Hoạt Động Đấu Tranh Chống Hàng Nhái Hàng Giả Và Quản Lý Đo Lường

Mặt khác, năng lực kiểm định của các phòng thử nghiệm ở Việt Nam còn chưa đồng nhất. Với cùng một sản phẩm nhưng lại có nhiều kết quả kiểm định khác nhau, trong khi nước ta lại chưa xây dựng được quy chế lựa chọn phòng kiểm định trọng tài trong những trường hợp như vậy. Chính vì thế, ngay cả khi hàng hoá được phát hiện là không đảm bảo an toàn cho NTD nhưng kết quả kiểm định lại khác nhau nên làm chậm quá trình ra quyết định xử lý và do đó cũng khiến NTD phải chờ đợi để được bảo vệ.

2.2.2.4. Hoạt động đấu tranh chống hàng nhái hàng giả và quản lý đo lường

Để ngăn chặn vấn nạn hàng giả hàng nhái, chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo 127 phụ trách nhiệm vụ chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại. Ban chỉ đạo này được thành lập ở cả cấp trung ương và các tỉnh địa phương. Tham gia vào hoạt động chống hàng giả hàng nhái còn có hoạt động của các lực lượng quản lý thị trường, cục quản lý chất lượng hàng hoá, lực lượng công an, hải quan... và công tác đấu tranh chống hàng giả hàng nhái được tiến hành trong thị trường nội địa và vùng biên giới cửa khẩu.

Số liệu thống kê từ ban chỉ đạo 127/TƯ cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2008 các lực lượng chức năng đã kiểm tra xử lý hơn 80000 vụ vi phạm, tổng số thu hơn 1000 tỷ đồng, trong đó xử phạt hành chính hơn 190 tỷ, truy thu thuế hơn 524 tỷ và giá trị hàng hoá tịch tụ hơn 325 tỷ... (hanoimoi.com.vn ngày 13/10/2008). Như vậy, mức xử phạt hành chính chỉ chiếm 18% tổng số tiền thu được từ các vụ vi phạm và không đủ răn đe các trường hợp vi phạm tiếp theo.

Trước tình hình NTD bị móc túi bởi những hành vi gian lận đo lường tinh vi, các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra. Chiều ngày 4/04/2008 lực lượng liên ngành gồm Thanh tra giao thông công chính, Đội cảnh sát giao thông số 2, Chi cục TCĐLCL đã ra quân kiểm tra xe taxi có biển số thuộc TP.HCM quản lý. Trong khi đó, công tác kiểm tra các cửa hàng xăng dầu được đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Kết qủa của các đợt thanh tra đã phát hiện được các trường hợp vi phạm, thực hiện các hình thức xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể, năm 2008 số tiền phạt thu được từ các cơ sở kinh doanh xăng dầu và gas là 3,8 tỷ đồng

(dantri.com.vn ngày 8/01/2009). Tuy nhiên, hình thức xử phat đối với các hành vi gian lận đo lường rõ ràng là còn quá nhẹ và không có hiệu quả răn đe. Điều này có thể thấy ngay khi so sánh giữa con số 3,8 tỷ tiền phạt thu được với 540 tỷ ước tính cho thiệt hại của NTD.

2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam

Theo quy định trong PLBVNTD, NTD được quyền thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD còn quy định rõ chức năng của tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD. Theo đó, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD là tổ chức xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp, là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi NTD, được phép đăng ký hoạt động tại Ủy ban nhân dân địa phương các cấp và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

2.3.1. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam - VINASTAS

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam, tên giao dịch là VINASTAS được thành lập ngày 4 tháng 5 năm 1988. Hội là thành viên của Liên Hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VU STA) và là thành viên của Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng (CI). VINASTAS đóng vai trò là một tổ chức phi chính phủ thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Mục đích chung của Tổ chức NTD Việt nam là phục vụ và nâng cao lợi ích của NTD. Các nội dung chính của phong trào NTD bao gồm: Thông tin giáo dục, tư vấn hoặc giúp đỡ NTD khi gặp các vấn đề khó khăng trong tiêu dùng; đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm quyền lợi của NTD; tác động tới các cơ quan hoạch định để có các chính sách, luận pháp bảo vệ quyền lợi cho NTD đồng thời phối hợp hoạt động với các tổ chức liên quan nhằm mục tiêu bảo vệ NTD; và xây dựng lối sống tiêu dùng lành mạnh, thích hợp với mức độ phát triển kinh tế của chúng ta.

Hiện nay, VINASTAS có tổng cộng 29 Hội Bảo vệ NTD thành viên ở 29 tỉnh, thành trên cả nước. Hội Bảo vệ NTD ở các tỉnh, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh,

Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 10

thành phố ra quyết định công nhận và trở thành thành viên của VINASTAS khi được sự chấp thuận của VINASTAS.

Các đơn vị trực thuộc VINASTAS gồm có: Văn phòng Trung ương Hội; Văn phòng phía Nam; Văn phòng người tiêu dùng; Tạp chí Người tiêu dùng; 4 Câu lạc bộ trực thuộc VINASTAS: CLB chất lượng,CLB chống hàng giả, CLB các phóng viên bảo vệ NTD, và CLB NTD nữ. Bên cạnh đó còn có Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (CESCON); Công ty Dịch vụ Tiêu chuẩn, đo lường chất lượng; và Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng (CETA).

VINASTAS hoạt động bằng kinh phí tự có, kinh phí thực hiện dự án và các nguồn tài trợ. Các Hội địa phương đều có văn phòng khiếu nại để tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của người NTD. Tuy nhiên, chỉ một số ít tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD địa phương nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa phương.

2.3.2. Các hoạt động của VINASTAS

Các hoạt động của VINASTAS trong thời gian qua cũng đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ NTD nước ta. Trong thời gian vừa qua, nhiều hội bảo vệ NTD mới đã được thành lập ở các tỉnh thành, đưa tổng số hội địa phương ở các tỉnh và thành phố tăng nhanh lên 29 hội, chiếm 45,3% trong tổng số 64 tỉnh thành trong cả nước và các hội được phân bố đều khắp cả nước. Như vậy, với sự có mặt của các hội bảo vệ NTD ở gần như một nửa tất cả các tỉnh thành trong cả nước, NTD trong tương lai sẽ có nhiều cơ hội được bảo vệ quyền lợi hơn.

Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin, giáo dục NTD dưới nhiều hình thức: tuyên truyền, giáo dục thông qua các cơ quan thông tin đại chúng như xuất bản tạp chí Người tiêu dùng một tháng hai số; trả lời phỏng vấn, tọa đàm trực tuyến trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo; phối hợp tổ chức các triển lãm, hội chợ; tư vấn và giải quyết khiếu nại cho NTD; tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Quyền của NTD thế giới – 15/03, Ngày thế giới không thuốc lá – 31/05…

Tiếp nhận và xử lý khiếu nại của NTD là một mảng hoạt động quan trọng của VINASTAS và các Hội thành viên. Theo thông tin của VINASTAS, đến năm 2005 mỗi năm VINASTAS tiếp nhận khoảng 400 đơn từ khiếu nại các loại của NTD tập

trung vào các vấn đề chất lượng hàng hóa, điện nước, vệ sinh an toàn thực phẩm. 85% số vụ việc đã được VINASTAS phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết. Trong hai năm 2006 và 2007 VINASTAS tiếp nhận mỗi năm khoảng 1.000 đơn từ khiếu nại, trong đó 80% số vụ được giải quyết thông qua hòa giải, các trường hợp không hòa giải được Hội hướng dẫn, giúp đỡ NTD hoặc đại diện cho NTD đưa khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Bên cạnh đó, trong những vụ việc nổi cộm VINASTAS đều đã lên tiếng bảo vệ NTD. Ngày 13/11/2006 VINASTAS đã gửi đơn kiến nghị đến các Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp phản đối việc một số công ty sữa ghi nhãn sữa tươi hoặc sữa tươi nguyên chất cho loại sữa nước được hoàn nguyên từ sữa bột. Ngoài ra VINASTAS cũng tham gia giải quyết một số vụ điển hình khác như vụ điện kế điện tử tại TP. Hồ Chí Minh, vụ xăng có chứa aceton, đồng hồ nước của công ty nước sạch.v.v.

Theo số liệu thu được từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tháng 8/2008, Vinastas đã thực hiện cuộc điều tra ý kiến NTD trên toàn quốc, thông qua 1000 phiếu, điều tra ở 10 tỉnh đã có tổ chức BVQLNTD như Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Đắc lắc, Bà Rịa-Vũng Tàu… Trong phần điều tra về giải quyết khiếu nại của NTD, đã có 666/1000 ý kiến cho rằng DN phải có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng và thoả đáng khiếu nại của NTD, 745/1000 ý kiến cho rằng Hội bảo vệ quyền lợi NTD phải có trách nhiệm giúp NTD giải quyết những khiếu nại của họ và 630/1000 ý kiến muốn Luật bảo vệ quyền lợi NTD có quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của NTD.

Gần đây đã bắt đầu có những động thái phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và VINASTAS hỗ trợ thông tin cho NTD. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh và VINASTAS đã phối hợp xây dựng một mục có tên là Thông tin cảnh báo cho NTD trên trang web của Cục. Tại đây, dựa trên khiếu nại của NTD, trên ý kiến của các hội bảo vệ NTD địa phương, các sở thương mại, các phương tiện thông tin đại chúng… những sản phẩm, dịch vụ có nguy cơ gây mất an toàn, vệ sinh đối với NTD

sẽ được đưa ra cảnh báo sử dụng. Bên cạnh đó, hai cơ quan, tổ chức này đang phối hợp tổ chức xét tặng hàng năm “Danh hiệu văn minh thương mại vì Người tiêu dùng Việt Nam” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, lành mạnh, thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD.

2.4. Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD

Bảo vệ quyền lợi NTD là một hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành. Thế nhưng hoạt động của bản thân các cơ quan này cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan còn chưa thực sự hiệu quả.

Hiện nay, hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên ngành đang tồn tại rất nhiều vấn đề ví dụ như Bộ Y tế bất lực với các sản phẩm độc hại, Bộ Công thương đau đầu về vấn đề độc quyền, giá cả hàng hóa bất hợp lý, Bộ Khoa học Công nghệ vất vả với các tiêu chuẩn chất lượng và việc gian lận đo lường… Điều đó cho thấy bản thân các cơ quan này còn đang lúng túng trong hoạt động quản lý của mình. Trong khi đó, các tổ chức bảo vệ NTD như VINASTAS và các hội bảo vệ NTD địa phương cũng chưa thực hiện được tốt chức năng của mình, việc hình thành còn mang tính chất cơ cấu nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Thêm vào đó, các tổ chức này cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn lực cả về tài chính và nhân lực. Điều này đã hạn chế rất nhiều hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Ngoài ra, đây chỉ là tổ chức xã hội, quyền lực rất nhỏ bé. Theo quy định hiện nay, các hội bảo vệ NTD chỉ có thể đại diện cho NTD khởi kiện doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi NTD khi được NTD ủy quyền chứ chưa được trao quyền đại diện tập thể để tự động khởi kiện. Chính vì thế, có những trường hợp ai cũng biết rằng NTD chịu thiệt thòi nhưng vì không được NTD ủy quyền nên các tổ chức này cũng không thể làm gì được. Dù luật pháp cho phép Vinastas đại diện cho NTD đứng ra khởi kiện các chủ thể xâm phạm lợi ích của họ những điều này cũng khó mà thực hiện bởi khả năng thắng kiện rất thấp do những quy định pháp lý không rõ ràng, cách đánh giá mức độ thiệt hại và phạm vi trách nhiệm bồi thường

không được cụ thể, phù hợp thực tế. Chính vì thế, hiện nay, việc xử lý của Vinastas mới chỉ dừng lại ở mức độ hoà giải và các quyết định không mang tính pháp lý.

Theo thống kê, hiện trên thị trường nội địa có tới 15- 17 lực lượng thanh tra, kiểm tra. Ngoài lực lượng Quản lý thị trường, Công an là lực lượng chủ chốt còn có các lực lượng: Thanh tra VSATTP, Thanh tra y tế, Thanh tra KHCN, Thanh tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch động vật, thú ý, Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Thanh tra công thương, Thanh tra giáo dục… Các lực lượng thanh tra này thực hiện cả hai nhiệm vụ: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên môn. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền đối với từng lực lượng phần lớn do các bộ, ngành tự xây dựng và trình Chính phủ quyết định .

Với lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường đông đảo nhưng lại thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau, và bộ, ngành nào cũng thực hiện chức năng thanh tra, kiểm soát trên thị trường đối với ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực quản lý đã dẫn đến sự phân tán, đồng thời cũng tạo ra sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động của các cơ quan. Việc một lĩnh vực, một mặt hàng có nhiều ngành, nhiều cấp quản lý đã gây ra khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Mặt khác lại dẫn đến sự bỏ trống địa bàn, lĩnh vực kiểm tra, tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm. Việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ, coi đó không phải trách nhiệm của mình. Nhiều lực lượng có quân số mỏng, trình độ chuyên môn yếu, không thể tự mình kiểm tra, xử lý hoặc tổ chức kiểm tra, xử lý không thường xuyên, không bao quát được các địa bàn phải tổ chức liên ngành để thanh tra, kiểm tra như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc. Bên cạnh đó, do cùng một hành vi vi phạm nhưng lại quy định nhiều cơ quan chức năng cùng có thẩm quyền xử lý, dẫn đến vận dụng khác nhau, không thống nhất trong cách thức xử lý, gây khó khăn cho cả đối tượng bị xử phạt.

Chung quy lại, nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hiện nay chính là thiếu một cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Do vậy hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nhiều trường hợp còn có hiện tượng “rào sân”, theo chủ

trương và mục đích quản lý của từng bộ, ngành chủ quản, mà chưa thật sự hoàn toàn về mục đích chung; lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường bị tổ chức phân tán, phân cấp cho địa phương quản lý không thống nhất, phạm vi hoạt động và chức năng, thẩm quyền kiểm soát thị trường tại địa phương có sự khác biệt giữa các lực lượng dẫn đến sự phối hợp giữa các lực lượng chưa hiệu quả, chưa chặt chẽ nên hiệu quả thấp, chưa theo kịp những chuyển biến mạnh mẽ trong lưu thông hàng hoá và kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, vai trò của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo chưa được phát huy trong hoạt động bảo vệ NTD. Nhiều phong trào quần chúng, nhiều chương trình hành động của các đoàn thể, nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học của các cơ quan, tổ chức, nhiều lớp đào tạo, chương trình giáo dục mà thực ra nội dung có liên quan đến tiêu dùng, đến lối sống tiêu dùng đều vắng bóng vấn đề này. Tình trạng này có phần là do khả năng tài chính của các hội, các ban dành cho vấn đề này còn hạn chế, hoạt động tuyên truyền vận động chưa sâu rộng nên tác động còn yếu.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM‌‌


1. Kinh nghiệm bảo vệ NTD của một số nước.

1.1. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Pháp

Hệ thống pháp lý về tiêu dùng ở Pháp là một trong những hệ thống hoàn thiện nhất trên thế giới. Qua nhiều thế kỷ kinh tế thị trường, ở Pháp đã hình thành một hệ thống luật và quy định chi tiết đến mức khó tưởng tượng, bao quát được muôn vàn trường hợp thực tế có thể xảy ra.

Bộ luật tiêu dùng của Pháp được công bố trên tờ công báo số ra ngày 27/07/1993 tập hợp tất cả các quy định liên quan đến các mối quan hệ cá nhân hay tập thể giữa NTD và các đối tượng chuyên doanh, đặc biệt phải kể đến các quy định về tính trung thực của các giao dịch và tính an toàn của các sản phẩm và dịch vụ.

Nếu luật pháp là cái nền thì hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa là cái khung của toàn bộ bức tranh bảo vệ NTD. Luật pháp bắt buộc nhà sản xuất kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng của mình, đồng thời phải hướng dẫn cách sử dụng hàng hóa. Bên cạnh đó, khách hàng cần được tổ chức lại trong những hội NTD để làm công việc cưỡng chế, khuyến khích, theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thi hành Luật pháp và các tiêu chuẩn.

Ở Pháp có Trung tâm nghiên cứu và quan sát các điều kiện sinh sống (CREDOC), Tổng cục cạnh tranh tiêu dùng và chống hàng giả (DGCCRF), Viện tiêu dùng quốc gia (INC), và còn có hàng trăm tổ chức quần chúng tự nguyện ở cấp quốc gia, quận huyện và cơ sở để bảo vệ NTD. Mỗi tổ chức quần chúng đó đều có cơ quan ngôn luận của mình phát hành hàng chục vạn bản mỗi kỳ, tạo nên một sức ép dư luận lớn đối với các nhà kinh doanh sản xuất. Nhà nước hàng năm trích một phân ngân sách để trợ cấp cho các hội tiêu dùng này hoạt động có hiệu quả.

Khi có xảy ra tranh chấp, khiếu nại thì trước hết NTD bàn bạc, thỏa thuận trực tiếp với nhà kinh doanh, hoặc thông qua công đoàn (tức Hội nghề nghiệp) của nhà

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí