Tỷ Lệ Hiện Nhiễm Hiv Và Một Số Sti Ở Nhóm Nbdđg Tại Hà Nội.


Các hình thức quan hệ tình dục như dương vật - hậu môn; dương vật - âm đạo và dương vật - miệng với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, sắp xếp theo các hình thức QHTD có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: qua đường hậu môn, qua đường âm đạo và qua đường miệng.

Hình thức QHTD tình dục của nhóm NBDĐG trong nghiên cứu với bạn tình nữ đa dạng qua đường miệng, âm đạo và hậu môn nhưng chỉ có 45,9% có sử dụng BCS khi QHTD qua đường âm đạo, 51,2% có sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu môn trong lần đầu tiên (bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ nhóm NBDĐG có bạn tình nữ chỉ dao động khoảng 50,0% [9], [17], [57]. Điều này được giải thích là trong nghiên cứu của chúng tôi, khuynh hướng tình dục khác giới chiếm đa số, vì vậy tỷ lệ có bạn tình nữ cao là hợp lý.

Khoảng 1/3 đối tượng đã từng QHTD qua đường miệng và đường hậu môn với bạn tình nam không vì mục đích trao đổi nhưng với bạn tình nam, những người mà họ tin tưởng thì chỉ có 12,3% có sử dụng BCS khi QHTD qua đường miệng, 41,6% đối tượng sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu môn (bảng 3.6).

Trong QHTD bán dâm nam, chúng tôi tập trung mô tả các hình thức QHTD và sử dụng BCS trong lần gần đây nhất. Đây là lần mà đối tượng dễ nhớ nhất và phần nào phản ánh được hành vi QHTD trong hoạt động bán dâm của các đối tượng tham gia nghiên cứu.

QHTD qua đường miệng là tương đối phổ biến trong nhóm NBDĐG. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong lần gần đây nhất tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều có QHTD qua đường miệng và một tỷ lệ rất thấp đối tượng sử dụng BCS khi QHTD đường miệng với khách hàng nam


người Việt Nam và người nước ngoài (7,0% và 5,4%) (biểu đồ 3.2). Mặc dù nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs khi QHTD qua đường miệng không sử dụng BCS nhỏ hơn rất nhiều lần so với khi QHTD qua đường hậu môn không sử dụng BCS, nhưng HIV vẫn có thể bị lây nhiễm đối với người nhận qua QHTD đường miệng không sử dụng BCS và nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ tăng lên nếu có xuất tinh trong miệng và miệng/họng có tổn thương. Đối với STIs khác thì QHTD qua đường miệng không sử dụng BCS có khả năng lây nhiễm rất cao khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết sinh dục có mầm bệnh cho dù không xảy ra trầy xước.

Khoảng 1/3 đối tượng nghiên cứu sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu môn (30,3 % và 28,6%) khách hàng nam người Việt Nam và người nước ngoài (biểu đồ 3.2). Việc QHTD hậu môn với người nước ngoài, nhất là QHTD không sử dụng BCS sẽ làm tăng khả năng cơ hội tiếp xúc với HIV do ở các nước phát triển dịch HIV chủ yếu lây truyền qua QHTD đồng giới. Theo UNAIDS, nguy cơ lây truyền HIV qua QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ đặc biệt cao. Nguy cơ đối với người nhận (người sử dụng hậu môn) nói chung cao hơn vài lần so với nguy cơ khi một phụ nữ QHTD qua đường âm đạo không bảo vệ với một người nam nhiễm HIV. Lý do là niêm mạc của trực tràng mỏng và rất dễ bị rách và vì vậy vi rút có thể dễ dàng xâm nhập vào, ngay cả khi niêm mạc không bị tổn thương nhưng miễn dịch tự nhiên của các tế bào trực tràng cũng kém hơn so với niêm mạc âm đạo [65].

Các số liệu trên đây cho thấy, nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs của nhóm đối tượng nghiên cứu rất đa dạng và cũng phần nào nói lên được vai trò nhóm nam bán dâm đang là cầu nối lây nhiễm HIV và STIs giữa các nhóm khác nhau trong cộng đồng, không riêng gì nhóm đồng tính nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


Đặc điểm hoạt động bán dâm

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010 - 13

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình lần đầu đối tượng có QHTD bán dâm nam là năm 20 tuổi. Phần lớn tập trung ở nhóm tuổi 20 - 24. Tuy nhiên,1/4 số đối tượng có QHTD bán dâm nam ở độ tuổi dưới 19, đặc biệt có những đối tượng bán dâm khi mới 10 tuổi (bảng 3.2), là một trong những yếu tố dễ đem lại nguy cơ cho các đối tượng. Bởi những đối tượng có tuổi đời còn trẻ thì kinh nghiệm sống còn hạn chế, nhất là khi trình độ học vấn không cao và đa số là người ngoại tỉnh, không có nơi ngủ qua đêm cố định (78,0%) đồng thời với cách thức NBDĐG tiếp cận với khách hàng chủ yếu tại các địa điểm công cộng và qua không gian mạng. Trong môi trường tự do ngoài xã hội thì các nguy cơ đến với họ là điều khó tránh khỏi bao gồm cả các nguy cơ trong QHTD không bảo vệ.

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn lý do đối tượng bán dâm nam vì tiền (86,8%). Tuy nhiên, hơn 50% đối tượng bán dâm có lý do quà tặng hoặc thức ăn. Thậm chí là các lý do mà đôi khi bản thân những người bán dâm không nhận thức được QHTD của mình lúc đó có phải là hoạt động bán dâm hay không như nơi ở và việc làm (bảng 3.2). Sự đa dạng trong các loại hình trao đổi trong hoạt động mại dâm nam cũng là tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu của chúng tôi, các đối tượng phải là những người QHTD đồng giới mà trong mối quan hệ đó sự mong đợi một phần hay toàn bộ về mặt vật chất hoặc sự đền bù (ma túy, chỗ ở, quần áo…) để trao đổi QHTD.

Trong QHTD bán dâm lần đầu tiên, chỉ có 4,8% đối tượng có khách mua dâm là người nước ngoài. Tuy nhiên, trong QHTD bán dâm gần đây nhất có tới 22,4% đối tượng có khách mua dâm là người nước ngoài (bảng 3.3). Qua số liệu này cho thấy, đang ngày càng có sự xuất hiện của khách nước ngoài trong QHTD bán dâm nam, nhất là trong giai đoạn đất nước mở cửa. Hà Nội là một trong hai địa điểm đầu tiên có dịch HIV/AIDS phát triển rộng rãi


và phức tạp nhất tại Việt Nam; Mặc dù các thông tin về nhóm NBDĐG còn hạn chế, nhưng quần thể NBDĐG tập trung với mức độ cao và là địa điểm thu hút khách du lịch NTDĐG quốc tế. Vì vậy, yếu tố về khách nước ngoài cần được quan tâm trong chương trình can thiệp trên nhóm đối tượng NBDĐG.

Trong QHTD bán dâm lần đầu cũng như lần gần đây nhất, phần lớn khách mua dâm là những người có độ tuổi lớn hơn tuổi đối tượng rất nhiều (74,4% trong QHTD bán dâm đầu tiên, 71,4% trong QHTD bán dâm lần gần đây nhất có khách mua dâm nhiều hơn đối tượng 5 tuổi) (bảng 3.3). Khi tuổi đối tượng quá ít so với khách mua dâm thì đối tượng khó có thể làm chủ trong QHTD (khả năng thương thuyết đối với khách hàng để có QHTD an toàn), dễ đẩy đối tượng tới hành vi tình dục có nguy cơ.

Hành vi sử dụng chất gây nghiện

Trong nhóm NBDĐG không có nhiều người TCMT (8,4%), nhưng việc sử dụng chất ít nhất một loại ma túy và sử dụng ma túy tổng hợp trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi xảy ra khá phổ biến (biểu đồ 3.3). Trong các loại ma túy mà đối tượng đã sử dụng, thuốc lắc (ecstasy) được sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là cần sa, heroin, ketamin, amphetamine và một số loại ma túy khác (bảng 3.9). Nhìn chung, các loại ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Tác dụng dược lý của chất gây nghiện ảnh hưởng lên tình trạng sức khỏe, cảm xúc và sức khỏe tâm thần của người sử dụng. Khi sử dụng, thuốc ảnh hưởng lên quá trình dẫn truyền thần kinh và làm cho người sử dụng luôn trong trạng thái phấn khích và tăng ham muốn tình dục [59], [63], [76]. Do vậy, chúng còn gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", "ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất. Trong nghiên cứu của Nina và cộng sự trên nhóm nam QHTDĐG gốc Mỹ Phi, những người tham gia nghiên cứu cho biết các chất gây nghiện có ảnh hưởng thúc đẩy hành


vi tình dục cùng với bạn tình nam giới làm cho người sử dụng dễ chấp nhận hành vi tình dục đồng giới và QHTD không sử dụng biện pháp an toàn [37]. Nghiên cứu của trường đại học Y Hà Nội năm 2007 cho thấy 54,5% đối tượng đã từng sử dụng ít nhất 1 loại ma túy và sử dụng ma túy là một trong những yếu tố lây nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG[10]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy mối liên quan giữa sử dụng ma túy và QHTD không sử dụng BCS.

Hiện nay mới chỉ có Methadol có thể giúp thay thế để điều trị những người nghiện các chất dạng thuốc phiện [5]. Trong khi đó những loại ma túy tổng hợp khác chưa có thuốc để điều trị nếu như sử dụng lâu dài và bị lệ thuộc. Một thách thức mà nhóm NBDĐG gặp phải là việc tiếp cận với các dịch vụ y tế để được tư vấn về vấn đề này vì hiện nay có rất ít các dịch vụ tư vấn dành riêng cho nhóm NBDĐG trong khi các cơ sở y tế khác lại thiếu thông tin hiểu biết về đặc điểm của nhóm này [1].

Kết quả TCMT trong nhóm NBDĐG khá tương đồng với các nghiên cứu tại Moscow, Nga năm 2000 và nghiên cứu IBBS năm 2009 tại TP HCM [9], [21]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự năm 2004 cho thấy có 11,1% đối tượng sử dụng ma túy bằng đường tiêm chích trong 12 tháng qua và việc tiêm chích ma túy là một trong những yếu tố liên quan đến khả năng lây nhiễm HIV trong nhóm nam QHTD đồng giới [14]. Nghiên cứu HAIVN và trung tâm LIFE cho kết quả thấp hơn, chỉ có dưới 2,0% nhóm NBDĐG tiêm chích ma túy [29], [30].

Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, nhóm NBDĐG sử dụng rượu rất phổ biến [10], [20], [22], [29], [30], [49], [61], [69]. Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đối tượng đã từng sử dụng rượu cao so với các nghiên cứu trên (97,6%), trên 50% đối tượng đã gặp ít nhất một vấn đề tiêu cực do việc uống rượu/bia của họ trong 30 ngày qua. Trong đó, số đối tượng không kiểm soát được hành vi tình dục do uống rượu/bia chiếm tỷ lệ


cao nhất (32,5%), khi không kiểm soát được hành vi tình dục sẽ đẩy đối tượng đến QHTD không bảo vệ, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs. Khi phân tích yếu tố liên quan cho thấy, những đối tượng có gặp vấn đề do sử dụng rượu/bia có QHTD qua đường hậu môn không sử dụng BCS trong lần gần đây nhất cao hơn 1,6 lần những đối tượng không gặp vấn đề do sử dụng rượu/bia (OR=1,6; 95%CI=0,9 - 2,7). Tương tự, nghiên cứu tại Kenya cho thấy uống rượu liên quan đến QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ (OR=1,63, 95%CI=1,05 - 2,54) [22].

4.2.4. Sử dụng dịch vụ y tế

Tại Việt Nam hiện chưa có hướng dẫn quốc gia can thiệp toàn diện về HIV và STIs cho nhóm NTDĐG. Tại một số tỉnh/thành phố trong đó có thành phố Hà Nội đang triển khai gói dịch vụ can thiệp cho nhóm NTDĐG gồm: truyền thông thay đổi hành vi, phân phát bao cao su và chất bôi trơn, khám và điều trị STIs và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (TVXNTN).

Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, việc tiếp cận với các dịch vụ can thiệp dự phòng vẫn hạn chế mặc dù các dịch vụ này có hiệu quả. Luật pháp không phản đối việc nam hay nữ có quan hệ đồng giới, tuy nhiên những quan hệ này ít được xã hội thừa nhận. Cho đến nay, quan niệm của xã hội vẫn là một người bình thường phải lập gia đình với người khác giới. Quan niệm này gây ảnh hưởng tới những người có quan hệ đồng giới và gia đình họ. Ngoài việc sẽ bị coi là những người khác thường, họ phải chịu sự kì thị và phân biệt đối xử, những người có quan hệ đồng tính nam không dám công khai tìm hiểu thông tin, tìm đến những cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, dưới 50,0% các đối tượng đã từng nhận được chất bôi trơn và BCS (biểu đồ 3.6). Trong nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự chỉ có 22,2% nhận được BCS [14], nghiên cứu IBBS cho thấy, tỷ lệ đối tượng nhận được BCS miễn phí và chất bôi trơn trong 6 tháng qua ở mức độ thấp đến trung bình tùy theo tỉnh thành phố (7,4% -


64,8%), ngoài ra, nhóm NBDĐG còn nhận được các thông tin về tình dục an toàn và tiêm chích an toàn [3]. Đánh giá của Trung tâm LIFE cho thấy chỉ 38,0% đã nhận được cả 4 dịch vụ gồm tờ rơi thông tin về nhóm NTDĐG, BCS và chất bôi trơn và dịch vụ xét nghiệm HIV [29].

TVXNTN là một trong các biện pháp can thiệp dự phòng cơ bản và cũng là điểm khởi đầu cho các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ HIV/AIDS toàn diện. Với mục đích cung cấp cơ hội cho khách hàng tìm hiểu nguy cơ nhiễm HIV của bản thân và biết được kết quả xét nghiệm HIV, từ đó khuyến khích khách hàng thay đổi hành vi, thực hành các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Một số nghiên cứu trong nhóm NTDĐG đã cho thấy hạn chế của nhóm này trong việc tiếp cận dịch vụ TVXNTN, tỷ lệ đã từng làm xét nghiệm HIV của nhóm tự nhận chỉ bán dâm là 3,0% - 45,1% [9], [10], [14], [29], [48], [57]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một tỷ lệ cao hơn đối tượng đã từng đi xét nghiệm HIV (47,8%) (biểu đồ 3.5).

Trên địa bàn Hà Nội cũng đã có nhiều câu lạc bộ cho nhóm NTDĐG như câu lạc bộ Hải Đăng, Niềm tin xanh, Thông Xanh, Khát vọng sống, chúng tôi là sinh viên, Ước mơ tuổi trẻ, nhóm WAS, VICOMC, EVA, Ruby...nhưng cũng chỉ có khoảng hơn 1/3 nhóm đối tượng NBDĐG đã từng tham gia các câu lạc bộ/nhóm trên (biểu đồ 3.6). Mặt khác, để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ khám và điều trị STIs, các mô hình khám và điều trị STIs đang được triển khai trong nhóm NTDĐG như khám lưu động, khám và điều trị tại các câu lạc bộ. Tuy nhiên, do mặc cảm bị xã hội kỳ thị người đồng giới và bán dâm nên những NBDĐG rất ngại đi khám và điều trị bệnh, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đến khám và điều trị HIV và STIs chỉ có lần lượt là 9,6% và 6,8% (biểu đồ 3.5). Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu tại Hà Nội năm 2007 (12,7%) [10]. Như vậy, việc tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị HIV và STIs của nhóm NBDĐG còn rất hạn chế, cho dù điều trị có tầm quan trọng trong ứng phó với dịch.


4.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội.

Trong STIs được xét nghiệm, HPV có tỷ lệ cao nhất với 19,2% trường hợp xét nghiệm dương tính, tiếp đến là HBV (14,0%), lậu (12,8%), chlamydia (12,0%), HCV (5,2%), HIV (2,0%), giang mai có tỷ lệ xét nghiệm dương tính thấp nhất với 1,6% trường hợp và nhiễm ít nhất một STI là 48,8% (bảng 3.10).

Về tỷ lệ hiện nhiễm HIV

Trên thế giới và tại Việt Nam có ít số liệu về tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG. Trong những năm gần đây cho thấy số liệu về tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này rất khác nhau giữa các nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu đưa ra tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.

Nguy cơ lây truyền HIV trên thế giới và tại Việt Nam chủ yếu qua đường máu do sử dụng chung BKT trong tiêm chích ma túy và qua đường tình dục không bảo vệ. Tần suất sử dụng chung bơm kim tiêm là biến số quan trọng nhất để lượng hóa khả năng lây nhiễm HIV từ phơi nhiễm qua đường tiêm chích ma túy. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ hiện nhiễm HIV thấp hơn các nghiên cứu khác do hầu hết các đối tượng không dùng chung BKT qua đường TCMT (chỉ duy nhất có 1 đối tượng khai báo đã từng dùng chung BKT trong 90 ngày qua). Vì vậy, lây truyền HIV trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu qua đường tình dục, tuy nhiên tỷ lệ đối tượng đã từng QHTD qua đường hậu môn không sử dụng BCS không cao như những nghiên cứu khác [9], [14], [29], [30]. Đồng thời có một số yếu tố liên quan có khả năng làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV như nhóm NBDĐG trong nghiên cứu trẻ (trung vị là 22 tuổi) thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ ngắn hơn, đa số có khuynh hướng tình dục khác giới, là những chàng trai trẻ từ nơi khác đến, QHTD đồng giới vì tiền sau một thời gian ngắn hành nghề bán dâm, họ sẽ trở về quê lấy vợ, sinh con như những người đàn ông bình thường khác vì vậy tỷ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022