – Trịnh sau đứng ra phục vụ cho Tây Sơn. “Đoàn Nguyễn Tuấn cũng như nhiều bạn bè của ông ít nhiều cũng có những trăn trở, say sưa trước thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm do Quang Trung lãnh đạo nhưng vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm “cố quốc” [10, 21]. Có thể nói, Đoàn Nguyễn Tuấn là một trong những trí thức tràn đầy tình yêu quê hương, đất nước, niềm lạc quan, phấn khởi trước triều đại mới… Ông được đánh giá là một sứ thần – nhà thơ có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn và là một tác giả mang diện mạo riêng rất rò.

Chương 2. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG HẢI ÔNG THI TẬP TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1. Con người ưu tư trước bể dâu cuộc đời

Lâu nay núi sông vẫn thường tượng trưng cho sự vĩnh hằng, chứng nhân cho những đổi thay của thời cuộc. Tạo vật có thay đổi ra sao, triều đại có hưng vong thế nào thì núi non, sông biển cũng vẫn còn đó, không chuyển dời. Chẳng thế mà đứng trước núi cao hay sông sâu bể rộng, con người thường mang trong lòng bao suy tư về sự được – mất, thịnh – suy, biến thiên của cuộc đời:

“Thiên phong tiễu lập khan triều đại Nhất thủy bình lưu tống cổ câm.”

(Ngàn núi đứng sững xem các triều đại, Một dòng phẳng lặng đưa đón cổ kim.)

(Giang trình – Hành trình trên sông)

Đoàn Nguyễn Tuấn cũng nằm trong số đó. Trên lộ trình muôn dặm của mình, mỗi khi đứng trước vời vợi núi cao hay mênh mang sông nước, ông không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ về “nỗi cổ kim”. Đứng trên đỉnh núi cao trông ra xa trong buổi chiều hôm, trong lòng thi nhân chợt dâng lên bao cảm xúc khó tả:

“Nhật mộ thừa cao thư viễn diếu, Vô cùng kim cổ nhất đê đầu.”

(Chiều hôm lên cao thư thả nhìn ra xa, Cảm nỗi cổ kim man mác, lặng lẽ cúi đầu.)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

(Quế Hoa tự hoài cổ – Thăm chùa Quế Hoa, nhớ xưa)

Một đêm ngủ lại ở đồn Hoành Sơn, lặng nghe tiếng sóng biển vỗ dưới khe núi cũng khiến thi nhân phải suy tư về lẽ đời, trăn trở về bao “tan hợp”:

Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 3

“Hà xứ đào thanh triệt dạ văn,

Hoành Sơn sơn hạ đại dương tân. Phù sinh danh lợi không giao cát; Thử địa quan hà kỷ hợp phân.”

(Tiếng sóng đâu đây vang suốt đêm trường, Dưới núi Hoành Sơn là bờ biển cả.

Danh lợi trong còi phù sinh luống những rối bời; Núi sông ở dải đất này bao lần tan hợp.)

(Túc Hoành Sơn đồn, văn hải đào thanh – Ngủ đêm ở đồn Hoành Sơn nghe tiếng sóng biển)

Biển muôn đời đều vậy, chẳng khi nào im tiếng sóng vỗ, lặng tiếng gió thổi. Nằm nghe tiếng sóng cứ từng đợt từng đợt vỗ vào bờ rồi lại dội vào lòng khiến thi sĩ khó mà chợp mắt. Để rồi với một tâm hồn vốn nhạy cảm, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên sông núi, thi sĩ không tránh khỏi những ưu tư, nghĩ suy trước thời cuộc.

Khi đi qua sông Trường Giang, cũng như đa số các nhà thơ khác, Đoàn Nguyễn Tuấn hồi tưởng lại trận Xích Bích nổi tiếng năm xưa từng diễn ra, giờ đây những chiến thuyền, binh pháp, thế trận… đều không còn, chiến công cũng đều đã qua đi, giờ chỉ có núi sông là còn mãi:

“Trường Giang dạ sắc bích du du, Tam Quốc can qua thử địa đầu.

Phân đỉnh đồ khuynh sơn tự trĩ,

Liên hoàn thuyền tận thủy không lưu.”

(Cảnh đêm trên Trường Giang một màu biếc xanh man mác, Nơi đây, từng xảy ra trận can qua thời Tam Quốc.

Cơ đồ chia ba chân vạc đã sập, mà núi non vẫn còn sừng sững; Thuyền bè theo kế liên hoàn đã hết, nhưng sông nước vẫn chảy hoài.)

(Xích Bích hoài cổ – Trước cảnh Xích Bích nhớ xưa )

Thả hồn trở về theo dòng lịch sử, Đoàn Nguyễn Tuấn nhớ đến Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Tô Đông Pha, thế chân vạc hiểm trở của trận Xích Bích thời Tam Quốc... Trước đây, Chu Du nhờ Gia Cát Lượng đã lừa được Tào Tháo trúng kế của mình. Chu Du đã mưu trí đốt sạch quân Tào chỉ bằng một trận hỏa công. Có thể nói, mọi thứ đều có thể bị bụi thời gian che phủ, nhưng thiên nhiên, sông núi và những con người cao cả như Pha Tiên vẫn luôn còn mãi. Ngoài tâm trạng hoài cổ, Đoàn Nguyễn Tuấn cũng chiêm nghiệm được một chân lí sâu sắc: cái đẹp, cái vĩnh hằng là những giá trị mà con người để lại cho cuộc đời.

Tâm trạng hoài cổ, nỗi niềm dâu bể, nghĩ suy trước những đổi thay thời cuộc thường xuất hiện nhiều trong thơ văn hậu kì phong kiến. Với “bãi bể nương dâu, bức tranh vân cầu” (Cung oán ngâm khúc), “vũng tang thương”, “lớp sóng phế hưng” (Chơi đài khán xuân Trấn Vò, Chùa Trấn Bắc)… đều là kết quả của những phen thay đổi sơn hà . Nguyễn Du cũng có nhiều bài thơ thể hiện niềm u hoài trước thời cuộc, trước những bể dâu, biến thiên của cuộc đời:

“Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi

Thành quách suy di nhân sự cải Kỷ độ tang điền biến thương hải”

(Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước

Bên hồ Giám trong dạ tiệc ta đã thấy nàng Thành quách đã chuyển, người cũng đổi thay Nương dâu trở thành biển cả đã nhiều)

(Long thành cầm giả ca)

Với Nguyễn Du, “những biến cố đổi thay triều đại giai đoạn này dội mạnh vào ông như một cơn lốc ghê gớm trong tình cảm. Và cảnh tang thương

dâu bể của nơi phồn hoa đô hội thân thuộc đối với mình, từ nhiều tầng bậc khác nhau, với nhiều số phận bi hài trớ trêu diễn ra trước mắt, lại cũng khía sâu vào tâm trí nhà thơ những ấn tượng khác thường, hình thành nên ở ông một cái nhìn sâu thẳm, đột xuất về phương diện triết học cũng như thẩm mỹ” (Nguyễn Huệ Chi, Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ Nguyễn Du, Hội thảo Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, tháng 8/2010, do Hội Phật Giáo kết hợp với Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM tổ chức).

Trước khi ra làm quan cho triều Tây Sơn, Đoàn Nguyễn Tuấn từng là một nho sĩ dưới triều Lê nên cảm tình của ông dành cho triều vua cũ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cảm tình ấy cũng chỉ được bộc lộ ở một mức độ nhất định:

“Thiên niên miếu vũ linh như tụy, Nhất biến sơn hà lệ vị thu.

Lạn mạn tinh kỳ tân trại lũy,

Tiêu điều phong nguyệt cựu tùng du.”

(Miếu vũ ngàn năm dầu dãi, khí thiêng như còn tụ họp; Non sông một phen đổi thay, giọt lệ nay vẫn chửa khô. Phấp phới tinh kỳ trên đồn trại mới;

Tiêu điều trăng gió trên tùng du xưa.)

(Thanh Hóa đạo trung – Trên đường Thanh Hóa)

Chứng kiến sự hưng phế của liên tiếp hai triều đại, ông không cầm nổi giọt nước mắt ngậm ngùi. Nhưng bên cạnh nỗi nghẹn ngào đó ta còn trông thấy hình ảnh một Hải Ông vui mừng, phấn khởi trước ngọn cờ phấp phới trên đồn trại mới. Như vậy, Đoàn Nguyễn Tuấn – với tư cách một “con người công dân”, ông vui mừng khi đã nhìn ra sự tiến bộ của triều đại mới còn với tư cách một “con người cá nhân”, trước biến thiên cuộc đời ông khó tránh

khỏi những ưu tư, sầu cảm. Tâm trạng này được ông bộc lộ qua không ít bài thơ của mình:

“Bách niên nhân vật điêu linh tận; Nhất vọng sơn hà phá toái dư.”

(Trong khoảng trăm năm, nhân vật thảy đà mai một Ngắm qua một lượt, núi sông còn đây sau bao tan vỡ.)

(Nghệ An đạo trung – Trên đường Nghệ An)

Câu thơ dẫu thể hiện niềm tự hào về giang sơn vững vàng qua bao dâu bể, biến cố của thời đại nhưng ẩn hiện trong đó vẫn có chút ngậm ngùi về sự “mai một”, “tan vỡ” trong “khoảng trăm năm”.

Có thể thấy, niềm hoài cổ là sự cộng hưởng của nhiều ý nghĩa qua bao trải nghiệm, chiêm nghiệm và ý nghĩa lớn nhất chính là ý nghĩa nhân sinh. Nó cho thấy tình cảm, tấm lòng của một tâm hồn thi sĩ nặng lòng với con người, đất nước và cuộc đời.

Cũng nói thêm rằng, tuy ưu tư trước những đổi thay của thời cuộc nhưng niềm hoài cổ trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn chỉ như nỗi nghẹn ngào của một tâm hồn thi sĩ vốn đa sầu đa cảm trước dòng chảy cuộc đời. Nó không phải là niềm oán trách hay sự tiếc nuối cùng cực bởi ông đã nhận ra được cái tốt đẹp ở cuộc sống hiện tại và trong triều đại mới. Đoàn Nguyễn Tuấn cũng đã từng bày tỏ sâu sắc điều này, “ông chưa rũ bỏ được hết nỗi băn khoăn, day dứt – những mâu thuẫn và đấu tranh khi đã đi theo Tây Sơn. Tuy nhiên, cuối cùng Đoàn Nguyễn Tuấn đã vượt được dư luận, vượt được giáo lý và những mặc cảm của đời và của mình. Ông tỏ ra thức thời và đã phục vụ gần như trọn vẹn cho triều đại mới” [6, 48].

2.2. Con người nặng lòng với quê hương, gia đình, bè bạn

Hải Ông thi tập của Đoàn Nguyễn Tuấn không chỉ là bức tranh được khúc xạ từ hiện thực cuộc sống đương thời mà còn là những mảng màu được

khúc xạ từ chính tâm hồn nhà thơ. Đọc Hải Ông thi tập ta sẽ thấy chan chứa trong mỗi vần thơ là nỗi nhớ mong, tình cảm yêu thương, tinh thần lạc quan cùng niềm tự hào dân tộc. Phải là một người có trái tim yêu thương gia đình, nặng lòng với quê hương, đất nước mới có thể bật lên những cung bậc tình cảm sâu sắc như vậy. Tình cảm ấy trước tiên phải kể đến đó là tình cảm đối với quê hương, nó như được thăng hoa trong những tháng ngày phải xa quê sang xứ người của nhà thơ. Ngay khi vừa bước chân qua ải Nam Quan, nỗi nhớ quê, nhớ nhà ấy đã hiện rò trong bước chân của người đi sứ:

“Khách bộ sơ tùy thiên tiết tỷ, Hương tâm ám trục mộ vân hoàn”

(Bước chân khách chớm rời theo cờ đi sứ; Lòng nhớ quê ngầm theo mây chiều trở về) (Quá quan – Qua cửa ải)

Hai chữ “chớm rời” diễn tả thật tinh tế nỗi lòng của người ra đi. Mắt thì trông theo cờ sứ phía trước nhưng chân lại chỉ chớm bước đi. Và khi chân bước đi rồi nhưng “Lòng nhớ quê ngầm theo mây trời trở về ”. Hai câu thơ hiện lên như một thước phim quay chậm diễn tả xúc động tâm trạng đầy lưu luyến của người sắp phải xa quê.

Có nhiều đêm, dừng nghỉ chân ở nơi xa lạ, nỗi nhớ quê lại dâng lên nghẹn ngào khiến ông không sao cầm lòng được, để rồi lại thả hồn tìm về nơi quê nhà:

“Thiềm thướng nham đầu ảnh diệt minh Lữ huống hương tình quan bất trước” (Trăng lên đầu núi, khi tỏ khi mờ

Nỗi khách tình quê, cầm lòng chẳng được.) (Quá quan – Qua cửa ải)

Ngay cả trong giấc chiêm bao, bóng dáng quê nhà cũng hiện về:

“Mộng lý sơn xuyên thất trở tu. Quy lai dạ dạ cố viên thư”

(Núi sông trong mộng không còn gì là xa cách, Đêm đêm trở về với cảnh thu nơi vườn cũ)

(Thu mộng – Mộng thu)

Có thể nói, xa quê nhớ quê là điều dễ hiểu, nhưng nhớ quê hương như Đoàn Nguyễn Tuấn thì thật sâu sắc, cảm động. Nỗi nhớ lúc nào cũng hiện trong tâm trí, thường trực mọi lúc, mọi nơi với bao cung bậc sắc thái khác nhau. Trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn ta dễ thấy tác giả thường sử dụng những từ: “hương tâm”, “tâm hương”, “hương hoài”, “hương tình”, “gia hương”… để bộc lộ nỗi lòng mình. Đây cũng là tâm trạng chung của những người phải xa quê sang xứ người, Nguyễn Du cũng có nhiều câu thơ thể hiện nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê như vậy :

“Vạn lý hương tâm hồi thủ xứ Bạch vân nam hạ bất thăng đa”

(Lòng nhớ quê nhà cách xa vạn dặm, quay đầu nhìn lại Phía nam mây trắng nhiều không kể xiết)

(Ngẫu hứng)

Ngoài tình cảm yêu quê hương đất nước, thơ Đoàn Nguyễn Tuấn còn thể hiện tình cảm với gia đình và bè bạn sâu đậm.

Ở thành Quảng Châu, tới ngày giỗ thân phụ không thể về, tình nghĩa mẹ cha hòa cùng nỗi nhớ nhung chất chứa khiến nhà thơ không cầm nổi giọt lệ:

Hà đương bất tỉnh thân, Độc tác tha hương khách. Đối nhân cưỡng ngôn ngữ, Đê, thủ lệ ám trích.

Hữu, sinh phụ thù lao,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022