thứ nhất để tái hiện, làm sống lại lịch sử một cách khách quan, chân thực, đảm bảo nguyên tắc thể loại. Sự cách tân trong việc tổ chức nhiều điểm nhìn khách quan và chủ quan, kiến tạo nên nhiều lớp trần thuật qua nhiều hình thức người kể chuyện phong phú được đan cài, di chuyển từ điểm nhìn toàn tri sang điểm nhìn hạn tri của các nhân vật qua các ngôi kể đã thể hiện sự cố gắng của các nhà văn trong việc đổi mới thể loại.
Tóm lại, bố cục trần thuật có sự đổi mới, đan xen, kết hợp, di chuyển từ điểm nhìn toàn tri ẩn mình sang nhiều điểm nhìn chủ quan hạn tri của các nhân vật, làm người đọc hiểu sâu sắc hiện thực lịch sử và đối thoại với nhiều nhân vật lịch sử của quá khứ, làm tăng tính chân thật lịch sử, đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc thể loại. Qua sự di chuyển điểm nhìn của chủ thể trần thuật toàn tri ẩn mình ở ngôi thứ ba sang điểm nhìn của các nhân vật, đặc biệt là chọn nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”, “ta” ở ngôi thứ nhất, nhà văn đã tạo ra những đối thoại, tương tác lượt lời của các “dòng ý thức” độc lập, làm tăng tính đối thoại ngay trong sự độc thoại nội tâm của chính nhân vật lịch sử, phân tích sâu sắc tâm lý nhân vật. Sự di chuyển điểm nhìn nói trên làm cho nòng cốt thể loại luôn vận động linh hoạt, uyển chuyển, nhịp nhàng, không “đông cứng lại”. Điều này thể hiện những nỗ lực đáng kể trong việc cách tân thể loại TTLS của các nhà văn từ sau Đổi Mới (sau 1986) đến nay.
3.3.2. Ngôn ngữ chính luận
Ba xu hướng đều sử dụng lớp từ ngữ chính trị mang phong cách chính luận để phục hiện nhân vật lịch sử có thật, tường thuật sự kiện lịch sử có nhật, làm sống lại lịch sử dân tộc, thể hiện quan điểm chính trị sâu sắc.
Trong TTLS, ngôn từ là chất liệu xây dựng các hình tượng nghệ thuật giàu hình ảnh, cảm xúc thẩm mỹ có tác động sâu sắc, bồi dưỡng, thanh lọc tâm hồn, hướng đến những tình cảm thẩm mỹ, nâng cao phẩm cách, sáng tạo, cải tạo các hoạt động sống theo cái đẹp, cái thiện: “Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, con người dễ nhận ra cái hay cái đẹp của văn chương, có được những kinh nghiệm thẩm mỹ để nhìn ra cái đẹp đời sống xã hội và tâm hồn con người. Văn học... nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ”, “làm cho con người biết yêu quý, trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết căm ghét cái xấu, cái ác”, “giúp con người vươn đến cái đẹp, cái hoàn thiện, nhân đạo hóa con người, làm con người trở thành Người hơn”, “ứng xử phù hợp với tình thương, trách nhiệm, phù hợp với những yêu cầu chính đáng của những hoàn cảnh lớn nhỏ có tính lịch sử cụ thể” [202; 217, 222]. Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng để tạo nên tác phẩm, tôi làm rõ một số đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ qua tác phẩm tiêu biểu như “Tám triều vua Lý”, “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải.
Trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải, lớp từ ngữ mang phong cách chính luận cũng được dùng nhiều nhằm mục đích giáo huấn, truyền cho người đọc tinh thần dân tộc Việt, niềm tin yêu, tự hào về nền văn hiến, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc, các quan điểm chính trị sâu sắc, những bài học kinh nghiệm của lịch sử được đúc rút từ các cuộc đấu tranh cách mạng, bảo vệ đất nước của các vị vua sáng suốt, các bậc anh hùng và nhân dân ở thời Lý để vận dụng vào cuộc sống hiện tại. Tiếp xúc với lớp từ ngữ
chính trị dày đặc để xây dựng các hình tượng nghệ thuật trong Tám triều vua Lý, người đọc còn nghiệm ra hệ thống lý luận chặt chẽ về xây dựng tổ chức, chính quyền cách mạng, đạo trị bình, nghệ thuật quân sự, các bài học nhân sinh thế sự, đạo lý làm người qua các nhân vật lịch sử như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành.... Các từ ngữ chính trị như “quân”, “binh”, “dân”, “quốc thổ”, “quốc gia”, “nước nhà” giàu hình ảnh và sức biểu cảm trong các luận điểm, luận cứ của từng đoạn và các đoạn miêu tả lời của các nhân vật lịch sử chính diện được liên kết chặt chẽ, mạch lạc, hài hòa trong giọng điệu hùng hồn, hào sảng, làm sống lại lịch sử dân tộc, các cuộc kháng chiến chống giặc Tống và giặc Chiêm oanh liệt, hào hùng của cha ông ta, ví như lời của vua Lý Thái Tông: “Tống Chân tông cũng lá mặt lá trái, xúi giục đám quân man Tống do hai tên đầu lĩnh Dương Trường Huệ và Đoàn Chí Kính đem cả chục vạn binh cùng chục vạn dân đi theo hôi của, đã bị tiên đế đánh tan tác đám quân Tống gồm hai chục vạn, bắt sống tới năm ngàn lừa ngựa, khiến nhà Tống thảm bại” và vua răn dạy: “Quốc thổ là việc quan trọng bậc nhất đối với mỗi quốc gia. Các khanh còn trẻ, phải ý thức đầy đủ việc này, bởi mai đây các khanh sẽ là những cây trụ vững chắc của nước nhà” [121; 728- 730]. Qua lớp ngôn từ chính luận đậm chất giáo huấn, ta nhận ra đây là các giá trị gốc rễ, nguồn cội có sức sống lâu bền với quốc gia dân tộc để con người hôm nay tìm về với lịch sử dân tộc thời Lý, có những bước đi mới mà luôn cẩn trọng, tránh những sai lầm, thất bại của lịch sử.
Trong “Tám triều vua Lý”, ta thấy đoạn văn, ý được lặp lại nhiều lần trong tác phẩm qua nghệ thuật điệp ngữ, truyền lại quan điểm chính luận cho đời sau: nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của các thế hệ sau phải xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước: “đất nước được tạo dựng cả mấy ngàn năm thuần bằng công sức và máu xương của nòi giống Lạc- Hồng, do vậy, các tiên đế đều có di ngôn phải giữ lấy từng tấc đất, từng ngọn cỏ lá cây của núi sông ta” [121; 307]. Qua tác phẩm, ta thấy nhiều từ ngữ chính trị có ý nghĩa thiêng liêng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm như “đất nước”, “Đại Việt”, “dân tộc”, “binh lính”, “thần dân”, “ “núi sông ta”, “Mảnh giang sơn này”.. được chọn lọc kỹ, tạo nên các câu văn dài ngắn đan xen, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, sắc sảo, chuẩn mực, thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, truyền thống nhân đạo, chính nghĩa của dân tộc Đại Việt ở giai đoạn nhà Lý lãnh đạo đất nước, có sức lay động sâu sắc. Các câu và vế câu được tạo nên từ những từ ngữ chính trị và các phép liên kết (nối, lặp, thế) các ý chặt chẽ, kết hợp với các phép tu từ điệp ngữ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ,...thể hiện rõ tư tưởng, lập trường chính trị của nhân vật. Lớp ngôn từ chính luận thể hiện rõ lập trường chính trị của dân tộc chống giặc Chiêm và Tống xâm lược. Quan điểm chính luận ấy còn được lặp lại ở nhiều trang viết khác để truyền lại bài học giữ nước, truyền thống yêu nước, bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Đại Việt. Nhìn chung, quan điểm chính trị này đến nay có ý nghĩa thời sự ở mọi thời đại, nhắc nhở con cháu phải biết ơn quá khứ, xây dựng đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 11
