Mức Độ Tăng Giá Sản Xuất Một Số Sản Phẩm Theo Mức Tăng Giá Điện

Mặt hàng điện

Ngành điện là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, và là một ngành công nghiệp mũi nhọn ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, vào những năm gần đây, ngành điện trong nước, cụ thể là Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đã dần dà biểu hiện những bê bối của mình trong vấn đề sản xuất kinh doanh, phân phối cũng như điều hành. Cụ thể là vụ bê bối điện kế điện tử vào năm 2004-2005 gây ra nhiều tổn thất lớn cho NTD, rồi đến vụ tăng giá điện vào đầu tháng 1/2007 trong khi tình trạng cắt điện xảy ra liên tục trên diện rộng.

Bộ Công Thương và Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính vừa qua đã đề xuất các mức tăng giá điện. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị tăng 4,9%, còn Bộ Tài chính đưa ra hai mức là 6,8% và 10,7%. Mỗi phương án sẽ có những tác động khác nhau đến nền kinh tế. Theo xác nhận của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào với báo chí, Chính phủ đã phê duyệt mức tăng giá điện bình quân từ 1-3-2010 là 6,8%. Giá điện tăng có thể sẽ làm ảnh hưởng tới các sản phẩm hàng hóa khác, cụ thể:

Bảng 1: Mức độ tăng giá sản xuất một số sản phẩm theo mức tăng giá điện


Nguồn thesaigontimes vn ngày 25 02 2010 Ta có thể thấy việc tăng giá điện có ảnh 1


Nguồn thesaigontimes vn ngày 25 02 2010 Ta có thể thấy việc tăng giá điện có ảnh 2


(Nguồn: thesaigontimes.vn ngày 25/02/2010)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ta có thể thấy, việc tăng giá điện có ảnh hưởng lớn đến giá tiêu dùng và qua đó ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ gia đình và sinh hoạt của người dân. Trong khi đó việc NTD điện Việt Nam phải phụ thuộc vào hoạt động cung cấp điện và áp đặt giá của các tổ chức cung cấp điện này. Việc độc quyền điện là một vấn đề cấp bách, nó không chỉ hạn chế năng suất cung cấp điện của các nhà máy mà còn gây ra nhiều vấn đề tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày của NTD.

1.1.1.2. Tình trạng liên kết làm giá

Ngoài những thiệt hại do tình tạng độc quyền, NTD còn phải chịu các khoản chi phí bất hợp lý do các doanh nghiệp liên kết làm giá. Gắn liền với giá xăng dầu, giá cước vận tải lẽ ra phải bám sát diễn biến giá xăng dầu.Theo quy luật, khi giá xăng tăng lên thì cước vận tải tăng và khi giá xăng giảm thì cước vận tải cũng phải giảm xuống. Tuy nhiên sau khi giá xăng ở nước ta đã giảm xuống mức trước khi sốt dầu, thì giá cước vận tải vẫn được các nhà cung cấp dịch vụ này giữ nguyên. Sau đó, do sức ép của dư luận và NTD, các hãng này mới chịu giảm mức cước vận chuyển. Tuy nhiên, mức giảm này cũng không hề tương ứng với mức giảm giá xăng. Vào thời điểm xăng 19.000đ/lít, mức giá mà các hãng taxi áp dụng khoảng 12.500đ/km. Thời điểm giá xăng đã xuống 11.000đ/lít, giá taxi chỉ giảm xuống 10.000đ/km, giá xe khách cũng giảm nhẹ, thậm chí vẫn giữ nguyên đối với một số tuyến. Có thể các hãng này không có một văn bản hợp tác chính thức nào, nhưng

việc tất cả đồng loạt giữ mức cước bất chấp sự giảm mạnh của giá xăng dầu đã đẩy NTD vào thế khó, và thể hiện sự thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích của NTD. Theo Luật Cạnh tranh, những doanh nghiệp tham gia liên minh làm giá này sẽ bị phạt tối đa 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi.

1.1.1.3. Vấn đề bán hàng đa cấp

Gần đây dư luận xã hội hết sức bất bình với hành vi bán hàng đa cấp bất chính của một số công ty. Các công ty này đã lợi dụng sự cả tin của NTD để kiếm lời một cách bất hợp pháp. Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho những người bị lừa gạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xã hội nói chung. Bởi lẽ những NTD là nạn nhân của phương thức kinh doanh đa cấp bất chính này chủ yếu là những người có thu nhập thấp, trình độ hiểu biết còn hạn chế và sống ở khu vực nông thôn.

Theo VINASTAS, hiện nay tình trạng bán hàng trực tiếp (mang hàng tiếp thị tại nơi ở, nơi làm việc của NTD) đang có xu hướng gia tăng. Hệ thống bán hàng đa cấp ở nước ta chủ yếu sử dụng phương thức này để bán các loại hàng gia dụng như dầu gội đầu, máy sấy tóc, máy sinh tố, thực phẩm chức năng, máy mát xa, điện tử…

Phương thức bán hàng trực tiếp đã làm cho NTD rơi vào tình thế “bị tấn công”, làm họ trở nên bị động. Trong nhiều trường hợp, do ở thế bị động và thiếu thông tin mà NTD đã phải mua các sản phẩm với giá rất đắt, thậm chí bị lừa dối. Hiện nay Bộ Luật Dân sự coi hợp đồng bán hàng trực tiếp này cũng giống như hợp đồng bán hàng, bán tài sản khác. Xét từ góc độ quyền được thông tin và quyền được lựa chọn hàng hóa của NTD, quy định như trên của Pháp luật nước ta chưa thật sự đảm bảo các quyền năng này của NTD.

1.1.1.4. Vấn đề đầu cơ găm hàng, nói thách, nâng giá tùy tiện.

NTD còn mất tiền vô lý bởi những hành vi đầu cơ găm hàng của một số tổ chức sản xuất kinh doanh. Cơn sốt gạo ảo trong thời gian cả thế giới có nguy cơ thiếu lương thực đã làm cho NTD điêu đứng. Giá gạo tăng vọt từng ngày nhưng không phản ánh trung thực quan hệ cung cầu mà do các đại lý gạo găm hàng lại, tạo nên sự thiếu hụt giả tạo trên thị trường. Cơn sốt gạo ảo tuy kéo dài chưa đầy một

tuần nhưng thiệt hại của NTD không hề nhỏ, trong khi đó các đại lý gạo lại thu bội tiền.

Bên cạnh đó, các trường hợp nói thách nâng giá hàng hóa tùy tiện cũng rất phổ biến. Cùng một sản phẩm nhưng mỗi nơi bán hàng với một mức giá khác nhau và tùy hứng của người bán. Sự tăng giá của các sản phẩm sữa ngoại trước cả khi thuế thực sự tăng là một ví dụ cho sự tùy tiện trong việc định giá hàng hóa ở Việt Nam. Trong khi thuế nhập khẩu sữa bột còn chưa tăng thì tại các cửa hàng đã tăng giá sữa. Đồng thời khi giá sữa bột các loại trên thị trường Châu Âu, Úc đã giảm 100USD/tấn so với thời điểm đầu năm 2009 và giảm khoảng 50% so với năm 2008. Thậm chí, sữa bột nguyên kem xuất khẩu tại thị trường Châu Âu đã giảm đến 200USD/tấn. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu sữa đã giảm từ cuối năm 2007. Thế nhưng trên thị trường Việt Nam, trong năm 2008, mặt hàng sữa bột nhất là sữa bột ngoại nhập đã có đến 2 lần điều chỉnh tăng giá với mức tăng 15% đến 30%. (Lao Động số 49 ngày 06/03/2009)

1.1.2. Vấn đề an toàn khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ

1.1.2.1. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ, NTD luôn đứng trước nguy cơ sử dụng hàng hóa, dịch vụ thiếu độ an toàn. Đối với hàng hóa, có thể kể đến việc thiếu an toàn của thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm... Đã có không ít những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng các loại thực phẩm kém chất lượng. Nếu như năm 2008 rộ lên việc sử dụng một số hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm như Melamine, 3-MCPD... thì năm 2009 tình trạng này gần như không còn nhưng lại xuất hiện nhiều vụ vi phạm nóng về an toàn vệ sinh thực phẩm dưới nhiều hình thức đa dạng hơn.

Thứ nhất, đã phát hiện ngày càng nhiều các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh, nhiều lò chế biến lòng, mỡ, bì bẩn; dùng hóa chất tẩy trắng bì lợn...; nhiều loại nước tinh khiết bị nhiễm bẩn... Theo thông tin từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, năm 2008, lực lượng chức năng đã phát hiện trên 16% cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm vi phạm các quy định

về vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đợt kiểm tra từ ngày 19/01/2010 cho thấy, vi phạm chủ yếu ở các cơ sở sản xuất là chưa bảo đảm ATVSTP, trang thiết bị chưa đáp ứng, nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng... (Anninhthudo.vn ngày 14/04/2009)

Theo quy định thì các cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP thì mới được hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng thực phẩm của phần lớn các cơ sở này không được kiểm soát. Báo cáo của ngành y tế tại hội nghị ATVSTP lần thứ 2 vào ngày 9/04/2008 cho thấy số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP mới chỉ đạt khoảng 10%, 90% còn lại chất lượng thực phẩm thả nổi không kiểm soát. Hơn thế nữa chưa chắc những cơ sở được cấp giấy chứng nhận ATVSTP là đủ tiêu chuẩn về ATVSTP. Điển hình nhất là vụ việc tại cơ sở sản xuất mứt Như Ý, quận Bình Tân với hàng trăm thùng nguyên liệu sản xuất mứt như đu đủ, chùm ruột, cóc, lê... đã bị hư hỏng nghiêm trọng, chứa đầy dòi và trứng ấu trùng. Ngạc nhiên hơn cả là cơ sở này đã hoạt động từ năm 2001 và được cấp giấy chứng nhận ATVSTP từ năm 2008, có nghĩa là suốt 8 năm trời, sản phẩm mứt của cơ sở này được đưa ra thị trường tiêu thụ mà NTD không thể biết thực hư về chất lượng của những sản phẩm đó.

Thứ hai, tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân có nhiều vấn đề đáng lo ngại. NTD không khỏi lo ngại trước thực trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa các chất nguy hiểm, các chất phụ gia. Nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã sử dụng một số phụ gia không có trong danh mục của Bộ Y tế hoặc sử dụng sai quy trình như cháo dinh dưỡng sử dụng Natri Benzoat; hạt dưa dùng phẩm chứa Rhodamin B để nhuộm màu... Các chất phụ gia độc hại, không rõ nguồn gốc được sử dụng bừa bãi cũng đe dọa an toàn và sẽ khỏe của NTD. Các chất như hàn the, phoocmon, chất bảo quản thực phẩm từ lâu đã được cảnh báo là gây hại đến sức khỏe của người sử dụng thực phẩm nhưng cho đến hiện tại, các chất phụ gia nguy hiểm này vẫn tiếp tục được sử dụng.

Việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi, thiu, ô nhiễm trở nên phổ biến. Đặc biệt nóng trong năm 2009 là tình trạng nhập khẩu phụ phẩm

thịt không đảm bảo an toàn, buôn bán nội tạng động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới đã gia tăng gấp 3 lần so với năm 2008.

Rau củ quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn nhưng chất lượng của các loại rau củ ngày càng khiến NTD phải lo lắng. Thuốc bảo vệ thực vật tìm thấy dư lượng trong các loại rau ăn lá và ăn quả chiếm đến 70% số mẫu. Về chăn nuôi, chúng ta chưa kiểm soát được chăn nuôi ở các hộ gia đình, chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm. Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 64,5% các cơ sở nằm trong khu dân cư, 35,5% nằm trong các chợ, trong đó mới chỉ có 67,7% các cơ sở giết mổ tập trung gia súc được kiểm soát thú y và 27% các cơ sở giết mổ gia cầm được kiểm soát thú y. Các cơ sở giết mổ chỉ có 45% thực hiện được vệ sinh tiêu độc, vì thế tỷ lệ số mẫu ô nhiễm vi sinh vật còn chiếm tới 57%. (Nhân dân, 23/5/2007 – Sức khỏe và môi trường, số 11,2007)

Tóm lại, trong khi các cơ quan quản lý đang loay hoay tìm ra một biện pháp quản lý hữu hiệu hơn thì ngày ngày, NTD vẫn phải rùng mình trước những thông tin về thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm bẩn và tác hại của chúng đến sức khỏe của NTD. Những vụ việc rau nhiễm kim loại nặng, nước tương chứa chất gây ung thư, sữa chứa melanin, phở chứa hoocmon, giò chả chứa hàn the… liên tục được phát hiện và thông tin trên các phương tiện truyền thông thực sự cho thấy tình trạng báo động về ATVSTP ở nước ta hiện nay. Sức khỏe và cả tính mạng của NTD đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các loại thực phẩm độc hại mà học đang phải nhắm mắt lựa chọn và sử dụng.

1.1.2.2. Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

Tình trạng quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ ở Việt Nam là một nguyên nhân đang gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Hàng giả, không còn nghi ngờ gì nữa, đang trở thành một quốc nạn, len lỏi vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống NTD Việt Nam. Hàng giả giờ không chỉ là những mặt hàng thô sơ, bắt chước vụng về mà đã có cả những mặt hàng cao cấp, thiết yếu trong cuộc sống, ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của người dân.

Bất cứ hàng hóa nào cũng có thể bị làm nhái, làm giả, song chủ yếu tập trung vào các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài như Adidas, Goliath, Amarni, Levis, Luis Vuitton... Theo thống kê của Ban chỉ đạo 127, năm 2009, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ 350.000 vụ việc, trong đó có nhiều vụ là hàng nhái, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...(baomoi.com)

Theo thống kê của Ban chỉ đạo 127/TW, tỷ lệ hàng giả tại thị trường hiện chiếm 8% đối với các loại dược phẩm và 25% đối với các loại rượu. Hàng giả, hàng nhái phổ biến ở nhiều mặt hàng, từ những mặt hàng thông thường, những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người đến những mặt hàng có tính kỹ thuật, mặt hàng cao cấp có giá trị lớn như phụ tùng xe máy, đầu VCD, DVD…Thống kê sơ bộ về hàng giả bị bắt giữ trong gần 5 năm qua (đến năm 2007) được công bố đã khiến nhiều người giật mình: 8 tấn bột ngọt; 85.000 tấn xi măng; 25 tấn mỹ phẩm; 35 triệu cơ số tân dược; 25.450 chai rượu các loại; 50.000 chai bia, nước giải khát; 50.000 tấn sắt, thép xây dựng; 15.000 tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. (VnEconomy.vn ngày 12/09/2007). Cụ thể:

Thực phẩm, đồ uống

Tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồ uống giả, kém chất lượng vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp cả về quy mô, lĩnh vực lẫn phương thức sản xuất, tổ chức tiêu thụ và nhập khẩu từ bên ngoài. Đặc biệt, thời gian gần đây, lợi dụng biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa trong nước và thế giới, thị trường trong nước đã xuất hiện nhiều loại nước tinh khiết, nước khoáng thiên nhiên, nước khoáng có ga, bia, rượu giả, kém chất lượng, nhái mẫu mã, kiểu dáng và một số mặt hàng công nghiệp thực phẩm không an toàn vệ sinh. Các loại hàng giả, hàng kém chất lượng nói trên đã và đang gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh lương thực, sức khỏe nhân dân và môi sinh, môi trường.

Ví dụ điển hình là đối với sản phẩm rượu, hiện nay, vẫn có nhiều thương hiệu bị làm giả (như Chivas, Johnnie Walker, Henessy, một số loại rượu bổ, rượu rắn Trung Hoa…) được đưa vào nước ta bất hợp pháp qua biên giới, vùng biển, cửa khẩu hay qua gian lận thương mại. Có thể nói, biên giới và các cửa khẩu là nguồn

nhập lậu lớn, ước tính chiếm khoảng 60 – 70% rượu nhập lậu trên toàn quốc. Đối với gian lận thương mại, rượu được làm giả ở trong lẫn ngoài nước (đặc biệt là các thương hiệu có tiếng) bỏ lẫn vào các loại hàng hóa khác mà không khai báo hải quan hoặc được đưa về theo đường hàng không (thông qua tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của chiễu đãi viên hàng không và tổ bay). Ngoài ra, rượu dân tự nấu, rượu làng nghề hiện nay vẫn chiếm khoảng 70 – 80% lượng rượu lưu thông trên thị trường, nhưng chất lượng của nhiều cơ sở không đảm bảo, gây nhiều hậu quả tiêu cực cho người tiêu dùng và môi trường, nhà nước thất thu thuế.

Đối với mặt hàng nước uống (có ga, không ga), nước tinh khiết, nước khoáng thiên nhiên, bia lon, bia, chai…, các sản phẩm này luôn là thực phẩm thiết yếu. Nếu NTD mất cảnh giác thì cũng rất dễ mua phải hàng giả, hàng nhái hay kém chất lượng. Các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thường có nhãn hiệu, bao bì na ná giống các thương hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, đối với bia hơi hiện nay, tình hình bia cỏ vẫn tồn tại ở nhiều nơi. Việc pha trộn, làm nhái, làm giả tăng mạnh. Thậm chí, các mô hình kinh doanh hiệu quả cũng bị nhái y hệt…(Biahoihanoi.com.vn)

Quần áo, dày dép

Đối với những mặt hàng như quần áo, giầy dép hay túi xách, mấu chốt của tính cạnh tranh nằm ở kiểu dáng thiết kế, việc bị làm nhái mẫu mã là vấn đề ảnh hưởng đến sự sống còn của những hãng sản xuất các mặt hàng này.

Trong khi chúng ta đang nỗ lực khuyến khích người Việt dùng hàng Việt thì trên thị trường tình trạng hàng Việt Nam đang bị làm nhái một cách nghiêm trọng. Một trong những trường hợp nhái thương hiệu, vàng thau lẫn lộn được phản ánh nhiều trong thời gian qua đó chính là tình trạng loạn cửa hàng “Made in Vietnam”. Trên thực tế thì thương hiệu “Made in Vietnam “ là một chuỗi 14 cửa hàng của thương hiệu Vietbrothers cho ra đời từ năm 2003 và đã đăng ký bản quyền từ năm 2008. Chuỗi cửa hàng này chuyên bán hàng thời trang Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ. Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên những cửa hàng này đã tạo dựng được uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, sau khi thấy thương hiệu “Made in

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024