Theo Quy Định Tại Pháp Lệnh Bảo Vệ Quyền Lợi Ntd Của Việt Nam

nghe của NTD không chỉ là nghĩa vụ, quyền lợi của các nhà sản xuất kinh doanh mà con là bí quyết giúp các nhà sản xuất kinh doanh củng cố và phát triển vị thế của mình hay có được niềm tin của khách hàng bởi khi đó họ sẽ hiểu NTD cần gì hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại hay tạo ra những nguồn cung mới trong tương lai. Tôn trọng quyền được lắng nghe của NTD không chỉ là nghĩa vụ, quyền lợi của các nhà sản xuất kinh doanh mà con là bí quyết giúp các nhà sản xuất kinh doanh củng cố và phát triển vị thế của mình hay có được niềm tin của NTD – mấu chốt để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bởi khi đó họ sẽ hiểu NTD cần gì hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại hay tạo ra những nguồn cung mới trong tương lai.

- Quyền được bồi thường

Trong trường hợp NTD có những điều không vừa ý, bị thiệt thòi, thiệt hại, họ có quyền khiếu nại. Nếu những khiếu nại đó là chính xác và hợp lý, NTD có quyền được bồi thường những thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần do những vấn đề đó gây ra. Các nhà sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm của mình gây tổn hại đến NTD. Nhà sản xuất kinh doanh phải bồi thường cho NTD nếu sản phẩm dịch vụ do họ cung ứng không đúng với nội dung đã giới thiệu, quảng cáo, giao kết hợp đồng. Các khiếu nại của NTD có thể được giải quyết bằng cách hòa giải giữa người cung ứng và NTD thông qua các văn phòng khiếu nại của NTD; bằng cách trực tiếp giữa người cung ứng và NTD hoặc thông qua các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, hoặc trong trường hợp không giải quyết được thì có thể thông qua hệ thống tòa án dân sự. Bồi thường thỏa đáng cho những khiếu nại chính đáng của NTD sẽ nâng cao được tín nhiệm của doanh nghiệp, cải thiện được hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt NTD.

- Quyền được giáo dục về tiêu dùng

Hành vi tiêu dùng là một hành vi phức tạp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Không phải tiêu dùng nào cũng là tốt. NTD có quyền được hướng dẫn, giáo dục những kiến thức và kỹ năng về tiêu dùng. Khi kiến thức tiêu dùng được nâng cao, NTD có khả năng tự bảo vệ mình tránh khỏi những thiệt thòi không đáng có. Việc giáo dục NTD có thể được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,

báo chí, hội thảo, triển lãm…Nhiều nước đã đưa giáo dục về tiêu dùng vào các chương trình giáo dục ở các trường học.

- Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững

NTD nào cũng muốn được sống trong một môi trường lành mạnh. Các nhà sản xuất kinh doanh không nên vì tối đa hóa lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước hay khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường chắc chắn sẽ không thể đảm bảo một môi trường bền vững. Việc bảo vệ và tạo ra một môi trường trong sạch lành mạnh là một công việc rất cần thiết, nếu không, nó có thể ảnh hưởng tới cả những thế hệ tương lai.

2.1.2. Theo quy định tại Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam

Bên cạnh việc đương nhiên thừa nhận 8 quyền cơ bản của NTD mà Liên hợp quốc đưa ra, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Việt Nam còn quy định một số quyền cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Quyền lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; được cung cấp các thông tin trung thực về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ và môi trường khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ; được hướng dẫn những hiểu biết cần thiết về tiêu dùng.

- Quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng và việc thông tin, quảng cáo sai sự thật.

Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 3

- Quyền đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi NTD.

- Quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập,

bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường và các hàng hoá, dịch vụ khác đã đăng ký, công bố.

- Quyền được thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. NTD trực tiếp hoặc thông qua đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, bên cạnh quyền được đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của mình, NTD còn có những quyền và lợi ích chính đáng khác như quyền được an toàn; quyền được cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về hàng hóa, dịch vụ; quyền được đóng góp ý kiến; quyền được khiếu nại, bồi thường hợp lý… NTD là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế. Để cân bằng vị thế NTD trong tương quan với nhà cung cấp cần tiến tới trao quyền cho NTD, khiến họ tự nhận thức được quyền lực và thức tỉnh sức mạnh sẵn có. Việc quy định cụ thể và rõ ràng về quyền và lợi ích hợp pháp của NTD là rất cần thiết bởi vì khi đó, NTD có thể hiểu được những quyền lợi của mình khi tham gia tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp có liên quan dựa vào đó để xem xét, giải quyết những tranh chấp phát sinh có thể xảy ra giữa NTD và các nhà sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

2.2. Trách nhiệm của NTD

Trách nhiệm của NTD được quy định nhằm hướng dẫn, giáo dục và bảo vệ NTD tránh khỏi những thiệt hại phát sinh, đồng thời nâng cao ý thức của NTD phải có trách nhiệm khi tham gia tiêu dùng.

Điều 12 và Điều 13 Pháp lệnh bảo vệ NTD 1999 quy định trách nhiệm của NTD khi tham gia vào việc mua bán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể:


- Trách nhiệm tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ; thực hiện đúng hướng dẫn về phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ; không được tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và cộng đồng.

- Trách nhiệm phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá, giá cả và các hành vi lừa dối khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật.‌

3. Bảo vệ quyền lợi NTD và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NTD

3.1. Bảo vệ quyền lợi NTD

Bảo vệ quyền lợi NTD là làm sao để quyền lợi của NTD không bị xâm hại, làm sao để NTD tránh được những rủi ro khi tham gia vào tiêu dùng. Điều này rất có cần thiết bởi vì NTD có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế phát triển thì sản xuất kinh doanh phải diễn ra suôn sẻ. Mặt khác, sản xuất kinh doanh lại gắn liền với tiêu dùng. Do đó, muốn nền kinh tế phát triển thì phải kích thích được tiêu dùng và đảm bảo nhu cầu của NTD phải được đáp ứng. Vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD luôn là vấn đề trọng tâm được nhiều các ngành các cấp quan tâm.

3.1.1. Các nhân tố tham gia bảo vệ quyền lợi NTD

- Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền

Bảo vệ quyền lợi NTD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước và được thực hiện hóa bởi một hệ thống quy định pháp lý cụ thể. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD. Việc chờ đợi ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nếu thiếu vắng một hệ thống quy định pháp lý là điều không thể bởi họ còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố liên quan đến lợi nhuận, cạnh tranh… Những quy định pháp lý sẽ là cơ sở cho các nhà sản xuất kinh doanh ý thức được vấn đề quyền lợi NTD và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, NTD cũng có cơ sở để thực hiện quyền lợi của mình. Trong trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ đúng quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD thì hệ thống pháp lý sẽ tạo khung quy định những biện pháp xử phạt và cưỡng chế đối với những doanh nghiệp đó.

Vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ thể hiện trong các văn bản pháp luật mà còn trong thiết chế thực thi pháp luật như các cơ quan Nhà nước, cơ quan hành chính, hệ thống tòa án các cấp, các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD. Nhà nước ở bất cứ quốc gia nào cũng luôn có vai trò to lớn trong bảo vệ NTD. Đó là cơ quan lập ra các chính sách, tổ chức thực hiện các chính sách và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách bảo vệ NTD ở nước mình. Các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội bảo vệ NTD và các cơ quan quản lý của nhà nước như Cục Quản lý cạnh tranh, Cục quản lý thị trường... phải tham gia đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ để họ có ý thức hơn về việc đảm bảo quyền lợi NTD. Nhờ đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Chính quyền và các đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục kiến thức về tiêu dùng, cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa, giám sát thị trường, kịp thời can thiệp những hành vi vi phạm quyền lợi NTD, cũng như chấn chỉnh, kiểm tra về chuyên môn theo từng lĩnh vực sản xuất để bảo đảm độ an toàn cao cho NTD.

- Người sản xuất – kinh doanh

Người sản xuất, kinh doanh muốn phát triển vững thay vì chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình thì phải hơn nữa đến quyền và lợi ích chính đáng của NTD. Họ phải có trách nhiệm đối với NTD về sự an toàn khi sử dụng sản phẩm, phải phục vụ tốt NTD, hướng dẫn NTD trong việc sử dụng sản phẩm, phải lắng nghe tiếng nói của NTD để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà sản xuất kinh doanh nên có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về hàng hóa và dịch vụ, trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn đo lường và chất lượng, trách nhiệm bảo hành, trách nhiệm bảo đảm an toàn cho NTD và trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại cũng như đền bù thỏa đáng cho NTD.

- Bản thân NTD

Bản thân NTD phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình, phải có hiểu biết để sử dụng đồng tiền của mình một cách hợp lý, đồng thời phải quan tâm đến mọi người,

môi trường xung quanh, phải cảnh giác, phối hợp với các bên có liên quan trong việc ngăn chặn và trừng trị những vấn đề tiêu cực trong xã hội.

NTD có khả năng tự bảo vệ chính mình thông qua việc ý thức được quyền lợi chính đáng và trách nhiệm của mình. Khi quyết định tiêu dùng, để đảm bảo quyền lợi của mình, việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về chất lượng, xuất xứ, thông tin chính xác về sản phẩm là một công việc không thể thiếu. Từ đó NTD có thể bảo vệ chính mình tránh khỏi các thông tin sai lệch, hiểu lầm và rủi ro, thiệt hại khi tiêu dùng sản phẩm.

NTD có quyền bày tỏ ý kiến đối với nhà sản xuất kinh doanh, đối với các cơ quan có thẩm quyền. NTD có quyền được khiếu nại và bồi thường nếu khiếu nại hợp lý. NTD có quyền chọn lựa không dùng hàng kém chất lượng, tẩy chay hàng giả, hàng nhái, điều này cũng giúp các nhà sản xuất chân chính được bảo vệ. NTD góp ý, phản ảnh về chất lượng sản phẩm, nhà sản xuất thấy được khuyết điểm, khắc phục, sửa chữa, sẽ giúp cho hàng hóa tốt hơn, chính điều này lại tạo lợi thế cho NTD khi được sử dụng sản phẩm tốt, còn nhà sản xuất có lợi là được tín nhiệm bán được nhiều hàng hóa, thu lợi nhuận nhiều hơn….

NTD nên phải tự bảo vệ mình, có ý thức chọn lựa hàng tốt, tẩy chay không mua hàng giả, hàng nhái, và có ý thức trách nhiệm góp phần bảo vệ quyền lợi chung của cả cộng đồng bằng hành động thiết thực như đóng góp ý kiến về chất lượng hàng hóa, lên tiếng báo động xã hội đối với những vấn đề làm thiệt hại lợi ích chung.

Sức mạnh to lớn của NTD là thái độ với các nhà sản xuất kinh doanh và quyền tẩy chay sản phẩm. Quyền này chỉ được phát huy khi NTD ý thức được sức mạnh của mình và đoàn kết lại. Khi hội NTD đã phát triển thành một lực lượng đông đảo, sẵn sàng tham gia tổ chức bảo vệ quyền lợi của chính mình thì vấn đề xâm hại quyền lợi NTD sẽ có xu hướng giảm.

NTD là một lực lượng đông đảo của xã hội và dư luận xã hội cũng là một trong “vũ khí” hiệu quả mà họ tạo ra trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Do đó, dư luận xã hội có ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích các hành động góp phần bảo vệ NTD, đồng thời lên án, phê phán những hành động xâm phạm quyền lợi của NTD.

Vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay được toàn thể xã hội quan tâm và được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng luôn đi đôi với chất lượng tăng trưởng. Bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mọi quyền và lợi ích hợp pháp của NTD phải được tôn trọng và bảo vệ. Mọi hành vi vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của NTD phải được xử lý kịp thời và nghiêm minh, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bảo vệ quyền lợi NTD là một vấn đề rất đang được chú ý và là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội. Hiệu quả của hoạt động bảo vệ này có được khi có sự tham gia và phối hợp hành động của mọi người, từ người làm công tác quản lý nhà nước đến các doanh nhân, doanh nghiệp, từ các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD đến chính bản thân NTD. Việc xây dựng luật bảo vệ NTD hay thành lập các tổ chức, uỷ ban đại diện bảo vệ NTD đều cần thiết trong việc dẫn dắt NTD tiếp cận thông tin, tiếp cận pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình; hướng dẫn NTD tạo thói quen thiết lập chứng cứ; quy rõ trách nhiệm cho đơn vị quản lý nhà nước và liên kết các lực lượng xã hội để cùng giải quyết các vấn đề bảo vệ NTD. Để quyền và lợi ích chính đáng của NTD được bảo vệ thì cần có một chiếc “kiềng ba chân” trong đó, Nhà nước cùng các cơ quan chức năng, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng đóng vai trò là ba chiếc chân vững chắc.

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi NTD

- Yếu tố lợi nhuận của các cơ sở tổ chức sản xuất kinh doanh.

Quan hệ kinh tế chủ yếu trong xã hội, bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau là quan hệ giữa NTD và nhà sản xuất kinh doanh. Là lực lượng hết sức đông đảo, nhưng vì chưa nhận thức đầy đủ các quyền và trách nhiệm của mình, không có đầy đủ kiến thức về mọi mặt và thường hành động riêng lẻ nên trong mối quan hệ đó, NTD thường đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi. Để tăng lợi nhuận, một số doanh nghiệp thường lợi dụng những khe hở của pháp luật, công tác quản lý

và lòng tin của NTD để thực hiện những hành vi thủ đoạn gian dối làm tổn hại đến lợi ích của NTD dưới những hình thức rất phong phú như cung cấp hàng hóa kém phẩm chất, ép giá, gian lận về đo lường hoặc đưa ra những thông tin thiếu trung thực dễ gây nhầm lẫn… Khi đó, NTD thường mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn tiêu dùng và có nguy cơ sử dụng hàng hóa, dịch vụ thiếu độ an toàn, đặc biệt là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

- Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ và sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng có liên quan. Một khi hệ thống pháp lý chưa đầy đủ sẽ tạo những kẽ hở cho các cơ sở sản xuất kinh doanh không chân chính thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi NTD. Sự quản lý, kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện của Nhà nước và các cơ quan chức năng là rất cần thiết trong vấn đề tham gia bảo vệ NTD. Thiếu sự tham gia này, quyền lợi NTD sẽ rất dễ bị xâm phạm bởi vì sẽ không có đủ chế tài cũng như quy định để xử phạt các hoạt động gây tổn hại tới quyền lợi NTD. Theo đó người sản xuất kinh doanh sẽ không ngần ngại lách luật và có những hành động vi phạm tới quyền lợi NTD nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

- Sự thiếu kiến thức tiêu dùng, thiếu sự am hiểu về hàng hóa, dịch vụ cũng như cách thức tiêu dùng của bản thân NTD. Họ thường không có đủ kiến thức cũng như về điều kiện kỹ thuật để tự mình biết được hàng hóa dịch vụ có thực sự tốt như những thông tin được công bố hay không. Nói cách khác, NTD luôn ở vào vị trí bất lợi về thông tin so với doanh nghiệp.

Chính vì những lý do trên, những nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ có rất nhiều động cơ gây tổn hại đến quyền lợi của NTD. Nếu sự quản lý của nhà nước không đủ mạnh và không hiệu quả trong việc trấn áp những hoạt động đó thì quyền lợi của NTD sẽ khó được đảm bảo.

3.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NTD

3.2.1. Đối với chính trị - xã hội

- Trong nền kinh tế thị trường, NTD là đối tượng của người sản xuất và kinh doanh, là động lực phát triển của sản xuất và kinh doanh nói riêng và của toàn bộ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024