thống luật chuyên ngành đầy đủ và chặt chẽ là vô cùng cần thiết, nhất là trong hoạt động bảo vệ NTD. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì cơ sở này vẫn còn nhiều hạn chế. Dự thảo Luật đang trong quá trình được thông qua và lấy ý kiến. Định hướng của dự thảo luật bảo vệ NTD là coi NTD là một bên yếu thế trong quan hệ với thương nhân về tài chính, trình độ chuyên môn, thông tin, khả năng liên kết; sử dụng quyền lực thị trường nhằm nâng cao lợi ích NTD như khuyến khích hỗ trợ các DN làm ăn đứng đắn và có ý thức bảo vệ NTD, cho phép công khai danh sách các DN vi phạm quyền lợi NTD, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bảo vệ NTD; cân bằng lợi ích xã hội giữa DN và NTD; sử dụng cả hệ thống pháp luật để bảo vệ NTD. Mặc dù vẫn còn có một số điểm hạn chế và cần phải xem xét, mục đích chung của Dự thảo Luật vẫn là đưa ra những quy định chi tiết và cụ thể hơn về quyền lợi, trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động bảo vệ NTD ở nước ta. Dự thảo Luật hứa hẹn tạo nên cơ hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD này.
2.1.1.5. Đánh giá về hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD ở Việt Nam
Từ khi tiến hành mở cửa cải cách kinh tế đến nay, nước ta đã lần lượt ban hành nhiều luật pháp liên quan đến việc bảo vệ NTD, tuy nhiên hệ thống pháp luật bảo vệ NTD vẫn còn chưa hoàn thiện, vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu nói chung. Điều này được thể hiện ở một số vấn đề sau:
Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ NTD đã dần thể hiện sự lạc hậu, không cập nhật các yêu cầu của cuộc sống, đặc biệt trong thời hội nhập và thương mại điện tử. Trước những bước phát triển mới của nền kinh tế và thông qua việc đánh giá hoạt động của mình trong những năm qua, chính các nhà lãnh đạo VINASTAS cũng phải thừa nhận PLBVNTD không còn phù hợp và cần sớm ban hành Luật Bảo vệ NTD nhằm điều chỉnh các hoạt động bảo vệ NTD, xác định rõ hơn quyền và trách nhiệm của NTD, quy định nội dung NTD, tổ chức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp đối với việc bảo vệ NTD.
Thực chất, PLBVNTD chưa bao giờ phù hợp để bảo vệ NTD. Nó chỉ là bản tuyên ngôn về sự thông cảm của Nhà nước với NTD. Bởi vì nó không trao thêm cho NTD một công cụ tự vệ hay bảo vệ nào khác ngoài những cái có sẵn trong các văn
bản pháp luật khác. Trong khi đó vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong các văn bản pháp luật khác lại không được chú trọng. Nhiều vấn đề luật pháp còn giản lược, còn chưa có luật pháp điều chỉnh như Luật Quản lý giá, Luật chống độc quyền và khuyến khích cạnh tranh…
Thứ hai, các quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm của NTD cũng như của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định khá rải rác, chưa mang tính hệ thống và đôi khi còn khá chung chung dẫn đến khó áp dụng trên thực tế. Các quyền của NTD theo quy định của PLBVNTD 1999 mới chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả chứ chưa có những giải thích cụ thể. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phương thức giải quyết khiếu nại cũng như các chế tài phạt vi phạm cũng chưa được pháp luật quy định cụ thể.
Thứ ba, thiếu quy định chi tiết về hành vi vi phạm cũng như chế tài xử lý khiến khả năng bảo đảm thực thi các quy định về bảo vệ NTD là rất thấp. Có nhiều sản phẩm rõ ràng chứa những chất độc hại đối với sức khỏe tính mạng của NTD thế nhưng do thiếu quy định về tiêu chuẩn cho phép của các chất này nên các cơ quan chức năng luôn lúng túng và bị động trong việc xử lý. Do đó, việc xử lý khiếu nại của NTD cũng gặp nhiều khó khăn do không có quy định về cơ chế xác minh, xử lý nội dung khiếu nại, cũng chưa có cơ chế xử lý khiếu kiện tập thể khi quyền lợi của nhiều NTD bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các chế tài xử phạt các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD hiện còn quá nhẹ và thiếu tính răn đe khiến cho ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp vi phạm không được nâng cao.
Thứ tư, quy định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ NTD cũng còn mang nặng tính hình thức và thiếu công cụ pháp lý để cơ quan Nhà nước có thể thực thi vai trò của mình. Bên cạnh đó, chế định cho tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD cũng có một số bất cập, có nhiều bất cập trong quy định của pháp luật, cả về cơ sở pháp lý, cả về mối liên hệ giữa các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD. Điều này dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo nhưng vẫn không hiệu quả.
Thứ năm, quy định khiếu nại đòi bồi thường còn gây nhiều khó khăn cho NTD. Thủ tục khiếu nại phức tạp, một số khoản chi phí vượt quá khả năng của
Có thể bạn quan tâm!
- Quốc Gia Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Kém Nhất Thế Giới
- Vấn Đề Xâm Phạm Quyền Và Lợi Ích Kinh Tế Của Ntd
- Thực Trạng Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Lợi Ntd Ở Việt Nam
- Hoạt Động Đấu Tranh Chống Hàng Nhái Hàng Giả Và Quản Lý Đo Lường
- Kinh Nghiệm Bảo Vệ Quyền Lợi Ntd Của Trung Quốc
- Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
NTD, dẫn đến tâm lý e ngại việc khiếu nại đòi bồi thường của NTD, trong khi phản ứng của NTD là một yếu tố rất quan trọng đối với hành vi của doanh nghiệp.
Hiện trạng trên đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD, trong đó việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, với ưu tiên hàng đầu là xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Việc đẩy nhanh tiến trình xây dựng luật pháp, pháp quy bảo vệ quyền lợi NTD, sử dụng luật pháp để bảo vệ NTD là một nhu cầu bức xúc và thực tế trong quá trình phát triển hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hơn thế nữa là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Hiện tại, Dự thảo Luật này đã được Quốc hội thông qua và đang được các cơ quan hữu quan triển khai rất tích cực, với mục tiêu là ban hành vào năm 2010. Trong nhiều nội dung, Dự luật được kỳ vọng sẽ quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục NTD, bảo đảm an toàn sản phẩm, bảo đảm phương tiện kiểm nghiệm và xác nhận độ an toàn, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, bảo đảm khiếu nại của NTD được xem xét và giải quyết thỏa đáng và NTD được bồi thường trong trường hợp quyền lợi của họ bị vi phạm.
2.2. Tình hình hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước
2.2.1. Các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam
Căn cứ quy định của PLBVNTD, mọi cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm bảo vệ NTD. Tuy nhiên, nhiệm vụ và phương thức thực hiện của các cơ quan nhà nước liên quan đến bảo vệ NTD là rất khác nhau.
- Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi cả nước.
- Từ năm 2004, tại Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại, Chính phủ đã giao cho Bộ Thương mại nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ NTD theo quy định của pháp luật. Ngày 6 tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã có quyết định số 1080/2004/QĐ-BTM quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, trong đó giao cho Cục làm cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Tiếp đó, ngày 09 tháng 1 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP chính thức quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh là giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ NTD. Điều này là phù hợp với quy định tại Luật Cạnh tranh, theo đó Cục Quản lý cạnh tranh cũng có nhiệm vụ điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trong những năm qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã triển khai nhiều hoạt động, đặc biệt thông qua các hoạt động hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Nhằm hướng dẫn triển khai nhiệm vụ này ở các địa phương, Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã phối hợp tổ chức tập huấn cho Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch các tỉnh, thành phố, Hội bảo vệ NTD địa phương về các vấn đề liên quan tới pháp luật cạnh tranh và bảo vệ NTD; gửi công văn hướng dẫn các Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch triển khai công tác này; xây dựng phương án hỗ trợ văn phòng khiếu nại của NTD…
Bên cạnh đó, Cục đang từng bước xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan và tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD trên thế giới như tổ chức CI, Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ… Cục Quản lý cạnh tranh đang hợp tác với các cơ quan bảo vệ NTD các nước ASEAN xây dựng chương trình hành động bảo vệ NTD trong khu vực và thiết lập một mạng lưới bảo vệ NTD cho các thành viên ASEAN.
- Ban Bảo vệ NTD thuộc Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể quy định tại Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28/08/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.
- Theo Thông tư Liên tịch Bộ Thương mại và Bộ Nội vụ số 08/2005/TTLT/BTM-BNV ngày 8 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân
quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương, Bộ Thương mại giao cho các Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn địa phương mình.
- Các cơ quan chuyên ngành
Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD còn bao gồm các cơ quan quản lý chuyên ngành như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Giao thông vận tải, v.v…
Tóm lại, công tác bảo vệ NTD là công tác đòi hỏi sự phối hợp liên ngành do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh, quản lý thị trường, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, dịch vụ ngân hàng, chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, điện năng, nước sinh hoạt… Hơn nữa, đặc thù của công tác bảo vệ NTD là cần ưu tiên cho việc thông tin về hàng tiêu dùng và nâng cao nhận thức của NTD về các quyền và trách nhiệm. Do đó, công tác bảo vệ NTD không chỉ đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan mà còn cần sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng cũng như chính bản thân NTD.
2.2.2. Tình hình một số hoạt động của các cơ quan chức năng chuyên ngành ở Việt Nam
2.2.2.1. Hoạt động quản lý ATVSTP
Tại Việt Nam hiện nay Cục ATVSTP (Bộ Y tế) và Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) là hai cơ quan chuyên ngành quản lý ATVSTP. Thực phẩm được quản lý thông qua việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm trong nước và bằng giấy xác nhận đạt yêu cầu ANVSTP với thực phẩm nhập khẩu.
Nhìn chung, hoạt động quản lý ATVSTP nước ta cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Công tác kiểm tra thường xuyên được tiến hành. Mỗi năm Cục ATVSTP đều phát động một tháng hành động vì ATVSTP, thành lập ra hàng nghìn đoàn thanh tra kiểm tra ATVSTP tại các tỉnh, địa phương trong cả nước… Ngoài ra, trong dịp tết Nguyên đán, tết Trung thu… hoạt động kiểm tra lại được tăng cường mạnh mẽ nhằm phát hiện xử lý, ngăn chặn các loại thực phẩm nguy hại được đưa ra thị trường. Ví dụ, đợt tết Nguyên đán 2009, thanh tra Cục ATVSTP đã lập hơn 2800 đoàn thanh tra, kiểm tra hơn 59.000 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, phát hiện gần 17% tổng số này vi phạm. Đồng thời, nhiều ý tưởng về đảm bảo ATVSTP cho NTD đã được đưa ra như mô hình chuỗi thực phẩm an toàn và nếu công tác kiểm tra diễn ra thực sự hiệu quả thì NTD có thể yên tâm hơn trong việc sử dụng sản phẩm trong chuỗi.
Bên cạnh đó, hoạt động ATVSTP ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Sự quản lý đối với các chất độc hại có trong thực phẩm còn rất lúng túng bị động. Hiện nay, ngành y tế chỉ mới xây dựng được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quy định các chất được phép có trong thực phẩm với hàm lượng nhất định chứ chưa có quy định cụ thể đối với các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe NTD. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý thực phẩm nhập khẩu chưa đảm bảo ATVSTP đặc biệt là thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Đây là một vấn đề nhức nhối mà các cơ quan quản lý ATVSTP đang rất quan tâm
2.2.2.2. Hoạt động quản lý nhãn hàng
Tuy đã có một hệ thống quy định pháp lý khá đầy đủ nhưng các cá nhân, doanh nghiệp cung ứng hàng hoá vẫn luôn có động cơ để vi phạm quy chế nhãn hàng và xâm hại tới quyền lợi NTD, do đó, việc thanh kiểm tra thực hiện quy chế này lại đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa thật có hiệu quả. Việc thanh kiểm tra có thể được tiến hành bởi tổng cục TCĐLCL, cục quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thực hiện. Ngoài ra, hoạt động thanh kiểm tra nhãn hàng tại các địa phương được các chi cục của các cơ quan này đảm nhiệm. Các cơ quan này có thể tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm, hoặc cũng có thể kiểm
tra đột xuất ngoài định kỳ. Nội dung thanh kiểm tra theo chuyên đề, chuyên môn với một nội dung, đối tượng nhất định hoặc có thể mang tính tổng hợp với nhiều đối tượng cùng được thanh kiểm tra.
Trong những năm vừa qua, vào mỗi dịp Tết nguyên đán, các lực lượng nói trên đã tích cực tổ chức các đợt tổng kiểm tra nhãn hàng, đi kèm với kiểm tra chất lượng hàng hoá. Đồng thời, các chi cục TCĐLCL, chi cục quản lý thị trường tại các địa phương cũng thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra nhãn hàng cả theo chuyên đề và không chuyên đề. Ví dụ như những đợt kiểm tra chuyên ngành đối với đồ chơi trẻ em ở Đà Nẵng, Hải Phòng hay những đợt kiểm tra mặt hàng bánh kẹo và Tết Trung thu, kiểm tra nhãn các sản phẩm sữa ở hầu hết các địa phương.
Mặc dù việc thanh kiểm tra đã được thực hiện bởi tổng cục TCĐLCL, cục quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thực hiện nhưng hiệu quả quản lý mà các hoạt động này đem lại chưa cao. Các hiện tượng vi phạm quy định nhãn mác hàng hóa vẫn diễn ra phức tạp đối với hầu hết các loại hàng hóa và ở tất cả các địa phương khiến cho NTD Việt Nam không khỏi lo ngại khi tham gia tiêu dùng. Theo báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, nếu năm 2007 cả tỉnh xử phạt 29 trường hợp vi phạm về nhãn mác hàng hoá với số tiền 85 triệu đồng thì năm 2008 con số vi phạm bị xử lý đã lên đến 146 trường hợp, trong đó đã xử phạt 132 trường hợp với số tiền 870 triệu đồng. Hiện tượng dãn nhãn giả, hàng giả thì vẫn lan tràn trên thị trường và ngày càng khó kiểm soát.
Như vậy, có thể nói việc quản lý nhãn hàng để đảm bảo quyền lợi cho NTD còn đang hết sức khó khăn và hiệu quả chưa cao. Các hiện tượng vi phạm vẫn đang diễn ra đối với hầu hết các loại hàng hoá, và ở tất cả các địa phương.
2.2.2.3. Hoạt động tiêu chuẩn hoá
Hoạt động tiêu chuẩn hoá ở nước ta đã trải qua quá trình 47 năm phát triển. Đến nay chúng ta đã xây dựng được hệ thống với gần 9000 tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó có hơn 6000 tiêu chuẩn vẫn còn hiệu lực bao quát đối tượng thuộc hầu hết các lĩnh vực xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đó, hoạt động tiêu chuẩn chất lượng nước ta còn nhiều hạn chế, theo đó tính an toàn của sản phẩm dựa vào hệ thống quản lý tiêu chuẩn chưa cao. Trước hết phải nói đến hoạt động tiêu chuẩn hoá còn chậm và lạc hậu so với sự thay đổi của các loại hàng hoá. Yêu cầu đặt ra với các tiêu chuẩn là phải thay đổi kịp thời để phù hợp với những đặc điểm mới của hàng hoá. Vì vậy việc soát xét thay thế các tiêu chuẩn cũ phải là một hoạt động thường xuyên cần chú trọng trong công tác tiêu chuẩn hó. Theo thông lệ quốc tế thì việc này được tiến hành 5 năm một lần với mỗi tiêu chuẩn. Song ở Việt Nam, tuổi thọ của một tiêu chuẩn là khá dài. Theo số liệu thống kê năm 2005, Việt Nam có khoảng 20 tiêu chuẩn đã ban hành 1/3 thế kỷ nhưng chưa được xem xét lại. Riêng ngành dệt may có 238 tiêu chuẩn trong đó có khoảng 40% các tiêu chuẩn này được xây dựng trước năm 1990 (hanoimoi.com.vn ngày 21/01/2005)
Năng lực kiểm tra kiểm định tiêu chuẩn cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện cả nước ta có khoảng 900 phòng thí nghiệm phân tích chất lượng hàng hoá thuộc 17 lĩnh vực thử nghiệm khác nhau. Trên thực tế, trong 900 phòng thí nghiệm đó chỉ có 50 phòng tức 1/18 số đó là được Văn phòng Công nhận chất lượng của TCĐLCL đánh giá công nhận phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Với nguồn lực như vậy rất khó để có thể kiểm tra bao quát hết chất lượng hàng hoá được cơ sở tự công bố là phù hợp tiêu chuẩn.
Ví dụ như đối với mặt hàng mũ bảo hiểm vốn liên quan trực tiếp đến tính mạng NTD, thì năng lực kiểm định tiêu chuẩn chất lượng cũng còn nhiều hạn chế. Theo quy định, mũ bảo hiểm là mặt hàng bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn. Các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm phải công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng thể hiện bằng tem CS trên sản phẩm thì mới được lưu hành. Tuy nhiên, theo thống kê của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy trên tổng số 1809 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm trong nước có 950 cơ sở vi phạm quy định sản xuất và chất lượng, chiếm 52,5% (vietnamnet.vn ngày 5/04/2008). Nhiều doanh nghiệp tuy công bố phù hợp tiêu chuẩn nhưng mũ bảo hiểm sản xuất ra vẫn không đảm bảo an toàn cho NTD.