Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 13

3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại

Bakhitin khi nhận định về đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyếtvốn có tính phức âm, tính phân tầng, và từ trong bản chất, ở mức độ này hay mức độ khác đều mang tính đối thoại. Cũng như các tiểu thuyết gia đương đại, Nguyễn Xuân Khánh luôn nỗ lực làm mới hình thức kể chuyện, dịch chuyển điểm nhìn, hòa trộn nhiều giọng điệu trần thuật để ngôn ngữ tiểu thuyết không thỏa mãn với một ý thức, một tiếng nói mà mang tính đa thanh.

Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, ngôn ngữ đối thoại được xây dựng trên sự đối thoại giữa đạo với đời, giữa lòng nhân và tâm thiện với sự bạo tàn xung quanh qua cuộc trò chuyện giữa sư Vô Úy và chú tiểu An, sư Vô Uý với lực lượng cai trị Pháp, giữa sư Vô Úy với đội Khoát, chú tiểu An với sư Khoan Độ…Trước ngày lên đường, sư cụ Vô Úy nói chuyện với An:

“- Thầy dặn con điều này. Phật giáo là một lối sống. Mà đã là lối sống thì tu ở đâu cũng được, tu ở ngoài cũng được.

- Thưa thầy, vậy là con có thể tu ngay giữ chiến trường.

- Được con ạ. Đã là người thì phải biết ta sinh ra từ đâu và đời sống tinh thần ra sao? Con sinh ra là người Việt thì phải có bổn phận với đất Việt. Con lại là phật tử, con phải có trách nhiệm phật tử”.

Cũng trong ngày lên đường, sư Khoan Độ nói với An: “Hóa ra tôi dạy chú học võ cũng có ích. Tôi xuất thân giang hồ. Từ võ biền thành người xuất gia. Còn chú xuất thân tu hành, nay thành một chiến binh. Thế mới biết lẽ đời vô thường. Không thể đoán trước nổi điều gì”.

Ngôn ngữ qua những cuộc đối thoại ấy thẫm đẫm tinh thần Thiền tông và giàu tính triết lí. Đặc biệt đoạn đối thoại cặn kẽ, tỉ mỉ, sâu sắc giữa chính ủy Vô Trần với bộ đội An qua cuộc trò chuyện dài tới 8 trang (từ trang 779 đến 789) về quan niệm, triết lí sống tùy duyên. Đây là cuộc đối thoại đặc biệt của hai con người đều trải qua cuộc hành hương dài trong và ngoài nhà chùa để đạt tới sự nhận thức mới mẻ về triết lí Phật giáo.

Đối thoại thực chất là những cuộc tranh biện về cách ứng nhân xử thế theo quan niệm từ bi của đạo Phật trong từng hoàn cảnh. Phật dạy từ bi, nhưng từ bi ở chiến trường khi đối đầu với kẻ thù như An là tiếp tay cho giặc, là tự sát giết chết đồng đội. Từ bi của cách mạng là xây dựng thiên đường cho con người dựa trên đấu tranh bạo lực nhưng đó là sự sát sinh cần thiết, hai bàn tay nhúng máu sạch tinh [27, 783]. Có thể thấy đối thoại vừa có tính chất tranh biện, vừa có thể chiêm nghiệm, suy tư về khả năng nhập thế của đạo Phật trong những thời điểm nhạy cảm nhận của lịch sử. Qua những cọ sát, va đập nhau trong đối thoại không dứt nhà văn tạo ra nhiều điểm nhìn giúp người đọc định giá, phán xét. Tính cách của các nhân vật cũng dần dần được hé lộ qua các phát ngôn trong đối thoại.

3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói về chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là ngôn ngữ mang tính hướng nội, đậm chất trữ tình có thể đi sâu vào thế giới bí ẩn bên trong của nhân vật để khám phá miền ý thức lẫn vô thức. Liên tục có sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh để cho nhân vật của mình độc thoại nội tâm nhằm giãi bày những suy tư, trăn trở, những cảm xúc, uẩn khúc trong lòng mà chỉ có bản thân nhân vật mới có thể cảm nhận và thấu hiểu.

An là nhân vật chính đồng thời là người đóng vai trò kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình và của người dân làng Sọ qua những thời kì lịch sử khác nhau của dân tộc. Tâm hồn trong sáng, ngây thơ của An bị chà sát ngay từ khi còn thơ ấu nên khi được che chở trong chùa Sọ rồi, An cũng không khỏi nhớ về quá khứ bất hạnh của mình. Rồi lớn lên khi đất nước phải chứng kiến những thời kì lịch sử đầy đen tối, tất cả như đặt ra câu hỏi lớn trong lòng An nên nhiều lúc An tự suy ngẫm, tự trăn trở và hoài nghi về những gì mình chứng kiến. Tất cả đã tạo thành những độc thoại nội tâm sâu sắc. “Thì ra những hoài niệm mà

Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 13

tôi không thể quên đang kéo nhau trở về. Cả những kỉ niệm đau đớn mà tôi muốn chôn vùi không bao giờ muốn nhắc lại, cũng lấp ló trong tâm hồn tôi” [27, 32- 33]. Những lúc như thế An muốn khóc nhưng nỗi đau đó không tan biến thành những giọt nước mắt mà nó u uất, ẩn chứa trong lòng “Riêng tôi, tôi thèm khóc lắm, nhưng dù cố thế nào thì nước mắt tôi cũng chẳng chảy ra” [27, 36]. Khi nhìn thấy cảnh sư cụ Vô Úy bị tra tấn dã man ở nhà giam BơĐê khiến An băn khoăn về lẽ sống ở đời “Từ bi ư? Hận thù ư? Sống thế nào mới là phải? Đó là câu hỏi lớn trong tôi. Tôi đã nói tôi không phải là tờ giấy trắng” [27, 375]. Khi chứng kiến thầy giáo Hiếu và anh Tân bi tra tấn, An cũng có những mâu thuẫn “Hay là tôi đang ngụy biện, hay là tôi đang cố tìm những lí lẽ dể che dấu tâm hồn hèn kém của mình?...Thú thật, tôi đã căm hận, mặc dầu những lời Phật dạy luôn ở trong lòng tôi” [27, 615].

Những dòng độc thoại nội tâm của An cho ta thấy sự bất lực của những đứa trẻ bị cuốn đi theo dòng lịch sử. Đó là trạng thái đau đớn, xót xa vì không làm gì được cho những người mà mình yêu quý. Với An, thầy giáo Hải là người yêu quý và cũng sắp trở thành anh rể nên khi hay tin anh Hải bị bắt khiến An không ngừng lo lắng, suy nghĩ về anh “Anh Hải ơi! Thầy Hải ơi! Em biết làm gì cho thầy bây giờ. Em chỉ là một thằng bé, một chú tiểu, thế thì trong cơn sóng to sóng cả gió lớn này, em có thể làm được gì giúp anh chứ. Anh ơi! Em chỉ bết khóc mà thôi” [27, 424]. Đến khi biết tin mình phải tham gia nhập ngũ trong lòng An dấy lên nhiều suy tư về chị Nguyệt, về thầy Vô Úy “Tôi nghĩ đến chị tôi. Tôi ra đi thì chị Nguyệt ra sao? Thật là trớ trêu. Chị tôi muốn cắt tóc xuất gia, thì sư cụ thầy tôi lại không cho. Còn tôi, tôi đã làm lễ phát thí, thì bây giờ lại rời khỏi chùa. Tôi còn nghĩ nhiều, nhất là thầy tôi. Người đã ngoài bảy mươi, người đã mất bao nhiêu công phu dạy dỗ tôi. Rồi lại cùng tôi chia sẻ bao ngày khổ sở, bi thương. Không biết lên đường kì này, tôi còn có còn gặp lại được người nữa không” [27, 643-644]. Có thể nói diễn biến tâm lí của An qua từng giai đoạn lịch sử diễn ra rất lôgíc. Khi tham gia nhập ngũ, ban đầu An không dám bắn súng vào kẻ thù bởi triết lí nà Phật dạy không sát sinh. Triết lí

ấy đã ăn sâu vào tâm trí An sau những năm tháng gắn bó với chùa Sọ. Nhưng khi tham gia vào thực tế chiến đấu, những rào cản về tâm lí ấy đã được An vượt qua. An nhận thấy cũng phải tham dự vào công cuộc giải phóng dân tộc mà hàng triệu người đang tham gia một cách nhiệt thành “Chiến tranh đối với tôi có gì xa lạ. Tôi sinh ra trong chiến tranh. Cha mẹ tôi chết trong chiến tranh. Chỉ có điều khác, tôi có duyên được ngôi chùa che chở. Tôi có duyên được tiếp xúc, tiếp nhận sự từ bi bao la của đức Phật giữa lúc thế gian đầy cảnh tang thương, chết chóc. Vậy tôi sẽ hành xử ra sao khi lúc này đây thế gian yêu cầu tôi rời bỏ ngôi chùa yên ấm…Nhưng ít nhất tôi cũng đủ can đảm và nghị lực tuổi trẻ để hòa vào thế gian để cùng ghánh chịu những vui buồn, đau khổ của thế gian này” [27, 648]. Với suy nghĩ đó, An đã hoàn thành nhiệm vụ trở thành một công dân yêu nước. Đến khi được giải ngũ, An tiếp tục phải đứng trước những lựa chọn: trở về tiếp tục làm thầy tu hoặc trở về với đời sống thế tục. Một lần nữa An lại phải đấu tranh tư tưởng, thoát ra thành những độc thoại nội tâm “Tôi có thể bỏ mặc Huệ, người con gái tàn tật tội nghiệp ấy, một mình bơ vơ giữa cõi đời này hay sao? Hiện nay, Huệ chỉ có một mình tôi là người thân. Trong khi đó cô ấy cần đến tôi. Tôi nhìn thấy sự tin cậy và cần thiết trong đôi mắt Huệ, hôm ở xóm Bãi” [27, 858]. Trở thành nhà tu hành là tâm nguyện của An nhưng đứng trước hoàn cảnh thực tại, An không khỏi phải suy nghĩ, để rồi cuối cùng An ngộ ra một điều đạo Phật hướng người ta che chở, cứu rỗi cho chúng sinh nên Huệ cũng là sinh linh bé nhỏ cần sự che chở ở An.

Có thể thấy qua những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật An, người đọc thấy được vết thương sâu thẳm trong tâm hồn An khó lòng lành lặn được. Có những lúc An rơi vào trạng thái đau đớn, hoài nghi, mâu thuẫn để rồi cuộc đời An như là cuộc hành hương đi tìm sức mạnh linh thiêng của chính tâm hồn mình, để truy tìm cái bản thể mạnh mẽ của con người.

Trong tác phẩm Đội gạo lên chùa, không phải chỉ có An mới có độc thoại nội tâm mà những nhân vật khác như Vô Trần, Bernard cũng là những nhân vật có những đấu tranh, giằng xé nội tâm dữ dội. Đó là những giằng xé khi Vô

Trần quyết định quay lại với thế tục, là sự đấu tranh giữa hai dòng máu da vàng da trắng trong con người Bernard để từ đó bộc lộ những nét tính cách, phẩm chất cũng như quyết định đến sự lựa chọn hướng đi khác nhau trong cuộc đời mỗi nhân vật.

Qua việc xây dựng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã giúp cho người đọc có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về cuộc đời, số phận mỗi con người, nhất là An, cậu bé đã trải qua những năm tháng thăng trầm đầy biến động của lịch sử nước nhà. Hơn nữa cũng cho thấy được tài năng trong việc xây dựng nhân vật- một yếu tố cơ bản tạo nên thành công ở cốt truyện của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Bên cạnh việc xây dựng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, thì việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại và nhân vật người kể chuyện, đã chứng minh tài năng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong việc sử dụng điêu luyện câu chữ. Có được tài năng ấy, chắc chắn tác giả phải là người có vốn sống, vốn kinh nghiệm phong phú cũng như am hiểu sâu sắc về Phật giáo.

KẾT LUẬN


1. Đề tài văn hóa- lịch sử sau Đổi mới là một mảng đề tài lớn, thu hút và có sức hấp dẫn đối với nhiều nhà văn. Tiểu thuyết lịch sử- văn hóa dần có chỗ đứng và khẳng định được vị thế của thể loại trong nền văn học dân tộc. Sau một thời gian vắng bóng, xuất hiện trên văn đàn ở độ tuổi ngoài “thất thập”, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã tạo nên một hiện tượng độc đáo và hiếm có trong nền văn học Việt Nam thời kì Đổi mới với bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000); Mẫu thượng ngàn (2005); Đội gạo lên chùa (2011). Đặc biệt là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa ra đời khi nhà văn đã ở tuổi 79, ông được đánh giá như cội lão mai già vẫn tiếp tục đơm hoa và tỏa sáng. Với tinh thần dân chủ Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã thể hiện những kiến giải của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh về lịch sử, con người, văn hóa dân tộc Việt. Đó là những lí giải sâu sắc, thể hiện cái nhìn đầy nhân văn cao cả của nhà văn với những biến động, thăng trầm của lịch sử dân tộc. Với Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không chỉ tiếp nối dòng mạch tiểu thuyết lịch sử, văn hóa mà còn nâng nó lên thành một phong cách tiểu thuyết, một hiện tượng văn học đầu thế kỉ XXI.

2. Trong Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã dựng lại bối cảnh của lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời kì: kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất; kháng chiến chống Mĩ và những năm đầu hòa bình, thống nhất đất nước qua một đơn vị làng rất quen thuộc. Từ đơn vị làng hiện ra những cuộc phiêu lưu. Trong bối cảnh ấy diễn ra những cuộc phiêu lưu kì thú của các nhân vật. Có những người không thể vượt được bão tố của chiến tranh, biến động của lịch sử nhưng cũng có những người trải qua những biến động ấy và ngày càng trở nên cứng rắn, dạn dày. Đó là những cuộc phiêu lưu mang tính trải nghiệm lớn đối với các nhân vật. Nhưng tất cả những bối cảnh ấy, những cuộc phiêu lưu ấy đều được lí giải bằng triết lí Phật giáo. Hay nói cách khác Phật giáo- tôn giáo lớn có tính chất ăn sâu bám rễ trong tâm hồn người dân Việt

giống như sợi chỉ đó xuyên suốt tất cả những biến động của lịch sử và cuộc sống của con người.

3. Đội gạo lên chùa thành công và được đánh giá cao không phải bởi nó là tác phẩm tiểu thuyết có nhiều điểm mới, nhiều sự cách tân, hiện đại mà ngược lại là một tác phẩm tiểu thuyết viết theo lối cổ điển. Nét cổ điển của tác phẩm được biểu hiện từ cấu trúc, kết cấu đến việc xây dựng hệ thống nhân vật, cách xây dựng ngôn ngữ và không gian, thời gian nghệ thuật của nó.

Về cấu trúc, tác phẩm mang dáng dấp của một cuốn tiểu thuyết chương hồi, có các phần các chương tương ứng với các chương, các hồi. Mỗi phần, mỗi chương trong tác phẩm lại có mối quan hệ lôgic, mật thiết với nhau. Nó tạo thành một khối thống nhất có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc, người nghe.

Về bút pháp xây dựng nhân vật. Bằng cách xây dựng tính cách, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, tư tưởng, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra một hệ thống nhân vật được phân chia làm các tuyến khác nhau: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện và nhân vật trung tính (tức nhân vật tồn tại cả cái Thiện và cái Ác). Các nhân vật ấy có sự va chạm, cọ xát với nhau trong diễn biến lịch sử, thông qua đó độc giả có thể đưa ra những nhận định, đánh giá của mình. Đồng thời qua đó, nhà văn cũng có thể gửi gắm những thông điệp, những giá trị tư tưởng sâu sắc.

Về ngôn ngữ nhân vật: Có thể thấy trong một cuốn tiểu thuyết dài hơi như vậy, lời thoại, ngôn ngữ của các nhân vật là rất nhiều nhưng có thể chia làm hai nhóm ngôn ngữ chính: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại cá nhân. Từ ngôn ngữ đối thoại, các nhân vật có cơ hội “va đập” với nhau thường xuyên làm nảy sinh những suy nghĩ, những tính cách. Còn với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, tác giả đã khiến nhân vật bộc lộ chiều sâu suy nghĩ, tư tưởng.

Về không gian và thời gian nghệ thuật: “Đội gạo lên chùa” là sự kết hợp của thời gian lịch sử và không gian văn hóa. Đó là những biến động của đời sống con người, của xã hội được tác giả lí giải thông qua tư tưởng cốt lõi- tư tưởng Phật giáo.

Tất cả những yếu tố nghệ thuật trên góp phần hình thành nên một tác phẩm tiểu thuyết có giá trị nghệ thuật cao. Có thể nói tác phẩm được xếp vào đỉnh cao của thể loại tiểu thuyết văn hóa- lịch sử

4. Thành công của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức. Một nội dung với rất nhiều những vấn đề, những sự kiện có tính chất chồng xếp, ngồn ngồn những kiến thức mà chỉ có bằng thực tế lịch sử và cuộc sống trải nghiệm của một người đã từng sống gần như trọn vẹn những giai đoạn lịch sử thăng trầm, biến động nhất của lịch sử thế kỉ XX mới có thể khái quát một cách sâu sắc đến như vậy. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ được nội dung tư tưởng ấy không thể không kể đến hình thức nghệ thuật phù hợp. Một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tinh tế trong một tác phẩm tiểu thuyết cổ điển. Sự kết hợp nhuần nhuyễn ấy đã tạo nên chỉnh thể tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao. Tác phẩm là niềm tự hào, là đóng góp to lớn cho tiểu thuyết nói riêng và thể loại tự sự nói chung.

Tuy nhiên khi nghiên cứu tác phẩm Đội gạo lên chùa trong mối quan hệ với hai tác phẩm Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn nói riêng và những tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử văn hóa nói chung, chúng tôi nhận thấy bên cạnh rất nhiều những tìm tòi, đổi mới về mặt thể loại tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thì vẫn còn những điểm hạn chế, mạch kể đôi chỗ dàn trải, đối thoại dài, nhân vật sa vào kể lể hoặc tham phô bày những triết lí nhiều hơn bộc lộ nội tâm. Tuy nhiên, đó là những hạn chế rất nhỏ không làm giảm đi giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Với những đóng góp về mặt nội dung, tư tưởng và cách tân về mặt thi pháp, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra cho mình một phong cách, một lối đi riêng giữa “một thời đại mà mọi hình thức kĩ thuật đều trở nên bão hòa” (Phạm Xuân Thạch). Chỉ tâm niệm “được phát biểu dưới ánh mắt trời” nhưng tác phẩm Đội gạo lên chùa đã vượt qua những mong đợi của lão nhà văn khi được vinh danh trên văn đàn với những giải thưởng văn học lớn, có uy tín.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí