Về Các Yếu Tố Liên Quan Đến Việc Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Gv.

- Qua trao đổi với các CBQL, chúng tôi nhận thức rằng, việc xây dựng phương án bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV sau kết quả Đgiá không được đặt ở vị trí cao (dù rất nên thực hiện nếu nhìn trên mục tiêu là để giúp đỡ GV) bởi lẽ thực tế có những khó khăn nhất định:

* Hệ thống bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ của các trường sư phạm không có lớp mở thường xuyên hàng năm.

* Việc giao GV giỏi kèm cặp, tập thể Tổ CM giúp đỡ cũng không dễ thực hiện vì tâm lý "tự ái nghề nghiệp", cả người giúp đỡ cũng như đối tượng được giúp đỡ đều cảm thấy không thoải mái (?).

* Sự khó khăn về kinh tế của GV khi đi học, vừa phải tốn chi phí học tập vừa phải giảm thu nhập do không nhận dạy lớp.

- HTrưởng các trường thống nhất cao trong việc sử dụng kết quả Đgiá cho việc bố trí nhân sự (4,25/5 điểm) song lại không mạnh dạn lắm trong việc lấy đó làm cơ sở cho việc tái ký hợp đồng (3,75/5 điểm). Có ý kiến cho rằng sự không đồng bộ ở đây xuất phát từ tính nhân văn, từ tình người... từ suy nghĩ tạo điều kiện để GV có cơ hội phấn đấu. Chúng tôi không phản đối hoàn toàn ý kiến đó song thiết nghĩ nếu tình trạng yếu kém của GV không được kịp thời giải quyết sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của một số đông HS tại các lớp mà họ được giao nhiệm vụ. Do vậy, phải có một "sự dũng cảm" cần thiết trong quyết định của HTrưởng đối với GV chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.3.1.2. Về các yêu cầu trong hoạt động Đgiá.



Bảng 2: Tìm hiểu mức độ quan trọng các yêu cầu trong việc Đgiá GV

(Điểm cho từ 1 đến 5 điểm)

HT & PHT

TT & GV


ĐBQ

Độ lệch chuẩn


ĐBQ

Độ lệch chuẩn

1

Đảm bảo tính công khai

4.15

0.65

4.44

0.72

2

Kết quả Đgiá mang tính thuyết phục

4.30

0.56

4.47

0.69

3

Chuẩn mực Đgiá phải rõ ràng

4.33

0.71

4.58

0.74

4

Mang tính tập thể trên cơ sở tự Đgiá

3.90

0.54

4.11

0.81

5

Ý kiến của quản lý trực tiếp là quyết định

3.30

0.71

3.66

0.82

6

Phải giải thích cho người được Đgiá

3.80

0.68

4.22

0.85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thực trọng hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên trong trường trung học phổ thông bán công và giải pháp vươn đến sự hoàn thiện - 7

Bảng kết quả khảo sát cho chúng tôi các nhận định:


- Sự thống nhất về các yêu cầu: Đgiá phải đảm bảo tính công khai; kết quả Đgiá mang tính thuyết phục; chuẩn mực Đgiá rõ ràng là những cái tất yếu phải đạt được trong hoạt động Đgiá. Chúng tôi nghĩ rằng việc quan trọng là làm thế nào để các yêu cầu trên được đảm bảo ở mức cao nhất. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với các yếu tố vô hình tồn tại trong chuẩn Đgiá; nó đòi hỏi không những chỉ bằng năng lực nhận xét mà cả thái độ nghiêm túc - công bằng - vô tư của người Đgiá.

- Quan điểm Đgiá phải mang tính tập thể trên cơ sở cá nhân tự Đgiá cũng được tán thành khá tốt; ý nghĩa của quan điểm này, theo chúng tôi có các ưu điểm: hạn chế được phần nào những sai lệch (nếu có) của cá nhân khi thực hiện Đgiá; người được Đgiá dễ chấp nhận kết quả Đgiá bởi kết quả đó được sự công nhận của tập thể... Song những ưu điểm đó sẽ không thể có được nếu tập thể xuê xoa, dễ dãi trong thực hiện Đgiá; tiếc thay điều này thực tế ở nhiều nơi đang diễn ra (85% HTrưởng và Phó HTrưởng cho rằng các TTCM khi Đgiá GV còn thái độ nể nang !).

- Việc "ý kiến Đgiá của người quản lý trực tiếp mang tính quyết định" không được thống nhất đặt ở vị trí cao là một vấn đề đáng bàn luận. Phải chăng người quản lý không đủ năng lực thực hiện; phải chăng họ né tránh không dám nhận trách nhiệm cá nhân; phải chăng do bản chất tâm lý của người Việt...? Những điều vừa nêu là có nhưng chúng tôi cho rằng đó không phải là nguyên nhân chính; cốt lõi của vấn đề là cơ chế:

* Chỉ đạo của chúng ta trong Đgiá rất coi trọng tính tập thể trên cơ sở mong đợi khai thác được ưu điểm của nó nhưng thực tế chưa đạt.

* Trong khu vực trường công lập, CBQL và TTra chuyên môn chưa được giao quyền thực sự trong việc sử dụng kết quả Đgiá cho quyết định liên quan đến cá nhân được Đgiá (cho thôi việc, chuyển công tác...). Thói quen quản lý này vẫn còn ảnh hưởng khi HTrưởng chuyển sang công tác tại trường BC - qui chế đã giao quyền nhưng nhà quản lý không mạnh dạn sử dụng.

- Vấn đề "phải giải thích kết quả cho người được Đgiá " được bộ phận GV đặt yêu cầu cao hơn so với suy nghĩ của HTníởng (4,22/3,80 điểm). Rõ ràng đây là yêu cầu chính đáng về phía người lao động nhưng việc đáp ứng cũng cổ thể có khó khăn về phía nhà quản lý đặc biệt là khi phải giải thích những tiêu chí định tính không cụ thể, phạm vi định biên xếp loại rộng; trong trường hợp giải thích cho kết quả Đgiá ở mức yếu, sự hợp tác trên tinh thần hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau giữa lãnh đạo và GV cũng là yếu tố hệ trọng.

2.3.1.3. Về các yếu tố liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của GV.



Bảng 3: Tìm hiểu các yếu tố chung liên quan dấn việc thực hiện nhiệm vụ GV

(Điểm cho từ 1 đến 5 điểm)

HT & PHT

TT & GV


ĐBQ

Độ lệch chuẩn


ĐBQ

Độ lệch Chuẩn

1

Hoạt động ch môn, kết quả giảng dạy

4.62

0.49

4.61

0.52

2

Thái độ của GV trong công việc

4.05

0.59

4.29

0.61

3

Tính cách & phẩm chất của GV

4.10

0.62

4.31

0.66

* Các yếu tố ánh hưởng đến hoạt đông chuyên môn & kết qủa giảng dạy:


@ Thực hiện qui chế chuyên môn:


Qua kết quả khảo sát xin được nêu một số vấn đề sau:


- Việc đảm bảo dạy đúng phân phối chương trình được Đgiá là nội dung quan trọng trong việc thực hiện qui chế chuyên môn của GV thể hiện nhận thức đúng đắn rằng chương trinh dạy học là văn bản pháp qui mà mọi người phải thực hiện nghiêm túc. Riêng ở khu vực BC, do chất lượng đầu vào của HS thấp, các trường đều có tổ chức giờ phụ đạo (thêm khoảng 30 - 50% số giờ chuẩn qui định) cho các môn trọng điểm (văn - toán - lý - hoa - anh); giờ phụ đạo được tập trung cho việc rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức. Nhờ có thêm thời gian, việc thực hiện chương trình của GV tương đối thuận lợi theo hướng "mềm hóa" qui định của phân phối chương trình.

Bảng 3.1 .a: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc thực hiện qui chế chuyên môn

(Điểm cho từ 1 đến 5 điểm)

HT& PHT

TT& GV


ĐBQ

Độ lệch chuẩn


ĐBQ

Độ lệch Chuẩn

1

Dạy đúng phân phối chương trình

4.20

0.60

4.24

0.66

2

Có kế hoạch dạy học (sổ báo giảng )

3.90

0.70

4.04

0.72

3

Giáo án soạn mổi hoặc bổ sung hàng năm

3.90

0.87

4.03

1.01

4

Ra vào lớp đúng giờ

3.95

0.86

4.11

0.84

5

Kiểm tra Đgiá HS đúng quy định

4.15

0.79

4.40

0.66

6

Dự giờ đúng chỉ tiều của trường

3.60

0.80

3.42

0.88

7

Thực hiện đúng tiến độ kế hoạch trường

4.05

0.59

4.10

0.69

8

Sinh hoạt Tổ CM đầy đủ

3.95

0.86

3.90

0.75

9

làm điểm Ghi điểm chính xác

4.11

0.64

4.36

0.61

10

Ghi sổ đầu bài và nhận xét tiết học

3.60

0.58

3.83

0.85


- Kết quả khảo sát cũng đặt yêu cầu cao cho việc phải kiểm tra Đgiá HS chặt chẽ, đúng qui định. Đây là yêu cầu thiết yếu bởi lẽ nó phản ảnh trung thực kết quả giảng dạy của GV, đó cũng là thông tin làm cơ sở pháp lý cho việc Đgiá. Nhằm đảm bảo yêu cầu này, tất cả các trường đều thực hiện biện pháp kiểm tra đồng loạt theo đề chung một cách nghiêm túc, tối thiểu các trường cũng tổ chức mỗi học kỳ 3 lần: kiểm tra chất lượng đầu học kỳ, giữa học kỳ các môn trọng điểm và kiểm tra cuối học kỳ tất cả các môn.

- Lý luận đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động dự giờ trong việc giúp nhau cùng tiến bộ thông qua việc học tập kinh nghiệm giảng dạy, nâng cao tay nghề... và ở các trường đều có qui định số tiết dự giờ trong hệ thống chỉ tiêu cần thực hiện của GV. Tuy nhiên ý kiến khảo sát thu nhận được lại không Đgiá cao sự cần thiết của nó (bình quân điểm thấp nhất!); kết quả đó cho chúng tôi suy nghĩ : Việc dự giờ của GV lâu nay phần lổn thường được thực hiện bởi sự ép buộc về chỉ tiêu chứ chưa phải vì nhu cầu, điều này phát sinh từ chính cách làm: bố trí GV thao giảng (trong sinh hoạt tổ mỗi tháng), tất cả thành viên còn lại dự giờ bất chấp có nhu cầu hay không để thực hiện chỉ tiêu của cá nhân và của tổ ; đã vậy, sự chuẩn bị rất đầy đủ của người thao giảng, cái không khí đặc biệt của giờ thao giảng... không tạo được sự bình thường của giờ dạy. Tất nhiên, chúng tôi không có ý định phủ nhận tác dụng cũng như sự cần thiết của những giờ dạy kiểu này

song cần kết hợp việc đó với những tiết dự giờ được chọn lựa theo nhu cầu của từng cá nhân (có chỉ tiêu, cố kiểm ưa của quản lý... do việc này để tự giác cũng không tốt).

- Sinh hoạt Tổ CM là hoạt động được S.GD - ĐT thành phố chú trọng yêu cầu đẩy mạnh trong những năm gần đây và được CBQL các trường quan tâm chỉ đạo, song thực tế chất lượng sinh hoạt Tổ thường chưa xoáy mạnh vào vấn đề chuyên môn và biện pháp nâng cao chất lượng chúyên môn cho từng thành viên, thường chỉ tập trung giải quyết các vấn đề mang tính hành chánh như phổ biến kế hoạch; thống nhất tiến độ thực hiện; thống nhất nội dung đại cương...có lẽ đây là nguyên nhân khiến GV chưa xem việc thực hiện công việc này như là một yếu tố cần thiết trong hoạt động chuyên môn (xếp hạng 8/10 yếu tố đề nghị). Chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề đáng quan tâm tìm biện pháp cải thiện của lãnh đạo các trường.

@ Phương pháp sư phạm.


Phương pháp sư phạm là cái cốt lõi quyết định hiệu quả giảng dạy; người GV, hầu hết cùng chung trình độ đào tạo về mặt kiến thức bộ môn, với một chương trình giảng dạy đã thống nhất về nội dung và mục đích yêu cầu, sự sáng tạo đa dạng của nghề giáo nằm ở việc triển khai tiến trình dạy học bằng nghệ thuật riêng của mình sao cho phù hợp nhất với đối tượng HS. Do vậy, phân tích tìm hiểu các yếu tố liên quan đến phương pháp sư phạm trong qui trình Đgiá GV là cần thiết. Khảo sát ý kiến cho kết quả:



Bảng 3.1 .b: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến phương pháp sư phạm

(Điểm cho từ 1 đến 5 điểm)

HT& PHT

TT& GV


ĐBQ

Độ lệch Chuẩn


ĐBQ

Độ lệch Chuẩn

1

Đảm bảo kiến thức chuyên môn

4.52

0.50

4.81

0.43

2

Giảng dạy theo trọng tâm CM thống nhất

4.35

0.48

4.32

0.50

3

Tạo không khí sinh động cho lớp học

3.95

0.50

4.21

0.60

4

Gây hứng thú học tập cho HS

4.05

0.67

4.32

0.60

5

Thực hiện tốt các pp dạy học tích cực

4.00

0.32

4.22

0.61

6

Sử dụng đồ dùng dạy học

3.70

0.46

3.69

0.64

7

Dạy theo hướng giúp HS tự học

3.75

0.89

3.88

0.83

8

Giúp HS thực hành, vận dụng kiến thức

3.65

0.85

4.13

0.82

9

Chăm lo giáo dục cá biệt trong dạy học

3.50

0.74

3.63

0.84

10

Tỉ lệ HS đạt yêu cầu cao hơn toàn trường

3.95

0.50

3.87

0.74

- Nhóm các yếu tố: giảng dạy đảm bảo kiến thức chuyên môn; giảng dạy theo trọng tâm được Tổ CM thống nhất; tạo không khí sinh động cho lớp học; gây hứng thú học tập cho HS và thực hiện phương pháp dạy học tích cực được Đgiá khá thống nhất với điểm số cao về mức độ quan trọng. Ở đây, chỉ xin được phân tích một biện pháp có liên quan đó là việc một số trường chỉ đạo thực hiện giáo án chung: Tổ CM giao cho GV có kinh nghiệm soạn giáo án cho từng bài cụ thể; thông qua sinh hoạt Tổ CM để chỉnh lý thống nhất và gởi đến GV sử dụng - giáo án chung thường có phần để mở (về phương pháp truyền đạt, các câu hỏi phụ...) cho GV bổ sung phù hợp với tình hình lớp dạy. Cách làm này theo chúng tôi có ưu điểm là thống nhất được trọng tâm, nội dung và định hướng giờ dạy, e rằng không phát huy hết sự sáng tạo của GV thậm chí làm suy giảm việc đầu tư của cá nhân cho chuyên môn.

- Một điều đáng lưu ý trong kết quả khảo sát là việc sử dụng đồ dùng dạy học không được Đgiá cao trong các yếu tố của phương pháp sư phạm nhằm tạo nên chất lượng dạy học. Sở dĩ như vậy vì tiêu chuẩn Đgiá giờ dạy mới trực tiếp phục vụ cho chương trình sách giáo khoa mới đang triển khai ở lớp 6 với nội dung biên soạn đòi hỏi yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học khá cao trong khi ở khu vực THPT chưa thực hiện việc thay sách (dự kiến đến 2006 -2007); mặt khác cũng phải thừa nhận rằng thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có tại các trường cũng chưa đầy đủ để phục vụ tốt cho giảng dạy và học tập.

- Dạy theo hướng giúp HS tự học cũng đang là vấn đề nan giải của khối trường BC do nguyên nhân chất lượng HS đa phần là trung bình yếu, động cơ và tính tự giác ương học tập không cao. Do vậy, ương chỉ đạo chuyên môn, hầu hết các trường BC tập trung cho việc yêu cầu GV dạy theo hướng giúp HS nắm nội dung cơ bản bài học tại lớp và vận dụng kiến thức ở mức độ trung bình; phần mở rộng - nâng cao chỉ quan tâm định hướng cho một số không nhiều thuộc đối tượng khá - giỏi.

@ Học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ.



Bảng 3.1 .c: Tìm hiểu việc quan tâm học tập nâng cao trình độ chuyên môn

(Điểm cho từ 1 đến 5 điềm)

HT & PHT

TT & GV


ĐBQ

Độ lệch Chuẩn


ĐBQ

Độ lệch chuẩn

1

Tích cực tham gia học tập chính trị

3.85

0.65

3.91

0.84

2

Học tập nâng cao nghiệp vụ sư phạm

4.00

0.44

4.04

0.75

3

Học sau đại học theo chuyên ngành dạy

3.55

0.59

3.34

1.02

4

Sáng kiến kinh nghiệm

3.35

0.65

3.35

0.85

5

Học ngoại ngữ

3.20

0.51

3.29

0.93

6

Học tin học

3.30

0.71

3.35

0.92

- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ là một nội dung trong nhiệm vụ của người GV. Tuy các HTrưởng nhận thức sâu sắc vấn đề và có nhiều biện pháp khuyến khích song thực hiện còn một số khó khăn:

* Chế độ chính sách trong đào tạo bồi dưỡng của nhà nước; kinh phí hỗ trợ học tập

nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi trường rất hạn chế.


* Khi GV đi học, ngoài việc phải gánh phần lớn chi phí cho việc học họ còn bị giảm thu nhập do không thể đảm nhận công việc tại trường.

* Vì nhiều lý do: hoàn cảnh gia đình, kinh tế thậm chí cả do ngán ngại học... ít có GV có nguyện vọng học nâng cao (bằng thứ 2, cao học).

- Trong thực tế, hầu hết GV chỉ cố gắng tham gia đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn ngày được Sở tổ chức hàng năm, tiếc rằng nội dung và phương pháp bồi dưỡng (chẳng hạn chương trình bồi dưỡng thường xuyên thực hiện 5 năm qua) chưa đạt được hiệu quả cao.

* Các yếu tố liên quan đến thái độ GV trong công việc.


Bảng 3.2: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thái độ nghề nghiệp

(Điểm cho từ 1 đến 5 điểm)

HT & PHT

TT& GV


ĐBQ

Độ lệch

Chuẩn


ĐBQ

Độ lệch

chuẩn

1

Người GV luôn cố gắng tự hoàn thiện

4.57

0.49

4.81

0.46

2

Yêu thích việc giảng dạy

4.40

0.58

4.58

0.57

3

Thương yêu , quan tâm đến HS

4.25

0.54

4.40

0.74

4

Chấp hành các yêu cầu của nhà trường

4.15

0.48

4.22

0.69

5

Là tấm gương về đạo đức cho HS

4.40

0.58

4.67

0.50

6

Quan hệ tốt đúng mực với đồng nghiệp

3.85

0.65

4.07

0.80

7

Có uy tín vói phụ huynh HS

4.10

0.30

4.14

0.84

8

Chấp hành tốt luật pháp

3.95

0.86

4.44

0.70

- Thái độ nghề nghiệp của GV thể hiện qua các yếu tố đưa ra khảo sát là điều hệ trọng có ảnh hưởng lớn đến sự nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả xin ý kiến cho thấy sự thống nhất với yêu cầu cao của các đối tượng khảo sát cho vấn đề này. Sự phức tạp của vấn đề trong Đgiá là thước đo, là chuẩn mẫu để phân loại; đến nay, chúng ta vẫn chỉ dừng ở mức nêu tiêu chí hoặc một số thể hiện định tính chung nhất và phải thực hiện việc Đgiá trên cơ sở sự nhận xét của người Đgiá, trên cơ sở thông tin dư luận phản ánh, trên biểu hiện của GV trong quá trình thực hiện công việc... trừ những trường hợp quá rõ ràng, rất khó so sánh mức tương quan khá - tốt (!).

* Các yếu tố liên quan đến phẩm chất của GV trong quan hệ đối với HS.


Bảng 3.3: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tính

cách – phẩm chất

(Điểm cho từ 1 đến 5 điểm)

HT& PHT

TT& cv


ĐBQ

Độ lệch

chuẩn


ĐBQ

Độ lệch

Chuẩn

1

GV phải đối xử công bằng với HS

4.67

0.47

4.74

0.47

2

Tôn trọng HS

4.20

0.40

4.42

0.60

3

Độ lượng khoan dung

4.10

0.54

4.29

0.59

4

sẵn sàng giúp đỡ HS

3.85

0.57

4.14

0.61

5

Thân thiện, gần gũi HS

3.50

0.67

3.72

0.90

6

Tư cách trang nghiêm, đúng đắn

4.10

0.83

4.39

0.70

7

Kiên nhẫn giúp đỡ HS yếu

3.95

0.86

4.14

0.79

8

Có khả năng nắm được suy nghĩ của HS

4.00

0.89

3.88

0.97

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023