- Giáo Huấn Về Vấn Đề Đại Đoàn Kết Dân Tộc
- Các Hình Thức Nghệ Thuật Nổi Bật Của Tiểu Thuyết Lịch Sử Dụ Ngôn Hóa Sử Liệu
- Khái Lược Về Xu Hướng Tiểu Thuyết Lịch Sử Đối Thoại Với Sử Liệu
- Nội Dung Luận Giải Cụ Thể Trên Tinh Thần Đối Thoại
- Đối Thoại Về Lịch Sử Kết Đọng Trong Chiều Sâu Số Phận Con Người
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Trong “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải, ta thấy lớp ngôn từ chính luận được dùng dày đặc, để các nhân vật có thật đối thoại về một sự kiện lịch sử hay vấn đề chính trị hoặc chủ trương, chính sách theo một quan điểm chính trị nhất định. Đó là lớp ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong các cuộc hội họp cung đình, các cuộc ngoại giao, đối thoại giữa vua quan, tướng lĩnh trong triều và nhân dân tìm kế sách chống giặc Mông- Nguyên, xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh. Ví dụ như ngôn ngữ đối thoại qua các từ ngữ chính trị dày đặc được dùng để miêu tả Trần Nhật Duật trong sự kiện chống quân xâm lược Mông- Nguyên theo quan điểm chính luận mang tính đối thoại, đảm bảo nguyên tắc thể loại để tô đậm hành động, việc làm, lời nói, suy nghĩ theo quan điểm chính trị đúng đắn: tận tụy, hết lòng vì dân, trung thành với Tổ quốc, thấm nhuần binh pháp của Hưng Đạo, phụng sự hết mình trong 3 cuộc chiến chống Mông- Nguyên. Hoàng Quốc Hải diễn đạt nhiều câu văn dưới hình thức của các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp như câu đơn, câu ghép, câu phức, câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu đơn mở rộng thành phần và các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến phù hợp với mục đích nói, chứa đựng “ý chí sáng tạo thống nhất, một lập trường nhất định có thể gây được phản ứng đối thoại” về các vấn đề lịch sử [272; 67]. Các kiểu câu phong phú, đa dạng ấy làm tăng sắc thái biểu cảm và diễn đạt chính xác, cô đọng, hàm súc, sinh động các vấn đề lịch sử nhằm truyền tải các nội dung giáo huấn cụ thể. Qua lớp ngôn từ thẩm mỹ miêu tả thế giới hình tượng trong “Bão táp triều Trần”, người đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp bi tráng, hào hùng, đời sống tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn, phẩm cách cao đẹp, trí tuệ mẫn tiệp, sự gan dạ, dũng cảm, mưu trí của con người Việt Nam trong quá khứ sống vì quê hương đất nước, quên mình vì vận mệnh của quốc gia dân tộc trước các biến cố, xung đột của lịch sử.
Bàn về đặc điểm riêng nổi bật của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu nhằm giáo huấn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân khẳng định: “Đặc trưng của tiểu thuyết giáo huấn là những lời răn dạy của tác giả đưa ra, bằng lời người kể và lời nhân vật. Trong TTLS của Hoàng Quốc Hải có nhiều chỗ như thế”, “ngôn ngữ đối thoại của TTLS giáo huấn,... là đối thoại với NGƯỜI ĐỌC”[75]. Ví dụ như trong Tám triều vua Lý, ta thấy lời dăn dạy, giáo huấn về đạo trị bình làm quốc thịnh dân an, là quốc sách để quy tụ lòng dân và giữ nước của Lý Thái Tổ truyền lại hậu thế được gói gọn trong ba chữ “TỪ - KIỆM - KHIÊM”. Lời giáo huấn ấy là bài học về tình yêu thương, nhân từ, hướng thiện, đức cần kiệm, khiêm nhường, cung kính mà người kể chuyển đã giảng giải rất cặn kẽ: Ba chữ kia hiểu theo nghĩa đen của nó là “lòng yêu người, yêu vật và biết động tâm tới cảnh ngộ éo le của người khác, biết chia sẻ và giúp đỡ không phân biệt người đó là ai” và “cần kiệm là khi làm việc thì chuyên chú hết lòng. Khi chi tiêu thì dè sẻn, không hoang phí. Người cần kiệm là người sống có trách phận với bản thân, với cả xã hội nữa”, “vua thương dân thì dân sẽ vì vua mà làm hết trách phận để cho nước mạnh” [121; 578].
Nhìn chung, cá tính sáng tạo của Hoàng Quốc Hải thể hiện ở lối tư duy chính luận độc đáo, mang tính “nguyên tắc”, dùng nhiều phép tu từ ở các cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, tạo nên các kết cấu ngôn ngữ mới để miêu tả các “nội dung mới” của đời sống theo tư tưởng đối thoại. Qua các tác phẩm của ông, ta thấy lớp ngôn ngữ chính trị thể hiện quan điểm chính luận khi bàn về các lĩnh vực như chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, mỹ học, triết học…được sử dụng dày đặc trong tác phẩm để bàn bạc việc chống giặc giữ nước, truyền bá tư tưởng, quan điểm phục vụ nhân dân, vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì thế, giọng điệu, cấu trúc, chức năng của nhiều câu văn mang tính đối thoại sâu sắc, giáo huấn, tuyên truyền, vận động, hướng xã hội theo lập trường chính trị của người công dân yêu nước, luôn suy nghĩ và hành động vì nhân dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc đất nước trong lúc hòa bình; khi Tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng chiến đấu đến cùng để chống lại kẻ thù xâm lược. Nhiều câu văn lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, hùng hồn, thể hiện lối tư duy sắc sảo trong các cuộc đấu tranh xã hội chống thù trong giặc ngoài.
3.3.3. Thời gian tuyến tính biên niên sử
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, thời gian nghệ thuật được định nghĩa “là một hình tượng nghệ thuật sinh động gắn liền với sự miêu tả và trần thuật của nhà văn từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian, cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian và được biết qua thời gian trần thuật” [125; 322]. Thời gian nghệ thuật gồm 2 hình thức cơ bản là thời gian tuyến tính khách quan của lịch sử và các lớp thời gian đa chiều mang tính hư cấu, mang tính quan niệm, ước lệ (gắn với thời gian tâm lý, thời gian tự nghiệm, thời gian sinh hoạt của nhân vật). Thời gian nghệ thuật là “thời gian kép” của thời gian cái được kể và thời gian của hành động kể, có mối quan hệ gắn chặt với thời gian câu chuyện- thời gian diễn biến của các sự kiện.
Thời gian tuyến tính được trần thuật thẳng theo chiều của thời gian vật lý vận hành theo quy luật của tạo hóa với các mốc thời gian biên niên cụ thể gắn với sự kiện lịch sử nào xảy ra trước thì kể trước, sự kiện nào xảy ra sau thì kể sau, không thể hư cấu, không thể đảo ngược trật tự của các mốc thời gian thực gắn với sự kiện lịch sử có thật đã được chính sử ghi chép. Nhờ mạch thời gian tuyến tính, người đọc hình dung, nắm bắt được cốt truyện của các bộ TTLS đồ sộ viết về nhiều triều đại với vô vàn các nhân vật, sự kiện có thật trong quá khứ mà không bị rối. Chúng tôi sẽ làm rõ mạch thời gian tuyến tính trong tác phẩm “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải.
Thời gian nghệ thuật trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải là thời gian tuyến tính khách quan của lịch sử, có tính biên niên, trôi chảy liên tục một đi không trở lại, mà không thể đảo ngược trật tự thời gian, không thể xuyên tạc các mốc thời gian biên niên gắn với nhân vật, sự kiện có thật của quá khứ bởi “tính chân thật, khách quan của lịch sử” là nguyên tắc hàng đầu của thể loại. Đó là khoảng thời gian nhà Lý nắm ngôi nước từ thời điểm bắt đầu vào năm 1010 và thời điểm kết thúc vào năm 1225 với nhiều sự kiện lịch sử có thật gắn với các năm cụ thể. Ta thấy thời gian câu chuyện kéo dài trong 216 năm. Thời gian tuyến tính được thể hiện rõ nhất trong việc kể tuần tự theo mạch thẳng về thứ tự của
từng đời vua Lý lãnh đạo đất nước với các mốc thời gian biên niên sử mà không thể hư cấu, không thể đảo ngược trật tự trước sau, đầu tiên là vua Lý Thái Tổ, các đời vua tiếp theo là Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông. Hoàng Quốc Hải kể về 8 đời vua Lý với vô vàn sự kiện lịch sử có thật diễn ra ở nhiều thời điểm, thời đoạn khác nhau, có lúc nhà văn rút ngắn thời gian bằng việc lược thuật qua các câu ngắn gọn để kể vắn tắt thời gian sự kiện mà vẫn đảm bảo tính liên tục về thời gian trong Tám triều vua Lý: “Nhà vua vừa tức vị tháng 10 năm 1010, thì tháng 2 năm 1011 đã... đi đánh giặc ở Ái Châu. Cuối năm 1012 lại dẫn đại quân đi chinh thảo Châu Diễn. Năm 1013 lại tự mình cầm quân tiến đánh châu Vị Long. Năm 1014 bình giặc man Tống trên châu Bình Lâm. Mùa xuân năm 1015 lại dẹp các châu Đô Kim, Vị Long, Thường Tân, Bình Nguyên” [121; 314]. Nhìn chung, nét nổi bật trong nghệ thuật tổ chức các lớp cấu trúc thể loại chính là thời gian tuyến tính khách quan mang tính “biên niên sử”, thường gắn với thời gian lịch sử của các triều đại. Thời gian tuyến tính có chức năng xâu chuỗi các sự kiện lịch sử có thật ở tác phẩm trong cái khung thời gian lịch sử có thật của quá khứ với các mốc năm tháng cụ thể.
Trong trục thời gian tuyến tính biên niên, nhà văn kết hợp các hình thức lược thuật, dự thuật, đảo thuật, đồng hiện thời gian đan xen, luân phiên, hoán đổi liên tục khi kể về các sự kiện có thật và các nhân vật lịch sử mà vẫn đảm bảo mạch thời gian khách quan của lịch sử. Đặc biệt là mốc thời gian tuyến tính khách quan của lịch sử gắn với sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô được lặp đi lặp lại, tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về quyết định dời đô thể hiện tầm nhìn xa rộng của vua Lý và phù hợp ý Trời, lòng dân: “đúng giờ dần ngày mười tháng bảy năm Canh Tuất (1010) vua Thuận Thiên tạm biệt dân chúng thành Hoa Lư để về Đại La”, “Xế trưa ngày mười hai tháng bảy năm Canh Tuất đoàn thuyền về tới chân thành Đại La” [121; 137- 141]. Nhìn chung, tác giả đã đưa vào tác phẩm những sự kiện lịch sử có thật, trần thuật đúng theo kiểu biên niên khách quan bằng việc sắp xếp những sự kiện lịch sử có thật ấy hiện diện gắn với mốc thời gian của năm cụ thể đã cố định, bất biến, không thể thay đổi, ứng với các sự kiện lịch sử có thật ấy được ghi chép trong sử liệu.
Bên cạnh hình thức lược thuật được tổ chức bên trong trục thời gian tuyến tính, nhà văn còn dùng hình thức dự thuật kể về các sự việc sẽ xảy ra trong tương lai qua giấc mơ, với độ lệch thời gian là 8 năm, gắn với sự kiện vào năm 1020, vua Lý Thái Tông đi đánh giặc Chiêm có vào trú tại đền Đồng Cổ ở Đan Nê được thần phù hộ cho thắng trận và báo mộng để phòng loạn “tam vương”, đến năm 1028, quả thật đúng là ba vương nổi loạn tranh ngôi báu khi vua Lý Thái Tổ sắp qua đời [121; 257] và sự kiện ba vương nổi loạn được kể lặp lại nhiều lần để xoáy sâu, làm nổi bật sự kết hợp thời gian tuyến tính biên niên và thời gian đa chiều gắn với thời gian ảo của giấc mơ và thời gian tự nghiệm của nhân vật cùng thời gian thực tế xảy ra sự kiện này. Đang kể về sự kiện năm 1031, Hoàng Quốc Hải lại dùng hình thức đảo thuật quay ngược về quá khứ trong thời gian “cảnh tượng” đối thoại của nhân vật có cả sự đồng hiện thời gian của quá khứ năm 938, 981và hiện tại “lúc nãy”
trong lời đối thoại của vua Thái Tông với “độ lệch pha thời gian” là “hơn một ngàn năm” và “đúng 43 năm”: “Năm 938, tướng giặc nam Hán kéo vào cửa sông Bạch Đằng. Ngô vương biết mưu giặc nên đã lập sẵn thế trận, đóng cọc lim vót nhọt, đầu bịt sắt, chờ nước lên nhử giặc tràn vào... Chính là chạy ra bãi cọc lúc nãy đã nhô cả mũi lên rồi. Từ đấy, nước nhà giành được quyền tự chủ sau hơn một ngàn năm bị người Tàu đô hộ. Lại năm Tân Tỵ (981), đúng 43 năm sau, nhà Tống theo đường biển vào xâm lăng nước ta, giặc Tống cũng bị Lê Hoàn dìm chết tại cửa sông Bạch Đằng” [121; 477]. Nhà văn dùng hình thức đảo thuật để nhân vật kể lại thời gian quá khứ về các sự kiện vào năm 1040, vua Lý Thái Tông “dạy các cung nữ tự sản xuất được vải gấm, truyền nghề cho dân nước đến tận ngày nay” [121; 168]. Nhìn chung, thời gian tuyến tính với các mốc thời gian thực được biên niên cụ thể gắn với sự kiện, nhân vật có thật đã được chính sử ghi chép. Một trong những tiêu chí hình thức nghệ thuật đặc trưng là hình thức tổ chức thời gian tuyến tính khách quan theo mạch thẳng, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự thật lịch sử trong cấu trúc thể loại.
Tiếp theo trục thẳng của mạch thời gian tuyến tính, nhà văn dùng hình thức lược thuật thời gian mà vẫn đảm bảo tính liên tục của thời gian khách quan với các mốc thời gian biên niên: “năm 1029 đánh giáp Đãn Nãi, năm 1031 đánh Châu Ái. Năm 1037 đánh đạo Lâm Tây. Năm 1039 đánh Nùng Tồn Phúc” [121; 578]. Hình thức lược thuật giúp người kể chuyện tái hiện lại sự kiện lịch sử với “độ lệch” thời gian “gần tám chục năm” mà không làm gián đoạn mạch thời gian tuyến tính theo trục thẳng: “cuộc chiến tranh do Tống Thái tông phái binh đánh Lê Hoàn cách đây gần tám chục năm bị đại bại” [121; 271]. Tiếp theo trục thời gian tuyến tính là sự kiện năm 1042, đây là thời gian nhà Lý ban hành Bộ Hình thư để lãnh đạo đất nước [121; 722] và sự kiện này được kể lặp lại nhiều lần, là cơ sở để nhà văn tổ chức “cảnh tượng” trong thời gian nhân vật đối thoại với nhau về luật pháp và đường lối lãnh đạo đất nước của nhà Lý [121; 200]. Sau hình thức đảo thuật, qua thời gian “cảnh tượng” trong lời đối đáp của nhân vật Kim Thiên Mai thái hậu, người đọc nhận ra mạch thời gian tuyến tính với sự kiện lịch sử diễn ra vào năm 1044 và 1069: cuộc chiến Chiêm- Việt, Lý Thường Kiệt đã bắt được vua nước Chiêm là Chế Củ [121; 559, 560; tập 4, 28]. Nhìn chung, trục thời gian tuyến tính gắn với các năm cụ thể chỉ tạo khung nền, tạo “đường viền, là môi trường” để cho các nhân vật hoạt động. Những sự kiện ghi theo kiểu thời gian biên niên sử gắn với các mốc thời gian của các năm cụ thể là những sự kiện có thật được sử liệu ghi chép một cách khách quan, xác tín, không thể thay đổi mà nhà văn còn cài cắm các nhân vật hư cấu vào các sự kiện có thật ấy để lịch sử hiện lên chân thực, dễ hiểu hơn.
Thời gian tuyến tính gắn với các năm mang tính biên niên sử được tổ chức dày đặc trong tác phẩm, làm cơ sở để nhà văn tổ chức các lớp kết cấu cốt truyện. Tiếp mạch thời gian tuyến tính với sự kiện năm 1070 nhà Lý cho lập quốc tử viện để đào tạo hiền tài cho đất nước, năm 1073 giặc Tống tung tin Lý Kế Nguyên hàng giặc nhưng Lý Thường Kiệt đã chặn đứng thủ đoạn xảo quyệt của giặc và đây cũng là năm Ỷ Lan sát hại 72 cung nữ và
thái hậu Thượng Dương [121; 696]; năm 1075 nhà Lý tổ chức các khoa thi ở Thăng Long để tuyển chọn nhân tài, năm 1076 Hoàng Kim Mãn về triều tâu báo việc phòng chống giặc Tống, đây cũng là năm mà đất Vật Dương của ta bị sáp nhập vào Trung Quốc; năm 1077 đại quân Tống do Quách Quỳ cầm đầu, ồ ạt qua biên ải, vi phạm chủ quyền nước ta; năm 1082 đất Vật Ác thuộc tỉnh Cao Bằng của ta cũng bị sáp nhập vào Trung Quốc [121; 148, 392, 649]. Người kể chuyện đã tổng kết thời gian sự kiện quân Tống xâm lược nước ta: “Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta từ cuối năm 1075 đến gần hết mùa xuân năm 1077 cộng là mười lăm tháng” [121; 550]. Năm 1083, vua Càn Đức cầm quân dẹp loạn chúa động Ma Sa để bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân, năm 1088 cung Cảnh Linh được hoàn thành. Trong khoảng thời gian 20 năm, từ năm 1082 đến năm 1101, Lý Thường Kiệt đi coi quản châu Thanh Hóa. Năm 1105, Lý Thường Kiệt qua đời ở tuổi 87. Năm 1150, một số vị quan trong triều vây bắt Đỗ Anh Vũ, xã hội hỗn loạn, ngập chìm trong các cuộc tàn sát đẫm máu. Năm 1184, người man nổi loạn ở nhiều vùng, vua Lý Anh Tông cử quân đi đánh dẹp. Năm 1208, cả nước rơi vào nạn đói trầm trọng. Năm 1215, vua Lý Huệ Tông ban chiếu dẹp Trần Tự Khánh về tội ác hắn gây ra. Năm 1223, Trần Thủ Độ nắm trọn việc quân kiêm chỉ huy sứ, coi quân điện tiền hộ vệ cấm đình, bức tử vua Lý Huệ Tông vào năm 1225 để dần thực hiện âm mưu chính trị cướp ngôi nhà Lý. Nhìn chung, trục thời gian tuyến tính theo mạch thẳng với các sự kiện lịch sử có thật gắn liền một số mốc thời gian cụ thể là khung chính của tác phẩm, tạo cơ sở để nhà văn hư cấu, đan dệt các lớp thời gian đa chiều, làm lịch sử hiện lên chân thật, sống động, đảm bảo nguyên tắc thể loại: tôn trọng lịch sử và hư cấu hợp lý trong giới hạn cho phép.
Tóm lại, thời gian nghệ thuật được nhà văn tổ chức đa dạng, khi tuyến tính, khi đa chiều, thời gian tuyến tính làm nên khung của TTLS, vì nó phụ thuộc vào tính diễn biến của sự kiện có thật được chọn lựa, đưa vào tác phẩm theo ý đồ nghệ thuật của mỗi nhà văn. Thời gian tuyến tính là trục chính xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, xung đột xã hội, tuân thủ thời gian sự kiện với trình tự trước sau đúng như các sự việc có thật trong lịch sử. Hình thức nổi bật của TTLS là hình thức tổ chức thời gian tuyến tính khách quan theo mạch thẳng, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử trong cấu trúc thể loại, tạo khung viền để nhà văn tổ chức các lớp hình tượng nghệ thuật của cốt truyện phức hợp đa tuyến, đa tầng, lồng truyện, ghép mảnh trong cấu trúc thể loại.
3.3.4. Hư cấu các lớp thời gian đa chiều
TTLS có sự đan xen hình thức thời gian tuyến tính lịch đại mang tính biên niên sử với thời gian đa chiều đồng hiện để tạo “sự chờ đợi”, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Tùy theo từng xu hướng mà các nhà văn có sự đan cài thời gian tuyến tính và thời gian đa chiều theo tỉ lệ nhiều hay ít khác nhau nhằm ý đồ nghệ thuật riêng.
Trong trật tự thời gian tuyến tính, các lớp thời gian đa chiều được đan xen dày đặc với nhiều lớp truyện, bắt đầu kể về một sự kiện ở hiện tại, rồi người kể chuyện đảo ngược về quá khứ, rồi quay lại với các sự kiện của hiện tại đang tiếp diễn cho đến lúc kết thúc. Với
cách tổ chức thời gian đa chiều, quá khứ, hiện tại và tương lai đan xen, đồng hiện qua lời của người kể chuyện. Đến khi kết thúc tác phẩm, những câu chuyện đó vẫn còn bỏ ngỏ, dang dở, chưa kết thúc, làm người đọc có cảm giác như lịch sử vẫn “đang diễn ra”, “chưa hoàn kết”, “chưa xong xuôi”, gắn với các thể hiện những vấn đề vấn đề thời sự của cuộc sống hôm nay.
TTLS ngày càng chú trọng miêu tả con người thế sự, khám phá các tầng bậc tâm lý, quan tâm đến “con người bên trong con người”. Vì thế, bên trong mạch thời gian tuyến tính được chen ngang bằng nhiều mảnh thời gian đa chiều mang tính hư cấu như thời gian tâm lý, thời gian sinh hoạt và tự nghiệm của nhân vật qua hình thức tỉnh lược, đảo thuật, lược thuật, nhảy cóc, đứt đoạn, giãn cách, đồng hiện. Với việc tổ chức thời gian đa chiều, nhà văn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để hư cấu, phân tích sâu sắc các chiều kích tâm lý của nhân vật có thật, phát huy được tính hư cấu sáng tạo trong nguyên tắc thể loại, không làm đảo lộn thời gian tuyến tính của lịch sử.
Cách tổ chức thời gian đa chiều, phi tuyến tính với các câu chuyện, sự kiện của hiện tại- quá khứ- tương lai được lồng ghép đặt trong thời gian hiện tại đang tiếp diễn của nhân vật là sự đổi mới về nghệ thuật của TTLS. Trong thời gian đa chiều, nhà văn lồng ghép, đan cài nhiều lớp thời gian thời gian sinh hoạt hiện thực, thời gian tâm lý trong “dòng ý thức”, thời gian tự nghiệm và thời gian ảo (thời gian trong giấc mơ) để mở rộng phạm vi hiện thực, soi chiếu sâu vào thế giới tâm hồn, đời sống nội tâm của con người trong đời tư thế sự, nới rộng cốt truyện. Genette quan niệm: “Tôi có thể kể một câu chuyện mà [...] tôi không thể nào loại bỏ việc xác định thời gian [...] tôi cứ nhất thiết phải kể lại câu chuyện trong một thì nhất định về hiện tại, quá khứ hoặc tương lai” [91; 85]. Tác phẩm “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải là minh chứng cho những điều nói trên.
Thật vậy, ta thấy Hoàng Quốc Hải thường sử dụng các hình thức để hư cấu thời gian đa chiều như “thời gian cảnh tượng” được sử dụng để nhân vật đối thoại, lược thuật, dự thuật, đảo thuật, đi ngược từ quá khứ đến hiện tại hoặc từ hiện tại đảo ngược về quá khứ bằng hồi tưởng, hoài niệm, cũng có khi đồng hiện quá khứ- hiện tại- tương lai trong dòng suy nghĩ, “dòng ý thức” của nhân vật. Trong các lớp thời gian đa chiều được tổ chức ngay ở đầu tác phẩm Tám triều vua Lý, ta thấy chủ thể trần thuật dùng hình thức đảo thuật, ở thời gian hiện tại để đảo ngược về quá khứ, bắt đầu kể từ sự việc đã kết thúc, thuật lại những sự kiện đã thuộc về thời gian của quá khứ gắn với nhân vật vua Lê Long Đĩnh và những tội ác của ông ta. Tiếp đó là thời gian tâm lý với những suy nghĩ nội tâm của nhân vật quan Điện tiền về sự băng hà của tên vua hoang dâm độc ác Lê Long Đĩnh. Nhà văn đã dùng phép “đảo thuật” và “lược thuật”, đảo ngược thời gian quay về quá khứ và rút ngắn thời gian sự kiện trong quá khứ lại, để nhân vật này hồi tưởng về quá khứ với các khoảng thời gian “cách đây đúng bốn năm”, “tám tháng”, “ba ngày sau”, “hai mươi tư tuổi đời”, “bốn năm chấp chính” để nhớ lại việc vua Lê Hoàn mất, cuộc chiến tranh giành ngôi báu, tội ác của vua Lê Long Đĩnh mà lịch sử không thể tha thứ. Ta thấy thời gian sự kiện trong dòng hồi tưởng quá khứ trôi nhanh, nhưng thời gian hiện tại của người kể chuyện trôi