Với Người Dân Có Nhu Cầu Nhà Ở Xã Hội


cùng tham gia thực hiện phát triển NƠXH; thúc đẩy việc thành lập mới với một số lượng lớn các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư xây dựng NƠXH. Đồng thời, tạo điều kiện thông thoáng, khuyến khích doanh nghiệp và các thành phần khác tham gia vào việc cung ứng sản phẩm NƠXH thay vì chỉ có một số đối tượng như quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ hai, cần đề ra những quy định chặt chẽ và có sự giám sát, quản lý để người TNT, người có nhu cầu tiếp cận được nguồn cung nhà ở, tránh xảy ra tình trạng người có tiền mua đi bán lại hưởng chênh lệch. Tuy nhiên, cần xem lại tính khả thi và hợp lý của quy định phải bán lại NƠXH cho Nhà nước hoặc chỉ được bán sau 5 năm vì khó xác định giá bán lại như thế nào là hợp lý, không phù hợp quy luật cuộc sống.

Thứ ba, cần tạo nguồn vốn thực hiện chương trình NƠXH. Cách tạo nguồn vốn là: tạo điều kiện, cơ chế cho các chủ đầu tư vay vốn thực hiện chương trình NƠXH với lãi suất thấp; miễn thuế khi thực hiện dự án; phát hành trái phiếu hoặc công cụ tài chính khác để huy động vốn thực hiện chương trình; tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước; tạo điều kiện và cơ chế tài trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại cho người có thu nhập thấp vay tiền mua nhà.

Thứ tư, cần thu thập thông tin thống kê, khảo sát nhu cầu NƠXH của người dân hàng năm, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển bao nhiêu căn hộ, diện tích… nhằm bám sát nhu cầu thực tế.

Thứ năm, tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật về mua bán NƠXH cho người dân, nhất là các đối tượng thụ hưởng. Để những người thực sự có nhu cầu có thể mua được NƠXH. Các cơ quan chức năng, cũng như các phương tiện thông tin đại chúng cần phổ biến rộng rãi hơn nữa kiến thức pháp luật cơ bản về mua bán NƠXH để các đổi tượng có thể dễ dàng thực hiện được các quyền ưu đãi của mình. Cần xây dựng được kênh thông tin chính


thức từ phía cơ quan quản lý nhà nước về NƠXH để người dân có thể tiếp cận được nguồn thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

5.2.3. Với doanh nghiệp xây dựng

Thứ nhất, tích cực tham gia vào xây dựng phân khúc NƠXH cho thuê, thuê mua tại các dự án NƠXH vì nhu cầu trên thực tế cao nhưng số lượng nhà ở đáp ứng loại hình này còn hạn chế, thậm chí nhiều khu NƠXH chỉ tập trung hình thức bán mà không có các hình thức còn lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Thứ hai, nâng cao chất lượng xây dựng NƠXH, đồng bộ hóa cơ sở vật chất như đường đi, các khu dịch vụ, thương mại, vui chơi…nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại các khu NƠXH.

5.2.4. Với Ngân hàng

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 25

Thứ nhất, bên cạnh các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tham gia vào quá trình cho vay mua NƠXH, thì Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hệ thống ngân hàng thương mại tham gia vào chính sách cho vay NƠXH. Các chính sách đưa ra có thể theo phương thức bù lãi suất cho phù hợp, vừa đảm bảo an toàn, độ mở và độ chắc chắn để ngân hàng thương mại thấy được có lợi ích để tham gia vào thực hiện chính sách này. Mặc dù lãi suất có thể thấp hơn nhưng ngân hàng thương mại vẫn có thể tham gia. Ngân hàng thương mại không có nghĩa là chỉ đi kinh doanh mà còn thực hiện chính sách xã hội, trên thực tế có nhiều ngân hàng thương mại đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thứ hai, mở rộng mức cho vay, đối tượng cho vay. Theo đó, ngoài việc ngân hàng xem xét về lãi suất cho vay, để có thể nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng thì các ngân hàng còn phải chú ý đến các đối tượng cho vay, mức cho vay và thời hạn cho vay. Đồng thời, đối tượng cho vay của các ngân hàng nên hướng đến những đối tượng làm việc tại khu vực phi chính thức thay vì


chỉ tập trung cho vay với nhóm cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước vì những đối tượng này dễ kiểm soát, không phải lo ngại về việc thu hồi nợ.

5.2.5. Với người dân có nhu cầu nhà ở xã hội

Thứ nhất, tích cực tham gia vào quá trình góp ý xây dựng luật pháp, chính sách liên quan đến NƠXH.

Thứ hai, trong quá trình tiếp cận thông tin chính sách về NƠXH người dân có nhu cầu về nhà ở nên tiếp cận qua các kênh chính thức như: website sở xây dựng, website chủ đầu tư, ban quản lý dự án… tránh trường hợp mua bán chênh lệch, ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua NƠXH tại Hà Nội.

Thứ ba, trong quá trình sử dụng NƠXH, tuân thủ đẩy đủ và nghiêm túc những quy định của thành phố Hà Nội về quản lý, sử dụng NƠXH. Đồng thời xây dựng môi trường, cộng đồng xã hội tại các khu NƠXH thân thiện, văn minh, bền vững.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), “ Vấn đề nhà ở xã hội hiện nay ở nước ta, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục lý luận (233), tr.41-43.

2. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nhà ở xã hội” , Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 29 tháng 7 năm 2015. (http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1023-kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-ve-phat-trien-nha-o-xa-hoi.html)

3. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), “ Phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học xã hội (10), tr. 60-67.


4. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Tiếp cận nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay: Thực trạng và rào cản”, Tạp chí Khoa học xã hội (6), tr. 83-90.

5. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp một số nước – kinh nghiệm và bài học thực tiễn cho Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (5), tr. 291-296.

6. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Thực trạng sử dụng nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay”, Tạp chí Khoa học công đoàn (15), tr. 46-51.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Đặng Nguyên Anh và các cộng sự (2015), Báo cáo đánh giá tác động của hệ thống hộ khẩu đến đời sống xã hội ( Nghiên cứu định tính tại Hà Nội, Đà Nẵng, tp. H Chí Minh và Đăk Nông), do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

2. Nguyễn Quỳnh Anh, Trần Ngọc Cương (2018), “Kinh nghiệm phát triển NƠXH của một số nước và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (681), tr.61-86.

3. Đinh Ngọc Bách (2007), “Thực trạng NƠXH và một số giải pháp để phát triển”. Kỷ yếu hội thảo: NƠXH và nhà ở chính sách: đánh giá về chính sách nhà ở và các dự án NƠXH tại Hà Nội

4. Bộ Xây dựng (2015a), Báo cáo tổng kết thị trường bất động sản.

5. Bộ Xây dựng (2015b), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành xây dựng.

6. Bộ Xây dựng (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 của ngành xây dựng.

7. Bộ Xây Dựng (2009), Thông tư Hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp. Số 10/2009/TT-BXD, Hà Nội.

8. Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB)(2014), Kỷ yếu Hội thảo NƠXH tại Việt Nam và ài học từ kinh nghiệm quốc tế.

9. Bộ Xây dựng, Công văn số 395/2015/BXD-QLN ngày 3/3/2015 về Hướng dẫn triển khai khi cho vay hỗ trợ nhà theo Thông tư số 17/2014/BXD-QLN.

10.Chính phủ (2009), Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà


ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Số 18/NQ-CP, Hà Nội.

11.Lê Thị Kim Chi (2005), Nhu cầu động lực và định hướng xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12.Hoàng Vũ Linh Chi (2016), “Nhà ở xã hội ở các nước Châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (7), tr.23-29.

13.Hoàng Vũ Linh Chi (2019), “Chính sách Nhà ở xã hội ở Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học xã hội (3), tr.96-102.

14.Nguyễn Đức Cường (2009), “Không có đất xây dựng Nhà ở xã hội chỉ là trên giấy”, Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam (03), tr. 14-19.

15.Lê Văn Đính và Hồ Kỳ Minh (2013), Nghiên cứu Xây dựng chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa àn Đà Nẵng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16.Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Hữu Đoàn (đồng chủ biên) (2011), Giáo trình Kinh tế đô thị, Nxb Giáo dục, Hà Nội

17.Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18.Nguyễn Mạnh Hà (2009), “Cần hiểu đúng về nhà giá thấp”, Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam (03), tr. 23-29.

19.Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20.Hiến pháp năm 2013

21.Nguyễn Thị Mỹ Linh (2010), “Phát triển nhà ở tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Thương mại (12 & 13), tr.18-23.

22.Văn Thị Ngọc Lan (2006), “Tình trạng cư trú và cơ sở hạ tầng ở các vùng đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xã hội học, (4-96), tr.19-23.


23.Trịnh Duy Luân (2011), “Nhà ở xã hội – khái niệm mới và những nội hàm cũ”, Tạp chí Kiến trúc (8), tr.34-37.

24.Trịnh Duy Luân, Micheal Leaf (Chủ biên) (1996), Vấn đề nhà ở đô thị trong nền kinh tế thị trường của thế giới thứ ba, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25.Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

26.Trịnh Duy Luân (1993), “Xã hội học đô thị có thể làm gì trong lĩnh vực nhà ở và phát triển đô thị”, Tạp chí Xã hội học 3(43), tr.25-28.

27.Trịnh Duy Luân và Nguyễn Quang Vinh (1996), “Tác động kinh tế - xã hội của Đổi mới trong lĩnh vực nhà ở đô thị ở Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học (2), tr.34-38.

28.Helen Evertsz (2000), Nhà ở ình dân tại Hà Nội, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

29.Lee E Goo (1996), Chính sách phát triển nhà ở và phát triển kinh tế ở Singapore.

30.Luật Nhà ở 2005. 31.Luật nhà ở năm 2014.

32.Trịnh Duy Luân và Hans Schenk (Chủ biên) (2000), Nơi ở và cuộc sống cư dân Hà Nội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

33.Nguyễn Xuân Mai (2002), “ Một số ý kiến về kiểu nhà chung cư từ góc độ xã hội học”, Tạp chí xã hội học (2-78), tr21-26.

34.Doãn Hồng Nhung (2010), Pháp luật về NƠXH, nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam, Nxb xây Dựng, Hà Nội.

35.Doãn Hồng Nhung (2009), Pháp luật về hợp đ ng thuê mua ở Việt Nam, Nxb xây Dựng, Hà Nội


36.Doãn Hồng Nhung (2009), “Đặc điểm pháp lý cơ bản của hợp đồng thuê mua nhìn từ khía cạnh thuê mua NƠXH trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí xây dựng và đô thị (5), tr.45-48.

37.Ngân hàng thế giới (WB) (2007), Báo cáo “Đánh giá NƠXH cho nhóm thu nhập thấp Đà Nẵng”.

38.Ngân hàng thế giới (WB) (2011), Báo cáo đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam.

39.Hoàng Xuân Nghĩa và Nguyễn Khắc Thanh (2009), Nhà ở cho người thu nhập thấp ở các đô thị lớn hiện nay – Kinh nghiệm Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40.Đàm Trung Phường (1993),” Nhà đất, một nhức nhối xã hội kéo dài của nước ta”, Tạp chí xã hội học (3-43), tr.26-30.

41.Hà Mai Linh Phùng (2015), “Kinh nghiệm xây dựng và triển khai chính sách về phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp của một số quốc gia trong khu vực”, Tạp chí Kinh tế xã hội Đà Nẵng (69), tr.63-68.

42.Hoàng Hữu Phê (2000), “Tiến tới một lý thuyết mới về vị trí cư trú đô thị và các ứng dụng chính sách của nó”, Tạp chí Xã hội học (3), tr.23-27.

43.Paul Baross (1996), Trình tự phát triển đất ảnh hưởng giá cả của sự phát triển các khu dân cư hợp pháp và ất hợp pháp.

44.Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (2013), Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành luật nhà ở 2005.

45.SIDA, Đại học Lund (Thụy Điển) và các nhà nghiên cứu Việt Nam (2011), Dự án Đô thị hóa và phát triển bền vững – Chia sẻ kinh nghiệm về các KĐTM ở Hà Nội.

46.Nguyễn Đăng Sơn (2016), “Các giải pháp và cơ chế chính sách về NƠXH, nhà ở cho người thu nhập thấp”, Tạp chí kiến trúc (3), tr 43-48.

47.Nguyễn Đăng Sơn (2008), “Phát triển NƠXH và nhà ở cho người thu nhập thấp” Nguyễn Đăng Sơn, Tạp chí Người Xây Dựng (10), tr.24-28.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023