Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 2

bao quát nhất. Trong bài khóa luận này, em có tham khảo một số văn bản pháp luật, sách và tạp chí hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi NTD và thu thập số liệu trên các trang web trên internet. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận này là phương pháp phân tích sự kiện, thu thập, xử lý, thống kê, phân tích và so sánh số liệu...

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế, bài khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý và nhận xét của các thầy cô để có thể có một cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề bảo vệ NTD ở Việt Nam.

Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG‌‌

1. Khái niệm NTD và vai trò của NTD đối với nền kinh tế


1.1. Khái niệm NTD


Theo lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người của nhà tâm lý học Abraham Maslow, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Về cơ bản, nhu cầu của con người gồm có 5 bậc bao gồm: Nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu được tôn trọng, và nhu cầu được thể hiện mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hình 1: Thang bậc nhu cầu của con người


Nguồn www ship edu Nhu cầu của con người có thể bắt nguồn từ những tác nhân 1


(Nguồn: www.ship.edu)


Nhu cầu của con người có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại hay bên ngoài. Từ đó con người có động cơ hướng vào những đối tượng hàng hóa, dịch vụ có khả năng thỏa mãn được nhu cầu của mình. Một số trong số những nhu

cầu này có những nhu cầu cơ bản như thức ăn, chỗ ở…và những nhu cầu khác cao hơn tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cuộc sống thay đổi.

Theo quan điểm cá nhân, NTD có thể hiểu đơn giản là một hay nhiều người dùng hay “tiêu” khoản tiền của mình để mua hàng hóa, dịch vụ nào đó để sử dụng nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của họ.

Trên thực tế, người ta có thể đưa ra khá nhiều khái niệm về NTD song những khái niệm đó đều có điểm chung nhất định, đó là những người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Theo Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ NTD 1999 quy định “NTD là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức.” Cụ thể hơn, Điều 2 và Điều 3 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 của chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ NTD đã chỉ rõ các đối tượng được coi là NTD bao gồm:

- Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình;

- Người mua hàng hóa và dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng;

- Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua hoặc do được tặng, cho;

- Người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2001/NĐ-CP.

Như vậy có thể thấy, NTD có thể là người mua và sử dụng, cũng có thể là người chỉ mua hoặc chỉ sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhưng phải thỏa mãn điều kiện là nhằm mục đích tiêu dùng chứ không phải phục vụ cho sản xuất hay mua bán trao đổi với mục tiêu lợi nhuận.

Thông thường hai khái niệm NTD (consumer) và khái niệm “khách hàng” (customer) rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, thông qua đặc điểm về NTD được cụ thể hóa ở trên, ta có thể dễ dàng phân biệt hai khái niệm này. Một người tiến hành mua

một sản phẩm không phải luôn luôn là người sử dụng hoặc là người sử dụng duy nhất của sản phẩm. Trong khi NTD mua hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng, sử dụng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân thì “khách hàng” là người mua hàng hóa, dịch vụ có thể cho mục đích cá nhân hoặc làm yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Từ đó ta có thể thấy khái niệm “khách hàng” có phạm vi đối tượng rộng hơn, có khách hàng không phải là NTD bởi vì họ không sử dụng hàng hóa dịch vụ vào mục đích tiêu dùng phục vụ nhu cầu bản thân.

Thị trường NTD mua hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân. Nó là thị trường cuối cùng mà hoạt động kinh tế được tổ chức ra để phục vụ nó. Do đó, NTD cũng có thể được hiểu thông qua thuật ngữ “người sử dụng cuối cùng”. Điều này có nghĩa là họ là những người mua hàng hóa, dịch vụ dưới dạng thành phẩm ở khâu sản xuất cuối cùng, được bán ra trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của bản thân, của gia đình hay phục vụ cho hoạt động của một tổ chức.

1.2. Vai trò của NTD đối với nền kinh tế

Tổng thống Mỹ J.Kennedy nói trong tuyên bố ngày 13/03/1962 trước Quốc hội Mỹ: “Theo định nghĩa, NTD gồm tất cả chúng ta. Họ là nhóm kinh tế lớn nhất, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi gần như tất cả các quyết định kinh tế công cũng như tư...”

Ta có thể thấy, NTD có thể là bất cứ ai. Họ tồn tại trong xã hội và tham gia vào nền kinh tế với vai trò là người dẫn dắt nền kinh tế. Bởi vậy, NTD có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như các mặt văn hóa, chính trị, xã hội của một đất nước. Việc tìm hiểu vai trò của NTD là rất cần thiết bởi từ đó giúp ta nhận thức được tầm quan trọng của NTD đối với nền kinh tế nói riêng và đưa ra những cách thức để củng cố vai trò của NTD nhằm điều chỉnh, củng cố và phát triển nền kinh tế của cả quốc gia.

Thứ nhất, NTD là điều kiện cần và là cơ sở cho sự tồn tại của nền kinh tế. Nền kinh tế được tạo ra bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng hàng hóa dịch vụ. Cung và cầu tạo ra thị trường. NTD là một tập hợp lớn trong thị trường ấy

và là cơ sở, là điều kiện cần thiết để nền kinh tế có thể tồn tại và phát triển. Hoạt động lao động và sản xuất từ xa xưa đã gắn với sự ra đời của con người bởi vì khi đó, con người đã có những nhu cầu cơ bản nhất để sinh tồn. Tuy nhiên, chỉ đến khi trình độ của con người đạt đến một mức độ nhất định, theo đó là nhu cầu cũng dần được nâng lên thì mới xuất hiện hoạt động sản xuất hàng hóa, và nền kinh tế ra đời. Từ đó cho đến nay, mỗi hoạt động sản xuất muốn tồn tại được đều phải gắn với nhu cầu của con người và được thực hiện hóa bằng việc tiêu dùng. Chỉ có như thế, nhà sản xuất mới có thể tiêu thụ được sản phẩm, thu hồi vốn, tạo được lợi nhuận, tái sản xuất cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, những hoạt động kinh tế khác liên quan đến tiêu dùng sản phẩm đó cũng mới có thể tồn tại được. Ngược lại, khi sản xuất không gắn với tiêu dùng, hoạt động sản xuất đó sẽ nhanh chóng bị đào thải. Trên quy mô của cả nền kinh tế, quy luật đó không hề thay đổi.

Thứ hai, NTD là mục tiêu và là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh. NTD không chỉ là cơ sở của sự tồn tại một nền kinh tế mà còn là mục tiêu và động lực của nền kinh tế đó. Hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Do đó việc tìm hiểu về hành vi, thái độ và quá trình ra quyết định của NTD rất cần được chú trọng. Các nhà sản xuất kinh doanh luôn phải hướng tới NTD để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của họ. Để tồn tại, các hoạt động sản xuất kinh doanh phải được gắn với việc tiêu dùng. Trong khi đó, tiêu dùng lại phụ thuộc vào nhu cầu của con người mà những nhu cầu đó thì luôn thay đổi, kéo theo đó các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp. Suy cho cùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra hàng hóa, dịch vụ thì cần phải có người tiêu dùng chúng hay mục tiêu mà chúng hướng tới chính là những NTD. NTD sẽ là những người tiêu thụ, sử dụng và đánh giá chất lượng cũng như giá trị của những sản phẩm đó. Muốn đáp ứng nhu cầu và độ thỏa dụng ngày càng cao của NTD, các nhà sản xuất kinh doanh phải luôn không ngừng tìm tòi, sáng tạo và phát triển sản phẩm của mình. Khi đó, NTD sẽ thỏa mãn hơn với những tính năng và chất lượng của sản phẩm mà mình sử dụng. Nhu cầu thỏa mãn cao hơn của NTD sẽ mang lại cho các nhà sản xuất kinh doanh động lực giúp đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đó và mang lại lợi nhuận cho chính mình.

Thứ ba, NTD góp phần dẫn dắt nền kinh tế phát triển. Cũng chính vì NTD là mục tiêu và là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh nên họ cũng chính là bộ phận góp phần dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế. Tính dẫn dắt nền kinh tế của NTD được thể hiện qua tác dụng gợi mở phương hướng thay đổi, phát triển cho hoạt động sản xuất và cung ứng hàng hóa dịch vụ. Xu hướng thay đổi của NTD là ngày càng đòi hỏi sản phẩm dịch vụ mang lại nhiều lợi ích và độ thỏa mãn cao hơn. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ phải sáng tạo, tìm tòi nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu của NTD. Không những vậy, để tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút NTD, các nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ cũng phải tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới không chỉ để thỏa mãn trước những nhu cầu sẽ xuất hiện mà còn để NTD hài lòng hơn với những nhu cầu hiện tại. Nhờ vậy, nền kinh tế sẽ không ngừng phát triển và đó cũng chính là sự tác động qua lại giữa nhu cầu và sản xuất.

Tóm lại, NTD có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Không có NTD, nền kinh tế không thể tồn tại và phát triển. Trong chính sách kinh tế của quốc gia, “kích cầu” là một biện pháp mà các chính phủ thường sử dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng bởi vì nó có tác dụng kích thích tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, giúp lưu thông nền kinh tế và làm cho nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng trì trệ. Đồng thời, NTD là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược của các doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, khi NTD có tác động lớn đến nền kinh tế của một quốc gia thì cũng sẽ có tác động ít nhiều đến cả tổng thể xã hội của quốc gia đó. Thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển thì văn hóa, chính trị, xã hội cũng có những sự tiến bộ tương ứng. Do đó, việc nghiên cứu về hành vi tiêu dùng và củng cố hơn nữa vai trò của NTD là rất quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của NTD, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình và sự thịnh vượng cho nền kinh tế.

2. Quyền lợi và trách nhiệm của NTD‌


2.1. Quyền lợi của NTD


2.1.1. Theo quy định của Liên hiệp quốc


Trong nghị quyết 39/948 với tên gọi “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ NTD” được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 9/05/1985, Liên hợp quốc đã chỉ ra 8 quyền cơ bản của NTD, bao gồm:

- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản

Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội. Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra con người gọi là nhu cầu cơ bản hay còn gọi là các nhu cầu để tồn tại và phát triển của con người . Quyề n được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nghĩa là NTD có quyền có được những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tối thiểu để con người có thể tồn tại được… Trên thực tế, tuy những nhu cầu cơ bản là giống nhau nhưng tùy theo từng người, từng hoàn cảnh, từng điều kiện kinh tế lại có mức độ lại khác nhau. Trong xã hội hiện đại và phát triển, nhu cầu cơ bản cũng thay đổi, tương ứng với trình độ phát triển của xã hội. Khi đó, nhu cầu cơ bản không chỉ là nhu cầu vật chất tối thiểu để tồn tại mà còn bao gồm những nhu cầu về tinh thần như giao tiếp, học hành, chăm sóc sức khỏe, đi lại… để cho con người có thể tồn tại và phát triển.

- Quyền được an toàn

Nhu cầu về an toàn là nhu cầu được xếp ưu tiên sau nhu cầu cơ bản về thể chất và sinh lý. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho con người tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng. Tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu nhưng vấn đề an toàn thì nhất thiết cần được đảm bảo. NTD được quyền bảo vệ tránh khỏi những hàng hóa dịch vụ có hại cho thể chất, sức khỏe và tinh thần để NTD có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe. Quyền về an toàn ở đây không chỉ liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cuối cùng mà còn liên quan đến cả quá trình sản xuất hàng hóa đó.

- Quyền được thông tin

Đối với NTD nói chung, thông tin về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà họ sử dụng là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhà sản xuất kinh doanh cũng cung cấp đúng và đầy đủ thông tin, thậm chí đôi khi vì lợi nhuận còn cố tình nói sai lệch về những sản phẩm của mình gây nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn hàng hóa của NTD. Điều đó đã vi phạm quyền được thông tin của NTD. Theo quy định, NTD có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin xác thực và tin cậy về chất lượng, giá thành cũng như tính năng sử dụng của hàng hóa đó để từ đó họ có thể đưa ra quyết định tiêu dùng. Bất cứ nội dung gì liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cũng cần phải được thông tin cho NTD biết. Nội dung thông tin cho NTD có thể được thực hiện thông qua việc ghi nhãn mác, hướng dẫn sử dụng hay qua quảng cáo giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Quyền được lựa chọn

NTD có quyền lựa chọn hang hóa, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và đáp ứng độ thỏa dụng của chính mình. Họ được toàn quyền quyết định trong việc có nên tiêu dùng hay không để đảm bảo quyền được thỏa mãn và an toàn. NTD cần phải tự mình quyết định trong việc tiêu dùng của mình. Bất cứ hành vi gò ép, dụ dỗ, mồi chài nào đối với NTD đều không được chấp nhận, thậm chí ngay cả khi dựa vào vị thế độc quyền trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

- Quyền được lắng nghe

Ngoài quyền được nghe hay được thông tin, NTD còn được quyền lắng nghe bởi các nhà sản xuất kinh doanh và các cơ quan chức năng có liên quan. Họ được quyền liên hệ, bày tỏ ý kiến với nhà sản xuất kinh doanh về các loại hàng hóa, dịch vụ do họ cung ứng cũng như góp ý với nhà nước, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến những vấn đề của họ. NTD có thể trực tiếp đề xuất ý kiến của mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng, hội NTD, hay thông qua đại diện của mình để bày tỏ ý kiến. NTD cần được giải đáp những thắc mắc trong quá trình tiêu dùng một cách rõ ràng và nhanh chóng. Những hành vi không tôn trọng, phớt lờ hoặc đàn áp ý kiến NTD đều là vi phạm quyền được lắng nghe của NTD. Tôn trọng quyền được lắng

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí