Các gò nổi cao: nằm rải rác trong bãi bồi cao của sông, có độ cao khoảng 2,5m so với xung quanh. Thành phần vật chất chủ yếu là cát, cát pha, bột.
Bãi bồi nằm ngoài đê, phía Đông của Thanh Trì kéo dài dọc sông từ Yên Mỹ, Duyên Hà tới Vạn Phúc. Bề mặt cao hơn bãi bồi phía trong đê do được bổi đắp nhiều (6 - 10 m). Thành phần vật chất chủ yếu là cát bột và bột sét.
Đồng bằng tích tụ sông - hồ - đầm lầy: Đổng bằng này được hình thành do lầy hoá lấp dần mà thành, có độ cao tuyệt đối 3 - 5 m. Diện tích phân bố không nhiều, có ở khu vực Tứ Hiệp và dải Yên Mỹ - Đông Mỹ. Thành phần vật chất bao gồm sét bùn lẫn mùn thực vật.
Toàn vùng bị chia cắt chủ yếu bởi quốc lộ 1A và 1B:
Vùng phía đông quốc lộ ỈA cũ: Có địa hình gần như bằng phẳng. Các khu dân cư, cơ quan, xí nghiệp dọc theo quốc lộ 1 có cao độ khoảng 4,8m - 6,9m; khu đồng ruộng có độ cao khoảng 4,3m - 5,lm. Trong vùng này có diện tích mặt nước khá lớn dọc theo đê sông Hồng và khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Đông Mỹ và Vạn Phúc.
Vùng phỉa tây quốc lộ 1A cũ: Có hướng dốc địa hình chính là hướng Bắc - Nam. Khu vực dân cư có cao độ khoảng 5,2m - 6,8m, khu vực phía Nam tuyến đường sắt vành đai có cao độ thấp, khoảng từ 3,8m - 5,2m. Riêng khu vực ruộng trũng ở phía Nam huyện thuộc các xã Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai và Đại áng có cao độ rất thấp, chỉ từ 2,9m - 3,4m.
Ngoài ra vùng này còn bị chia cắt bởi đường quốc lộ 70 và các sông tiêu thoát nước của thành phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Om (đầu nguồn là sông Sét và sông Kim Ngưu đổ vào) nên hình thành những tiểu vùng nhỏ, có nhiều hồ đầm, ruộng trũng. Vì vậy, vùng này có thuận lợi nuôi trồng thủy sản và sản xuất trên ruộng nước, nhưng mỗi khi ngập úng cũng gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Đặc điểm chung địa hình vùng này thuận lợi hơn cho xây dựng các khu đô thị, phát triển khu dân cư, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.[5]
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Thanh Trì cũng như khu vực đồng bằng sông Hồng là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thanh Trì bị chi phối bởi hai hướng gió chính là Đông Bắc và Đồng Nam. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, còn gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 230C – 280C. Thời gian nóng nhất là các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 12 và giêng. Trong mùa đồng có khi xuống dưới 100C, số giờ nắng trong năm trung bình 1.640 giờ với khoảng 220 ngày có nắng; lượng bức xạ trung bình 4.270 kcal/m2.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 4
- Chính Sách Giải Phóng Mặt Bằng Và Tái Định Cư Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 6
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 8
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 9
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 10
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.600 - 1.800 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa 6, 7, 8 và 9 (80 - 90%). Năm cao nhất đạt tới mức 2.000 - 2.200 mm. Do địa hình Hà Nội dốc từ Bắc xuống Nam, nên ngoài lượng mưa tại chỗ, còn có lượng nước từ nội thành dổn về làm tăng khả năng úng ngập trong vùng., tổng số ngày mưa khoảng 143 ngày.
Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm thay đổi từ 970,3 - 1126,7 mm, trung bình nhiều năm 1025,5 mm. Thường từ tháng 11 đến tháng 3 là thời kỳ lượng bốc hơi cao hơn. Thời kỳ đó là thời kỳ hụt nước.
Độ ẩm không khí tương đối bình ổn, từ 80 - 88%. Độ ẩm của vùng này khá cao do nằm ở vành đai nhiệt đới chí tuyến. Trong mùa mưa độ ẩm rất lớn, có khi trên 99%. Về mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên độ ẩm không khí giảm, giá trị nhỏ nhất vào tháng XII. Độ ấm trung bình năm là 81%.[5]
2.1.1.4. Thuỷ văn
Thanh Trì có 2 con sông chảy qua là: sông Hồng ở phía Đồng có chiều dài qua huyện là 15 km và sông Tô Lịch là sông thoát nước thải và nước mưa cho nội thành Hà Nội. Tổng lượng nước thải của thành phố chảy qua vùng Thanh Trì khoảng 120
- 130 trìệu m3/năm.
- Sông Hồng: nằm ờ phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, sông Hồng là ranh giới giữa nội thành và huyện Gia Lâm, chảy qua Sơn Tây, Liên Mạc tới Chương Dương, qua huyện Thanh Trì, Hưng Yên, Nam Hà, Thái Bình và chảy ra Biển Đông. Sông
Hồng là sông lớn nhất miền Bắc chảy qua địa bàn huyện ở phía Đông (là ranh giới tự nhiên của huyện với huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên) với chiều dài khoảng 8km. Chế độ thủy văn của sông Hồng chia làm hai mùa: mùa khô và mùa lũ với biên độ dao động mực nước rất lớn, từ dưới 2m đến trên 1 l,5m (báo động cấp 3), việc thoát nước vào sông Hồng trong mùa lũ bắt buộc phải dùng bơm động lực. Sông Hồng có lưu lượng nước trung bình năm khoảng 1.220 xl09m3 trong đó mùa lũ lưu lượng nước chiếm tới 72,5%, vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2 m, lưu lượng là 5.990 m3/s (lúc lớn nhất lên tới 22.200 m3/s) trong khi đó mực nước trung bình năm là 5,3m với lưu lượng 2.309m3/s. Trong mùa lũ nước sông Hồng dâng lên cao, mặt nước sông thường cao hơn mặt ruộng từ 6m - 7m; vào mùa kiệt mực nước trung bình khoảng 3m với lưu lượng 927m3/s.
Sông Tô Lịch: dài 13,5 km, rộng trung bình 40 - 45m, sâu 3 - 4 m; bắt nguồn từ cống Phan Đình Phùng, chảy qua địa phận Từ Liêm, Thanh Trì, qua cống Thanh Liệt đổ vào sông Nhuệ. Đoạn cuối sông Tô Lịch với chức năng chủ yếu là thoát nước mưa, nước thải cho khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực huyện Thanh Trì.
Các đáy sông nằm từ độ cao +1,0 m đến + 2,0 m. Cao độ mực nước sồng giữ ở mức +4,0 m đến + 4,5 m; khi mưa to thì lên đến 5,5 m. Cống Thanh Liệt được xây dựng nhằm mục đích giữ nước thải về mùa khô để cung cấp cho khu vực nuôi cá và tưới ruộng huyện Thanh Trì với mực nước thượng lưu cống là +4,0 m. Về mùa mưa cống được mở 100 % với lưu lượng thoát 15,7 m3/s.
Diện tích ao, hồ và các vùng đất trũng ở Thanh Trì chiếm khoảng 1500 ha. Hiện nay, gần 1200 ha đã được khai thác vào mục đích nuôi trổng thủy sản; khoảng 500 ha đất trũng hai vụ lúa, thuộc chủ yếu các xã phía Nam huyện như Tả Thanh Oai, Hữu Hoà, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi được đánh giá là có tiểm năng chuyển đổi sang nuôi cá một vụ.[5]
2.1.1.5. Thổ nhưỡng
Căn cứ vào bản đồ thổ nhưỡng của thành phố Hà Nội và kết quả điều tra thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:
Đất đai chủ yếu được kiến tạo trên đất phù sa cổ, chủ yếu gồm hai nhóm chính:
- Đất phù sa cổ của hệ thống sông Hồng:
+ Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu: Có diện tích khoảng 881,56 ha, chiếm 14,01% diện tích tự nhiên của huyện,
+ Đất phù sa không được bồi có glây: Có diện tích khoảng 1.715 ha, chiếm 27,24% diện tích tự nhiên của huyện
+ Đất phù sa ít được bồi trung tỉnh kiềm yếu: Có diện tích khoảng 425 ha, chiếm 6,75% diện tích tự nhiên của huyện,
+Đất phù sa không được bồi glây mạnh: Có diện tích khoảng 25,69 ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên của huyện
+ Đẩt phù sa được bồi hàng năm trung tỉnh kiềm yếu: Có 97,52 ha, chiếm 1,55% diện tích tự nhiên của huyện.
- Cồn cát và bãi cát: Có diện tích khoảng 67,00 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở ven sông Hồng.
Đất còn lại bao gồm: Đất có mặt nước, sông và đất khu dân cư có tổng diện tích khoảng 3.080,94 ha.
Đất thịt nặng chiếm tới 80% diện tích, còn lại là đất cát pha và đất phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm.[5]
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Cơ cấu kinh tế năm 2015
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, duy trì tỷ trọng công nghiệp đạt 62,9%, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ từ 19,8% lên 23,2% giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 17% xuống 13,9%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân năm 15%.[8]
b. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước. Tình hình thiên tai bão lũ, biến đổi khí hậu ngày càng khắc
nghiệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.... huyện Thanh Trì đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống, vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng sản xuất tập trung nên kinh tế huyện tăng trưởng khá.
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa làm giảm diện tích đất nông nghiệp (trong 5 năm đã thu hồi 121,5ha), nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm tỷ trọng trồng trọt (giảm xuống còn 38,4% đến năm 2015), tăng tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản (tăng lên 61,6% đến năm 2010). Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghệp năm 2010 đạt 55 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 70,7 triệu đồng.
Bên cạnh đó còn xây dựng phương án phòng chống hạn, úng ngập, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Hoàn thành đầu tư mới và cải tạo được 5.493,5m kênh, mương thuộc hệ thống kênh Hồng Vân và kênh Đại áng để phục vụ tưới tiêu cho các xã vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện.[8]
c. Khu vực kinh tế công nghiệp
Hoàn thành xây dựng và phát huy hiệu quả Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, thu hút 34 doanh nghiệp đầu tu, hoạt động, tiếp tục mở rộng thêm 18,20 ha.
Số luợng các hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, toàn huyện có 234 doanh nghiệp và 1.477 hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (tăng 134 doanh nghiệp, 331 hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp so với năm 2010). Nhìn chung các doanh nghiệp chủ động đầu tu, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất để nâng cao năng lục sản xuất, tạo sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường và từng buớc hội nhập kinh tế khu vục.
Các làng nghề truyền thống hiện đang đuợc huyện chú trọng đầu tu phát triển góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nhân dân. Dự án làng nghề Tân Triều đang đuợc tiếp tục mở rộng với diện tích 10,05 ha và xây dựng dụ án các làng nghề Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc. Xây dựng thương hiệu làng nghề xã Duyên Hà, thuơng hiệu mây tre đan xã Vạn Phúc.[8]
d. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Thương mại dịch vụ được khuyến khích phát triển với nhiều hình thức, số lượng các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh dịch vụ tăng nhanh. Toàn huyện có
1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ (tăng 697 doanh nghiệp và 2.322 hộ so với năm 2010), 01 chợ trung tâm dịch vụ thương mại và 18 chợ đang hoạt động (trong đó 5 chợ loại 3). Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22,4%, tăng 3,4% so với kế hoạch. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành Trung tâm dịch vụ thương mại, xây dựng xong 6 chợ mới, đang đầu tư cơ sở hạ tầng 4 chợ (chợ Thanh Liệt, chợ Đại áng, chợ Lạc Thi - xã Ngọc Hồi; chợ thôn 1 và 2 xã Vạn Phúc), phục vụ nhu cầu giao lưu, buôn bán của nhân dân.[8]
2.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Huyện Thanh Trì đã tập trung xây dung kết cấu sở hạ tầng, các dự án trọng điểm như giao thông, điện chiếu sáng, cấp thoát nước,...; hạ tầng xã hội như giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, vãn hỏa - thông tin.
- Giao thông nông thôn: Huyện Thanh Trì có nhiều đầu mối giao thông quan trọng đi qua huyện Thanh Trì như đường sắt Bắc- Nam; Quốc lộ 1A, 1B; đường thuỷ sông Hồng. Trục xã, liên xã gồm 21 tuyến có 50,30 km; được nối các trung tâm xã, các khu dân cư với tuyến tỉnh lộ, quốc lộ và các xã với nhau, hầu hết được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 5 đồng bằng với mặt nhựa đường hoặc bê tông xi măng rộng 3,5m; nền đường rộng từ 5m - 7,5m. Ngoài ra còn có đường trục thôn có 55,66 km; đường ngõ xóm có 259,06 km và đường trục chính nội đồng có 97,30 km.
Trên địa bàn huyện Thanh Trì có các tuyến sông như: sông Hồng, sông Nhuệ và sông Tô Lịch chảy qua nhưng chỉ có sông Hồng là có thể khai thác vận tải đường thủy (chiều dài qua địa bàn huyện có 7 km). Trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn huyện chỉ có một vài bến đò ngang và cảng vật liệu xây dựng tại xã Vạn Phúc.
Lưới điện của huyện Thanh Trì hiện nay nằm trong hệ thống lưới điện thành phố Hà Nội, được cung cấp nguồn từ hệ thống điện miền Bắc. Các phụ tải tiêu thụ điện được lấy nguồn từ 2 trạm 110 KV-E10 Văn Điển và E5 Thượng Đình. Đen nay
huyện đã hoàn thành chương trình nâng cấp, cải tạo mạng lưới điện, hệ thống chiếu sáng nông thôn cho các xã trên địa bàn. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên từ các nguồn là 100%.
Mạng lưới thông tin bưu điện trên địa bàn huyện gồm 2 tổng đài điều khiển: tổng đài cầu Bươu có 1.300 số, tổng đài Ngọc Hồi có 1.300 số. Hệ thống đường truyền dẫn gồm các tuyến cáp quang truyền dẫn, các tuyến cáp được xây dựng theo quy hoạch chủ yếu đi ngầm, dọc theo các trục đường giao thông chính của huyện, của các xã. Hiện nay còn 04 xã chưa có điểm văn hóa xã (Tứ Hiệp, Hữu Hòa, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp) do chư bố trí được vị trí để xây dựng; 100% các có dịch vụ Internet.[8]
2.1.2.3. Về y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao
Triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Năm 2014 công nhận mới và duy trì 28 làng, khu dân cư văn hóa; 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; đã trùng tu, sửa chữa 33 di tích lịch ; 42 nhà văn hóa đã được cải tạo, đầu tư xây dựng mới.
Hàng năm các xã trong huyện đều tổ chức các hoạt động lễ hội làng. Một số lễ hội tiêu biểu như lễ hội làng Triều Khúc - Tân Triều, lễ hội Đông Mỹ . Đặc biệt trong huyện còn có cụm di tích lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa, lễ hội hàng năm đã thu hút đông đảo khách không chỉ trong vùng mà còn trong cả nước. Những hoạt động văn nghệ nổi tiếng như múa Rồng, múa Bồng là những nét văn hỏa đặc sắc của huyện Thanh Trì, đã từng có những đội đi lưu diễn các noi.
Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân dược quan tâm, 16/16 xã, thị trấn đã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 100% kế hoạch. Một số bệnh viện được xây dựng cùng với Trạm y tế xã, thị trấn; các cơ sở hành nghề y dược tư nhân đảm bảo tốt cho chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình y tế cơ sở, giảm tỷ lệ trểm suy dinh dưỡng từ 17,5% xuống 12,5%, tiêm chủng mở rộng cho các trẻ đạ 100% kế hoạch.
Công tác giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt; chất lượng giáo dục được duy trì và phát triển, duy trì vững chắc phổ cập Tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập phổ thông Trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập trung học năm 2009. Đen nay đã xây dựng được 27 trường chuẩn quốc gai, đạt 108% kế hoạch.
Đã hoàn thành phổ cập bậc Trung học trên địa bàn huyện; duy trì phổ cập Tiểu học đứng độ tuổi; học sinh tốt nghiệp THCS được học tiếp trung học phổ thông đạt tỷ lệ 98%; 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Đào tạo nghề đuợc quan tâm chú trọng, đã hoàn thành và đua vào sử dụng Trung tâm dạy nghề của huyện; tỷ lệ qua đào tạo là 53%.
Phong trào thể dục - thể thao quần chúng đã có những chuyển biến tích cực, các hoạt động thể thao diễn ra sôi nỏi với nhiều hoạt động phong phú như: tổ chức các giải bóng đá, cầu lông, bóng bàn, kéo co ... với 85 lượt thể thao cấp huyện. Đốn nay, Trung tâm thể dục thể thao huyện đã được đưa vào sử dụng và khai thác có hiệu quả; số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên toàn huyện đạt 30%; số gia đình thể thao đạt 22%. Các đội tuyển của huyện tham dự thi cấp trung ương và thành phố đạt 350 Huy chương các loại.
Tuy nhiên, thể dục - thể thao trên địa bàn huyện còn gặp những khó khăn nhất định như: hệ thống cơ sở mạng lưới thể dục - thể thao chưa đồng bộ, công trình thể dục - thể thao có quy mô nhỏ bé, xây dựng chắp vá, thiếu trang thiết bị, không đảm bảo cho sử dụng lâu dài. Đất công trình thể dục - thể thao hiện có phần lớn chưa đủ diện tích so với dân số hiện nay, số lượng công trình còn quá ít so với yêu cầu tập nluyện. Hiện nay trên địa bàn các xã bãi đá bóng thường kết họp với khu trường học.[8]
2.1.2.4. Tình hình dân số lao động và việc làm
Tổng dân số năm 2015 có 231.675 người, mật độ dân số trung bình 3649 người/km2.
Lực lượng trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 151.706 người trong đó lao động nông nghiệp là 27.675 người (chiếm 18,24% tổng số lao động trên địa bàn). Trong những năm qua, nguồn lao động của huyện tăng bình quân 3,1%/năm,