Kinh Nghiệm Bảo Vệ Quyền Lợi Ntd Của Trung Quốc

kinh doanh. Tiếp đó, có thể nhờ sự can thiệp của Viện tiêu dùng quốc gia. Cuối cùng mới là nhờ luật pháp can thiệp. Ở Pháp, NTD có thể yêu cầu sự can thiệp của Viện công tố quốc gia.

1.2. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Trung Quốc

Luật giá cả của Trung Quốc đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa VIII thông qua, và được Chủ tịch nước phê chuẩn ngày 29/12/1997. Luật nhằm mục đích phát huy vai trò của giá cả trong việc phân phối hợp lý các nguồn lợi vật chất, ổn định mặt bằng giá trên thị trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD và các nhà sản xuất kinh doanh.

Nhằm ngăn chặn những hành động buôn bán không trung thực trên thị trường gây thiệt hại cho NTD, Điều 14 của Luật giá cả quy định các doanh nghiệp không được tiến hành các hoạt động định giá không công bằng sau

- Cấu kết với người khác để tác động tới giá thị trường, gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của NTD hoặc các doanh nghiệp khác;

- Phá gia hàng hóa nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc độc chiếm thị trường, làm đảo lộn trật tự sản xuất và kinh doanh, gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, đến quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp khác;

- Bịa đặt và loan tin về việc tăng giá nhằm tăng giá thật sự và làm cho giá hàng hóa tăng lên quá cao;

- Dùng các nguyên tắc định giá sai nhằm dụ dỗ NTD hoặc các doanh nghiệp khác hợp tác làm ăn với mình;

- Áp dụng phân biệt về giá khi cung cấp cùng một mặt hàng hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác;

- Tăng hoặc giảm giá trá hình bằng cách thay đổi phẩm cấp chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Kiếm lời bằng việc vi phạm luật và các nguyên tắc đề ra.

- Các hành động định giá không công bằng khác bị luật pháp hoặc các nguyên tắc hành chính nghiêm cấm.

Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 11

Hàng năm, hơn 1 tỷ NTD Trung Quốc chọn ngày 15 tháng 3 làm “Ngày thượng đế phán xử” - ngày quốc tế về NTD đã được thế giới công nhận. Đêm ngày 15/03/1991, người dân Trung Quốc được chứng kiến buổi đầu tiên của Đài truyền hình Trung ương đưa tin về hàng giả, hàng kém phẩm chất và những thiệt hại đối với NTD. Một số nhà máy sản xuất hàng chất lượng xấu đã bị chỉ mặt, đặt tên. Sau đó, nhiều nhà máy đã phá sản vì các cửa hàng và NTD tẩy chay hàng của họ. Hiện nay, trong ngày này, NTD Trung Quốc thường tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, phanh phui hàng giả, hàng chất lượng xấu của các xí nghiệp. Tiếp đó, Luật Chất lượng hàng hóa được Chính phủ Trung Quốc ban hành vào tháng 9 năm 1993. Đồng thời, hàng năm Trung Quốc vẫn tổ chức các đoàn kiểm tra chất lượng mà thành phần chủ yếu gồm các chuyên gia kỹ thuật và các nhà báo đi các nơi trong nước để đánh giá các loại hàng tốt, phanh phui các xí nghiệp sản xuất hàng chất lượng xấu.

Trung Quốc là nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam về văn hoá, chính trị, xã hội nên việc tìm hiểu mô hình tổ chức của các cơ quan bảo vệ NTD Trung Quốc là rất cần thiết. Đặc biệt Luật Bảo vệ NTD Trung Quốc cũng mới ra đời (1994), so với Pháp lệnh Bảo vệ NTD của Việt Nam (1999) nhưng thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực này hơn hẳn Việt Nam. Đó là nhờ cơ quan bảo vệ NTD Trung Quốc có thẩm quyền lớn hơn của Việt Nam. Lực lượng nhân sự và trang thiết bị của họ cũng hiện đại hơn so với chúng ta. Ngoài ra, mạng lưới các tổ chức bảo vệ NTD Trung Quốc hoạt động rất tích cực, hiệu quả lại được trang bị đầy đủ với tầm hoạt động rộng lớn. Chính điều này đã góp phần giúp cho việc xã hội hoá công tác bảo vệ NTD ở Trung Quốc đạt nhiều thành công. Việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ NTD của Trung Quốc sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật bảo vệ NTD của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

1.3. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Mỹ

Liên đoàn bảo vệ quyền lợi NTD ở Mỹ đã thành lập khá lâu đời với tôn chỉ mục đích của tổ chức là cung cấp thông tin và bảo vệ quyền lợi của NTD. Trụ sở

Liên đoàn đặt tại ngoại ô NewYork, hiện có hàng trăm kỹ sư làm việc trong nhiều lĩnh vực kiểm tra chất lượng, độ bền, độ an toàn của hàng hóa, từ đó rút ra kết luận sản phẩm đó có tương xứng với giá cả không. Phòng thí nghiệm của Liên đoàn được trang bị hiện đại, nhằm đảm bảo độ chính xác cao cho các thí nghiệm. Tại đây, các nhà chuyên môn kiểm tra từ cái ngăn kéo, được kéo ra đóng vào hàng nghìn lần để xác định độ mòn của các viên bi, đến phân tích các loại khăn giấy lau tay, khăn mùi xoa giấy có làm hắt hơi hoặc gây dị ứng không. So sánh mức độ gây ồn của các loại máy hút bụi hoặc đánh giá chất lượng xe ô tô, giầy thể thao và cả đến máy điện toán kỹ thuật cao.

Những kết quả thử nghiệm về chất lượng hàng hóa được công bố trên Tạp chí “Consumer Report” (Bản tin NTD). Tờ tạp chí này có hơn 19 triệu độc giả. Ngoài ra, còn có hàng triệu người quan tâm theo dõi hoạt động của tổ chức này qua các tài liệu in ấn khác, hoặc qua internet. Liên đoàn tồn tại và phát triển là nhờ tiền bán Tạp chí “Consumer Report” và tiền do công chúng ủng hộ đóng góp.

Liên đoàn bảo vệ quyền lợi NTD luôn đi đầu trong các diễn đàn đấu tranh bảo vệ sức mạnh của NTD đòi cải thiện môi trường lao động và bảo vệ môi sinh. Liên đoàn đã công bố các công trình khoa học báo động tác hại của thuốc lá. Loạt bài thông tin về tình trạng ô nhiễm hệ thống ống dẫn nước tại Mỹ đã gây tiếng vang lón và tạp chí “Consumer Report” đã nhận được nhiều giải thưởng giá trị.

Hiện nay, Liên đoàn bảo vệ quyền lợi NTD đã mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới Mỹ, kêu gọi bảo vệ quyền lợi NTD trên toàn cầu.

1.4. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Thái Lan

Thái Lan là một trong những điểm nóng về hàng giả, hàng nhái. Lúc đầu hàng giả còn có giá trị sử dụng thậm chí còn tạo ra sự thích ứng đối với NTD, sau đó, hàng giả nhảu cả vào việc làm ra những sản phẩm gây nguy hiểm cho NTD và gây nguy hại lâu dài cho xã hội như thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm giả… Vì vậy để đối phó với tình trạng hàng giả ở đây, Cục quản lý thực phẩm và thuốc Thái Lan đã ban hành một kế hoạch quy định mức thưởng cho những người tố cáo hành vi làm hàng giả, quảng cáo và thông tin sai sự thật về chất lượng hàng hóa. Theo đó, những

người đưa đơn khiếu nại sẽ được thưởng 35% số tiền mà tòa án quyết định phạt các tổ chức, cá nhân làm hàng giả, hàng nhái.

Đối tượng mà kế hoạch này nhắm đến là các hãng, tổ chức và cá nhân sản xuất các loại thực phẩm, thuốc men hàng mỹ phẩm, các dụng cụ y tế, và các loại hóa chất giả. Những người khiếu nại có quyền đòi được thưởng trong thời gian 60 ngày sau khi tòa án có quyết định xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Bảo vệ NTD Thái Lan cho phép tiến hành thương lượng theo 2 cách khi giải quyết khiếu nại của NTD. Thương lượng sơ bộ bởi cán bộ của Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ NTD hoặc thương lượng bởi Tiểu ban đàm phán khiếu nại (Tiểu ban đàm phán về hợp đồng, quảng cáo và ghi nhãn) hoặc Tiểu ban xem xét khiếu nại của NTD nếu như thương lượng sơ bộ thất bại. Và nếu như việc giải quyết theo cơ chế trên không thành, vấn đề sẽ được chuyển đến Uỷ ban vụ việc để tiếp tục xem xét.

1.5. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Canada

ở Canada, hệ thống Văn phòng bảo vệ NTD hoạt động hết sức có hiệu quả. Điều đáng quan tâm là, mặc dù các Văn phòng bảo vệ NTD nằm ở nhiều nơi khác nhau nhưng lại được kết nối với nhau thông qua mạng Internet để có thể chia sẻ các cơ sở dữ liệu liên quan đến bảo vệ NTD. Chính điều này cho phép các Văn phòng bảo vệ NTD có thể dễ dàng nắm bắt thông tin liên quan về doanh nghiệp bị khiếu nại, các thông tin về sản phẩm trên khắp cả nước để phục vụ cho công tác bảo vệ NTD của mình. Bên cạnh đó, Hội NTD cũng nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ Chính phủ. Vì vậy, Hội NTD hoạt động một cách rất có hiệu quả và đóng góp rất quan trọng vào công tác bảo vệ NTD của Canada.

Các hiệp hội ở Canada thành lập rất dễ dàng và đại diện cho NTD nên có vai trò rất lớn, riêng bang Quebec đã có hơn 30 hiệp hội địa phương chuyên ngành, có hiệp hội bảo vệ người mua xe hơi, hiệp hội bảo vệ người nội trợ… Các hiệp hội này có thể liên minh với nhau để có tiếng nói lớn hơn. Các hiệp hội bảo vệ NTD có chức năng giải quyết đơn thư khiếu nại, nếu thấy có nhiều người cùng khiếu nại về một sản phẩm thì các hiệp hội này có quyền tiến hành điều tra, điều tra xong có

quyền đưa hồ sơ ra tòa, yêu cầu truy tố doanh nghiệp. Dựa vào chứng cứ, tòa sẽ quyết định có xử hay không. Khi tòa tuyên phạt doanh nghiệp, các hiệp hội này sẽ giám sát việc tuân thủ quyết định của tòa an có nghiêm túc không

Bên cạnh đó, luật pháp Canada cho phép một người cũng có thể khởi kiện tập thể. Người này sẽ trình chứng cứ chứng minh mình bị thiệt hại với một sản phẩm nào đó. Nếu tòa nhận thấy luận điểm có cơ sở và nhiều người cùng bị thiệt hại như cá nhân đó thì tòa sẽ cấp cho nguyên đơn giấy chứng nhận khởi kiện tập thể, theo đó nguyên đơn có quyền đại diện cho tất cả những NTD bị thiệt hại. Các hiệp hội bảo vệ NTD cũng có quyền này.

Kinh phí hoạt động của hiệp hội có thể do các hội viên đóng góp, các nguồn tài trợ, các hoạt động tạo kinh phí từ chính chức năng của hiệp hội. Các hiệp hội có dịch vụ tư vấn NTD qua điện thoại, có thể lập đề tài nghiên cứu để phục vụ NTD, sau đó bán lại kết quả nghiên cứu cho giới truyền thông hoặc phát hành tạp chí để bán…

Ngoài ra, đối với hình thức mua bán hàng qua mạng, luật quy định các bên giao dịch phải công khai danh tính, trụ sở. Để tránh tình trạng người mua trả tiền rồi nhưng không nhận được hàng, nhà nước Canada lập ra một quỹ, tiền mua hàng sẽ được chuyển vào đó, sau khi người mua thông báo nhận được hàng thì tiền mới được chuyển vào tài khoản của người bán.

1.6. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Ấn Độ

Với việc thông qua và thực thi Luật Bảo vệ NTD từ năm 1986 và sửa đổi vào năm 2003, ấn Độ là một trong những nước gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc bảo vệ NTD. Những quy định chặt chẽ của Luật về thủ tục giải quyết khiếu nại, về quy trình khiếu nại, về việc thành lập các cơ quan bảo vệ NTD là những cơ sở quan trọng để triển khai hiệu quả công tác này. Theo báo cáo của Bộ Các vấn đề NTD, Thực phẩm và Phân phối của ấn Độ, hàng năm trên toàn lãnh thổ ấn Độ, khoảng 7000 - 8000 khiếu nại của NTD đã được giải quyết. Việc giải quyết thành công khiếu nại của NTD góp phần xây dựng một xã hội công bằng hơn, tạo dựng một văn hóa kinh doanh lành mạnh hơn trong bối cảnh của một nước đang

phát triển với dân số đông như ấn Độ. Mô hình của ấn Độ là một bài học quan trọng khi Việt Nam xây dựng Luật bảo vệ NTD trong thời gian tới.

1.7. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Toàn bộ những kinh nghiệm trên đây là bài học rất hữu ích đối với Việt Nam trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật bảo vệ NTD của Việt Nam.

Hai nước Malaysia và Indonesia đều ban hành Luật Bảo vệ NTD cùng thời điểm với Việt Nam (năm 1999) còn Thái Lan ban hành Luật này sớm hơn (năm 1979). Tuy nhiên, pháp luật cũng như cơ cấu tổ chức bảo vệ NTD của các nước này hoàn thiện hơn nhiều so với Việt Nam và pháp luật của họ đều cho phép thành lập một cơ quan bảo vệ NTD có vị trí và thẩm quyền khá lớn. Việc thành lập một Hội đồng (hoặc Uỷ ban) quốc gia về vấn đề NTD là rất cần thiết. ở Việt Nam hiện nay Luật vẫn chưa quy định cũng như chưa cho phép để tiến hành vấn đề này. Một Hội đồng quốc gia gồm đại diện thuộc nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan và được trao một thẩm quyền lớn sẽ đảm bảo việc giải quyết nhiều vấn đề mang tính phức tạp, liên quan nhiều Bộ ngành, lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, cơ quan này sẽ thực hiện tốt hơn vai trò điều phối và can thiệp sâu hơn các vấn đề có liên quan đến NTD, điều mà hiện nay cơ quan bảo vệ NTD Việt Nam chưa thực sự làm tốt. Bên cạnh đó, Luật các nước đều cho phép một cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế. Ở Việt Nam, đến nay chưa có quy định cụ thể về cơ chế này. Vì vậy trên thực tế, NTD rất khó bảo vệ đầy đủ các quyền của mình khi con đường giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện ra toà còn phức tạp, tốn kém cùng tâm lý e ngại còn rất lớn của NTD.

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật cũng chưa ghi nhận quyền khởi kiện tập thể của NTD đối với những vụ việc liên quan đến NTD. Thực tiễn những vụ việc vừa qua như vụ nước tương chứa 3-MCPD, xăng chứa aceton,... cho thấy vấn đề tập hợp NTD để khiếu nại là điều rất quan trọng. Bởi vì, từng NTD đơn lẻ sẽ rất khó khăn trong quá trình khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, giá trị khiếu nại của từng NTD không đáng kể nhưng thiệt hại cho xã hội và những ảnh hưởng về lâu dài là rất lớn (như vụ nước tương chứa 3-MCPD).

Do vậy, nếu không quy định cơ chế khởi kiện tập thể thì không những không bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho NTD và toàn xã hội mà còn không đảm bảo được tính răn đe đối với doanh nghiệp vi phạm.

Tại các nước phát triển, chúng ta có thể rút ra một số đánh giá cũng như bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, pháp luật các nước này quy định rất rõ ràng và dự đoán trước những tình huống và hình thức buôn bán theo kịp với xu thế hiện nay. Chẳng hạn việc bảo vệ NTD đối với các hình thức kinh doanh mới đã được pháp luật bảo vệ NTD các nước này quy định cụ thể như: hình thức kinh doanh qua mạng internet, bán hàng qua điện thoại, giao hàng tận nhà...

Thứ hai, đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, pháp luật bảo vệ NTD các nước này đưa ra các quy định rất cụ thể ngay từ giai đoạn ký kết hợp đồng. ở Việt Nam, hợp đồng được quy định trong Luật Dân sự Việt Nam và tiếp theo đó là Luật Thương mại. Tuy nhiên, Luật Dân sự và Luật Thương mại chỉ đưa ra những quy định về hợp đồng nói chung chứ không cụ thể. Hơn nữa, hợp đồng mà NTD là một bên tham gia là những hợp đồng đặc biệt. Các bên tham gia hợp đồng có vị trí không cân xứng vì NTD luôn ở vị trí yếu thế. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định những hợp đồng vô hiệu khi bị lừa dối, gây nhầm lẫn...

Thứ ba, các cơ quan tổ chức chuyên về bảo vệ quyền lợi NTD được trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng cho độc lập kiểm định chất lượng của các loại hàng hóa dịch vụ trên thị trường chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi giải quyết khiếu nại khiếu kiện của NTD. Nhờ đó, hoạt động bảo vệ NTD của các cơ quan tổ chức này là một quá trình khép kín và mang tính chủ động nên đạt hiệu quả rất cao.

Ngoài ra, tạo ra lợi ích trực tiếp cho người tham gia cuộc đấu tranh chống hàng giả để nâng cao tính tích cực tham gia của họ vào công cuộc này là một ý tưởng mà chúng ta có thể học tập từ Thái Lan. Bên cạnh đó, việc hình thành những tòa án riêng chuyên xét xử khiếu nại của NTD cũng rất cần thiết bởi vì điều này sẽ giúp NTD có tâm lý vững vàng và tin tưởng hơn khi quyết định khiếu nại, đồng thời cũng sẽ hình thành đội ngũ nhân lực có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này.

2. Một số giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam‌

2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

2.1.1. Tăng cường và hoàn thiện pháp luật bảo vệ NTD và tòa án bảo vệ NTD.

Để công tác bảo vệ NTD được thực hiện tốt hơn cần sớm ban hành Luật bảo vệ NTD trong đó quy định cụ thể: cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, cần quy định đơn vị đầu mối làm công tác phối hợp các ngành liên quan tại trung ương cũng như địa phương; có hỗ trợ kinh phí cho thành lập và hoạt động của hội do đây là hội đặc biệt không thu phí của hội viên và bảo vệ cho hơn 80 triệu dân; nên đưa ra cơ chế giải quyết khiếu nại đơn giản với những chế tài đủ mạnh để tính thực thi cao hơn nữa.

Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cần mạnh tay và có sự phối hợp liên ngành mạnh mẽ hơn nữa. Hiện nay có một tình trạng là các bộ, ngành thường đổ trách nhiệm cho nhau, dựa dẫm vào nhau do đó cần phải tăng cường thanh tra đột xuất.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước thay vì cấp phép cho các cơ sở sản xuất kinh doanh mặc dù không đủ điều kiện sau đó mới tiến hành kiểm thì đối với một số loại thực phẩm có nguy cơ mất an toàn cao thì cơ quan Nhà nước phải chủ động ngay từ đầu, phải đến thanh tra, kiểm tra, khi thật sự có đủ điều kiện thì mới cấp phép cho phép sản xuất kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh từ khâu sản xuất cho đến khi đưa ra thị trường.

2.1.2. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao khả năng tự bảo vệ của NTD

Tuyên truyền giáo dục cho NTD là một mảng vô cùng quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Nội dung tuyên truyền giáo dục phải bao gồm nội dung các quyền hợp pháp của NTD, cách thức để NTD có thể tự bảo vệ mình khi quyền lợi bị xâm phạm cũng như bổ sung những kiến thức về tiêu dùng.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí