Vấn Đề Xâm Phạm Quyền Và Lợi Ích Kinh Tế Của Ntd

dụng sản phẩm này và đã phải tìm đến các trung tâm y tế vì dị ứng. Hay như quảng cáo nước mắm làm từ cá hồi rồi sau đó phải sửa lại là nước mắm hương cá hồi.

Quảng cáo thổi phồng công dụng của hàng hóa, dịch vụ

Chiêu thức quảng cáo thổi phồng công dụng của hàng hóa được áp dụng với các loại thực phẩm chức năng. Đây là loại thực phẩm đặc biệt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng ở nước ta lại thường bị quảng cáo một cách thổi phồng về công dụng, khiến cho nhiều NTD lầm tưởng rằng đó là một loại thuốc tiên, uống nhiều sữa sẽ cao lớn và trở thành… thần đồng hay quảng cáo nấm linh chi với những tính năng ưu việt như tăng cường miễn dịch cơ thể, phòng ngừa ung thư, lọc máu, mát gan... khiến nhiều người bỏ ra tiền triệu để mua dùng nhưng kết quả vẫn là số không. Ngoài ra, thời gian qua, nhiều phòng chuẩn trị y học cổ truyền có thầy thuốc Trung y Trung Quốc tham gia hành nghề đã quảng cáo không trung thực, quá phạm vi chuyên môn cho phép, đồng thời còn sử dụng cả hình thức người bệnh cảm ơn để quảng cáo.

Ở nước ta, để một quảng cáo được phát hành, những người phát hành phải làm thủ tục hồ sơ đăng ký cấp phép quảng cáo và đưa ra được những bằng chứng cần thiết chứng minh sản phẩm được quảng cáo có đủ điều kiện để được lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên với quy trình quảng cáo như vậy, ngay cả khi công tác chứng nhận chất lượng sản phẩm thực sự hiệu quả và đáng tin cậy thì tính trung thực của quảng cáo vẫn khó được đảm bảo.

Trong khi ở các nước phát triển, việc quảng cáo gian dối gây nhầm lẫn cho khách hàng có thể khiến các công ty phải nộp phạt hàng chục triệu USD nhưng ở Việt Nam lại chỉ quy định mức phạt hành chính cao nhất là 50 triệu VND bên cạnh các hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả. Như vậy, việc xử lý đối với quảng cáo thiếu trung thực trên thực tế vẫn chưa đủ khả năng ngăn chăn vi phạm bởi hình thức xử phạt còn thiếu tính nghiêm minh, do đó, không thể hi vọng có sự cải thiện nhanh chóng về mức độ trung thực của các thông tin quảng cáo ở nước ta.

1.1.4. Vấn đề xâm phạm quyền và lợi ích kinh tế của NTD

1.1.4.1. Vấn đề giá cả hàng hóa


Giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của NTD cũng như lợi ích kinh tế của họ. Giá cả hàng hóa cao thấp khác nhau để NTD có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mình. Nhưng dù giá thấp hay cao, đắt hay rẻ thì NTD vẫn có quyền lợi chính đáng là được mua hàng với một mức giá hợp lý và tương ứng với chất lượng sản phẩm. Sự hợp lý đó được thể hiện ở chỗ giá cả được hình thành một cách có căn cứ chính đáng, và những khoản chi phí mà NTD phải chịu do đầu cơ, độc quyền, liên kết làm giá, hay nói thách, nâng giá một cách tùy tiện đều là những chi phí bất hợp lý, làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế chính đáng của NTD.

Thực trạng vấn đề giá cả hàng hóa ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hiện nay, nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, hầu hết giá cả hàng hóa được xác định thông qua quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít trường hợp mà giá cả không phản ánh trung thực cân đối quan hệ cung cầu và gây thiệt hại cho NTD về mặt kinh tế.

Thời gian gần đây, giá cả thị trường diễn biến phức tạp. Lợi dụng việc một số mặt hàng thiết yếu, như xăng, dầu, điện, nước tăng giá, thì nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác cũng tùy tiện tăng giá ăn theo. Không chỉ giá cả hàng hóa ở thành phố tăng, mà ở nông thôn, nhiều mặt hàng cũng có xu hướng tăng giá. Các loại hàng hóa, từ lương thực, thực phẩm; vật liệu xây dựng; vật tư nông nghiệp; thuốc chữa bệnh; sản phẩm may mặc, đồ điện tử, gia dụng... hầu hết đều niêm yết giá cao hơn so với trước đây.

Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 7

Xu hướng giá cả tăng nhanh đã gây khó khăn cho cuộc sống của nhiều gia đình, nhất là với những người làm công ăn lương và người lao động nghèo. Ðối với nhiều người, vào thời điểm việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, lại thêm “cơn lốc” giá cả tăng nhanh, càng khiến họ và gia đình bị đẩy đến tình cảnh túng thiếu. Ðáng nói là không ít mặt hàng gần như không bị ảnh hưởng hoặc chỉ bị ảnh hưởng chút ít bởi việc tăng giá nguyên liệu đầu vào, nhưng vẫn cứ tùy tiện nâng giá

cao ngất ngưởng. Cùng với việc tăng giá đại trà, là những hiện tượng cố tình nâng giá cục bộ, đơn lẻ. Có nơi, cùng một mặt hàng mà nhà sản xuất đã công khai niêm yết giá bán lẻ cố định trên toàn quốc, song khi mang hàng về địa điểm tiêu thụ thì các đại lý lại tùy tiện nâng giá, gây thiệt hại quyền lợi của NTD.

1.1.4.2. Vấn đề đo lường hàng hóa

Để thỏa mãn được những lợi ích chính đang của NTD, hàng hóa phải được đảm bảo đúng cả 3 yếu tố: giá cả, chất lượng, và số lượng. Song giống như giá cả và chất lượng thì việc được tiêu dùng hàng hóa đúng số lượng cũng không phải là điều dễ đối với NTD. Việc cân thiếu, cân điêu đã có từ lâu và ngày càng xuất hiện nhiều hình thức gian lận về đo lường tinh vi phức tạp.

Nếu như trước đây, NTD chủ yếu lo lắng về việc cân sai cân điêu khi đi chợ thì giờ đây, họ cũng không thể với các sản phẩm đóng gói sẵn được bày bán trong siêu thị nữa. Thậm chí, ngay cả với các sản phẩm mà dụng cụ đo lường có tính kỹ thuật và hiện đại cũng có nhiều cách thức gian lận và đo lường tinh vi.

Gần đây báo đài liên tục đưa tin về hành vi gian lận đo lường của các đại lý xăng dầu và các hãng taxi. Thủ đoạn của các chủ cửa hàng xăng dầu là sử dụng những con chip điện tử với mã số điện tử được cài đặt có thể điều khiển được qua bàn phím cột bơm hoặc bằng cách đóng ngắt công tắc điện. Với con chip điện tử này, các cửa hàng xăng dầu có thể gian lận đên 5,6% (thậm chí lên đến mức 9,3% như trường hợp bị phát hiện ở Gia Lai). Còn đối với đồng hồ taxi, các thủ đoạn gian lận cũng tinh vi không kém. Các tài xế sử dụng một loại thiết bị tăng độ dài, bằng cách nối thiết bị này với đồng hồ đo độ dài và giấu điều khiển dưới vô lăng, mỗi lần nhấn nút trong vòng một giây, đồng hồ đo độ dài sẽ tăng thêm 2km so với quãng đường thực tế. Thậm chí các loại dụng cụ gian lận độ dài còn được điều khiển từ xa thiết kế bằng hệ thống con chip. Đặc biệt, các dụng cụ này có xuất xứ từ Trung Quốc và rất dễ dàng lắp đặt, nên không khó khăn gì cho những cửa hàng xăng dầu hay tài xế taxi khi họ muốn sử dụng. Theo khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam tại một số điểm bán xăng dầu, sai số đo lường bình quân khoảng

5%. Với mức tiêu thụ xăng dầu hiện nay số tiền mà NTD bị thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng…(Ca.cand.com.vn ngày 30/04/2010)

Ngoài ra tình trạng rút ruột hàng hóa còn diễn ra phổ biến với gas, hàng hóa đóng gói sẵn. Hình thức gian lận chủ yếu đối với gas là không đủ trọng lượng trong và các loại hàng hóa đóng gói sẵn thì bị đo thiếu, rút bớt số lượng trong khi giá vẫn giữ nguyên ở mức cũ.

Theo kết quả thanh tra của Bộ Khoa học Công nghệ, kết quả từ cuộc thanh tra 3.890 cơ sở xăng dầu được thực hiện trong 4 tháng trước tháng 12 năm 2008, hiện nay cả nước có khoảng 4 vạn cột đo xăng dầu trong đó sản xuất trong nước chiếm xấp xỉ 40%, còn lại là nhập khẩu. Trong đó, sai số phương tiện đo là lớn nhất với 189 lượt cơ sở bị phát hiện vi phạm. Kế đến là sai số về phép đo với 160 lượt cơ sở bị phát hiện vi phạm. 140 lượt cơ sở vi phạm về chất lượng xăng dầu, 118 lượt cơ sở vi phạm về kiểm định phương tiện đo, 97 lượt cơ sở vi phạm về ghi nhãn, 57 lượt cơ sở có hành vi tác động làm thay đổi tình trạng kỹ thuật (Anninhthudo.vn ngày 27/12/2008)

1.1.5. Vấn đề khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho NTD

Hiên nay sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đã góp phần tích cực trong việc cải thiện thái độ phục vụ NTD, song phần lớn ý kiến của NTD vẫn chưa nhận được sự tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của NTD, đặc biệt trong việc thực hiện cam kết bảo hành, giải quyết khiếu nại từ phía NTD. Trong thực tế, khi nhận đơn khiếu nại của NTD liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp, một số doanh nghiệp chưa có biện pháp xử lý và bồi thường thiệt hại một cách kịp thời và hợp lý. Theo một cuộc điều tra của VINATAS, kết quả cho thấy chỉ có 21% tiếp nhận khiếu nại một cách nghiêm túc, 30% không có phản ứng gì, 33% tỏ thái độ khó chịu và 4% có phản ứng khiếm nhã:


Biểu đồ 4: Thái độ tiếp nhận khiếu nại của khách hàng



33%

4% 2%


tiếp nhận nghiêm túc không có phản ứng gì tỏ thái độ khó chịu phản ứng 1

tiếp nhận nghiêm túc không có phản ứng gì tỏ thái độ khó chịu phản ứng khiếm nhã

thái độ khác

21%






30%


Theo hội VINASTAS, năm 2009, số lượng khiếu nại có tăng hơn so với năm 2008 là 20%. Trong đó, khiếu nại về dịch vụ tăng gấp đôi so với năm 2009. Trong lĩnh vực dịch vụ, khiếu nại về bưu chính viễn thông chiếm tỉ lệ cao nhất (21%), nhưng việc giải quyết quyền lợi cho NTD chưa thoả đáng, đặc biệt lĩnh vực tính cước điện thoại và Internet.

Về chất lượng hàng hoá, khiếu nại về hàng điện tử, điện gia dụng đứng đầu với tỉ lệ 24,86%, các khiếu nại chủ yếu bán hàng không đảm bảo chất lượng, không rõ xuất xứ hàng hoá, không thực hiện đúng chế độ bảo hành như đã cam kết, kéo dài thời gian bảo hành, sửa chữa nhiều lần nhưng không khắc phục được, không muốn hoàn lại tiền cho NTD khi hàng hoá đã phải đổi nhiều lần nhưng vẫn xảy ra trường hợp hư hỏng tương tự...(laodong.com.vn ngày 15/03/2010)

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTD ở nước ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thực tiến. Trong nhiều trường hợp, do chưa ý thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm xã hội của mình, do tâm lý ngại đấu tranh, ngại tranh chấp, ngại phiền hà nên nhiều NTD còn bỏ qua quyền được khiếu nại. Một số NTD chỉ

liên tiếng khi bị thiệt thòi với giá trị kinh tế lớn hoặc khi một nhóm lớn các NTD cùng chịu thiệt thòi. NTD, khi có các vấn đề cần khiếu nại còn rất lúng túng không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình và thủ tục giải quyết như thế nào. Hơn nữa, NTD còn có tâm lý e ngại các thủ tục pháp lý và các chi phí khởi kiện. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phân định rõ hơn nữa và triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương.

1.1.6. Vấn đề nhận thức của NTD và doanh nghiệp về các quyền và trách nhiệm của mình

Trong chính sách kinh doanh của mình, nhiều doanh nghiệp đã coi việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng là phương châm kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã của sản phẩm đáp ứng thị hiếu của khách hàng, hạ giá thành, giảm giá bán, giao hàng đúng thời hạn, coi trọng công tác hậu mãi, bảo hành sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp chỉ coi những nhận thức, hành động trên là những khẩu hiệu, hình thức chứ ít áp dụng trong thực tế. Các hiện tượng tiêu cực như làm hàng nhái, hàng giả để đánh lừa NTD, quảng cáo gây nhầm lẫn và gian dối, từ chối bảo hành, thoái thác trách nhiệm đối với sản phẩm của mình đều ảnh hưởng tới lợi ích của NTD. Chính vì vậy, để triển khai tốt công tác bảo vệ quyền lợi NTD, cần tập trung vào thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD và doanh nghiệp.

NTD là tất cả mọi người, là số đông trong xã hội nhưng khi hành động thì chủ yếu là hành động riêng lẻ. Trong quan hệ giao dịch với doanh nghiệp, NTD thường đứng ở thế yếu và thường chịu thiệt thòi, nhiều khi bất bình nhưng không hoặc chưa biết cách đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nguyên nhân của thực trạng này là NTD chưa nhận thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm cũng như vị trí của mình trong xã hội. Trên thực tế, NTD đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó, khi nhận thức rõ được vị trí của mình, NTD sẽ tự bảo vệ mình và góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của xã hội.

Theo kết quả khảo sát của T.Ư Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD VN, có tới 62% NTD mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, số người khiếu nại ít hơn nhiều so với thực tế bị thiệt hại, một phần do tâm lý ngại va chạm, sợ phiền hà hoặc mất nhiều thời gian và không biết việc khiếu nại có đem lại kết quả hay không. Vì vậy, hầu hết NTD phải cam chịu thiệt thòi khi quyền lợi bị vi phạm (laodong.com.vn ngày 15/03/2010).

Kết quả tổng hợp từ cuộc điều tra về ý kiến NTD trên phạm vi cả nước của VINASTAS cho thấy, chỉ có 36% số người được hỏi trả lời có biết đến PLBVNTD, 64% còn lại không hề biết sự tồn tại pháp lệnh này (Xalotintuc.com ngày 17/12/2008). Theo công bố năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ người tiêu dùng VN sau cuộc tổng điều tra ý kiến người tiêu dùng trên phạm vi cả nước, 41% NTD Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại cho rằng có biết cũng không làm được gì.

1.1.7. Vấn đề tiêu dùng bền vững

Bền vững trong tiêu dùng là đảm bảo tiêu dùng hiện tại nhưng không làm tổn hại tới tiêu dùng trong tương lai. Tiêu dùng bền vững là một nội dung của phát triển bền vững và thay đổi mô hình tiêu dùng truyền thống đã được Chương trình nghị sự phát triển bền vững trong thế kỷ 21 (agenda 21) do Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc họp tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 được tất cả các quốc gia trên thế giới hưởng ứng và cam kết thực hiện, xác định như là một lĩnh vực cần được chú ý ưu tiên trong quản lý quá trình phát triển của mọi quốc gia. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Vietnam Agenda 21) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành thực hiện (tháng 8/2004) đã xác định thay đổi phương thức tiêu dùng hiện tại theo hướng phát triển bền vững là một nội dung cần được ưu tiên.

Mô hình tiêu dùng của dân cư nước ta được đánh giá không chỉ là không phù hợp về mức sống, mức thu nhập mà còn lãng phí về kinh tế, gây ô nhiễm môi trường. Vietnam Agenda 21 đã cảnh báo rằng “Mô hình tiêu dùng của dân cư đang

diễn biến theo truyền thống của các quốc gia phát triển, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, năng lượng và thải ra nhiều chất thải độc hại”.

Các Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hàng năm đều cảnh báo sự gia tăng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các đô thị mà nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển sản xuất, sự phát triển tiêu dùng trong sản xuất và trong sinh hoạt ở các đô thị kèm theo sự gia tăng với tốc độ cao hơn của các loại chất thải (rắn, lỏng, khí độc hại...). Vietnam Agenda 21 cũng nhận định rằng tiêu dùng hiện nay ở nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục làm cho môi trường tự nhiên bị quá tải bởi lượng chất thải và sự khai thác tự nhiên quá mức.

1.2. Đánh giá thực trạng tình hình vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam

Những con số trên chỉ là sự thống kê một phần nhỏ và mới chỉ phản ánh được phần nào thực trạng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Thực tế gần đây cho thấy, quyền lợi của NTD đang bị xâm hại nghiêm trọng. Không những bị thiệt hại về kinh tế, NTD còn có nguy cơ tổn hại sức khỏe do sử dụng các loại thực phẩm, cũng như nhiều sản phẩm chế biến chứa độc tố với hàm lượng vượt mức cho phép.

Hành vi vi phạm quyền lợi NTD diễn ra hàng ngày trên nhiều lĩnh vực, ở tất cả các địa phương trên cả nước. Sự vi phạm diễn ra hầu như trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh, từ khâu nguyên liệu, thiết kế, bao bì, nhãn mác tới quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, bán hàng và dịch vụ hậu mãi. Hình thức, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi hơn, quy mô vi phạm và phạm vi ảnh hưởng cũng ngày càng rộng hơn.

Bên cạnh đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTD ở nước ta cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thực tiến. Trong nhiều trường hợp, do chưa ý thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm xã hội của mình, do tâm lý ngại đấu tranh, ngại tranh chấp, ngại phiền hà nên nhiều NTD còn bỏ qua quyền được khiếu nại.

Do vậy, có thể nói rằng, NTD Việt Nam đang phải sống trong môi trường không an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống quy định pháp luật cũng như hoạt động của các cơ quan chức năng cũng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024