Tình Hình Chi Phí Hàng Năm Của Các Hộ Dân Trước Và Sau Thđ


Còn đối với nhóm 2 qua điều tra 10 hộ cho thấy, có tới 60% số hộ có thu nhập giảm sau THĐ, chỉ có 20% số hộ là có thu nhập tăng, và 20% số hộ giữ nguyên được thu nhập so với trước THĐ.

Sở dĩ, có sự khác nhau giữa các hộ này là do sau THĐ một số hộ có điều kiện thuận lợi về địa lý cũng như có sẵn các nghề phụ do đó khi nhận được đền bù họ tập trung vào phát triển kinh doanh cũng như phát triển các nghề sẵn có, chính vì thế có thể nói số tiền đền bù là cơ hội cho họ tăng thêm thu nhập. Nhưng ngược lại đa số các hộ không có nghề phụ, và không thuận lợi để phát triển dịch vụ đồng thời sau khi THĐ do bị hạn chế về chuyên môn nên họ không có khả năng kiếm tìm việc làm và phải phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp.

Chính vì vậy, đại đa số tiền đền bù họ để gửi ngân hàng không có sự luân chuyển, đầu tư sản xuất hoặc chỉ để để mua sắm, xây nhà nên thường thu nhập sau THĐ của họ bị giảm.



hộ có thu nhập tăng Hộ có thu nhập không thay đổi Hộ có thu nhập giảm

%


30


58,33

11,67

H

Hình 4.6: Sự biến động thu nhập của các hộ sau THĐ

Tóm lại, qua phân tích tình hình biến động thu nhập của các hộ ta có thể thấy hầu như sau THĐ thu nhập của các hộ đều giảm, cụ thể trong tổng số


60 hộ có tới 58,33% số hộ có thu nhập giảm, trong khi chỉ có 11,67% số hộ có thu nhập không thay đổi. Tuy nhiên, trong số các hộ sau THĐ cũng có các hộ có thu nhập tăng, mặc dù chiếm số lượng không cao chỉ đạt 30% trong tổng số hộ, song nó cũng cho thấy được nếu các hộ biết sử dụng tiền đền bù đúng mục đích, tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh thì số vốn đó sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đảm bảo cuộc sống của họ sau THĐ.

Qua đây ta có thể rút ra một điều đó là để có thể tạo thu nhập ổn định và tăng thu nhập cho các hộ sau THĐ thì vấn đề cốt lòi phải giải quyết là phải tạo việc làm lâu dài cho họ, nâng cao tay nghề cũng như chuyển giao khoa học kỹ thuật để họ phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện nguồn lực của gia đình mình, đồng thời phải tư vấn cho họ biết hướng phát triển kinh tế và đầu tư hiệu quả hạn chế rủi ro một cách tối thiểu chỉ có vậy mới đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho các hộ sau THĐ.

4.2.4.3. Tình hình chi phí hàng năm của các hộ dân trước và sau THĐ

Các khoản chi phí hàng năm có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập thực tế cũng như tới đời sống thường ngày của các hộ dân. Thu hồi đất không chỉ tác động trực tiếp tới lao động, việc làm và thu nhập của các hộ mà nó còn tác động làm cho chi phí hàng năm của các hộ tăng lên, đặc biệt nó đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ tăng lên rò rệt. Điều này thể hiện rất rò qua bảng 4.8

Qua bảng số liệu 4.8 ta có thể thấy, hầu hết các nhóm hộ sau khi THĐ thì chi phí bình quân hàng năm đều tăng lên, cụ thể nhóm có dện tích nông nghiệp thu hồi dưới 50% chi phí tăng từ 42,5 triệu (trước THĐ) lên 50,45 triệu sau THĐ; đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên 50% sau THĐ thì chi phí hàng năm cũng tăng lên từ 39,92 triệu (trước THĐ) lên 45,86 triệu sau THĐ, Đối với nhóm 2 là nhóm bị mất tổng hợp nhiều loại đất nhất cũng chịu ảnh hưởng tương tự như các nhóm hộ khác sau THĐ chi phí hàng năm của các hộ thuộc nhóm này cũng tăng đáng kể từ 50,45 triệu lên 52,81 triệu sau THĐ. Sở dĩ, có sự thay đổi này là do sau THĐ các chi phí sinh hoạt cũng như chi phí sản xuất tăng lên, phần lớn là do một phần sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho chăn nuôi cũng như cho cuộc sống hàng ngày bị giảm mạnh do diện tích canh tác giảm chính vì thế nó đẩy các khoản chi phí tăng lên. Cụ thể điều này như sau:


67


Bảng 4.8. Bình quân chi phí hàng năm của các nhóm hộ trước và sau THĐ



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1(n=50)

Nhóm hộ 2(n=10)

Hộ có DT đất thu hồi <50%

Hộ có DT đất thu hồi ≥ 50%

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

Số lượng

(tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng (tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

Tổng chi phí BQ/hộ

42,50

100

50,45

100

39,92

100

45,86

100

50,45

100

52,81

100

1. Chi phí Sx BQ/ hộ

17,96

42,25

21,07

41,76

16,82

42,13

16,62

36,24

26,75

53,02

24,69

46,75

Trồng trọt BQ/hộ

3,97

22,44

3,29

15,61

3,17

18,85

1,7

10,23

3,98

14,88

1,85

7,49

Chăn nuôi BQ/hộ

13,72

77,56

17,78

84,38

13,65

81,15

14,92

89,77

22,77

85,12

22,84

92,5

Dịch vụ BQ/hộ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2. Chi phí SH BQ/hộ

24,50

57,65

29,38

58,23

23,10

57,86

29,24

63,76

23,70

46,97

28,12

53,25

Điện BQ/hộ

1,31

5,35

1,51

5,14

1,00

4,33

1,16

3,96

0,69

2,91

0,80

2,84

Chất đốt BQ/hộ

0,43

1,75

0,72

2,45

0,29

1,25

0,64

2,19

0,55

2,32

0,55

1,95

Ăn uống BQ/hộ

13,41

54,73

15,5

52,75

12,44

53,85

15,4

52,66

14,46

61,01

17,5

62,23

Học hành BQ/hộ

2,78

11,35

3,89

13,24

3,93

17,01

4,88

16,69

1,30

5,48

1,72

6,11

Đi lại BQ/hộ

5,77

23,55

6,09

20,72

4,74

20,52

6,15

21,03

5,92

24,98

6,56

23,33

Thuốc thang BQ/hộ

0,32

1,30

0,79

2,69

0,29

1,25

0,49

1,67

0,31

1,31

0,43

1,53

Hiếu hỉ

0,48

1,96

0,88

2,99

0,41

1,77

0,52

1,78

0,47

1,98

0,56

1,99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 9

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2009


Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi dưới 50% thì sau khi THĐ chi phí sản xuất tăng từ 17,96 triệu (trước THĐ) lên 21,07 triệu sau thu hồi, trong đó chủ yếu là chi phí cho chăn nuôi tăng , trước THĐ chi phí này chiếm 77,56% tổng chi phí sản xuất, thì sau THĐ tỷ lệ tăng lên chiếm 81,15% tổng chi phí sản xuất. Ngoài ra do tác động của THĐ nó cũng đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ trong nhóm tăng lên từ 24,5 triệu trước thu hồi lên 29,38 triệu sau THĐ trong đó chủ yếu là chi phí cho ăn uống tăng lênn chiếm tơi 52,75% tổng chi phí sinh hoạt sau THĐ. Điều này chứng tỏ quá trình THĐ ảnh hưởng tới đời sống của các hộ dân trên tất cả các mặt cả sản xuất cũng như sinh hoạt.

Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 50% thì qua số liệu phỏng vấn 30 hộ cho thấy, do tác động của THĐ làm cho tổng chi phí tăng lên từ 39,92 triệu lên 45,86 triệu sau THĐ, Tuy nhiên, chủ yếu là chi phí sinh hoạt tăng lên còn chi phí sản xuất lại hơi giảm một chút không đáng kể, nhưng chỉ có chi phí cho trồng trọt giảm còn chi phí cho chăn nuôi vẫn tăng mạnh từ 81,15% trước thu hồi lên 89,77% tổng chi phí sản xuất sau THĐ. Trong khi đó chi phí sinh hoạt tăng từ 57,86% trước THĐ lên 63,76% tổng chi phí sau THĐ. Điều này chứng tỏ, sau khi bị thu hồi đất các hộ đã có hướng dịch chuyển sang chăn nuôi để tạo thêm thu nhâp, song do chi phí thức ăn chăn nuôi đắt, hơn nữa toàn bộ lúa gạo phục vụ chăn nuôi trước kia các hộ tự túc một phần nhưng sau THĐ khoản này phải mua hoàn toàn do đó nó đẩy chi phí chăn nuôi hàng năm tăng lên, đồng thời nó cũng khiến cho chi phí sinh hoạt tăng lên mạnh chủ yếu là do chi phí ăn uống tăng từ 12,44 triệu trước thu hồi tăng lên 15,4 triệu sau THĐ, điều này có thể lý giải được bởi vì trước THĐ các chi phí cho lương thực, thực phẩm hàng ngày có thể tự túc được nên chi phí không cao, nhưng sau THĐ toàn bộ thực phẩm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày đều phải mua do đó chi phí bữa ăn tăng lên kéo theo chi phí sinh hoạt tăng lên.

Đối với nhóm 2 cũng chịu tác động tương tự, qua kết quả điều tra 10 hộ ta có thể thấy tổng chi phí của các hộ sau THĐ tăng lên, song nguyên nhân chính cũng là do chi phí sinh hoạt tăng lên từ 46,47 trước THĐ triệu lên 53,25 triệu sau THĐ, trong các khoản của chi phí sinh hoạt thì chủ yếu là chi phí ăn uống và chi phí đi lại tăng lên kéo theo tổng chi phí tăng lên theo.


Tuy nhiên, đối với nhóm này thì trong tổng chi phí thì chi phí cho sản xuất lại có hướng giảm, lý do vì các hộ sau khi THĐ do chưa được ổn định chỗ ở nơi tái định cư nên họ chưa biết đầu tư vào đâu là ổn định nên chỉ tập trung một số nhỏ vào chăn nuôi với quy mô không cao.

Như vậy, qua phân tích bảng kết quả điều tra 60 hộ ta có thể thấy một thực tế là sau THĐ thì chi phí hàng năm của các hộ đều tăng. Chủ yếu là chi phí chăn nuôi và sinh hoạt tăng mạnh. Để khắc phục tình trạng này cần phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý để phục vụ cung cấp lương thực cho đời sống cũng như sản xuất hàng ngày đảm bảo giảm chi phí và ổn định và nâng cao thu nhập cho các hộ.

4.2.4.4. Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ dân sau THĐ

Sau THĐ các hộ đều có được một khoản tiền đền bù không nhỏ, đây có thể là một cơ hội tốt giúp họ cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hợp lý thì nó lại có tác dụng ngược lại và đây cũng là một vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết kịp thời hiện nay. Để thấy được thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất ta đi xem xét và phân tích bảng 4.9 dưới đây:

Qua bảng số liệu điều tra ta có thể thấy được những vấn đề nổi bật sau: Phần lớn các hộ sau khi nhận được tiền đền bù đều tập trung để gửi ngân hàng và một phần để đầu tư tái sản xuất và mua sắm. Tuy nhiên, tuỳ vào từng tính chất của các nhóm hộ mà việc sử dụng tiền đền bù khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% thì sau khi nhận được tiền đền bù thì các hộ chủ yếu tập trung sử dụng số tiền này vào đầu tư sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô chăn nuôi, ngành nghề sản xuất kinh doanh sẵn có, mục đích này chiếm tới 32,13% tổng số tiền các hộ nhận được. Tuy nhiên, số tiền còn lại thì đại đa số các hộ gửi ngân hàng chiếm tới 37,9% tổng tiền bồi thường. Còn sử dụng vào các mục đích khác như mua sắm, tiêu dùng cũng chiếm khoảng 27% tổng tiền đền bù.



Bảng 4.9. Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1(n=50)


Nhóm hộ 2(n=10)

Hộ có DT thu hồi

<50% (n=20)

Hộ có DT thu hồi

≥50% (n=30)

Số lượng (tr.đ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng (tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số tiền

đền bù BQ/hộ

60,60

100

151,44

100

157,06

100

Mua sắm, tiêu

dùng

7,90

13,03

5,76

3,80

23,06

14,68

Gửi ngân hàng

22,97

37,9

71,10

46,95

103

65,58

Đầu tư SX, KD

19,47

32,13

42,14

27,82

19,5

12,41

Xây dựng nhà ở

8,47

13,97

29,03

19,17

6,67

4,25

Chi phí cho học tập của con cái

1,26

2,08

2,06

1,36

2,83

1,80

Chi cho học nghề


0,53


0,87


1,35


0,89


2,00


1,27


Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2009

Điều này cho thấy, sau THĐ do số diện tích bị thu hồi không lớn lắm do vậy khi nhận được bồi thường các hộ thường dùng làm vốn sản xuất và gửi ngân hàng làm vốn dự trữ chứ sử dụng rất ít vào đầu tư học nghề.

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì sau khi nhận được số tiền đền bù tương đối lớn thì các hộ chủ yếu gửi ngân hàng để lấy lãi, số tiền này chiếm tới 46,95% tổng tiền đền bù nhận được. Sở dĩ, các hộ chủ yếu tập trung gửi tiền ngân hàng là do họ chưa định hướng được hướng đầu tư lâu dài, ổn định cùng với tâm lý sợ rủi ro không dám đầu tư lớn.


mua sắm, tiêu dùng

Xây nhà

Gửi ngân hàng Đầu tư SX, KD

chi cho học tâp, học nghề

Tỷ lệ (%)

70


60


50


40


30


20


10


0

Nhóm hộ

Hộ có DT thu hồi <50%

Hộ có DT thu hồi

>=50%

Nhóm hộ 2

Hình 4.7: Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ

Chính vì thế, để chắc chắn họ chỉ có thể tập trung gửi ngân hàng. Tuy nhiên, các hộ cũng dùng tiền bồi thường vào mục đích đầu tư tái sản xuất nhưng do chưa được định hướng nên các hộ đầu tư vào chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ, thậm chí họ còn dụng tiền bồi thường nhận được vào mua ruộng để tiếp tục sản xuất nông nghiệp và một số đầu tư vào làm dịch vụ kinh doanh vận tải nhưng tỷ lệ này chưa cao mới chiếm 27,82% tổng số tiền hộ nhận được. Đặc biệt, đối với nhóm hộ này tỷ lệ tiền đền bù sử dụng vào mục đích xây dựng nhà cửa tương đối lớn so với các nhóm khác chiếm tới 19,17% tổng tiền đền bù. Trong khi, các mục đích cần đầu tư nhiều, và mang tính ổn định nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định như học tập và học nghề thì các hộ lại rất ít quan tâm đầu tư do vậy nó chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn là 2,25% so với tổng tiền đền bù nhận được.


Đối với nhóm 2 là nhóm bị thu hồi tổng hợp cả 3 loại đất thì qua kết quả điều tra 10 hộ cho thấy phần lớn các hộ sau khi nhận được tiền đền bù chủ yếu gửi vào ngân hàng với tỷ lệ 65,58% tổng số tiền hộ nhận được, sở dĩ các hộ chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng là vì sau khi bị thu hồi các hộ chưa được chuyển đến khu tái định cư, chưa ổn định cuộc sống nên các hộ chưa biết đầu tư theo hướng nào để đảm bảo thu lợi lâu dài, hơn nữa do nhận được số tiền đền bù tương đối lớn mà tư liệu sản xuất không còn thì đại đa số các hộ có tâm lý sợ rủi ro khi đầu tư nên không dám mở rộng sản xuất mà chỉ gửi ngân hàng chính vì vậy mà tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 12,41%. Ngoài gửi ngân hàng thì số tiền các hộ sử dụng vào mua sắm tương đối lớn chiếm 14,68% tổng số tiền bồi thường. Trong khi mục tiêu đầu tư có tính ổn định lâu dài như học nghề, học tập thì các hộ lại quan tâm rất ít, thể hiện số tiền các hộ đầu tư sau THĐ chỉ chiếm 3,07% rất thấp so với tổng số tiền bồi thường rất lớn nhận được.

Như vậy, qua phân tích bảng trên ta có thể thấy được một thực tế đó là sau THĐ đại đa số tiền đền bù nhận được các hộ đem gửi ngân hàng lấy lãi, mục tiêu được quan tâm thứ 2 đó là mua sắm và đầu tư sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ. Còn đại đa số các hộ rất ít quan tâm tới mục tiêu học tập và học nghề, điều này thể hiện ở mức độ sử dụng tiền vào các mục đích này rất nhỏ, không đáng kể. Đây cũng là một khó khăn lớn cần giải quyết ngay, bởi khi tiền bồi thường hết mà các lao động không có việc làm, không có trình độ CMKT thì nguy cơ dẫn đến đói nghèo là rất lớn. Chính vì vậy, để giải quyết, tháo gỡ vấn đề này các cấp chính quyền cần phải quan tâm tới công tác hướng nghề cho người dân, tư vấn cho họ sử dụng tiền đền bù sao cho có hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài nhằm ổn định cuộc sống và dần nâng cao thu nhập cho họ sau THĐ.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí