Con Người Với Nỗi Niềm Trăn Trở Trên Con Đường “Hoạn Lộ”

Lâm thời trướng liêu cách. Phụ hề tối niệm nhi,

Thiên biên thùy giám cách.” (Sao ta không biết xét lại mình, Đơn chiếc làm khách quê người?

Trước mặt người gượng trò chuyện, Cúi đầu lệ nhỏ thầm.

Từ lúc sinh ra đã phụ công ơn nuôi nấng,

Tới ngày cúng giỗ, buồn nỗi cách biệt xa xôi. Cha hỡi, nên thấu nỗi tình con,

Xin chứng lòng thành cho đứa con ở chân trời này!)

(Tiên khảo húy nhật cảm tác – Cảm xúc nhân ngày giỗ cha)

Bài thơ diễn tả xúc động tâm trạng của thi nhân về bổn phận làm con trước ngày giỗ cha. Ngày quan trọng này mà vẫn phải rong ruổi nơi xứ người không thể về khiến thi nhân cảm thấy day dứt trong lòng. Trước mặt mọi người ông vẫn gượng trò chuyện nhưng thẳm sâu trong lòng thì không sao tránh được những giọt nước mắt nghẹn ngào.

Cùng với những vần thơ thể hiện tình cảm với cha mẹ, Đoàn Nguyễn Tuấn còn có những bài thơ dành tặng bè bạn. Trong cuộc đời mình, Đoàn Nguyễn Tuấn có một tình bạn đẹp với Nguyễn Đề – người đã cùng ông đèn sách, hàn huyên tâm sự suốt bao năm trời :

“Dữ quân các biện tâm đầu sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Thủy điểu chung mang, dã hạc nhàn”

(Cùng ông, ta rò tâm sự của nhau,

Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 4

Chim nước bận miết, hạc nội lại nhàn)

(Họa Nguyễn hàn lâm viện “Hành lộ nan” chi tác) Với Quế Hiên, Hải Ông cũng dành một tình cảm đẹp như người tri kỉ:

“Công tế huề quân thanh thưởng xứ, Mai biên bôi tửu, trúc biên cầm.”

(Xong việc công, dắt tay anh đến chốn thưởng ngoạn thanh tao, Chén rượu bên cành mai, cây đàn bên khóm trúc)

(Kỷ Dậu trọng thu thượng cán, nghinh tiếp sách sứ, tâm hữu Nguyễn Quế Hiên tặng thi nhị thủ y vận đáp)

Đoàn Nguyễn Tuấn cũng rất chu đáo, ân cần với Ninh Tốn. Hai người cũng có nhiều kỉ niệm khó quên khi từng cùng nhau xuôi ngược khắp chân trời góc bể:

“Cửu thiên lý lộ trùng du khách, Nhất bách quang âm bán lão thì. Hải giác sâm si tha nhật tứ, Cộng thùy bôi tửu điểm xuân y?”

(Trên đường chín ngàn dặm từng là khách hai lần qua lại, Trong còi đời trăm năm, nay đã tới tuổi sắp già.

Phảng phất nhớ lại ngày nơi chân trời góc biển, Đã cùng ai vì một chén rượu mà cầm cố áo xuân)

(Vãn Ninh Tốn – Viếng Ninh Tốn)

Như vậy, tình yêu quê hương, gia đình, bè bạn là những tình cảm thiêng liêng nhất, chiếm trọng trái tim của thi nhân. Đó là những tình cảm mà ông thương yêu, mong nhớ, trân trọng và tự hào. Tình cảm ấy lại gắn với thời Tây Sơn – một mốc son trong lịch sử dân tộc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc cho rằng: “Đối với lịch sử, giai đoạn Tây Sơn giống như một tia chớp lóe sáng. Tuy vậy nó vẫn có tiếng vang sâu xa trong đời sống tinh thần của dân tộc, mà văn học Tây Sơn mang một chừng mực nào đó có thể coi là tấm gương phản chiếu những thành tựu rực rỡ của phong trào vĩ đại này” [7, 9]. Dưới một triều đại với nhiều chiến thắng vẻ vang như vậy, các sứ thần Tây Sơn đều mang

trong mình niềm lạc quan, lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Đoàn Nguyễn Tuấn cũng không ngoại lệ, ông có rất nhiều bài thơ ngợi ca triều đại Tây Sơn, ngợi ca người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, đặc biệt phải kể đến những bài ông viết họa đáp với các văn quan, sứ thần Trung Hoa:

“Khách vấn An Nam cảnh nhược hà? An Nam phong cảnh dị Trung Hoa.

Vi trần bất động sơn hà oánh; Bát tiết như xuân thảo thụ hoa. Thực thiều tỳ ma, đa thúc túc;

Y khinh mao cách, trọng lăng la. Tuy nhiên đại hữu tương đồng xứ, Lễ nghĩa văn chương tự nhất gia.”

(Khách hỏi An Nam phong cảnh ra sao? Phong cảnh An Nam khác với Trung Hoa. Mảy bụi không gợn, núi sông trong sáng, Tám tiết đều xuân, cây cỏ tươi hoa.

Thức ăn ít độn, ăn nhiều thóc gạo;

Đồ mặc: khinh lông, da; ưa chuộng lượt là. Tuy vậy có chỗ giống nhau rất lớn:

Văn chương lễ nghĩa giống như một nhà!) (Vấn đáp – Trả lời câu hỏi)

Với những câu thơ trực tiếp miêu tả cảnh vật thiên nhiên, sông núi, ẩm thực, thời tiết, trang phục của nước Việt, Đoàn Nguyễn Tuấn không chỉ cho thấy vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc, vẻ đẹp trong nét văn hóa, phong tục tập quán lâu đời của người Việt mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Đây cũng là cảm xúc chung của những sứ thần thời này. Trong Tinh sà kỷ hành của Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn cũng đã từng nói: “Tòng lai ngô quốc

sứ Hoa vị hữu như thử chi kỳ thả vinh giả!” (Trước giờ, người mình đi sứ Tàu chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang vậy!).

Như vậy, trên lộ trình muôn dặm, tình cảm đối với quê hương, đất nước, gia đình lại càng dâng lên mạnh mẽ, sâu xa hơn bao giờ hết trong lòng thi nhân. Tình cảm ấy giúp Hải Ông vơi bớt những khó khăn, nhọc nhằn trên con đường xa quê, xa nhà.

2.3. Con người với nỗi niềm trăn trở trên con đường “hoạn lộ”

Không chỉ là niềm tự hào, tinh thần lạc quan, khí thế chiến thắng cùng nỗi ngậm ngùi dâu bể, thơ Đoàn Nguyễn Tuấn còn phảng phất những nỗi niềm tâm tư khó nói thành lời. Tâm trạng đó xuất hiện khi nhà thơ đã trải qua một quá trình trải nghiệm, chiêm nghiệm.

Thời đại thay đổi, khi hầu hết các trí thức còn đương ngơ ngác trước những ngả đường xuất xử khác nhau thì việc ra làm quan cho triều Tây Sơn đã mở ra cho Đoàn Nguyễn Tuấn một hướng đi mới. Ông được đánh giá là một nhà thơ, một sứ thần có đóng góp không nhỏ cho nền bang giao Việt Nam thời Tây Sơn. Đoàn Nguyễn Tuấn là cái tên khi nhắc đến công việc bang giao thời này người ta không thể không kể đến. Như vậy, “chí làm trai” coi như đã thực hiện được đôi phần. Thế nhưng, ở Đoàn Nguyễn Tuấn ta lại thấy ông luôn mang trong mình một nỗi niềm u uẩn thầm kín, có không ít lần ông tỏ ra ân hận khi trót bước chân vào con đường khoa hoạn:

“Nghiêm quân tị thế vòng, Ngã ngộ nhâp trần khuyên.”

(Lúc cha ta đã tránh khỏi lưới đời, Thì ta lại lầm sa vào vòng trần lụy)

(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm – Cảm nghĩ khi trông công đường cũ

ở làng Triều Khẩu)

Nỗi ân hận khi “lầm sa vào vòng trần lụy” còn được thể hiện khi Đoàn Nguyễn Tuấn làm thơ viếng Ninh Tốn. Nghĩ về người bạn tri kỉ nay đã trút bỏ được “chốn phong trần”, ông như mừng thầm cho bạn, nhưng khi ngẫm về bản thân, ông không giấu được nỗi ngậm ngùi trong lòng:

“Thích tài cộng tác thiên biên khách, Kim dĩ tiên vi địa hạ nhân.

Vân vật tùy quân quy bích lạc; Hình hài giao ngã trệ phong trần.”

(Vừa mới cùng nhau làm khách bên trời. Nay đã đi trước làm người dưới đất.

Mây khói theo ông về vòm trời xanh biếc; Hình hài khiến tôi còn đọng chốn phong trần.)

(Vãn Ninh Tốn – Viếng Ninh Tốn) Nguyễn Khuyến cũng đã từng có bài thơ khóc bạn:

Ai chẳng biết chán đời là phải, Vội vàng sao đã mải lên tiên.

(Khóc Dương Khuê)

Nguyễn Khuyến khóc thương cho người bạn tri kỉ của mình, ông nhớ lại những kỉ niệm gắn bó bên nhau, cùng nhau dốc bầu tâm sự. Xót thương bạn đồng thời Nguyễn Khuyến cũng xót thương mình. Câu thơ “Ai chẳng biết chán đời là phải” thể hiện một cách kín đáo, sâu sắc tâm sự của một nhà nho về thời thế. Đoàn Nguyễn Tuấn khi viếng Ninh Tốn cũng không giấu được nỗi ngậm ngùi khi vừa mới đây còn cùng nhau làm “khách bên trời”, đàm đạo văn chương, sẻ chia ngọt bùi mà giờ bạn đã theo làn mây khói ra đi còn mình vẫn vướng bận chốn bụi trần.

Không chỉ riêng Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Du cũng đã có lần bày tỏ sự chán ngán chốn quan trường. Nhớ đến câu “Nhất quan bôn tẩu phong trần mạt” của Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc:

“Nhất quan bôn tẩu phong trần mạt, Bách tải xâm tầm điện lộ trung.

Kỷ đóa hoàng hoa khai cựu kính, Sổ hành bạch phát cảnh suy ông. Tang bồng vận sự tâm đô lãnh,

Chung đỉnh tiền triều mộng diệc dung.”

(Một chức bôn tẩu ở tận cuối làn gió bụi,

Trăm năm thấm thoắt trong khoảng chớp giật móc sa. Mấy đóa cúc vàng nở trên luống cũ;

Vài hàng tóc bạc nhắc nhở ông già.

Chuyện đẹp tang bồng, lòng đều nguội lạnh; Triều xưa chung đỉnh, cũng biếng chiêm bao.)

(Thu, dư nhập Kinh, đông mạt thủy qui, nhân ức Tố Như thị “Nhất quan bôn tẩu phong trần mạt” chi cú triền thành tứ vận – Mùa thu ta vào Kinh, cuối đông mới về, nhân nhớ câu “Nhất quan bôn tẩu phong trần mạt” của Tố Như thị bèn dàn thành bốn vần)

Thời gian qua nhanh mà dấu chân còn in trên màu tóc. Giờ đây ngẫm lại chặng đường bôn ba của mình, ông nhớ về một thời trai trẻ từng ôm mộng tang bồng và giấc mơ chung đỉnh. Đó từng là hi vọng, chí lớn lẫy lừng bốn phương, tung hoành dọc ngang khắp trời đất, giúp nước, giúp đời. Nhưng tất cả chỉ còn là hồi ức đẹp trong quá khứ, còn nay thì “lòng đều nguội lạnh”, ngay cả chiêm bao cũng biếng, không còn muốn mơ mộng nữa. Vậy tại sao ông lại có suy nghĩ như thế, nỗi niềm u uẩn ấy là do đâu?

Phải chăng ông cảm thấy hối hận khi bước chân vào con đường làm quan ngược xuôi khắp chốn chưa làm tròn chữ hiếu? Ngay cả ngày giỗ cha cũng không thể về thực hiện đạo làm con:

“Thê nhi hào tố tịch. Đệ muội dữ thân cố, Lân lý đồng ai thích. Hà đương bất tỉnh thân,

Độc tác tha hương khách.”

(Vợ con gào khóc bên chiếu vắng.

Em trai, em gái cùng các thân bằng, cố hữu, Thêm cả làng xóm, ai cũng xót thương !

Sao ta không biết xét lại mình, Đơn chiếc làm khách quê người?

(Tiên khảo húy nhật cảm tác – Cảm xúc nhân ngày giỗ cha)

Nhưng dám hi sinh tình nhà vì nghĩa nước lâu nay vẫn thường là lựa chọn của đấng trượng phu. Và cảm giác khi không làm tròn đạo làm con ấy cũng chỉ là sự day dứt, tự trách bản thân chứ không thể là nỗi ân hận, cho mình là kẻ lầm đường khi làm quan. Vậy phải chăng là do ông cảm nhận được những hiểm nguy trên con đường làm quan? Đỗ đạt làm quan và được vua cử đi sứ có thể nói là điều rất đáng tự hào nhưng cũng lắm hiểm nguy, vất vả:

“Mộ túc Trịnh Châu thành, Triều độ Trăn Vị thủy.

Mã bồi xa diệc phúc,

Dư phương mông đầu thụy. Khởi lai xý xa trung,

Nê ninh ô y lý.”

(Tối trọ ở thành Trịnh Châu.

Sáng qua đò sông Trăn Vị.

Bỗng ngựa ngã rồi xe cũng nhào, Giữa lúc ta đang trùm đầu ngủ.

Choàng dậy, nghển nhìn trong xe : Bùn đất lấm cả giày, áo.)

(Độ Trăn Vị xa phúc, mạn thành – Qua sông Trăn Vị, xe bị đổ, viết phiếm) Ngày xưa đường đi còn khó khăn, phải vượt qua bao chặng đường, bao chốn rừng thiêng nước độc cộng thêm phương tiện thô sơ. Mỗi chuyến đi sứ kéo dài hàng tháng, hàng năm chứ không phải hai, ba ngày. Đoàn Nguyễn Tuấn bày tỏ chân thực hành trình đi sứ đầy gian nan, vất vả nhưng không có nghĩa là ông kể khó ngại khổ, muốn dừng chân, bỏ cuộc. Không phải là những hiểm nguy trên đường trường vậy điều khiến ông e ngại phải chăng là ở chốn quan trường? Nhận được tin tức người bạn thân của mình, ông vô

cùng vui mừng:

“Ngã tự Nam qua, phục Bắc hành, Phỏng quân tin tức thập phần ninh. […]

Miễn quân gia tận cư quan pháp,

Châu Lĩnh, Hồng Sơn, nguyệt chính mình.”

(Ta tự miền Nam về, lại đi lên Bắc, Hỏi thăm tin ông, mười phần bình yên. […]

Khuyên ông nên cẩn thận về phép tắc làm quan hơn nữa, Đỉnh Châu, non Hồng, vầng trăng đương độ sáng tỏ.)

(Ký Nghệ An thư ký – Gửi ông thư ký Nghệ An)

Biết bạn mình “mười phần bình yên”, Đoàn Nguyễn Tuấn như thở phào nhẹ nhòm, đồng thời không quên khuyên bạn mình càng phải cẩn thận hơn

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí