Mối Liên Quan Giữa Hành Vi Sử Dụng Chất Gây Nghiện Và Nhiễm Ít Nhất 1 Sti



Với khách hàng nam

QHTD qua đường hậu môn

trong lần đầu tiên





- Không sử dụng BCS

34

26

0,7

0,4-1,3

- Có sử dụng BCS

94

96

1

QHTD qua đường hậu môn

trong lần gần đây nhất với khách hàng nam người Việt Nam





- Không sử dụng BCS

34

38

1,2

0,7-2,1

- Có sử dụng BCS

90

82

1

QHTD qua đường hậu môn trong lần gần đây nhất với khách

hàng nam người nước ngoài





- Không sử dụng BCS

2

8

2,6

0,5-13,5

- Có sử dụng BCS

18

28

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010 - 12


Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Chưa thấy mối liên quan giữa hành vi tình dục không an toàn và nhiễm ít nhất 1 STI.


Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hành vi sử dụng chất gây nghiện và nhiễm ít nhất 1 STI


Yếu tố liên quan

Nhiễm ít nhất 1

STI


OR


95% CI

Không

Đã từng sử dụng ít nhất 1 loại

ma túy





Không

61

59

0,97


0,6-1,6

67

63

1

Tiêm chích heroin





Không

15

12

2


0,6-6,5

8

13

1

Gặp vấn đề do việc sử dụng

rượu bia trong 30 ngày qua





Không

67

76

0,7


0,4-1,1

61

46

1

Kết quả bảng 3.15 cho thấy: Chưa thấy mối liên quan giữa hành vi sử dụng chất gây nghiện và nhiễm ít nhất 1 STI.


Bảng 3.16. Mối liên quan giữa số khách hàng nam trung bình và số lần bán dâm trung bình trong 30 ngày qua và nhiễm ít nhất 1 STI



Yếu tố liên quan

Nhiễm ít nhất 1

STI


OR


95% CI

Không

Số khách trung bình 30 ngày qua





≥ 10 khách

94

72

2,6

1,3-5,0

<10 khách

17

34

1

Số lần bán dâm trung bình





≥ 10 lần

20

37

2,4

1,2-4,3

<10 lần

108

85

1

Kết quả bảng 3.16 cho thấy: Trong hoạt động bán dâm đồng giới nam, những đối tượng có trung bình từ 10 khách hàng nam trở lên nhiễm ít nhất 1 STI hơn 2,6 lần so với những đối tượng có trung bình dưới 10 khách hàng trong 30 ngày qua với OR = 2,6; 95%CI = 1,3 - 5,0. Những đối tượng QHTD từ 10 lần trở lên nhiễm ít nhất 1 STI hơn 2,4 lần so với những đối tượng có dưới 10 khách hàng trong 30 ngày qua với OR = 2,4; 95% CI = 1,2 - 4,3.

Bảng 3.17. Mô hình hồi quy logistic

Biến phụ thuộc nhiễm ít nhất 1 STI; hệ số chẵn: -1,7; Mức ý nghĩa: 0,006; R2=0,1

Biến độc lập

Hệ số

hồi quy

Mức ý

nghĩa

OR

95%

Trình độ học vấn

Tiểu học trở xuống

1

0,007

2,5

1,3-4,8

Từ THCS trở lên


1


Số khách hàng

nam trung bình trong 30 ngày qua

≥10 khách

1,1


0,025

2,6

1,5-3,9

<10 khách


1


Kết quả 3.17 cho thấy: Sau khi phân tích hồi quy logistic trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống và số khách hàng nam trung bình từ 10 khách trở lên trong 30 ngày qua là biến có liên quan đến việc nhiễm ít nhất 1 STI.


CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu

Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đến thời điểm hiện nay đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nhóm NTDĐG nhưng những nghiên cứu tìm hiểu về riêng nhóm NBDĐG còn hạn chế. Những thông tin từ các nghiên cứu về nhóm NBDĐG ở địa bàn Hà Nội và những thông tin tham khảo về nhóm NBDĐG tại TP HCM góp phần giúp chúng tôi định hướng trong việc triển khai nghiên cứu này [2], [3], [9], [24], [41].

Cùng với kết quả điều tra xã hội học định tính, chúng tôi tuyển chọn đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 16 - 35 tuổi. Đây là lứa tuổi mà phần lớn có QHTD lần đầu tiên, có hoạt động tình dục mạnh mẽ và sung sức nhất, là độ tuổi mà đối tượng có khả năng bán dâm cao đồng thời đây cũng là giai đoạn thể hiện tính đa dạng về kinh tế xã hội, các mối quan hệ trong công việc, gia đình và cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mặc dù độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu là trẻ (22 tuổi) nhưng khoảng biến thiên lại tương đối rộng (từ 16-35), vì vậy tiềm ẩn một giai đoạn nguy cơ kéo dài. Phần lớn đối tượng độc thân và có trình độ học vấn đa dạng từ tiểu học đến trung học và cao đẳng đại học. Công việc chính mà họ tham gia là bán dâm tuy nhiên họ phải tham gia nhiều công việc khác để trang trải cho cuộc sống hàng ngày với đa số thu thập từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ (bảng 3.1). Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu của trường đại học Y Hà Nội, nghiên cứu HAIVN và nghiên cứu của trung tâm LIFE [10], [29], [30]. So với nghiên cứu IBBS năm 2009, nhóm NBDĐG tại Hà Nội trẻ hơn, có trình độ học vấn và thu nhập trong tháng cao hơn các tỉnh/thành phố Cần Thơ, Hải Phòng, TP HCM [9]. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu tại Thẩm


Quyến - Trung Quốc, Nga, Jakarta - Indonesia, Pakistan, Mumbai - Ấn Độ. Tuy nhiên tại Ấn Độ và Pakistan, nhóm NBDĐG có trình độ văn hóa thấp, có tới 37,0% những người mù chữ tại Ấn Độ và 40,9% không được học chính thức tại Pakistan[20], [38], [41], [57], [62].

Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy, đa số các đối tượng NBDĐG đến từ nơi khác [9], [10], [19], [29], [21]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngoài một số ít đối tượng ở Hà Nội thì phần lớn họ ở ngoại tỉnh lên Hà Nội để kiếm việc làm, đi học, đa số không có nơi ngủ qua đêm cố định (bảng 3.1). Kết quả trên cho thấy phần nào những khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống ở Hà Nội và cũng phản ánh rõ đặc điểm của mẫu có một tỷ lệ cao là nam bán dâm tại các địa điểm công cộng. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển đô thị hiện nay thì số lượng NBDĐG ngày càng gia tăng và thị trường mại dâm nam có xu hướng phát triển mạnh ở các thành phố lớn. Hà Nội là một trong hai đô thị lớn nhất Việt Nam với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội đã thu hút một lượng lớn người ngoại tỉnh. Thực tế là những người ngoại tỉnh với trình độ học vấn không cao thì công việc họ tìm được thường là các ngành nghề dịch vụ có thu nhập thấp như công nhân trong các khu công nghiệp, chạy bàn, phụ nghề…trong khi họ phải trang trải rất nhiều chi tiêu cho cuộc sống ở các đô thị lớn đồng thời phải giúp đỡ gia đình khiến cho vấn đề tài chính của họ càng khó khăn hơn. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, một trong những lý do chính người ngoại tỉnh tham gia vào hoạt động bán dâm nam là vì áp lực về kinh tế.

4.2. Nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất gây nghiện, sử dụng dịch vụ y tế của nhóm đối tượng nghiên cứu.

4.2.1. Nhận dạng tình dục

Quần thể NBDĐG tại Hà Nội đa số tự nhận là nam (68,8%) và bị hấp dẫn về tình dục bởi nữ (56,0%) (bảng 3.4). Điều này là phù hợp vì trong cuộc sống đời thường, những người khác giới thường có hấp dẫn tình dục với nhau.


Những đối tượng tự nhận mình là nam thường có ham muốn tình dục với nữ và ngược lại. 18,6% trong số đối tượng tự nhận mình là đàn ông nhưng lại có hấp dẫn về mặt tình dục với nam (khuynh hướng tình dục đồng tính) (bảng 3.5). Điều này được lý giải là trong quan hệ tình dục nam - nam, ở nhiều nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính cách thức QHTD sẽ xác định “vai trò giới”, chứ không phải việc có QHTD với ai. Điều này có nghĩa là trong khi QHTD xâm nhập, người “cho” là đàn ông còn người “nhận” là phụ nữ. Vì thế người “cho” trong mối QHTD này không cho rằng hành vi của mình là tình dục đồng giới, hoặc tự nhận mình là người đồng tính [15]. Ngoài ra, việc họ tự nhận mình là đàn ông có thể là một ngụy trang để họ có thể bán dâm được, vì những người mua dâm thường muốn QHTD với một người đàn ông thực thụ, đồng thời với những đối tượng này tham gia bán dâm ngoài lý do kinh tế, họ còn có được cơ hội để QHTD với một nam giới khác. 20,8% đối tượng không trả lời về giới của mình, những đối tượng này đa số có hấp dẫn về mặt tình dục với nam. Sự hấp dẫn về mặt tình dục có thể khác nhau trong các đối tượng tham gia nghiên cứu, dù họ có hấp dẫn về mặt tình dục với nam hay nữ hoặc cả hai thì họ vẫn có QHTD với một nam giới khác vì mục đích kinh tế. Đồng thời cho thấy một quần thể đa dạng nam giới đang tham gia vào hành vi tình dục bán dâm đồng giới.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của tác giả Lê Minh Giang và cộng sự năm 2007 tại Hà Nội và kết quả nghiên cứu của Trung tâm LIFE năm 2011[10], [29]. Kết quả này khác với điều tra IBBS năm 2009 và nghiên cứu HAIVN tại TP HCM năm 2010 [9], [30]. Trong các nghiên cứu này, nhóm NBDĐG chủ yếu tự nhận là đồng tính (từ 43,3% - 92,6%), lưỡng tính từ 7,4% - 32,0% và dị tính từ 16,0% - 26,4%. Tại Tây Ban Nha, đa số nhóm NBDĐG cũng tự nhận là đồng tính (66,7%), tiếp đến là lưỡng tính và dị tính [19].


4.2.2. Kiến thức về HIV/STIs


Kiến thức đúng về HIV/AIDS hiện nay không chỉ bó hẹp trong việc đối tượng được phỏng vấn nêu được các đường lây truyền HIV và cách phòng chống HIV mà còn được mở rộng ở việc hướng tới cá nhân đó phải có kiến thức đúng và không hiểu sai về các đường lây truyền HIV, phản đối các quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS (Chỉ số dự phòng 20, bộ chỉ số quốc gia). Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi không thiết kế các câu hỏi để đánh giá sự hiểu biết toàn diện của đối tượng nghiên cứu về HIV/AIDS bao gồm các câu hỏi sau: (1) Chỉ QHTD với một bạn tình chung thủy và không nhiễm HIV có làm giảm lây nhiễm HIV hay không?; (2) Dùng BCS khi QHTD có làm giảm lây nhiễm HIV hay không?.

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung thiết kế các câu hỏi tìm hiểu về sự hiểu biết của nhóm NBDĐG về các thực hành về tình dục và sử dụng chất gây nghiện có thể dẫn tới nguy cơ lây truyền HIV/STIs. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời đúng từng câu hỏi kiến thức về HIV/STIs tương đối tốt. Đáng lưu ý là vẫn có một tỷ lệ không nhỏ đối tượng vẫn còn hiểu sai về đường lây truyền HIV, cho rằng có thể bị nhiễm HIV từ muỗi đốt (20,8%), từ việc dùng chung cốc nước với người bị nhiễm HIV (10,0%). Chỉ có 25,2% đối tượng biết sử dụng dầu bôi trơn trong khi QHTD qua đường hậu môn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV (bảng 3.5). Như vậy, kết quả cho thấy còn một số lượng đáng kể NBDĐG mặc dù đã được tiếp nhận các thông tin về HIV/AIDS/STIs nhưng vẫn chưa hiểu đúng và đủ đường lây và nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs. Khi hiểu biết đầy đủ về HIV/STIs sẽ giúp các đối tượng tìm kiếm và áp dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân khỏi HIV/AIDS/STIs.


4.2.3 Hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện

QHTD với nhiều bạn tình thuộc cả hai giới

Nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs thể hiện qua số bạn tình cũng như sự đa dạng của các loại bạn tình trên nhóm NBDĐG cũng đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Nhóm NBDĐG không chỉ QHTD với nam, mà còn QHTD với nữ, bao gồm cả bạn tình nữ và PNBD, không chỉ bán dâm mà còn mua dâm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm NBDĐG cũng thể hiện đầy đủ các đặc điểm trên.

Số lượng khách hàng cũng như số lần bán dâm của đối tượng là những yếu tố phản ánh mức độ nguy cơ của họ. Theo Beyrer, nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs ở nhóm NTDĐG nói chung và nhóm NBDĐG là có số lần QHTD nhiều (trên 3 lần quan hệ/tuần), số lượng bạn tình nam suốt đời nhiều (>10 bạn tình) [23]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trung bình mỗi đối tượng có 9,5 khách mua dâm trong 30 ngày qua, cá biệt có những đối tượng có tới 90 khách hàng trong 30 ngày qua (bảng 3.7). Hành vi QHTD qua đường miệng là hành vi có nhiều khách mua dâm hơn (9,2 khách/30 ngày qua) so với các hành vi tình dục qua đường hậu môn nhận (3,9 khách/30 ngày qua) (bảng 3.8), trong khi hành vi này lại không được các đối tượng chú ý tới biện pháp bảo vệ. Tương ứng với số khách mua dâm là số lần QHTD bán dâm, số lần bán dâm trung bình trong 30 ngày qua với khách hàng nam là 11,7 lần (bảng 3.7). Như vậy, với số lượng bạn tình trung bình, số lần QHTD trung bình trong 30 ngày qua cho thấy nhóm NBDĐG trong nghiên cứu của chúng tôi có nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs ở mức độ cao.

Các hình thức QHTD và sử dụng BCS

Đường tình dục là một trong 3 con đường chính và được coi là phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 70-80% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới bị lây nhiễm qua con đường này

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí