Quốc Gia Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Kém Nhất Thế Giới

Vietnam” có vẻ làm ăn được, hàng loạt cửa hàng tư nhân khác cũng đồng loạt treo biển “Made in Vietnam” để lừa khách hàng. Không chỉ bán quần áo, mà nhiều cửa hàng còn bán thêm đủ loại hàng hóa khác. Hàng có nhãn, đứng cạnh hàng không nguồn gốc. Chất lượng không ai kiểm soát, giá cả tùy mặt khách hàng để nói thách, nâng giá.

Sản phẩm cao cấp

Trên thực tế, các sản phẩm càng bán chạy, càng cao cấp thì càng dễ bị làm giả làm nhái. Những hàng nhái sản phẩm cao cấp mà NTD có thể dễ dàng nhìn thấy là điện thoại, đầu kỹ thuật số, hàng điện tử... Nhiều trường hợp các cơ quan chức năng đã phát hiện các cửa hàng bán xe tay ga nhái các thương hiệu nổi tiếng. Mẫu mã, logo, màu sắc y thật nhưng giá thì lại… siêu rẻ. Một chiếc xe tay ga nhãn hiệu sang trọng này chỉ có giá hơn 10 triệu đồng, thế nên sự xuất hiện của nó đã khiến không ít khách hàng choáng ngợp. Một chiếc đầu DVD có xuất xứ từ Trung Quốc cũng mang nhãn hiệu “Pioneer” (một thương hiệu đồ điện tử nổi tiếng trên thế giới) chỉ có giá từ 200.000 - 300.000đ trong khi giá của sản phẩm chính hãng trên có giá cao gấp nhiều lần.

Không chỉ thế, ở Sài Gòn Chợ lớn, các sản phẩm ti vi, đầu VCD, DVD còn được sản xuất theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, và sau khi hoàn thành các sản phẩm này lại được gắn những nhãn hiệu nổi tiếng như Sony, Toshiba, JVC... Do đó, người mua hàng có thể yêu cầu các cửa hàng gắn vào tivi bất kỳ nhãn hiệu nào mà mình ưa thích. Ở khu chợ này còn có nhiều cửa hàng sản xuất hàng loạt tivi dạng này để bỏ mối cho các tiệm bán đồ điện tử nhỏ khắp Sài Gòn và chuyển về tỉnh…

Những sản phẩm cao cấp giả mạo đã len lỏi đến những gian hàng sang trọng tại các trung tâm thương mại. Một số trường hợp cụ thể như 6 quầy kinh doanh đồng hồ tại Lucky plaza (quận 1 TP.HCM) bị phát hiện bày bán 151 chiếc giả mạo nhãn hiệu các sản phẩm nổi tiếng như Longines, Chanel, Rado… hay như tại siêu thị Big C An Đông cũng phát hiện được 127 chiếc đồng hồ giả hiệu Q&Q, CK, Omega, Seiko, Senko, Rado…

Mỹ phẩm và dược phẩm

Theo Chi Cục Quản Lý Thị Trường Sài Gòn, mỹ phẩm giả hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc và tại một số hộ gia đình ở Sài Gòn với mẫu mã chẳng khác gì hàng hiệu chính gốc. Các loại mặt hàng giả này có mặt tràn lan ở các chợ lớn như Tân Ðịnh, Bến Thành, Bà Chiểu, thậm chí nó còn len lỏi vào một vài cửa hàng mỹ phẩm lớn với giá rẻ hơn 20%-30%. (Baomoi.com.vn)

Trong thời gian gần đây, trên thị trường nở rộ các cửa hàng mỹ phẩm sang trọng, với biển quảng cáo hàng chính hiệu của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng như Loreal, Lancome, Maybeline… giảm giá tới 45-52% và rất nhiều người đã mua phải hàng giả. Những người bán vẫn giải thích với NTD đó là hàng của công ty được nhập từ Pháp về và đang có chương trình bán hàng tồn kho nên giảm giá lớn.

Thuốc giả ở Việt Nam được làm chủ yếu bằng hai cách. Một là đóng bột mì, và dùng bao bì giống hệt như bao bì của chính hãng, nên không có tác dụng điều trị. Cách thứ hai là thuốc có dược chất nhưng ở liều thấp hơn so với quy định nên tác dụng điều trị thấp hoặc gần như không có tác dụng. Theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, các loại thuốc giả bị phát hiện chủ yếu là các loại kháng sinh như Ampicilline, Amoxicillin, vân vân và các loại thuốc điều trị loạn cương như Viagra hay Cialis…Thông thường thuốc của các hãng tân dược nổi tiếng trên thế giới hay bị làm giả nhiều nhất vì có giá trị cao nên mang lại lợi nhuận lớn.

Nguyên nhân hiện tượng hàng giả, hàng nhái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguyên nhân cơ bản vẫn là do những khoản lợi nhuận kếch sù mà hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái đem lại. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, những kẻ sản xuất kinh doanh hàng nhái, hàng giả áp dụng những công nghệ cao, hiện đại để lừa bịp khách hàng. Sau khi Việt Nam là thành viên của WTO thì các rào cản thương mại được dỡ bỏ. Vì vậy, chủng loại và số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường nước ta rất phong phú, bao gồm hàng hóa của tất cả các nước thành viên WTO và hàng nội địa… Đây là môi trường lý tưởng cho nạn sản xuất kinh doanh hàng nhái, hàng giả có điều kiện hoành hành. Nhiều

chuyên gia ví đây như là môi trường từ trong trứng, nó cứ lớn dần và chờ ngày nảy nở.

Nguyên nhân khách quan thứ hai góp phần gia tăng vấn nạn này là nước ta có đường biên giới và địa hình quá phức tạp, số lượng, chủng loại hàng giả, hàng nhái sản xuất tại nước ngoài được nhập trái phép vào Việt Nam qua nhiều kênh khác nhau, rất khó kiểm soát.

Một nguyên nhân nữa là nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ chưa cao, người tiêu dùng Việt Nam chưa có ý thức đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặt khác, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp còn ngại va chạm và tiếp xúc với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Biểu đồ 2: 10 quốc gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kém nhất thế giới


Nguồn Global survey on counterfeiting and piracy Việt Nam được xếp hạng đứng thứ 6 1

(Nguồn: Global survey on counterfeiting and piracy)


Việt Nam được xếp hạng đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhiều nhất. Xảy ra tình trạng này là vì ý thức của người dân trong vấn đề sở hữu trí tuệ còn chưa cao. Trong nhiều trường hợp khi các cơ quan thực thi phát hiện các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và thông báo cho chủ sở hữu biết thì không nhận được sự hợp tác hoặc không nhiệt tình hợp tác đề tìm

hướng giải quyết, mà một trong các nguyên nhân là doanh nghiệp sợ bị mất uy tín, hoặc ngại tốn kém kinh phí.

Hàng giả, hàng nhái vẫn nhiều là do lực lượng xử lý quá mỏng và trình độ làm hàng giả, hàng nhái lại rất tinh vi, phát hiện không dễ. Theo quy định của pháp luật, muốn xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái, bắt buộc phải có kết luận giám định hàng giả.

Trong khi đó, chi phí giám định đối với các mặt hàng giả, kém chất lượng lại khá cao và khi đưa đi giám định lực lượng thực thi phải tạm ứng kinh phí giám định, nếu đúng là hàng giả thì phải tiêu hủy. Sau khi có kết luận, những tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp khoản tiền giám định đó, nhưng hầu như không ai nộp và đơn vị quản lý thị trường không có thẩm quyền để cưỡng chế, bắt người vi phạm phải nộp phí giám định. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan cũng có một phần lỗi của người tiêu dùng. Rất nhiều người cho rằng, có hàng nhái, hàng giả thì họ mới được dùng hàng hiệu, dù là hàng "rởm". Một số khác lại có quan niệm, nếu không có hàng nhái, hàng giả thì hàng xịn còn đắt tiền hơn nữa; cứ rẻ và đẹp thì mua, không cần quan tâm đến hàng hiệu hay hàng nhái...

1.1.3. Vấn đề cung cấp thông tin cho NTD

Các thông tin đáng tin cậy cho NTD, về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ còn thiếu. Một số nhà sản xuất, kinh doanh không cung cấp đầy đủ các hướng dẫn rõ ràng, trung thực các thông tin để NTD có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ đúng với yêu cầu của mình. Hiện tượng thông tin, ghi nhãn không đúng với thực tế nhằm làm cho NTD nhầm lẫn ở nhiều nơi, nhiều lúc không còn là hiện tượng cá biệt

1.1.3.1. Vấn đề nhãn hàng

Nhãn hàng là một kênh thông tin rất quan trọng về hàng hóa cho NTD. Ở nước ta hiện nay, để quản lý nhãn hàng, chính phủ đã ban hành quy chế ghi nhãn hàng được quy định cụ thể qua nghị định 89/2006/NĐ-CP và thông tư 09/2007/TT- BKHCN. Theo đó, nhà sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của nhãn hàng và phải đảm bảo nội dung nhãn hàng có đầy đủ ba thông tin: xuất xứ, tên hàng hóa, thành phần định lượng. Do đó, thông qua những nội dung được ghi trên

nhãn hàng hóa, NTD có thể biết được công dụng, thành phần, giá cả… của hàng hóa để đi đến quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Nếu những thông tin trên nhãn hàng không đúng sự thật sẽ khiến NTD có những quyết định tiêu dùng sai lầm, làm cho NTD chịu thiệt hại về kinh tế, an toàn sức khỏe… Vì thế tính đầy đủ và chính xác của nhãn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NTD.

Thực trạng việc ghi nhãn hàng

Việc quy định về vấn đề ghi nhãn hàng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh là khá đầy đủ, tuy nhiên trên thực tế, tính đầy đủ và chính xác của nhãn hàng lại còn rất nhiều điều tồn tại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi NTD. Các biểu hiện vi phạm quy chế nhãn hàng rất đa dạng, từ việc thiếu thông tin cơ bản như quy định, hoặc nếu có thì được ghi một cách chung chung hình thức, cho đến việc ghi sai, không trung thực về hàng hóa trên nhãn hàng. Có thể kể ra rất nhiều hình thức vi phạm cụ thể về nhãn hàng như thiếu chi tiết trong việc ghi xuất xứ hàng hóa, ghi thành phần hàng hóa không chi tiết, đầy đủ hoặc ghi sai định lượng của các thành phần thực có trong sản phẩm, còn hiện tượng dán nhãn giả cho hàng nhái hàng giả cũng đã trở thành một vấn nạn. Thực tế này được thể hiện qua kết quả các đợt kiểm tra thực hiện quy chế nhãn hàng do TCĐLCL, cũng như các chi cục tại các tỉnh thực hiện. Năm 2007, qua kiểm tra phát hiện vi phạm về nhãn hàng hoá như sau: 21/21 cửa hàng kinh doanh mũ bảo hiểm đều có sản phẩm ghi nhãn chưa đúng quy định về ngày tháng và địa chỉ sản xuất, 8/8 cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em vi phạm về nội dung kinh doanh đồ chơi trẻ em nhập khẩu chưa có nhãn phụ và nội dung ghi nhãn chưa đầy đủ thông tin, 18/18 cửa hàng kinh doanh thiết bị điện vi phạm về nhãn, đối với các sản phẩm thực phẩm phục vụ tết Nguyên đán năm 2008 thì qua kiểm tra 21 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm có 17 cơ sở vi phạm về nhãn. Năm 2008, đối với các sản phẩm thực phẩm phục vụ tết Nguyên đán thì qua kiểm tra có 21 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm có 17 cơ sở vi phạm về nhãn...(Lamdong.gov.vn). Như vậy, tình trạng vi phạm quy chế nhãn hàng là rất phổ biến ở nước ta.

Theo Thanh tra Bộ Khoa học – Công nghệ ngành hóa chất ghi sai với tỷ lệ khoảng 96%, tiếp đến là mỹ phẩm 76%, thực phẩm 46%, dược phẩm 17%.. (Luatviet.com ngày 10/01/2009)

Biểu đồ 3: Tỷ lệ vị phạm quy chế ghi nhãn hàng trong một số ngành.


%

100


80


60

40


20

0


Hóa chất Mỹ phẩm Thực phẩm Dược phẩm


Ngành


Theo tin từ Chi cụ Quản lý thị trường Hà Nội, tính từ ngày 1/11/2009 đến ngày 25/1/2010, Cục đã tiến hành kiểm tra 1.552 vụ, xử lý 1.211 vụ, trong đó có 184 vụ vi phạm nhãn hàng hóa chiếm 15,2% số vụ vi phạm (vnmedia.vn ngày 23/03/2007)

Đặc biệt, không chỉ những nhà sản xuất phân phối nhỏ lẻ vi phạm quy chế nhãn hàng mà ngay cả hàng hóa của những nhà sản xuất phân phối lớn có uy tín trên thị trường thì thông tin trên nhãn hàng cũng không thể hoàn toàn tin cậy được. Nếu trong ngành sản xuất sữa Vinamilk được nhắc đến như một ví dụ điển hình thì trong lĩnh vực phân phối hai siêu thị lớn Big C và Metro cũng bị phát hiện có những sai phạm về nhãn hàng. Khi kiểm tra đột xuất hai siêu thị này, cơ quan chức năng đều phát hiện được những hàng hóa dán nhãn nhập ngoại nhưng thực chất là hoa quả trong nước, và được bán với giá cao ngất ngưởng mà NTD không hề biết rằng mình bị móc túi.

Các hiện tượng vi phạm về nhãn mác diễn ra khá phổ biến về cả chủng loại hàng hóa, hình thức cũng như các doanh nghiệp vi phạm. Mục đích của những vi phạm đó là nhằm đưa ra những thông tin dễ gây nhầm lẫn, thậm chí sai sự thật về hàng hóa để lừa dối NTD. Trong những quyết định tiêu dùng do bị dẫn dắt bởi các thông tin không chính xác, đầy đủ của nhãn hàng, NTD chịu rất nhiều thiệt thòi cả

về kinh tế lẫn sự an toàn về sức khỏe. Các ví dụ điển hình là việc ghi nhãn mặt hàng sữa. Các sản phẩm sữa tươi được ghi nhãn rõ ràng là sữa tươi nguyên chất từ sữa bò tức là theo quy định thành phần chất này phải chiếm đến 99% nhưng trên thực tế hàm lượng này chỉ chiếm khoảng 70-80%. Gần đây nhất là trường hợp các sản phẩm sữa thấp đạm bị phát hiệnkết quả của việc kiểm tra chất lượng sữa đối với 35 cơ sở sản xuất và hơn 2000 cơ sở kinh doanh sữa tại 14 tỉnh, thành phố trên cả nước. Điều đáng nói là với thành phần lipit có tới gần 20% mẫu không đạt yêu cầu. Đợt kiểm tra mẫu lần này đã phát hiện nhiều mẫu sữa có hàm lượng đạm thấp hơn nhiều so với mức công bố trên nhãn, thậm chí có mẫu sữa có hàm lượng đạm rất thấp, chỉ ở mức 0,3% đến dưới 2%. Có sản phẩm ghi trên sữa hàm lượng đạm ở mức trên 30% nhưng thực tế xét nghiệm chỉ đạt từ 1,4%-2,81%. (Agro.gov.vn ngày 17/04/2009). Điều này cho thấy, việc ghi sai nhãn hàng hóa thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của NTD.

1.1.3.2. Vấn đề về thông tin quảng cáo, khuyến mại


Có thể thấy rằng, quảng cáo có mối quan hệ chặt chẽ tới lợi ích của cả NTD và doanh nghiệp. Đối với NTD, quảng cáo là một trong những kênh thông tin để họ tham khảo khi ra quyết định mua sắm. Thông qua quảng cáo, NTD có được những thông tin nhất định về sản phẩm, giúp họ xác định được mức độ phù hợp của sản phẩm với nhu cầu bản thân. Trong khi đó, để thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, các doanh nghiệp thường đưa ra những thông tin quảng cáo sao cho thật hấp dẫn, thật ấn tượng là nhiệm vụ cần thiết đối với doanh nghiệp. Đôi khi những thông tin này được các doanh nghiệp nói quá và khiến cho nó thành sai sự thật. Do đó, thông tin quảng cáo có trung thực, khách quan hay không là điều mà NTD cần phải cân nhắc một cách thận trọng trước khi đưa ra quyết định tiêu dùng nhằm tránh những thiệt hại không đáng có.

Thực trạng quảng cáo, khuyến mại không trung thực, lừa dối NTD

Tại Việt Nam, hành vi quảng cáo sai sự thật là một trong những hành vi quảng cáo bị nghiêm cấm. Tuy vậy, trên thực tế lại cho thây những thông tin quảng cáo

thiếu trung thực là không ít và gây thiệt hại không nhỏ đến quyền lợi NTD Việt Nam.

Có những đoạn phim quảng cáo được dàn dựng khá hấp dẫn nhờ trình độ cao về mặt kỹ nghệ, nhưng nhiều khi lại rất thấp về tính trung thực và đạo đức kinh doanh. Hậu quả là người tiêu dùng bị mắc lừa, mất tiền và dần dần cũng mất luôn cả niềm tin đối với chương trình quảng cáo mà đúng ra vẫn là kênh thông tin hết sức thiết thực và hiệu quả đối với cả bên bán hàng và bên mua hàng.

Quảng cáo bỏ sót thông tin, không trung thực về giá.

Loại quảng cáo bỏ sót thông tin thường gây phẫn nộ cho khách hàng mỗi khi họ phát hiện mình bị “chơi khăm”. Chẳng hạn, hàng trăm người từng dậy sớm, hăm hở xếp hàng chờ mua bộ sạc pin giá chỉ có 19.000 đồng, máy ảnh kỹ thuật số giá

199.000 đồng hay máy in giá chỉ 1 Đôla… mà không kèm theo đó là các điều kiện phải có hay các phí phụ khác kèm theo.

Các quảng cáo này có thể đưa ra một mức giá lý tưởng cho NTD nhưng thay vào đó NTD phải chi ra rất nhiều cho các sản phẩm, dịch vụ kèm theo, và cuối cùng, số tiền mà họ bỏ ra là không hề lý tưởng như suy nghĩ ban đầu – NTD đã bị lừa gạt. Đây chính là kinh nghiệm của không ít NTD hàng không giá rẻ. Sự ra đời của Pacific Airlines đã tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn, phù hợp với túi tiền và nhu cầu đi lại. Thế nhưng, không ít người dân tỏ ra bất ngờ và bất bình trước những khoản phí phụ thu của Pacific Airlines. Nếu tính thêm các khoản phí phụ thu vào giá vé, giá vận chuyển hành khách của hãng này chẳng rẻ hơn được bao nhiêu so với Vietnam Airlines nhưng chất lượng phục vụ thì đúng theo nghĩa giá rẻ.

Quảng cáo sai về thành phần của hàng hóa

Với thông tin không có chất bột ngọt, hạt nêm Chinsu đã lấy lòng được không ít các bà nội trợ. Song ngay trên nhãn hàng chất siêu ngọt lại được ghi rất rõ ràng, chỉ có điều dưới dạng ký hiệu hóa học nên NTD bình thường không thể nhận ra. Nhiều NTD dị ứng với bột ngọt vì tin vào những quảng cáo đó đã chuyển sang sử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024