Kiến Nghị Đối Với Người Tiêu Dùng Và Các Tổ Chức Khác.


- Kết hợp các công cụ quản lý môi trường khác với phương pháp EMA để có được hiệu quả trong kinh doanh cũng như hiệu quả môi trường cao hơn.

Ý thức rằng bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân cũng như tập thể. Môi trường toàn cầu sẽ tốt lên, hiệu quả kinh doanh tốt là điều mong muốn không chỉ trong doanh nghiệp mà là mong muốn của chính phủ các nước. Doanh nghiệp sử dụng EMA đã phần nào gỡ được mối trăn trở này.

3.2. Kiến nghị đối với người tiêu dùng và các tổ chức khác.

Vấn đề môi trường đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Không chỉ riêng các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp nỗ lực mà còn phải có sự nỗ lực chung tay góp sức của cộng đồng. Không phải là những việc quá to lớn mà có thể là những việc nhỏ như phân loại rác, không vứt rác bừa bãi…cũng đã làm giảm đi phần nào đáng kể chi phí môi trường chung. Đối với người tiêu dùng, ý thức được rằng tiêu thụ sản phẩm “thân thiện” với môi trường là góp phần bảo vệ, làm xanh sạch đẹp môi trường sống. Những người tiêu dùng như vậy được gọi là người tiêu dùng “xanh”. Trong ý thức của họ luôn sẵn sàng mua những sản phẩm “thân thiện” với môi trường của công ty có hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường tốt. Sẵn sàng “tẩy chay” sản phẩm không “thân thiện” với môi trường và “tẩy chay” những công ty không có ý thức bảo vệ môi trường như: không xử lý nước thải mà xả trực tiếp nước thải vào cộng đồng, hành động không “thân thiện”với môi trường và để lại hậu quả đáng tiếc cho tương lai….Đồng thời, không chỉ riêng người tiêu dùng mà cộng đồng hãy sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường mà còn góp phần đẩy mạnh tiêu dùng. Chính những điều đó góp phần thúc đẩy các công ty thực hiện EMA cũng như các biện pháp để cải tạo môi trường.

Ngày nay, các tổ chức tín dụng cho vay, tài chính và các ngân hàng thường xem xét đến yếu tố hiệu suất môi trường của doanh nghiệp. Do đó, hướng đi đúng đắn của các tổ chức này là cần có một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá tiềm năng của công ty thực hiện EMA, để đánh giá và báo kết quả. Hệ thống đảm bảo cho phát triển chiến lược dự phòng và giúp đảm bảo lâu dài phù hợp với môi trường. Các bước chính được đưa ra tương tự như trong phương pháp sử dụng EMA :


- Thu thập và phân tích các thông tin cơ bản về khách hàng tiềm năng;

- Phân tích tình huống tương tự ở cấp quốc gia và trên toàn thế giới;

- Địa điểm thực hiện;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Giải thích rõ các thông tin;

- Thực hiện quyết định về hỗ trợ tài chính;

Kế hoạch quản lý môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học Việt Nam - 12

- Giám sát, phân tích và báo cáo kết quả.

Vì vậy, các nhà đầu tư và các ngân hàng có được những thông tin về mức độ hiệu suất môi trường của một công ty thì ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu của nó. Tính chi tiết và minh bạch của vật liệu và nguồn năng lượng trong công ty không chỉ mang lại những lợi ích đã được mô tả và các cơ hội tiết kiệm chi phí, mà hệ thống thông tin dung cho mục đích này còn được sử dụng để hỗ trợ hệ thống quản lý môi trường của công ty.


KẾT LUẬN

Kế toán Quản lý Môi trường là một vấn đề mới và nó rất quan trọng cho phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt thời gian ra đời và phát triển, bản thân EMA đã chứng minh là một phương pháp cải thiện hiệu suất môi trường, phát triển kinh doanh…của doanh nghiệp trong quá trình bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc mở rộng và nâng cao EMA sẽ tiết kiệm tiền, nâng cao khả năng kiểm soát của doanh nghiệp và ngày càng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra của tình trạng môi trường của Việt Nam và trên toàn cầu.

Luận văn đã tập trung giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất:Hệ thống hóa được một số lý luận cơ bản về Kế toán Quản lý Môi trường. Đã nêu được đặc điểm, vai trò, chức năng, lợi ích cũng như nội dung và kết hợp EMA với một số công cụ quản lý môi trường khác.

Thứ hai:Phân tích đánh giá và sử dụng EMA của một số quốc gia trên thế giới và hệ thống số liệu minh họa đã phần nào làm rõ kết quả sử dụng EMA trong năm nghiên cứu.

Thứ ba: Luận văn cũng đã chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị xuất phát từ một số bài học của các quốc gia và công ty đã áp dụng.

Tuy nhiên, do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn chưa thể bao quát được nội dung của toàn bộ Kế toán Quản lý Môi trường cũng như không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong có sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các cán bộ chuyên môn để luận văn được hoàn chỉnh hơn và giúp em có nhận thức sâu sắc hơn về đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Trần Thị Kim Anh – giảng viên Đại học Ngoại Thương – người đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Nguyễn Thị Hòa


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Burritt RL, Environmental management accounting: roadblocks on the way to the green and pleasant land, p13-32, Business Strategy and the Environment 2004.

2. Canon (2003), Canon sustainability report.

3. Deegan C, Environmental management accounting - an introduction and case studies for Australia, Institute of Chartered Accountants of Australia.

4. Dyllick T, Hockerts K, Beyond the business case for corporate sustainability. Business Strategy and the Environment 2002, p 130 - 141.

5. Envirowise, Increase your profits with environmental management accounting.

6. Fujitsu (2003), Fujitsu group sustainability report.

7. Fuse K, Horikoshi Y, Kumai T, Taniguchi T (2004), Application of eco-efficiency factor to mobile phone and scanner. p. 356 – 359, Proceeding of EcoDesign 2003, vol. 2C/4.

8. Gale R, Stokoe P (2001), Environmental cost accounting and business strategy, In: Chris Madu, editor, Handbook of environmentally conscious manufacturing, Boston/Dordrecht/London: Kluwer Academic Publishing.

9. Gale R, Environmental management accounting (EMA) as a reflexive modernization strategy in cleaner production, p1228 – 1236, Journal of Cleaner Production 2006.

10. Hitachi (2003), Environmental sustainable report.

11. http://www.congnghiepmoitruong.vn/kin-thc/1015-hach-toan-quan-ly-moi-truong.html, Ngày 15/01/2010.

12. http://www.unido.org/fileadmin/import/26164_EMApartIcropped.5.pdf

, Ngày 02/01/2010.

13. Jasch C, The use of environmental management accounting (EMA) for identifying environmental costs, p 667 – 676, Journal of Cleaner Production 2002.

14. Jasch C, Environmental and Material Flow Cost Accounting: Principles and Procedures, Eco-Efficiency in Industry and Science 25.


15. Kono Y (2003), On effective application of material flow cost accounting in strategic environmental management. Presentation paper at IGES International Symposium on 5 March 2004 [in Japanese].

16. Ministry of the Environment, Japan, Environmental Accounting Guidelines.

17. MOE (2004) Environmental reporting guideline, 2003 version, Japan: Ministry of Environment.

18. Nippon Oil (2003), Sustainability report.

19. Ricoh (2003), Ricoh group sustainability report.

20. Schaltegger S, Burritt R (2000), Contemporary environmental accounting: issues, concepts and practice, p. 464, Greenleaf Publishing.

21. Schaltegger S, Burritt RL (2000), Contemporary environmental accounting - issues, concepts and practice, Sheffield, UK: Greenleaf Publishing.

22. Schaltegger S, Mu¨ller K, Hindrichsen H (1996) Corporate environmental accounting, London: John Wiley.

23. Schaltegger S, Sturm A (1992), Environmentally oriented decisions in companies [O¨ kologieorientierte Entscheidungen in Unternehmen] [in German]. 2nd ed. Bern/Stuttgart: Haupt.

