Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Hóa Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


1.2.3.4. Mức độ tập trung hay phân tán của thị trường

Để đánh giá mức độ tập trung hay phân tán của chiến lược lựa chọn thị trường xuất khẩu hàng hóa thì thay cho chỉ tiêu số lượng thị trường người ta có thể sử dụng chỉ tiêu phần ngân sách của Lào, được phân bổ cho các khu vực thị trường khác nhau. Mức độ tập trung của việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa còn có thể tính bằng hệ số tập trung, được định nghĩa như tổng bình phương của số phần trăm hàng hóa của Lào được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.

Mức độ tập trung của thị trường: C


C S

n

i

2 (1.5)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Trong đó:

i1

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2008-2020 - 8

C: là hệ số tập trung thị trường

Si: Tỷ lệ % hàng hóa của Lào được tiêu thụ ở nước thứ i n: Số nước

1.2.3.5. Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu.

- Doanh thu xuất khẩu = khối lượng hàng hóa xuất khẩu x giá xuất khẩu

- Doanh thu tăng thể hiện sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường thực sự có hiệu quả hay không còn phải được phản ánh qua chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

- Lợi nhuận do phát triển thị trường:

Lợi nhuận do;phát triển thị trường =

Doanh thu tăng thêm;do phát triển thị trường - Chi phí để;phát triển thị trường (1.6)

- Tỷ suất doanh lợi: Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu xuất khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.

Tỷ suất doanh lợi = Error! x 100 (1.7)


- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất theo vốn;kinh doanh = Error! x 100 (1.8)

- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Tỷ suất ngoại tệ;xuất khẩu hàng hóa =Error!

Nếu tỷ suất ngoại tệ lớn hơn tỷ giá hối đoái thì nên xuất khẩu và ngược lại.

Nguồn: 20] [22]

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.3.1. Nhân tố nội sinh

1.3.1.1. Yếu tố chính trị, luật pháp

Tình hình chính trị và pháp luật của chính quốc gia xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Nó có thể tạo ra cơ hội kinh doanh, môi trường thuận lợi cho các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, nhưng nó cũng có thể tạo ra các trở ngại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

Đối với biện pháp quản lý hàng xuất khẩu của Lào

Hiện nay, Lào đang thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu nên gần như tất cả các hàng hóa được phép xuất khẩu trong khoảng cho phép của chính phủ đều không phải nộp thuế xuất khẩu. Các thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu đã được đơn giản hóa và được tiến hành một cách nhanh chóng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với một số mặt hàng hóa có liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia như mặt hàng gạo. Mặc dù biện pháp này là hoàn toàn cần thiết đối với nền kinh tế, nhưng nếu khâu dự báo sản xuất và dự báo nhu cầu không tốt dễ dẫn đến xác định mức hạn ngạch không hợp lý gây thiệt hại kinh doanh, bỏ lỡ cơ hội mở rộng và phát triển thị trường một cách thuận lợi.

Đối với chính sách đầu tư, và khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước


tạo thuận lợi cho quá trình tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị hơn

Hiện nay, Chính phủ Lào cũng áp dụng các chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo ra một môi trường pháp lý và thể chế thuận lợi, cũng như có nhiều các chính sách ưu đãi đầu tư và mở rộng quy mô như tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn, cung cấp thông tin xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều này đang là cơ sở tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình giúp cho các doanh nghiệp Lào sản xuất ra nhiều sản phẩm xuất khẩu hơn. Bên cạnh đó, những ưu đãi về chính sách hỗ trợ đầu tư, sản xuất trong nước cũng tạo cơ sở để để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cùng đầu tư phát triển mặt hàng xuất khẩu nói riêng, và các mặt hàng tiêu dùng trong nước nói chung.

1.3.1.2. Yếu tố văn hóa - xã hội

Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, trình độ dân trí, thị hiếu, lối sống cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài đều phải nghiên cứu kĩ vấn đề này bởi chúng có tác động sâu sắc và rộng rãi nhất đến nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Nền văn hóa tạo nên cách sống của một cộng đồng, do vậy, điều này sẽ quyết định tới cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thỏa mãn và cách thức thỏa mãn nhu cầu của con người sống trong cộng đồng ấy. Các quốc gia khác nhau sẽ có nền văn hóa khác nhau, do đó để thành công trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ văn hóa - xã hội của từng thị trường. Qua đó sẽ phân đoạn thị trường, chọn ra những đoạn thị trường phù hợp và đưa vào đó cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý nhằm thu lợi nhuận cao nhất.

1.3.1.3. Yếu tố quan hệ chính trị, ngoại giao


Quốc gia muốn phát triển thị trường hàng xuất khẩu thì trước hết cần có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới để mở đường cho các quan hệ kinh tế thương mại phát triển.

Chủ động hội nhập, và thiết lập các quan hệ chính trị ngoại giao với các quốc gia trên thế giới giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Quan hệ này tốt đẹp hay hạn chế phụ thuộc rất lớn vào đường lối chính trị và chính sách mở cửa hội nhập với thế giới của quốc gia nước xuất khẩu. Khi các nước có quan hệ chính trị ổn định, lâu dài thì quan hệ ngoại thương cũng phát triển lâu dài. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Vì vậy quan hệ chính trị ngoại giao gắn bó lâu dài giữa các nước là yếu tố rất quan trọng giúp các quốc gia mở rộng, phát triển kinh tế đặc biệt, đặc biệt là phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

1.3.1.4. Yếu tố kinh tế

a. Chiến lược xuất khẩu

Chiến lược xuất khẩu vô cùng quan trọng là kim chỉ nam chỉ dẫn mọi hoạt động xuất khẩu của một nước. Mỗi nước đều có những chiến lược xuất khẩu khác nhau phù hợp với năng lực và tiềm năng của mình. Những năm trước đây hội nhập kinh tế còn hạn chế, bảo hộ của nhà nước cho ngành hàng hóa nhiều hơn, kinh tế còn kém phát triển thì việc sản xuất ra hàng hóa chỉ phục vụ nhu cầu nội địa là khá phù hợp, nhưng đến nay hội nhập kinh tế đã sâu rộng hơn thì hầu hết các nước đều có xu hướng hướng ra thị trường xuất khẩu dưới hình thức kết hợp tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Thực tế đã chứng minh vai trò to lớn của xuất khẩu những năm gần đây đối với sự phát triển kinh tế của Lào là không thể phủ nhận được.

b. Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu


Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của hoạt động xuất khẩu. Nếu chiến lược phát triển thị trường đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của nước thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Và ngược lại nếu chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu không phù hợp thì hoạt động xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cũng như phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa. Để đưa ra được những chiến lược mở rộng và phát triển phù hợp cần phải nghiên cứu thật kỹ thị trường xuất khẩu và biết được năng lực của quốc gia mình đang ở mức nào.

c. Khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Khả năng cạnh tranh thể hiện sức mạnh và là yếu tố quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó, cần phải xác định được khả năng cạnh tranh bao gồm khả năng về chất lượng, giá cả, về sự độc đáo và khác biệt của sản phẩm hay các yếu tố thuộc về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, vị thế của quốc gia trên thị trường thế giới. Điều này sẽ đánh giá, và thể hiện khả năng cạnh tranh của quốc gia trên thị trường trong nước, cũng như quốc tế.

Trong vấn đề cạnh tranh, ngoài yếu tố về chất lượng, giá cả của hàng hóa, cũng cần xem xét tới các yếu tố khác như uy tín, vị thế của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia trên thị trường. Doanh nghiệp nước xuất khẩu, cũng như bản thân quốc gia nước xuất khẩu cần xem xét mức độ thích ứng của sản phẩm ở thị trường xuất khẩu. Những yếu tố này sẽ đem lại nhiều thành công cho các nước trong chiến lược mở rộng, và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa.


1.3.2. Nhân tố ngoại sinh


1.3.2.1. Công cụ, chính sách thương mại, thuế quan nước nhập khẩu

Ở nhiều quốc gia, vấn đề bảo hộ hàng hóa trong nước trước hàng hóa nhập khẩu đang được thực hiện thông qua các chính sách bảo hộ, đặc biệt là bảo hộ bằng hàng rào thuế quan của bởi các chính phủ quốc gia đó, đây chính là một rào cản lớn đối với vấn đề xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia nói chung, và nước Lào nói riêng tới các quốc gia này.

Cùng với quá trình tự do hóa kinh tế xuất hiện nhiều hình thức mới trong bảo hộ mậu dịch tại các nước phát triển đối với hàng hóa nông, lâm sản - thường được coi là nhạy cảm đối với nền kinh tế. Các nước thường sử dụng một số biện pháp chủ yếu như bảo hộ nông, lâm, thủy sản thông qua các rào cản về thuế quan, các hàng rào định lượng, các biện pháp quản lý giá, các hàng rào kỹ thuật, hỗ trợ trong nước trong nông nghiệp và trợ cấp xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu, và các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời. Mức độ bảo hộ này của các thị trường nhập khẩu càng cao thì khả năng thâm nhập và phát triển tại thị trường của các quốc gia xuất khẩu sẽ ngày càng khó khăn.

Thêm vào đó, chính sách bảo hộ mậu dịch của quốc gia nước nhập khẩu trong đó nhà nước sử dụng các công cụ và biện pháp thuế quan để tránh cho hàng hóa trong nước khỏi cạnh tranh trực tiếp với nước ngoài. Chính sách này rất phù hợp với Lào đang trong thời kỳ phát triển, đặc biệt thích hợp với cho mặt hàng hóa vốn là một trong những sản phẩm hàng đầu mà nhà nước đặt mục tiêu phát triển trong tương lai, từ đó sẽ giảm bớt khó khăn trong việc kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với nước ngoài. Thông thường ở các nước đang phát triển như Lào thường thực hiện đồng thời hai chính sách này để mang lại hiệu quả phát triển kinh tế một cách nhanh và phù hợp nhất.

Hàng rào thuế quan như thuế xuất khẩu, thuế giá trị, thuế chống bán phá giá, thuế bù, thuế cụ thể và thuế hỗn hợp. Trong đó thuế xuất khẩu là công cụ để nhà nước điều tiết và quản lý xuất khẩu. Thuế này đánh vào hàng hóa xuất


khẩu để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu hàng hóa vào nước này. Nhà nước có thể hạ thuế suất để khuyến khích xuất khẩu và tăng thuế khi muốn hạn chế xuất khẩu. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu của nhà nước để quản lý ở tầm vĩ mô tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước. Nhờ đó sẽ khắc phục được tình trạng dư thừa và bổ sung được sự thiếu hụt hàng hóa thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Thuế giá trị được hiểu là loại thuế được biểu hiện như một số phần trăm trên tổng giá trị hàng hóa, và ở mỗi nước khác nhau sẽ có cách định nghĩa khác nhau về trị giá hải quan. Vì vậy trước khi xuất khẩu vào một thị trường nào đó, các nước xuất khẩu hàng hóa nên tìm hiểu rõ về loại thuế này để tránh gặp sai xót trong quá trình thực hiện.

Tiếp theo là thuế chống bán phá giá. Đó là loại thuế dưới dạng khoản thu nhập thêm đặc biệt tương đương với chênh lệch do bán phá giá. Trong cùng một nước đối với hàng hóa sẽ có một mức thuế chống bán phá giá riêng mà mọi người xuất khẩu vào thị trường này đều phải tuân thủ nếu không sẽ phải chịu phạt theo quy định của nước nhập khẩu.

Thuế cụ thể là loại thuế biểu hiện như một khoản tiền cụ thể tính dựa trên trọng lượng, số lượng, các đơn vị đo lường. Thuế cụ thể tính cho hàng hóa sẽ dựa trên trọng lượng, số lượng hay các đơn vị đo lường dùng cho hàng hóa.Thuế này thường được thể hiện bằng đồng tiền của nước nhập khẩu, chỉ khi lạm phát kéo dài hay gặp những hoàn cảnh khó khăn khác về tài chính, chính trị…thì đồng ngoại tệ mới được dùng để biểu hiện cho thuế cụ thể.

Thuế bù được đánh để bù lại phần trợ cấp được hưởng ở nước xuất khẩu. Thuế này có quy định riêng về luật và các thủ tục cần thực hiện. Tuy nhiên ở một số nước thì cách làm thủ tục thuế bù tương tự như thuế chống bán phá giá, được áp dụng với mọi mặt hàng trong đó có hàng hóa.

Thuế hỗn hợp là loại thuế gồm một khoản thuế cụ thể cộng với tỷ lệ thuế


giá trị đánh trên cùng một loại hàng hóa. Để hoạt động xuất khẩu diễn ra thì hàng hóa Lào bắt buộc phải vượt qua các rào cản về thuế quan. Thực hiện một cách đầy đủ các thủ tục và các quy định thuế quan sẽ giúp hàng hóa được thông quan nhanh chóng.

1.3.2.2. Công cụ, chính sách phi thuế quan

Chính sách thương mại phi thuế quan mà các quốc gia thường áp dụng là chính sách mậu dịch tự do. Đây là các biện pháp của nhà nước nhằm giảm thiểu những trở ngại đối với hoạt động thương mại. Ở đó, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và vốn đầu tư cho ngành hàng hóa được tự do lưu thông, tự do cạnh tranh, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển và thúc đẩy duy trì quan hệ quốc tế hóa đời sống kinh tế. Tuy nhiên nhược điểm của chính sách này là dễ đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển mất cân đối và khủng hoảng, thị trường có thể tràn ngập hàng hóa và dẫn đến dư thừa. Đặc biệt là khi các nước xuất khẩu hàng hóa trong nước còn chưa đủ mạnh thì dễ bị các nước phát triển chèn ép dẫn đến không thể phát triển được.

Hiện các quốc gia nước nhập khẩu, cũng như xuất khẩu áp dụng các biện pháp, chính sách, hay công cụ phi thuế quan như chính sách về hạn ngạch, tỷ giá hối đoái, hàng rào kỹ thuật, hàng rào vệ sinh kiểm dịch chất lượng, các chế độ bảo vệ thương mại tạm thời, hạn chế xuất khẩu tự nguyện hàng hóa.

Quy định về hạn ngạch xuất, nhập khẩu

Các quy định về hạn ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa là là công cụ mà Nhà nước dùng để hạn chế khối lượng hoặc giá trị hàng hóa xuất khẩu, hoặc nhập khẩu cao nhất của mặt hàng hay một nhóm mặt hàng từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Nhà nước sử dụng hạn ngạch xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa nhằm bảo hộ sản xuất trong

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí