Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Cơ Bản Tại Nơi Ở


tính kết cấu cộng đồng tình làng nghĩa xóm giúp cho họ có một môi trường sống thân thiện, tích cực.

Anh/chị em mình về đây sống chung 1 tầng, cùng tòa nhà cũng như là làng, xóm ở quê…nếu mình tình cảm với nhau, có tính xây dựng và thân thiết thì mọi người cũng sẽ như vậy. Chắc có lẽ cùng là thu nhập thấp chăng? Nên khi về đây sống mình thấy mọi người không có phân iệt mà rất hòa nhập, thân thiết… có thể sang nhà nhau chơi hàng ngày. (PVS, nữ, 34 tuổi, Khu NƠXH Tây Mỗ)


Qua những nhận định trên có thể thấy, trước hết tính gắn kết cộng đồng tại các khu NƠXH nói riêng được kế thừa từ tinh thần cộng đồng có tính truyền thống của cư dân vốn hầu hết có xuất thân nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khá tương đồng. Thứ hai, hầu hết các hộ gia đình mới là dân đô thị thế hệ thứ 1,5 hay thế hệ thứ 2 sống ở Hà Nội. Điều này đã được chứng minh phần nào qua việc tìm hiểu nơi xuất thân của các hộ trong mẫu nghiên cứu trước khi về họ chuyển khu đô thị này để sinh sống. Mặc dù xuất phát từ nơi ở là nội thành, ngoại thành hay tỉnh khác thì mức độ quan hệ thân thiết với mọi người xung quanh của cả ba nhóm này không có sự chênh lệch quá nhiều. Như vậy, tinh thần cộng đồng có tính truyền thống của cư dân vốn hầu hết có xuất thân nông thôn có thể coi là một yếu tố xã hội quan trọng, góp phần xây dựng nên những cộng đồng đô thị bền vững, văn minh khác với những gì được mô tả về một lối sống đô thị cực đoan, biệt lập, thiếu tính cộng đồng trong các đô thị hiện đại ở các nước phát triển phương Tây.

Đây là một bộ phận trong quan niệm về môi trường xã hội tại nơi ở của người dân, bất kể ở nông thôn hay đô thị. Các lý thuyết về Đô thị hoá và Xã hội học đô thị đều nhấn mạnh nhiều đến yếu tố này và những đặc trưng của nó tại các đô thị hiện đại. Theo đó, tại các đô thị lớn, những quan hệ cộng đồng,


hay là quan hệ “sơ cấp”/ truyền thống, như hàng xóm, họ hàng cùng với các quá trình Công nghiệp hóa, đô thị hóa có xu hướng ngày một sút giảm, thậm chí biến mất. Thay thế vào đó là các quan hệ chức năng/ hiện đại như quan hệ theo các nhóm chức năng, nhóm sở thích, nhóm nhỏ, các hiệp hội không chính thức,…

Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu xã hội học đô thị ở phương Đông và Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại. Một kết quả khảo sát năm 2011, dự án “Đô thị hóa và phát triển bền vững – Chia sẻ kinh nghiệm về các Khu đô thị mới ở Hà Nội” do SIDA tài trợ, với sự hợp tác của các giảng viên tại Đại học Lund (Thụy Điển) và các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng cho thấy điều đó.. Cụ thể, quan hệ xóm giềng và cộng đồng vẫn còn khá mạnh mẽ trong cư dân của các khu đô thị, mặc dù về cấu trúc xã hội, họ là những người từ nhiều nơi về sinh sống ở đây, và ban đầu hầu như đều là những người lạ: không phải bà con anh em, cũng không phải là đồng nghiệp (chỉ có 1-2 người vốn là bạn bè đồng nghiệp cùng về sống ở đây). Chỉ từ khi về sinh sống tại các khu đô thị này này, họ mới trở thành hàng xóm của nhau. Và đến nghiên cứu tại các khu NƠXH cũng cho thấy một kết quả gần tương tự, điều này cho thấy sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, kinh tế có ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ xã hội của các hộ dân sinh sống tại đây.

Với câu hỏi, anh chị có thường xuyên nói chuyện/vay mượn /giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết không? Một phần tư (25%) số hộ được hỏi ý kiến ghi nhận thường xuyên chào hỏi khi gặp nhau ở ngoài nhà và giúp đỡ nhau khi cần thiết. 57,5% thỉnh thoảng trò chuyện và giúp đỡ nhau, có thể vay mượn khi cần.

Mọi người ở tầng mình sống rất hòa đ ng, hàng xóm cạnh nhau có thể thỏa mái xin nhau những thứ từ rất nhỏ như của hành, tỏi…hoặc khi cần vay tiền khi nhỡ nhần thì đều có thể sẵn sàng cho nhau vay. Mọi người cũng rất có



tinh thần tập thể, tầng mình 18 hộ cũng thường tổ chức liên hoan vào những dịp đặc iệt để thêm thân thiết. (PVS, nữ, 28 tuổi, khu NƠXH Tây Mỗ)


Qua đây, có thể khẳng định: tính cộng đồng của cư dân sống ở khu NƠXH khá cao. Họ đang có một cộng đồng xã hội rất lành mạnh, văn minh và có tính xây dựng. Điều này cũng phù hợp với các điểm đánh giá rất cao, hay những cảm nhận rất tích cực của họ về một “môi trường xã hội” trong các khu nhà ở dành cho các đối tượng khá tương đồng này.

4.2.2. Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tại nơi ở

Thông thường khi mua nhà ở, một trong những mối quan tâm lớn của người mua đó là vị trí hay khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… Không một ai muốn mua nhà cách quá xa các dịch vụ trên. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của các trung cư mà trong đó đã bao gồm cả nhà trẻ, bệnh viện, khu mua sắm, bể bơi… NƠXH mặc dù không được tích hợp nhiều các dịch vụ xã hội, song cũng được quy hoạch tại những địa điểm thuận tiện nhất cho người dân khi tiếp cận các dịch vụ đó. Trong nghiên cứu này, tác giả quan tâm tìm hiểu đánh giá của người dân về một số dịch vụ xã hội cơ bản tại các khu NƠXH họ đang sinh sống như: giáo dục, y tế và các dịch vụ khác.

4.2.2.1. Việc học hành của con cái

Độ tuổi của người tham gia khảo sát trải dài khoảng từ 24 tuổi đến 44 tuổi, điều đó có nghĩa là rất nhiều các hộ gia đình có con cái trong tuổi đi học, bởi vậy, giáo dục là dịch vụ được tác giả chú ý tới đầu tiên. Như đã tìm hiểu ở phần trên, đa số người dân hài lòng về khoảng cách từ nhà ở đến trường học của trẻ (trung bình 3,55 điểm), đối với các tiêu chí đánh giá khác, kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:


Bảng 4.8: Đánh giá của cha mẹ về điều kiện học hành của con cái tại khu vực NƠXH (Đơn vị: Điểm trung bình)

Tiêu chí

Điểm trung bình

1.Cơ sở vật chất trường lớp

3,61

2.Chất lượng đào tạo

3,40

3.Chất lượng học sinh

3,65

4.Quan hệ giữa học sinh với nhau

3,69

5.Quan hệ nhà trường với cha mẹ học sinh

3,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 22

Ngu n: Khảo sát của luận án, 2018

Từ bảng trên, ta thấy không có nhiều sự khác biệt trong đánh giá về điều kiện học hành của con cái trong các hộ gia đình sinh sống tại các khu NƠXH. Có 4 trên 5 tiêu chí được đưa ra, tất cả các hộ gia đình đều không có lựa chọn tiêu cực, 2 phương án “kém” và “Rất kém” đều có tỷ lệ bằng 0, chỉ có duy nhất tiêu chí chất lượng đào tạo có 23 người trả lời phương án “kém”. Điểm trung bình thấp nhất là 3,4 cao nhất là 3,69. Cụ thể, được đánh giá cao nhất là tiêu chí “Quan hệ giữa học sinh với nhau” với 3,69 điểm, sau đó là “Quan hệ nhà trường với cha mẹ học sinh” đạt 3,68 điểm. Các tiêu chí khác lần lượt xếp thứ 3,4,5 với số điểm tương ứng lần lượt là “Chất lượng học sinh” (3,65 điểm), “Cơ sở vật chất trường lớp” (3,61 điểm) và thấp nhất là “Chất lượng đào tạo” (3,4 điểm). Về cơ bản, người dân đều đánh giá các tiêu chí về giáo dục ở mức khá, tuy nhiên về chất lượng đào tạo có thấp hơn các tiêu chí khác vì có nhiều người cho rằng, so với nhiều khu vực trong thành phố, tại các khu NƠXH họ đang sống không có đủ các khối trường cho con em theo học từ mầm non đến THPT có chất lượng đồng đều, muốn có lựa chọn tốt, con em họ cần tìm trường ở khu vực lân cận hoặc khá xa khu nhà ở của họ.



Con nhà mình học mầm non và cấp 1 ở đây thì cũng được, trường cấp 1 cũng đạt chuẩn quốc gia, có giáo viên chất lượng, nhưng nếu học lên cao hơn thì chắc phải tìm trường gần khu Hà Đông hoặc quận nội thành. Xung quanh đây trường cấp 2, cấp 3 nếu học chất lượng cũng không được ằng các trường có tiếng tăm một chút. (PVS, Nữ, 34 tuổi, Khu NOXH Tây Mỗ)


Dưới góc độ lý thuyết về cư trú tách biệt với mô hình đa hạt nhân cho thấy điều này hoàn toàn hợp lý khi cư trú tách biệt không đơn thuần chỉ là hiện tượng về nhà ở, nó là sự phản ánh một cách sinh động và sâu sắc sự phân tầng xã hội, trong đó tiếp cận y tế và giáo dục cho thấy sự khác biệt rõ nét so với những khu vực trung tâm. Đồng thời với quá trình đô thị hóa, người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp muốn có nhà ở thì cần lựa chọn những vị trí xa trung tâm vì lý do giá thành nhà, các chi phí dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính.

Điều này đúng như nhận định của Park: khoảng cách không gian luôn có sự phù hợp với khoảng cách xã hội và khoảng cách xã hội làm cho người dân có xu hướng cách biệt nhau về không gian. Cư trú tách biệt có thể mang đến những bất lợi cho trong tiếp cận về giáo dục, với những môi trường giáo dục chất lượng cao, phù hợp với mong muốn của người dân. Do đó, dù ở xa trung tâm nhưng họ vẫn cố gắng di chuyển để con cái mình có môi trường học tốt hơn hoặc trong tương lai gần sẽ chuyển về khu vực trung tâm để sinh sống là mong muốn của nhiều người.

4.2.2.2. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Y tế cũng là một trong những dịch vụ quan trọng được người dân lưu ý khi mua nhà nói chung. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra câu hỏi đánh giá về các cơ sở khám chữa bệnh gần khu NƠXH với mong muốn tìm hiểu về sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ giữa các cơ sở này. Kết quả thu được thấp hơn so với đánh giá về dịch vụ giáo dục ở mục trên, cụ thể như sau:


Bảng 4.9: Đánh giá về các cơ sở khám chữa bệnh gần khu NƠXH của người dân (Đơn vị: Điểm trung ình)

Nơi khám/chữa bệnh

Điểm trung bình

1.Bệnh viện công

3,46

2.Bệnh viện tư/Phòng khám tư nhân

3,37

3.Bác sĩ tư

3,29

4.Trạm y tế

3,21

Ngu n: Khảo sát của luận án, 2018

Trong số các cơ sở y tế được đưa ra, “Bệnh viện công” là cơ sở nhận được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,46 điểm, đứng thứ 2 là “Bệnh viện tư/ Phòng khám tư nhân” đạt 3,37 điểm, tiếp theo là “Bác sỹ tư” với 3,29 điểm và đánh giá thấp nhất là “Trạm y tế” với 3,21 điểm. Mặc dù điểm trung bình của cả 4 cơ sở đều ở trên mức bình thường, song tỷ lệ lựa chọn đánh giá tiêu cực cao hơn so với các dịch vụ khác. Cả 4 cơ sở khám chữa, mỗi cơ sở đều có 2 đại diện hộ gia đình đánh giá “Rất kém”, số người đánh giá “Kém” từ 17 người đến 24 người.

Ở khu nhà mình, nếu muốn đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám cho con khi ốm đau cũng phải gần 10 km, còn phòng khám tư quanh đây hầu như ít, chất lượng cũng không cao, muốn đi khám chỗ ác sĩ giỏi cũng phải 5-7 km. Đi lại cũng rất mất thời gian, tiền ạc vì con nhỏ thì cần đi taxi. Điều này rất ất tiện. (PVS, nữ, 28 tuổi, Khu NOXH Tây Mỗ)

Có thể nói, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế vẫn là một thách thức

không chỉ đối với riêng việc phát triển NƠXH mà còn với hầu hết các lĩnh vực liên quan trong đời sống. Dưới góc độ lý thuyết về cư trú tách biệt với mô hình đa hạt nhân cho thấy điều này tương tự với khả năng tiếp cận về giáo dục đã được phân tích ở phần trên. Cư trú tách biệt có thể mang đến những bất lợi cho trong tiếp cận về y tế, trong khi những khu vực NƠXH thường cách xa


khu vực trung tâm với những cơ sở y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đa dạng của người dân. Với đặc thù, những khu NƠXH thường được xây dựng ở những khu vực dân cư mới hoặc khu đô thị mới, ở đó hầu như mới có sự hoàn thiện về cơ sở vật chất, các tiện ích và dịch vụ khác chưa đi kèm hoặc nếu có thì chất lượng không đáp ứng, dẫn đến người dân khi có nhu cầu khám, chữa bệnh phải di chuyển xa hoặc đến những nơi mà họ đã từng quen thăm khám trước đây.

4.2.2.3. Các dịch vụ khác

Với mong muốn tìm hiểu về vị trí xây dựng NƠXH có đem lại nhiều thuận tiện hơn cho người dân khi tiếp cận các dịch vụ xã hội hay không, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi so sánh khoảng cách gần nhất từ nhà tới một số địa điểm giữa nơi ở cũ (nơi ở gần nhất) và khu NƠXH hiện nay. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.10: Khoảng cách từ nhà tới các địa điểm dịch vụ công cộng

( Đơn vị tính: Km)



Địa điểm

Khoảng

cách gần nhất (km)

Khoảng

cách xa nhất (km)


Trung bình

Nơi ở cũ

Nơi

ở mới

Nơi ở cũ

Nơi

ở mới

Nơi ở cũ

Nơi ở mới

1. Trường học của con

0

0

18

14

2,68

2,11

2. Nơi làm việc

0

1

20

30

6,04

8,28

3. Chợ dân sinh

0

0

20

15

1,16

1,63

4. Trạm xe bus

0

0

5

6

0,98

1,0

5. Công viên

0

1

20

20

3,13

5,46

6. Bệnh viện gần nhất

0

1

12

10

3,31

4,71

7. Trung tâm thương mại

0

1

14

20

3,11

4,92

Trung bình

0

0,6

15,6

16,4

2,9

4,0

Ngu n: Khảo sát của luận án, 2018


Theo kết quả từ bảng, có thể thấy sự khác biệt về khoảng cách từ nhà đến các địa điểm giữa nơi ở cũ và nơi ở mới. Về khoảng cách gần nhất, nơi ở cũ trung bình là 0 km, nơi ở mới là 0,6km. Về khoảng cách xa nhất, nơi ở cũ trung bình là 15,6km, nơi ở mới là 16,4km. Về khoảng cách trung bình, nơi ở cũ là 2,9km, nơi ở mới là 4,0km. Qua phân tích ở bảng trên cho thấy, hầu hết các địa điểm mà người dân muốn tiếp cận đều có khoảng cách xa hơn so với nơi ở cũ, chỉ có duy nhất chỗ học của con là gần hơn. Qua tìm hiểu thì khoảng cách này gần hơn là do đa số người dân ở đây là các gia đình trẻ, có con đang đi học ở độ tuổi mẫu giáo là chủ yếu. Và các trường mầm non (100% trường tư thục) đều được đặt trong khu đô thị, hoặc ngay dưới tầng 1 của chung cư. Để tiện đi lại và đưa đón con nên lựa chọn cho con học trường tư thục là ưu tiên hơn cả, so với trường công lập mà đi lại xa.

Về đây ở mới đầu bu n lắm, muốn đi đâu chơi hoặc cuối tuần đi mua sắm cũng rất ngại vì xa. Nhà mình muốn đi Big C Thăng Long cũng phải 7 km. Chỉ có cho con đi học mầm non thì chọn ngay trường tư thục trong khu chung cư để tiện ông à đưa đón, chứ đi xa cũng ngại. (PVS, nữ 28 tuổi, khu ở xã hội Tây Mỗ)


Đánh giá về chợ - một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người dâ. Tuy rằng, việc phát triển của các hệ thống siêu thị lớn nhỏ ngày càng mạnh thì chợ dân sinh vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Chợ không chỉ là nơi mua sắm mà nó còn mang đậm đặc trưng văn hóa, thói quen của người dân hơn nữa còn là “ biểu hiện” về mặt kinh tế của cả một khu vực. Đánh giá về chợ của người dân tại các khu NƠXH thông qua 5 tiêu chí: sản phẩm đa dạng, phong phú; An toàn vệ sinh thực phẩm; Vệ sinh môi trường xung quanh; Thuận tiện đi lại; Giá cả hàng hóa. Kết quả thu được khi người sở hữu NƠXH đánh giá về chợ dân sinh (chính thức, chợ tạm, chợ cóc…) được thể hiện trong bảng sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023