24. Shapiro K, Stoughton R, Graff R, Feng L, Healthy hospitals: environmental improvements through environmental accounting.

25. Staniskis JK, Stasiskiene Z (2002), Environmental performance evaluation - tool for CP investment development and monitoring, Proceedings of

„„4th Asia Pacific roundtable for cleaner production‟‟, RGD80M-50402 80.

26. Staniskis JK, Stasiskiene Z, Arbaciauskas V (2001), Introduction to cleaner production concepts and practice, p.166, Kaunas.

27. Staniskis JK, Stasiskiene Z, Kliopova I, Strategy of sustainable industrial development: theory and practice, Monography, p. 506, Kaunas: Technologija, ISBN 9955-09-718-3; 2004, [in Lithuanian].

28. Staniskis JK, Stasiskiene Z, Cleaner production financing: possibilities and barriers. Clean Technologies and Environmental Policy 2003, Springer. ISSN: 1618-9558, doi: 10.1007/s10098-003-0182-2.


29. Staniskis JK, Stasiskiene Z, Environmental management accounting for CP investment project development, Environmental Research, Engineering and Management 2003, Kaunas: Technologija.

30. Staniskis JK, Stasiskiene Z, Environmental performance evaluation - tool for CP investment development and monitoring, p 3 – 10, Environmental Research, Engineering and Management 2002, Kaunas: Technologija.

31. Stasiskiene Z, Environmental accounting in Lithuanian industry: analysis of necessity, possibilities and perspectives, p 56 – 64, Environmental Research, Engineering and Management 2001, Kaunas: Technologija.

32. Tanabe Seiyaku, environmental conservation activity.

33. Tinker T, Gray R. Beyond (2003) a critique of pure reason. Accounting, Auditing and Accountability Journal; p. 727 - 761.

34. United Nations Division for Sustainable Development (UNDSD) (2001), Environmental management accounting procedures and principles, Prepared for the Expert Working Group on „„Improving the Role of Government in the Promotion of Environmental Management Accounting‟‟, UNDSD in cooperation with the Austrian Federal Ministry of Transport, Innovation and Technology, United Nations, New York.

35. United Nations (2003), The roads from Johannesburg: what was achieved and the way forward, p 10, New York: United Nations.

36. US Environmental Protection Agency (EPA), An introduction to environmental accounting as a business management tool: key concepts and terms,Washington, DC: Office of Pollution Prevention and Toxics.

37. US Environmental Protection Agency (EPA), Applying environmental accounting to electroplating operations: an in-depth analysis, Washington, DC: Office of Pollution Prevention and Toxics.

38. US Environmental Protection Agency (EPA), Full cost accounting in action: case studies of six solid waste management agencies, Washington, DC: Solid Waste and Emergency Response.

39. Welford R. Hijacking environmentalism (1997), Corporate responses to sustainable development, London: Earthscan.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3

1. Tổng quan về Kế Toán Quản lý Môi Trường (EMA) 3

1.1. Định nghĩa chi phí môi trường và Kế toán Quản lý Môi Trường (EMA) 3

1.2. Sử dụng EMA [14] 7

1.3. Chức năng của EMA 8

1.4. Lợi ích của EMA 9

1.4.1. Tăng lợi nhuận thông qua giảm thiểu chi phí 9

1.4.2. Hỗ trợ quá trình ra quyết định 10

1.4.3. Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh tế và môi trường 10

1.4.4. Thỏa mãn các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và thông tin cho các bên liên quan 11

2. Vai trò của Kế Toán Quản lý Môi Trường đối với nhà quản lý doanh nghiệp.[12] 11

2.1. Quyết định liên quan đến sản phẩm/ quy trình 12

2.2. Các dự án đầu tư và đưa ra quyết định 13

3. Nội dung của phương pháp luận EMA 14

3.1. Hạng mục 1: Chi phí xử lý chất thải. 15

3.2. Hạng mục 2: ngăn ngừa và quản lý môi trường 17

3.3. Hạng mục 3: giá trị thu mua vật liệu của chất thải và khí thải 19

3.4. Hạng mục 4: chi phí xử lý phế thải 20

3.5. Hạng mục 5: doanh thu môi trường 20

4. Tích hợp Kế toán Quản lý Môi trường với hiệu quả sinh thái 21

5. Tích hợp EMA với các công cụ quản lý môi trường khác [12] 25

5.1. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo tiêu chuẩn ISO 25

5.2. Sản xuất sạch hơn 26

5.3. Đánh giá hoạt động môi trường và lập báo cáo tài chính 26

CHƯƠNG II:KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI

TRƯỜNG 28

I. Kế Toán Quản lý Môi Trường và nâng cao hiệu quả sinh thái tại Nhật Bản 28

1. Giới thiệu 28

2. Tanabe Seiyaku: Quản lý tại chỗ - kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu (Phụ lục 1, Hộp 1, 8, 9) 29

3. Quản lý cấp cao - Hiệu quả hoạt động kinh doanh 30

3.1. Nippon Oil (phụ lục 1, Hộp 9 và 12) 30

3.2. Ricoh (Phụ lục 1, Hộp 1 và 9) 32

3.3. Canon Schweiz (phụ lục 1, Hộp 9 và 13) 34

3.4. Hitachi (Phụ lục 1, Hộp 1, 9 và 13) 35

4. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động môi trường đối với sản phẩm - Áp dụng chỉ sổ “hiệu suất môi trường” và “các Nhân tố” 36

5. Quản lý hiệu quả hoạt động đối với sản phẩm 38

6. Kết luận 39

II. Thực tiễn hiện tại, cơ hội và chiến lược cho Kế Toán Quản lý Môi Trường tại Lithuania 40

1. Giới thiệu 40

2. Thực tế hiện tại các công ty công nghiệp Lithuania 40

3. Sử dụng phương pháp EMA trong dự án phát triển đầu tư CP của APINI – NEFCO 42

4. EMA như là một mối liên hệ giữa hiệu suất môi trường và giá trị cổ đông 53

5. Kết luận và đánh giá 54

III. Kế toán Quản lý Môi Trường tại một nhà máy giấy Mackenzie ở Canada 56

1. Bối cảnh nghiên cứu 56

2. Kết quả và phân tích 57

2.1. Hạng mục 1: xử lý rác thải và khí thải 58

2.1.1. Khấu hao thiết bị có liên quan 59

2.1.2. Vật liệu bảo dưỡng và vận hành và dịch vụ 59

2.1.3. Nhân sự liên quan 60

2.1.4. Phí, thuế 60

2.1.5. Các khoản tiền phạt 61

2.1.6. Bảo hiểm trách nhiệm môi trường 61

2.1.7. Các chi phí làm sạch 62

2.1.8. Tổng quát chi phí xử lý rác và khí thải 62

2.2. Loại 2: Ngăn ngừa và quản lý môi trường 63

2.3. Loại 3: giá trị mua nguyên vật liệu của đầu ra không phải sản phẩm 64

2.3.1. Nguyên liệu thô 64

2.3.2. Đóng gói 67

2.3.3. Nguyên liệu phụ 67

2.3.4. Vật liệu hoạt động 67

2.3.5. Năng lượng 68

2.3.6. Nước 69

2.3.7. Rác thải khác 70

2.3.8. Tóm tắt giá trị mua nguyên liệu chi phí đầu ra không phải sản phẩm. 70

2.4. Loại 4: chi phí xử lý đầu ra không phải sản phẩm 70

2.4.1. Sản xuất sản phẩm phi thương mại 71

2.4.2. Bùn thải 71

2.4.3. Hoạt động nghiền bột hóa chất cơ học 71

2.4.4. Tóm tắt các chi phí của sản phẩm không xuất đi 71

3. Loại 5: Doanh thu môi trường........................................... Error! Bookmark not defined. 4. Kết luận 72

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TỪ MỘT SỐ BÀI HỌC QUỐC TẾ CHO KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 73

1. Bước đầu thực hiện Kế toán Quản lý Môi Trường ở Việt Nam 73

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp EMA trong các doanh nghiệp… 74

2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện EMA cụ thể 75

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí