Tổ Chức Quốc Tế Ntd Và Hướng Dẫn Của Liên Hợp Quốc Về Bảo Vệ Ntd

nền kinh tế và xã hội nói chung. Tất cả mọi người đều cần trao đổi, mua bán để có những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của mình, tiếp đó là đáp ứng nhu cầu của gia đinh và tổ chức của mình. Như vậy có thể thấy rằng, NTD là tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, thành phần, dân tộc, giới tính, địa vị xã hội. Hơn nữa NTD có mặt ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Bảo vệ NTD không những chỉ là công việc có tính chất xã hội mà còn có tính chất kinh tế, chính trị rõ rệt. Một khi NTD, lực lượng xã hội đông đảo nhất, bao gồm toàn thể mọi người, được tôn trọng, được bảo vệ, được nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần, họ sẽ trở thành một động lực phát triển xã hội rất to lớn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển xã hội nói chung. Quyền lợi của NTD bị xâm phạm sẽ khiến cho sự phát triển của xã hội bị kìm hãm. Việc bảo vệ NTD là một công việc có tính chất xã hội rộng lớn và sâu sắc và được đông đảo mọi người trên toàn thế giới quan tâm.

- Việc bảo vệ NTD là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước, là nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính.Thực tế, trong nền kinh tế thị trường, thị trường chủ yếu do tiêu dùng điều tiết. NTD có ảnh hưởng to lớn đến những quyết sách về kinh tế, dù là của khu vực nhà nước hay của khu vực tư nhân và NTD cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các quyết định về kinh tế. Chính phủ ở các nước đều rất quan tâm đến vấn đề NTD và nếu giải quyết tốt vấn đề này sẽ làm cho kinh tế phát triển, xã hội chính trị ổn định. Ngược lại, sẽ làm cho kinh tế chậm phát triển thậm chí khủng hoảng xã hội, rối loạn và mất ổn định chính trị. Bảo vệ NTD là một trong những hoạt động nhằm thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời cũng là duy trì và bồi dưỡng cho một động lực kinh tế quan trọng. Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vấn đề NTD và bảo vệ NTD càng cần đề ra và thực hiện một cách nghiêm túc.

3.2.2. Đối với kinh tế

- Bảo vệ NTD giúp củng cố niềm tin cho NTD đối với hàng hóa, dịch vụ, từ đó khuyến khích tiêu dùng. Niềm tin của NTD là mong muốn của tất cả các nhà sản

xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Nó đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp đó. Khi không có niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ, NTD sẽ hạn chế thậm chí chấm dứt việc tiêu dùng sản phẩm đó. Phản ứng của NTD không chỉ gây khó khăn cho sự tồn tại phát triển của riêng doanh nghiệp đó mà nếu phản ứng đó diễn ra trên diện rộng, cùng lúc thách thức nhiều doanh nghiệp thì cả nền kinh tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.

- Bảo vệ quyền lợi NTD giúp đảm bảo công bằng cho NTD. Trong khi thực hiện hành vi tiêu dùng, NTD có những quyền lợi chính đáng nhất định. Việc bảo vệ những quyền lợi đó là yêu cầu khách quan để đảm bảo công bằng cho NTD, cũng là góp phần thực hiện công bằng xã hội. Từ đó, bảo vệ quyền lợi NTD góp phần quản lý thị trường, giúp thị trường hoạt động lành mạnh, công bằng. Bảo vệ quyền lợi NTD thực chất là ngăn chặn những hành vi xâm phạm quyền lợi NTD của nhà sản xuất cung ứng hàng hóa dịch vụ.‌


4. Tổ chức Quốc tế NTD và hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD


4.1. Tổ chức Quốc tế NTD - Consumers International

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Tuy vấn đề bảo vệ NTD đã được đặt ra từ lâu nhưng phong trào bảo vệ NTD thế giới chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 1950 khi một số nước phát triển thành lập các hội NTD và đặc biệt từ năm 1960, khi một tổ chức NTD có tầm hoạt động quốc tế được thành lập.

Tổ chức Quốc tế NTD được thành lập năm 1960 bởi một số tổ chức NTD quốc gia với nhận thức rằng phong trào NTD từng nước có thể mạnh lên nhờ hoạt động mang tính quốc tế. Tên gọi ban đầu là Liên hiệp các tổ chức NTD quốc tế (Internatioanl Organisation of Consumer Unions – IOCU). Tổ chức đã phát triển nhanh chóng và được công nhận là tiếng nói của phong trào NTD quốc tế, đặc biệt là trong các vấn đề quan trọng như tiêu chuẩn hóa sản phẩm và thực phẩm, y tế và quyền của người bệnh, môi trường và vấn đề tiêu dùng bền vững, nhưng quy định về buôn bán quốc tế và các dịch vụ công cộng…

Năm 1994, Đại hội thế giới Quốc tế tiêu dùng họp ở Montpellier (Pháp) quyết định đổi tên tổ chức thành Quốc tế NTD (Consumers International – CI). CI hỗ trợ, tập hợp và đại diện cho các tổ chức NTD trên toàn thế giới. CI tính đến năm 2003 có trên 250 tổ chức thành viên ở 119 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

CI nỗ lực cổ vũ cho một xã hội công bằng, trung thực thông qua việc bảo vệ quyền của mọi NTD, những NTD nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội và những người bị thiệt thòi, bằng các hoạt động chính là Hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các tổ chức thành viên và phong trào NTD nói chung; Đấu tranh ở phạm vi quốc tế cho những chính sách có liên quan đến NTD.

Trụ sở của CI đặt ở London (Anh). CI là một tổ chức độc lập, không vì lợi nhuận, kinh phí hoạt động dựa vào đóng góp của các tổ chức thành viên, sự ủng hộ của các tổ chức, các chính phủ và các tổ chức đa phương.

Trong việc bảo vệ NTD, ngoài việc đưa vấn đề NTD thành một hoạt động có tầm cỡ quốc tế, tổ chức còn đặt biệt quan tâm đến các lĩnh vực sau đây:

- Công tác tiêu chuẩn hóa


- Chính sách về lương thực, thực phẩm


- Đề nghị LHQ ban hành một danh mục các sản phẩm bị cấm


- Xây dựng luật bảo vệ NTD mẫu


- Thông tin và giáo dục NTD


- Thương mại


- Sức khỏe và thuốc chữa bệnh


- Bảo vệ môi trường


- Dịch vụ công cộng


- Trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất kinh doanh


Trên 70% các thành viên của CI là ở các nước đang phát triển, trong đó, việc tổ chức và động viên các nguồn lực để phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ NTD là rất

khó khăn. CI đã chủ động trong việc giúp đỡ các nước này thành lập các tổ chức bảo vệ NTD, xây dựng thành những tổ chức lớn mạnh để có thể có tiếng nói mạnh mẽ trong việc hoạch định các chính sách, vì lợi ích của NTD cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế. CI đã phát triển nhiều chương trình huấn luyện, giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, thông tin, trao đổi các chương trình và liên kết hành động nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng hoạt động của các nước thành viên

Cùng với việc phát triển về kinh tế, vấn đề NTD hiện nay không còn chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thế giới. Ở nhiều nước, có những nhóm NTD hoạt động theo từng lĩnh vực. CI hiện nay là một tổ chức của NTD lớn nhất thế giới, hoạt động toàn diện, vì lợi ích của NTD. CI đặc biệt quan tâm đến NTD nghèo, NTD còn chịu thiệt thòi và NTD ở các nước đang phát triển.

4.2. Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD


4.2.1. Giới thiệu


Năm 1985, bản hướng dẫn bảo vệ NTD của LHQ đã được Đại hội đồng LHQ chính thức thông qua. Đây là một tài liệu cơ bản và toàn diện về bảo vệ NTD. Bản hướng dẫn này giúp ích cho cách chính phủ, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong việc hoạch định chính sách và luật pháp bảo vệ quyền lợi NTD.

Bản hướng dẫn đã được gửi cho các chính phủ thành viên LHQ, trong đó có chính phủ Việt Nam.

Sau 10 năm ban hành, năm 1996, LHQ đã gửi văn bản chính thức cho các chính phủ thành viên đề nghị kiểm điểm lại việc thi hành bản hướng dẫn về bảo vệ NTD. Sau năm 1999, LHQ đã bổ sung thêm phần bảo vệ môi trường vào bản hướng dẫn. Gần đây, trong tình hình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, LHQ lại trưng cầu ý kiến của các tổ chức NTD trên thế giới để sửa đổi và bổ sung bản hướng dẫn về bảo vệ NTD trong tình hình mới.

4.2.2. Mục tiêu


Để thực hiện sự quan tâm đến quyền lợi NTD trong tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển; ghi nhận rằng NTD thường phải chịu sự bất cân xứng về mặt kinh tế, các cấp độ giáo dục và khả năng thương lượng trong mua bán; và ý thức được rằng NTD có quyền được sử dụng các sản phẩm an toàn, cũng như cần phải khuyến khích sự phát triển kinh tế, xã hội một cách đúng đắn, công bằng và hợp lý, bản hướng dẫn bảo vệ NTD nhằm thực hiện những mục tiêu sau:

- Giúp các nước thực hiện và duy trì đầy đủ việc bảo vệ người dân của mình với tư cách là NTD;

- Khuyến khích việc nâng cao phẩm chất đạo đức cho những người sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức sản xuất và phân phối đáp ứng được những nhu cầu và nguyện vọng của NTD;

- Giúp các nước hạn chế những thủ đoạn lạm dụng của các doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia và quốc tế gây thiệt hại cho NTD;

- Tạo thuận lợi cho sự phát triển các hội NTD độc lập và đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ NTD;

- Khuyến khích sự phát triển của cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho NTD có nhiều sự lựa chọn hơn với giá cả thấp hơn;

- Khuyến khích tiêu dùng bền vững.


4.2.3. Nguyên tắc chung


Chính phủ mỗi nước phải giành ưu tiên cho việc bảo vệ người tiêu dùng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của nước mình, với các nhu cầu của người dân và phải quan tâm đến hệ quả và lợi ích của các biện pháp đề ra nhằm đáp ứng những nhu cầu pháp lý, gồm:

- Bảo vệ NTD tránh những mối nguy hại về sức khỏe và an toàn;


- Ủng hộ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của NTD;

- Thông tin đầy đủ cho NTD để họ có thể lựa chọn sáng suốt theo nguyện vọng và nhu cầu cá nhân;

- Giáo dục NTD, bao gồm giáo dục về các tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự lựa chọn của NTD;

- Thực hiện việc đền bù một cách hữu hiệu cho NTD;


- Cho phép tự do thành lập các nhóm hay các tổ chức NTD thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức đó trình bày quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến họ.

- Thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM‌‌

1. Tình hình vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam

1.1. Thực trạng vấn đề vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, tình trạng quyền lợi của NTD bị xâm hại nghiêm trọng ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng được đông đảo quần chúng quan tâm.

1.1.1. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD

Các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện và gây ảnh hưởng không nhỏ tới NTD. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi hơn, có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.

1.1.1.1. Vấn đề độc quyền

Ở Việt Nam, việc đưa nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đã diễn ra từ hơn 20 năm nay. Thế nhưng, cho đến giờ sự độc quyền thời bao cấp trong một số lĩnh vực như kinh doanh điện, nước, xăng dầu... vẫn còn khá đậm nét. Trong khi đó, luật Cạnh tranh, vẫn chưa phát huy được tác dụng trong việc chống độc quyền. Mặc dù, Luật Cạnh tranh đã quy định các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm như: thoả thuận ấn định giá, phân chia thị trường lạm dụng vị thế độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường (chiếm trên 30% thị phần)... để áp đặt giá mua, bán hàng hóa hay dịch vụ một cách bất hợp lý… nhưng trên thực tế, năm 2008 đã liên tiếp xảy ra các vụ việc khá điển hình về các vi phạm trên như vụ Hiệp hội Thép Việt Nam ra nghị quyết ấn định giá bán (13,7- 14 triệu đồng/tấn thép), vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất nâng mức phí bảo hiểm lên 3,95%/năm cho tất cả các đối tượng khách hàng… (Vietluat.vn ngày 8/03/2009)

Vấn đề độc quyền đối với mặt hàng xăng dầu

Hiện đang có 11 đơn vị đầu mối tham gia kinh doanh xăng dầu nhưng

hơn 60% khối lượng phân phối lại nằm trong tay Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Do vậy, việc tăng hay giảm giá xăng dầu là tùy thuộc vào họ sau khi có quyết định cho phép các đơn vị kinh doanh xăng dầu được chủ động về giá bán từ ngày 15/12/2009. Từ đó đến nay, mới hơn hai tháng mà giá xăng dầu đã tăng đến bốn lần và hiện đứng ở mức 16.990 đồng/lít trong khi ở Mỹ tính ra chỉ có 15.300 đồng/lít (tính theo tỷ giá trên thị trường tự do). Điều này đã làm cho NTD không khỏi lo lắng và do đó quyền lợi của NTD cũng không thể được bảo đảm Thesaigontimes.vn ngày 12/03/2010)

Việc giá xăng dầu tăng nhanh và chậm giảm đã gây cho NTD những khoản chi phí không đáng có. Khi giá dầu thô trên thế giới tăng cao thì giá xăng trong nước cũng nhảy vọt nhưng khi giá dầu thô đã giảm mạnh, thậm chí thấp hơn mức trước khi cơn sốt dầu thì giá xăng ở Việt Nam vẫn cứ ở mức cao chót vót và chỉ giảm nhỏ giọt. Phải sau rất nhiều lần giảm giá, NTD mới được mua xăng với mức giá trước khi tăng. Tuy nhiên ngay cả với mức giá này thì NTD Việt Nam vẫn chịu thiệt thòi không nhỏ bởi lẽ mức giá này được cho là quá cao so với giá dầu thô đầu vào. Có thể nhận thấy được sự bất hợp lý của giá xăng trong nước sau cơn sốt dầu thông qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1: Giá xăng và dầu thô ở Việt Nam từ 11/2007 đến 11/2008


Nguồn Vnexpress net ngày 8 11 2008 1


(Nguồn: Vnexpress.net ngày 8/11/2008)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024