Thực Trạng Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Lợi Ntd Ở Việt Nam

như các tổ chức xã hội về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam có thực sự hiệu quả.‌

2. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam

2.1. Hệ thống Pháp luật về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều phương thức kinh doanh hiện đại đã ra đời, phát triển và du nhập vào Việt Nam. Điều đó đã tạo cho NTD nhiều sự lựa chọn hơn với độ thỏa dụng và sự tiện lợi ngày càng tăng. Tuy nhiên, mặt trái của các phương thức này là chúng lại tạo cho các doanh nghiệp làm ăn không chân chính những phương tiện tinh vi hơn để thực hiện các hành vi buôn bán gian dối và không trung thực. Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại cho NTD mà còn gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội nói chung. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD. Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản và hệ thống các quy định pháp lý liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD. Các văn bản quy định này bao gồm:

2.1.1.1. Pháp lệnh Bảo vệ NTD

Thời kỳ trước đổi mới, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, quyền lợi của NTD Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD chưa được quan tâm một cách thích đáng. Bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ với một bên là NTD đã được xác lập và vai trò của NTD ngày càng được nâng cao. Việc bảo vệ quyền lợi NTD, vì vậy, đã có những chuyển biết rất tích cực mà đỉnh cao là sự ra đời của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của NTD năm 1999.

Pháp lệnh Bảo vệ NTD số 13/1999/UBTVQH10 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27/04/1999 và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/10/1999. Pháp lệnh ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong việc thiết lập và

hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ NTD.

Nội dung của Pháp lệnh gồm có 6 chương và 30 Điều, trong đó quy định cụ thể về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như trách nhiệm của NTD, các tổ chức sản xuất kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD. Đồng thời, Pháp lệnh còn đưa ra một số hướng dẫn về vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

2.1.1.2. Nghị định 55/2008/NĐ-CP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Sự ra đời của Nghị định 55/2008/NĐ-CP

Mặc dù PLBVNTD số 13/1999/PL-UBTVQH10 đã có hiệu lực từ ngày 27/4/1999 và Nghị định 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành PLBVNTD có hiệu lực từ 2/10/2001, tuy nhiên hoạt động về bảo vệ NTD đã được triển khai tại một số đơn vị nhưng chưa đồng bộ và nhất quán, nhận thức của xã hội nói chung và NTD nói riêng về công tác bảo vệ NTD vẫn còn mờ nhạt, cơ quan quản lý tại các tỉnh chưa nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bảo vệ NTD với sự phát triển của xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh và truyền hình, báo chí chưa dành thời lượng hợp lý để tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ NTD và đưa tin về tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, hay biểu dương những đơn vị làm tốt công tác bảo vệ NTD…

Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 8

Trước những bất cập trong hoạt động bảo vệ NTD ngày 24/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 55/2008/NĐ-CP thay thế Nghị định 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD và Nghị định này đã có hiệu lực bắt đầu từ ngày 09/05/2008.

Một số điểm mới của Nghị định 55/2008/NĐ-CP so với Nghị định 69/2001/NĐ-CP

Về đối tượng áp dụng đã mở rộng hơn, không chỉ có tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, NTD, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD mà các cơ quan quản

lý Nhà nước cũng phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về BVQLNTD trong phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về BVQLNTD.

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD: cung cấp thông tin kịp thời và chính xác; bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng; bảo hành hàng hóa, dịch vụ; bảo đảm an toàn cho NTD; giải quyết khiếu nại của NTD.

Về trách nhiệm giải quyết khiếu nại của NTD: NTD không còn phải chờ tổ chức, cá nhân kinh doanh tự nguyện vì quy định buộc các đối tượng này phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Trong trường hợp cấp thiết, thời hạn giải quyết khiếu nại là 3 ngày làm việc. Kết quả giải quyết khiếu nại phải được thông báo tới NTD bằng văn bản hoặc thư điện tử. Nghị định 55 cũng nêu rõ các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải xây dựng và niêm yết công khai quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng tại các điểm kinh doanh.

Kết quả thực hiện Nghị định 55/2008/NĐ-CP

Sau một năm triển khai thực hiện Nghị định 55/2008/NĐ-CP, công tác bảo vệ NTD đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Thứ nhất, vấn đề giám sát, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm đã được quan tâm một cách thích đáng. Tại nhiều tỉnh tại các chợ lớn Sở Công Thương chỉ đạo cho đặt cân đối chứng để NTD có thể trực tiếp kiểm tra việc quyền lợi của mình có bị vi phạm hay không tiêu biểu như Kiên Giang, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn… Một số tỉnh Chi cục quản lý thị trường đã tổ chức gian hàng giả cho NTD nhận biết tại các trung tâm thương mại hay chợ lớn tiêu biểu là

Thanh Hóa, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Sở Công Thương các tỉnh đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra liên ngành với Sở Y Tế, Sở Khoa học và Công nghệ về hàng gian hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm, thiết bị đo lường, thuốc và một số mặt hàng thiết yếu khác…

Thứ hai, về công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về vấn đề bảo vệ NTD. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm tuyên truyền cho người dân ý thức được hơn nữa quyền lợi của mình, đồng thời góp phần giáo dục cho NTD tiêu dùng hàng hóa dịch vụ một cách hợp lý. Thực hiện Nghị định 55, nhiều tỉnh đã liên hệ với với các tổ chức báo đài để có các chương trình hay chuyên mục thường xuyên hơn về vấn đề bảo vệ NTD. Nhờ đó mà các hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng được quan tâm sâu sắc và được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Ngoài sự tích cực tham gia của các cơ quan quan quản lý nhà nước đã có nhiều tổ chức khác tích cực tham gia vào công tác bảo vệ người tiêu dùng như Báo Vietnamnet, VTC, VTV1. Tại đây, tất cả các thông tin liên quan đến quyền lợi NTD đều được đăng tải, thậm chí những khiếu nại của người tiêu dùng cũng được giải quyết hợp lý.

Thứ ba, nhờ ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ NTD, nhiều tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ kinh phí và tạo cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành để công tác bảo vệ NTD được thực hiện tốt như Bình Dương, Vũng Tàu, Bình Thuận… Bên cạnh đó, các hoạt động bảo vệ NTD còn nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở các địa phương nói riêng. Do đó, việc bảo vệ NTD cũng bớt gặp khó khăn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 55/2008/NĐ-CP vẫn tồn tại một số bất cập. Nhận thức của một số ủy ban nhân dân các tỉnh và NTD về bảo vệ NTD dùng chưa đúng mức. Nhiều tỉnh vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng đến công tác bảo vệ NTD dẫn đến việc chưa thành lập được hội bảo vệ NTD tại địa phương. Hơn thế nữa, nhiều tỉnh còn rất lúng túng trong việc hỗ trợ kinh phí cho việc thành lập và hoạt động của hội bảo vệ người tiêu dùng. Việc chưa bố trí nhân sự hợp lý cho công tác vận động ban thành lập hội, văn phòng nhận và giải quyết khiếu nại của NTD cũng như cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành trên địa

phương chưa tốt dẫn đến công tác bảo vệ NTD chưa được thực hiện đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

2.1.1.3. Các văn bản liên quan

Bên cạnh PLBVNTD, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD còn được đề cập ở các mức độ khác nhau tại các văn bản quy phạm pháp luật như : Bộ luậ t Dân sự (2005), Bộ luậ t Hì nh sự (2000), Luậ t Thương mạ i (2005), Luậ t Cạ nh tranh (2004), Luậ t Tiêu chuẩ n và Quy chuẩ n kỹ thuậ t (2006), Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2005), Pháp lệnh Chất lượng sản phẩm (1999), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2003), Pháp lệnh Quảng cáo (2001), v.v… Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng thực hiện công tác bảo vệ NTD.

Luật Cạnh tranh mới ra đời là một công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ NTD. Một trong những mục tiêu quan trọng của Luật Cạnh tranh là chống lại các tác động tiêu cực của những hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường làm phương hại tới quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thông qua việc điều chỉnh các hành vi, Luật hướng tới khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhau để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của NTD bằng việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, chủng loại đa dạng.

2.1.1.4. Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD

Hiện nay, văn bản pháp lý có giá trị cao nhất đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD là Pháp lệnh Bảo vệ Quyền lợi NTD năm 1999. Từ đó đến nay, trong quan hệ với thương nhân, quyền lợi NTD bị xâm phạm rất nhiều, nhiều vụ có tính chất tập thể nhưng rất ít người khiếu nại, khởi kiện vì thủ tục rườm rà, kéo dài, tốn kém. Dự thảo lần thứ 3 của Luật Bảo vệ NTD đang được hoàn thiện và dự kiến sẽ thông qua Quốc hội đầu năm 2010 không chỉ là một sự “nâng cấp” về mặt hình thức (từ Pháp lệnh lên thành Luật) mà còn có nhiều điểm mới, giúp NTD mạnh dạn hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD

Trên thực tế thì ở Việt Nam chưa có một bộ luật hay luật nào quy định chi tiết về vấn đề bảo vệ NTD. Hệ thống quy phạm pháp luật về vấn đề bảo vệ NTD mới chỉ dừng lại ở PLBVNTD và các Nghị định cũng như các văn bản điều chỉnh hoặc có liên quan. Việc xây dựng Luật Bảo vệ NTD là một hoạt động thiết thực nhằm góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế lành mạnh.

Dự thảo Luật Bảo vệ NTD của Việt Nam được Bộ Công Thương soạn thảo từ 1/06/2009 để thay thế Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999. Dự thảo luật đang lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan và dự kiến sẽ thông qua năm 2010.

Dự thảo luật bảo vệ NTD có 9 chương, 71 điều với những quy định về bảo vệ NTD trước khi giao dịch với thương nhân, bảo vệ NTD trong giao dịch với thương nhân, bảo vệ NTD trong quá trình sử dụng hàng hoá dịch vụ, giải quyết tranh chấp giữa NTD và thương nhân, quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, tổ chức bảo vệ NTD, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ NTD.

Dự thảo Luật lấy NTD làm trung tâm. Trong mối quan hệ mua bán, sản xuất, NTD luôn luôn ở thế yếu, không có quyền quyết định giá cả và chịu tất cả mọi sự rủi ro cũng như không được đàm phán trong giao kết hợp đồng.

Việc xây dựng Dự thảo Luật là dựa trên cơ sở phối hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng. Đối tượng của luật hướng chủ yếu đến NTD và các doanh nghiệp lớn. Bởi trên thực tế, Việt Nam có khoảng hơn 2 triệu thương nhân buôn bán lẻ và người dân có thói quen mua ở các cửa hàng này mà không cần hóa đơn, chứng từ. Bởi vậy việc kiểm soát các đối tượng này rất khó khăn. Nhà buôn bán nhỏ lẻ không nằm trong phạm vi điều chỉnh luật.

Những điểm mới của Dự thảo Luật Bảo vệ NTD

Có thể nói, những điểm mới đột phá của Dự thảo Luật là những quy định về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với NTD. Ngoài thương lượng với thương nhân trong Luật thiết kế thành lập các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp. Khi các bên đạt được thỏa thuận sẽ có biên bản hòa giải thành, trong trường hợp một bên không tự nguyện thi hành các nghĩa vụ theo biên bản hoà giải thành thì bên kia có quyền đề nghị cơ quan thẩm quyền ra quyết định buộc thi hành. Điều này sẽ tạo ra

một cơ chế giải quyết mới (không thông qua cơ quan tài phán) dễ dàng hơn, thuận tiện hơn mà vẫn bảo đảm quyền lợi của NTD theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, khi buộc phải tiến hành khởi kiện, NTD cũng có thêm lựa chọn dễ dàng hơn với quy trình xét xử rút gọn tại tòa án theo quy định của Dự thảo (có thể áp dụng đối với rất nhiều tranh chấp hiện nay). Chỉ sau hơn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn, toà án sẽ phải mở phiên toà xét xử công khai. Nếu so sánh với thời gian giải quyết các vụ án dân sự hiện nay, phải mất từ bốn đến sáu tháng hoặc còn lâu hơn nữa, sẽ thấy đây là một điểm rất tiến bộ.

Về pháp luật nội dung, Dự thảo đã tập trung đi sâu làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên như quy định về trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm bảo hành, miễn giảm trách nhiệm đồng thời định dạng chi tiết các hành vi gian dối, gây nhầm lẫn, quấy rối, ép buộc NTD. Những quy định này sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án trở nên dễ dàng hơn. Riêng vấn đề xác định lỗi, Dự thảo đã mạnh dạn khẳng định nguyên lý NTD không phải đưa ra chứng cứ chứng minh lỗi của thương nhân và nghĩa vụ chứng minh không có lỗi thuộc về thương nhân. Thực ra, hướng dẫn của ngành toà án cũng đã từng đề cập đến vấn đề này nhưng đó chỉ là một văn bản mang tính hướng dẫn.

Một điểm mới khác là Dự thảo cho phép Tổ chức Bảo vệ quyền lợi NTD có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho NTD. Tinh thần cởi mở này không chỉ khắc phục tâm lý e ngại kiện tụng của NTD mà còn tạo thế cân bằng hơn khi xảy ra tranh chấp. Đây cũng là xu thế chung trong thời kỳ hội nhập, phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội dân sự, đề cao vai trò của các hội, giảm tải áp lực cho cơ quan nhà nước trong những xung đột giữa quyền lợi của người dân với các tổ chức khác. Với những quy định mới và tiến bộ trong dự thảo Luật Bảo vệ NTD nói trên, việc kỳ vọng vào một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho NTD là hoàn toàn có cơ sở.

Một số yếu điểm trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.

- Dự thảo Luật bao gồm nguyên tắc bảo vệ NTD, trách nhiệm của thương nhân cũng như đưa ra các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa NTD và thương nhân. Tuy nhiên, luật lại chưa bàn đến trách nhiệm tự bảo vệ mình của NTD. Điều này rất cần thiết bởi khi mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ, NTD nên phải có nghĩa vụ tìm hiểu về chất lượng, xuất xứ, cơ sở pháp lý của hàng hóa, dịch vụ sẽ tiêu dùng, tránh ham rẻ mua sắm hàng hóa không rõ cơ sở pháp lý.

- Theo Dự thảo luật, khách hàng được góp ý phản ánh với thương nhân về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ... Tuy Dự thảo luật đã bàn đến trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp giá cả, tính năng hàng hóa... song lại chưa nói đến cơ sở pháp lý hàng hóa mặc dù những thông tin này giúp NTD biết rõ xuất xứ cũng như đảm bảo yêu cầu an toàn chất lượng hàng hóa dịch vụ.

- Dự thảo luật đã bàn đến cơ quan bảo vệ NTD nhưng lại chưa làm rõ được vai trò, tránh nhiệm, quy trình hoạt động của các cơ quan này. Trước hết NTD phải biết tự bảo vệ lấy mình thông qua các tổ chức, hiệp hội. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải đứng ra bảo vệ NTD qua hệ thống pháp luật cụ thể.

- Dự thảo Luật cũng quy định rõ, việc khởi kiện sẽ được giải quyết trong toà án 1 cấp với thủ tục rút gọn. Cụ thể, trong 3 ngày, kể từ nhận được đơn khởi kiện, tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thụ lý vụ án. Trong vòng 10 ngày, phải xét xử công khai. Trong trường hợp NTD muốn thông qua tổ chức bảo vệ NTD, phải có đủ 100 người ký vào đơn mới có thể khởi kiện doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này lại đang mâu thuẫn với pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân. Đây là một vướng mắc lớn mà ban dự thảo luật sẽ phải cân nhắc để đưa ra những quy định hợp lý.

- Để đảm bảo quyền lợi của NTD, Luật cần bổ sung thêm điều khoản khôi phục quyền lợi của NTD và các chế tài xử lý các hành vi vi phạm được đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng theo hướng đủ mạnh để NTD được bảo vệ.

Tóm lại, trên thực tế, nguyên nhân chính của các trường hợp không giải quyết được các khiếu nại của NTD là vì thiếu cơ sở pháp lý, do đó việc xây dựng một hệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024