Nguyễn Xuân Khánh - Một Hiện Tượng Văn Học Độc Đáo

Ben Jelloun; Nhận dạng nam của Elizabeth; Người đàn bà trên đảo Saint Dominique của Bona Dominique; Bảy ngày trên kinh khí cầu của Jules Verne;

Hoàng hậu Sicile

của Pamela Schoenewaldt…

Với số lượng tác phẩm tuy không phải là nhiều so với những cây đại thụ của văn học Việt Nam như: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu… nhưng với những tác phẩm mà Nguyễn Xuân Khánh để lại cũng đủ giúp chúng ta khẳng định thể loại tiểu thuyết văn hóa- lịch sử là sở trường, là thế mạnh ở nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và cũng là thể loại mà ông đã thực sự để lại những viên ngọc quý giúp tên tuổi của ông trở thành hiện tượng hiếm thấy trên văn đàn.

1.1.2. Nguyễn Xuân Khánh - một hiện tượng văn học độc đáo

Với một cuộc đời không ít cay đắng, cơ cực, lại trải qua rất nhiều nghề khác nhau để trung thành với văn chương, Nguyễn Xuân Khánh được ví như một cội mai lão vẫn quyết liệt nở hoa (Văn Chinh, Báo Văn nghệ, Số 6 ngày 11- 2- 2012). Nếu như đại đa số các nhà văn, nhà thơ đều chín ở độ tuổi còn trẻ hoặc trung niên thì Nguyễn Xuân Khánh lại chín nhất, thành công độ tuổi thất thập cổ lai hi. Hồ Quý Ly ra đời khi ông ở tuổi bảy mươi; Mẫu thượng ngàn ra đời khi ông đã bảy ba và đến Đội gạo lên chùa thì ông đã bước sang tuổi bảy mươi lăm. Thật là một hiện tượng hiếm có trên văn đàn Việt Nam.

Nét độc đáo nữa ta bắt gặp ở nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chính là việc lựa chọn thể loại để truyền tải cảm hứng của mình - thể loại tiểu thuyết văn hóa

- lịch sử. Giữa thời đại bùng nổ kĩ thuật tự sự hiện đại và hậu hiện đại, trong khi nhiều nhà tiểu thuyết đang nỗ lực cách tân, hiện đại hóa tiểu thuyết để thích ứng với nhu cầu và sự phát triển của xã hội thì việc cho ra đời ba tác phẩm tiểu thuyết: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn Đội gạo lên chùa ở vào thập niên đầu của thế kỉ XXI đã chứng tỏ Nguyễn Xuân Khánh vẫn trung thành với thể loại tiểu thuyết cổ điển. Có thể thấy lão nhà văn ở tuổi ngoài thất thập vẫn điềm tĩnh lựa chọn bút pháp cổ điển để đi sâu kiến giải về lịch sử, văn hóa và sức sống của dân tộc với cách viết vừa lịch lãm, vừa nhẹ nhàng, tinh tế. Tuy nhiên nét độc đáo chính là nằm trong quan điểm của ông khi chọn tiểu thuyết lịch sử- văn

hóa làm phương tiện sáng tác của mình. Nếu như tiểu thuyết lịch sử xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII với Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái…chủ yếu lấy việc diễn giải sự thật lịch sử làm mục đích sáng tác văn chương, thậm chí được thanh lọc qua điểm nhìn ý thức hệ, nặng tính chính trị, thì tiểu thuyết đương đại thoát dần ra khỏi việc nô lệ của sự thật lịch sử. Lịch sử được soi chiếu nhiều phía và được diễn giải theo ý hướng cá nhân nên vượt xa mô hình cũ với nhiều chiều hướng khác nhau. Có xu hướng trung thành với chính sử như: Bão táp triều Trần Tám triều vua Lí của Hoàng Quốc Hải, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy…Có xu hướng lại xem lịch sử chỉ là cái đinh để treo bức họa mà thôi (Dumas), nghĩa là nhà văn mượn lịch sử để suy tư hiện tại, đào sâu những bi kịch của con người trong cơn biến động lịch sử để biện giải quá khứ, dự báo, cảnh báo hiện tại. Trong bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh thì Hồ Quý Ly là tác phẩm được viết theo xu hướng này. Ngoài ra có thể thấy xu hướng này được thể hiện trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Hội thề của Nguyễn Quang Thân…Tuy nhiên chọn tiểu thuyết lịch sử - văn hóa để sáng tác bởi Nguyễn Xuân Khánh quan niệm tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì vậy cần đề cập đến những điều mà họ quan tâm. Phải chăng chính vì quan niệm này nên tiểu thuyết lịch sử của ông không bị khô khan, cứng nhắc. Chính vì thế mà dù phải đọc gần hàng nghìn trang những tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, người đọc vẫn không cảm thấy ngán, mà ngược lại càng đọc càng cuốn hút, càng hấp dẫn khiến người đọc say mê.

Không chỉ độc đáo ở thời gian ra đời của bộ ba tiểu thuyết mà nét độc đáo nữa người đọc thấy được ở nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chính là một ngòi bút tràn trề sinh lực. Phải chăng một con người đã sống và đã trải qua tất cả các thời kì lớn của dân tộc từ chiến tranh - hòa bình - đổi mới cộng thêm vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc đã làm nên những trang sách như dựng lại cả một nền văn hóa, một bức tranh lịch sử đầy sinh động của con người Việt Nam? Hơn nữa sau một thời gian dài vắng bóng trên văn đàn cũng là quãng thời gian nhà văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nguyễn Xuân Khánh thu lượm, góp nhặt, tích lũy để đến khi cầm bút viết thì câu chữ cứ tuôn trào, căng tràn sức sống. Để mỗi câu, mỗi chữ đều minh chứng cho một khối kiến thức đồ sộ, sâu sắc. Để thỏa khát khao, ước muốn trong một con người có duyên nợ với con chữ. Vì vậy mà dù ra đời trong thời đại ăn nhanh, các tác phẩm văn học dường như cũng co ngắn đến mức tối đa thì văn chương Nguyễn Xuân Khánh vẫn ngồn ngộn câu chữ, ngộn ngộn sức sống. Vì thế mà Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa không tác phẩm nào dưới tám trăm trang. Hiếm có những tác phẩm có khả năng bao quát lịch sử, văn hóa dân tộc một cách rộng lớn đến như vậy!

1.2. Dòng tiểu thuyết văn hóa - lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam đương đại

Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 3

1.2.1. Khái quát chung về tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI

Tiểu thuyết là thể loại giữ vai trò quan trọng, then chốt trong đời sống văn học nhân loại bởi khả năng riêng trong việc phản ánh đời sống hiện thực một cách khái quát, sinh động, sâu sắc, dân chủ nhất. Thể loại này cũng được xem là nhân vật chính trên sân khấu văn học hiện đại bởi tiểu thuyết gắn liền với quan niệm nhân bản về con người, nhìn con người như bản ngã cá nhân có ý thức. Có nhiều ý kiến bàn về khái niệm thể loại tiểu thuyết trong đó đáng chú ý là ý kiến của Hê ghen. Ông gọi tiểu thuyết là Sử thi tư sản hiện đại và nhấn mạnh tính chất văn xuôi của tiểu thuyết. Đồng quan điểm với Heghen, Banzac xem tiểu thuyết là nhãng tấn bi kịch của xã hội tư sản. Bêlinxki cho tiểu thuyết là sự hiện thực hóa thực tại với sự thực trần trụi của nó, là xây dựng một bức tranh toàn vẹn, sinh động và thống nhất. Bakhtin đề cập đến vai trò thể loại và khái quát đặc điểm riêng của thể loại tiểu thuyết. Ông xem thể loại tiểu thuyết là nhân vật chính của lịch sử văn học, trong đó tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất, đang vận động, biến đổi chưa hoàn tất.

Ở Việt Nam, khái niệm tiểu thuyết được nhiều nhà lí luận văn học bàn đến như Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử, …Mặc dù khái niệm tiểu thuyết chưa được bàn đến một cách toàn diện song hầu hết các ý kiến đều

chỉ ra đặc trưng của thể loại. Phạm Quỳnh khẳng định: Tiểu thuyết là một loại truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự tích là đủ làm cho người đọc hứng thú. Còn Nguyễn Văn Trung trong Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên đề nghị hiểu tiểu thuyết theo lối Tây phương là một thể văn xuôi, kể một câu chuyện, tuy là tưởng tượng nhưng phải dựa vào thực tế đời sống hàng ngày, có thể có thực và người đọc không thể dự đoán trước mọi diễn biến hay kết thúc câu chuyện kể (nghĩa là truyện không nhất thiết phải có hậu). Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, mô tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.

Văn học Việt Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đã đạt được những thành tựu đáng kể ở thể loại tiểu thuyết văn xuôi. Trước hết phải kể đến thế hệ nhà văn có công khai phá như Hoàng Ngọc Phách, Ngô Tất Tố, Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao…trước 1945. Sau 1945 gồm nhiều thế hệ, kể từ Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi…qua Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu…đến Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Dương Hướng, Hồ Anh Thái… Và đặc biệt từ cuối thế kỉ XX đến nay còn có sự xuất hiện đầy ngoạn mục của một lớp nhà văn mà do thử thách hoặc bất trắc của thời cuộc đã có một quãng dài ngừng nghỉ trong quá khứ như Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Xuân Khánh…

Đặt trong thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, dòng tiểu thuyết văn hóa - lịch sử mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lựa chọn là một hiện tượng đặc biệt để lại những thành tựu lớn tạo dấu ấn sâu sắc. Cùng thời với thế hệ các nhà văn như: Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng…tuy nhiên giống như một số văn nghệ sĩ Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn…Nguyễn Xuân Khánh không được phép công bố sáng tác. Phải đến thời kì Đổi mới, ông mới có điều kiện để công bố sáng tác và tập

trung thời gian, tâm sức cho việc viết văn. Mặc dù không phải là một hiện tượng văn chương duy nhất ở Việt Nam nhưng trường hợp của Nguyễn Xuân Khánh lại rất đặc biệt. Các tác phẩm của ông công bố vào thời kì này đều có bản thảo sáng tác từ trước thời kì Đổi mới và ngay sau khi xuất hiện, những tác phẩm này đã được dư luận, đặc biệt là giới phê bình, nghiên cứu đánh giá cao, đạt doanh thu lớn và kỉ lục về số lần tái bản đồng thời giành về rất nhiều giải thưởng cao quý của hội nhà văn.

1.2.2. Dòng tiểu thuyết văn hóa - lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

tìm tòi, nghiên cứu, nghiền ngẫm, thậm chí cả nghe ngóng rất kĩ lưỡng những

Tiểu thuyết văn hóa - lịch sử là loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử và văn hóa làm nội dung chính. Viết về quá khứ đã qua, công việc của nhà viết tiểu thuyết lịch sử là làm sống lại lịch sử bằng việc phục hiện lại các sự kiện, biến cố lịch sử, khám phá những bí ẩn, khuất lấp, lí giải lịch sử từ số phận cá nhân và tìm ra sợi dây liên hệ giữa quá khứ với đời sống hiện tại. Để làm được điều đó, lẽ cố nhiên nhà văn phải dựa trên một phông nền, một khung cảnh lịch sử nhất định, dù đó chỉ là phương tiện, là cái đinh để treo những bức tranh tư tưởng của mình. Hơn thế, người ta vẫn thường nói đến cái gọi là sự thật lịch sử, tính chân thực lịch sử, hằng số lịch sử như thời đại, văn hóa, phong tục tập quán, chiến tranh… khi bàn đến bất kì một tự sự về lịch sử nào. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà tiểu thuyết là sẽ lựa chọn giai đoạn lịch sử nào, với cảm thức lịch sử và quan niệm nghệ thuật ra sao. Và thời điểm lịch sử ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện ý đồ sáng tạo của tác giả cũng như trong giá trị nối kết với hiện tại. Từ đặc trưng thể loại cùng thực tiễn sáng tác của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986, chúng ta nhận ra rằng, mỗi tác phẩm viết về đề tài lịch sử luôn chứa đựng trong nó những mã lịch sử, mã văn hóa, mã ngôn ngữ của thời đại. Tác giả là người xây dựng nên văn bản - tiểu thuyết lịch sử bằng cách khai thác các mảnh vỡ của những tiền văn bản. Các tiền văn bản này có thể là những trứ tác lịch sử, các bộ thông sử theo lối biên niên (chính thống và không chính thống), các giá trị văn hóa tâm linh, cũng có thể là những câu chuyện được lưu giữ trong kí ức dân gian (dã sử, giai thoại, truyền thuyết, huyền thoại…). Nhà văn trước khi bắt tay vào công việc, ắt hẳn đã phải đầu tư

tư liệu về thời đại, sự kiện hay nhân vật lịch sử mà mình quan tâm. Người viết tìm thấy ở đó những điểm níu giữ, những chất liệu chân thực, từ đó dùng trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và hư cấu của mình để phục dựng lại quá khứ, tái hiện những nhân vật lịch sử. Soi rọi từ góc nhìn liên văn bản, người đọc sẽ gọi dậy những kí ức về văn hóa, lịch sử, nhằm kiến tạo và thụ hưởng quá khứ theo cách riêng của mình. Nhìn vào bức tranh tổng thể của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986, chúng ta dễ dàng nhận ra có rất nhiều xu hướng cùng tồn tại. Mặc dù trong mỗi xu hướng sáng tạo có cảm thức lịch sử, quan niệm nghệ thuật, mục đích riêng, nhưng các nhà văn vẫn gặp nhau ở điểm chung, đó là tìm thấy trong lịch sử, văn hóa nguồn chất liệu và cảm hứng cho sự tự do sáng tạo văn chương. Từ đó xuất hiện những tên tuổi như: Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Khánh…

Bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa là kết quả của cảm hứng văn hóa và lịch sử. Bối cảnh của Hồ Quý Ly được xây dựng dựa trên những sự kiện đầy biến động của giai đoạn cuối Trần đầu Hồ thế kỉ XIV-XV, cốt truyện xoay quanh chân dung của một trong những nhân vật phức tạp, đa diện bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Thông qua việc lựa chọn lịch sử đó, nhà văn muốn khắc sâu sự khủng hoảng, bế tắc của nhà Trần, đưa ra tình thế buộc phải thay máu để chấn hưng đất nước, đồng thời đối thoại, tranh luận với lịch sử và con người hiện tại, về ý nghĩa thời thế của nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Cùng với tôn giáo, tín ngưỡng dân gian cũng được các nhà văn phục hiện lại một cách sinh động và độc đáo. Sinh động bởi lẽ nhà văn đã lột tả hết tinh thần và đời sống tâm linh của người Việt được gửi gắm trong các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán; và độc đáo do nhà văn đã không nhìn ở một chiều thuận mà luôn đặt vấn đề trong cái nhìn giải thiêng, ngược sáng. Trong Mẫu Thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã nỗ lực tìm kiếm một yếu tố mang tính nền tảng bền vững, một hằng số có khả năng kiến tạo văn hóa Việt, có sức cố kết cộng đồng, mang sức mạnh vượt thoát qua bao cuộc chìm nổi, thăng trầm của lịch sử dân tộc từ xa xưa cho đến tận ngày hôm nay. Ông đã giải phẫu sức sống văn hóa Việt trong văn hóa làng xã (lễ hội, tín ngưỡng đa thần, huyền thoại dân

gian) và đặc biệt qua tín ngưỡng thờ Mẫu đậm chất bản địa. Nếu như trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, Mẫu thượng ngàn với cảm hứng văn hóa là chủ đạo thì đến Đội gạo lên chùa là sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả cảm hứng lịch sử và văn hóa. Viết về ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân nông nghiệp Bắc bộ, qua những biến thiên của lịch sử Việt Nam gần như trải dài suốt thế kỉ XX qua hai cuộc chiến tranh cho đến những ngày đầu thống nhất đất nước. Từ lịch sử dân tộc, tác giả đi vào kiến giải những phong tục, tập quán, những khoảng tâm linh đầy thiêng liêng của đạo Phật trong lối sống, cách nghĩ của người dân Việt.

Khi đọc tiểu thuyết văn hóa - lịch sử của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, người đọc cảm nhận được một cảm quan huyền bí bao trùm. Con người giữ những ràng buộc bí ẩn với nhau, tất cả các mối quan hệ ngẫu nhiên đều có sự liên hoàn, mật thiết, trong đó cái huyền ảo nghiễm nhiên tồn tại. Cái thực và cái ảo dường như đan xen hòa quyện vào nhau khiến cho những trang viết của ông có sức sống, say mê đối với độc giả. Đối với Nguyễn Xuân Khánh không có trải nghiệm nào là vô ích bởi chính cuộc đời vất vả, cực nhọc trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ là tư liệu quý giá nhất giúp ông có thể viết nên những trang sách ngồn ngộn sức sống như vậy.

1.2.3. “Đội gạo lên chùa” trong mối tương quan với tiểu thuyết đương đại

Tiếp nối những đặc điểm truyền thống văn xuôi thế kỉ XX, tiểu thuyết đương đại Việt Nam tiếp tục đổi mới và cách tân. Có thể nói đổi mới là yếu tố duy nhất, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, đồng thời cũng là khát khao, nguyện vọng của toàn dân tộc khi đất nước vừa trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt. Đời sống sau hòa bình với những khó khăn bộn bề đòi hỏi các nhà văn phải sáng tạo được những tác phẩm phản ánh được hơi thở của thời đại. Với tinh thần cởi trói, dân chủ mà Đảng khuyến khích, các nhà văn không bị gò bó theo những quy phạm, khuôn khổ của giai đoạn trước nữa mà thỏa sức sáng tạo, thể nghiệm. Các nhà văn luôn trăn trở, chủ động tìm cho mình một hướng đi mới thích hợp với sự vận động của bản thân văn học. Bàn về sự đổi mới của văn học nói chung, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh viết “Ai cũng đổi mới nhưng đổi mới sự thật là gì? Theo tôi đổi mới là nghĩ đúng, làm đúng quy luật khách

quan, là tôn trọng tinh thần khoa học”. Còn nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường trong cuộc tọa đàm Văn học đổi mới là phát triển đã nhận định: “Đổi mới trong văn học, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là cái nhìn và cái tâm của nhà văn. Đề tài, nhân vật, phong cách cá tính không là cái gì nếu không nhìn thời đại sâu sắc, thấu suốt nhân tình, nếu không có được cái tâm trong sáng, nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ về chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình. Không có cái đó thì không có đổi mới”.

Tiếp thu tình thần Đổi mới của văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết văn xuôi cũng só sự đổi mới rất cơ bản. Tiểu thuyết đương đại đổi mới theo hai xu hướng: xu hướng hiện đại hóa triệt để gắn liền với tên tuổi những nhà văn như: Nguyễn Bình Phương với Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kì thủy (2004), Ngồi (2006). Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn. Tạ Duy Anh với Lão khổ (1992), Đi tìm nhân vật (1999), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008)… Xu hướng thứ hai là xu hướng đổi mới dựa trên lối viết truyền thống, xu hướng này xuất hiện những tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Lê Lựu với Thời xa vắng, Ma Văn Kháng với Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú. Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma. Ngoài ra không thể không nhắc đến tên tuổi của các tác giả: Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Bảo Ninh

thuyết Nguyễn Xuân Khánh là mới mẻ, hòa cùng với tư duy tiểu thuyết về lịch

…Ở xu hướng thứ hai tiểu thuyết văn xuôi đương đại lại có sự phân chia thành nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau. Có thể nói quãng thời gian hơn mười năm đầu thế kỷ XXI, văn học bắt kịp với thời đại khi viết về những vấn đề mới. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm viết về những vấn đề thời đại chưa để lại tác phẩm hay, nhất là ở các cây bút trẻ. Trong khi đó, một trong những khuynh hướng sáng tác gần đây là quay trở lại với những thời đại đã trở thành lịch sử để suy ngẫm những vấn đề đương đại. Hướng đi này đã có một số thành công nhất định như các tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh. PGS - TS Nguyễn Đăng Điệp phát biểu đề dẫn trong buổi tọa đàm về tiểu thuyết văn hóa lịch sử Nguyễn Xuân Khánh đánh giá hướng tìm về cội nguồn của tiểu

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí