4.3. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định thu và nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ trên địa KCN Trung Thành
4.3.1. Một số chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tạo
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ
Tạo việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn nói riêng và lao động trên cả nước nói chung có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển KT- XH của nước ta hiện nay, đặc biệt là tạo việc làm cho những lao động trong diện THĐ càng trở thành vấn đề bức thiết hiện nay đòi hỏi sự quan tâm của nhiều cấp ngành. Hơn nữa việc THĐ thường tập trung phần lớn vào đất canh tác nông nghiệp của một số địa phương, chính vì vậy việc THĐ nó ảnh hưởng rất lớn tới việc làm và thu nhập cũng như đời sống của các hộ dân, do đó tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng THĐ. Nhận thấy được những thực trạng trên và sự quan trọng của việc giải quyết những vấn đề liên quan tới lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân sau THĐ Đảng và Nhà nước ta cũng đã đưa ra rất nhiều chủ trương, giải pháp nhằm hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực của quá trình THĐ đến đời sống của người dân. Các quan điểm chủ trương đó được thể hiện rất rò qua chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ số 11/2006/CT-TTG ngày 27/3/2006, cụ thể như sau:
- Phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch của các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển KT- XH của địa phương, của từng vùng và cả nước.
- Gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, đồng thời tạo quỹ đất tái định cư nhằm ổn định cuộc sống cho người dân khi họ đến nơi ở mới.
- Quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các KCN một cách hiệu quả.
- Ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho lao động bị THĐ về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Chất Lượng Nguồn Lao Động Ở Các Nhóm Hộ Điều Tra Trên Địa Bàn
- C. Tổng Hợp Tình Hình Biến Động Về Việc Làm Của Lao Động Trong Các Nhóm Điều Tra Trước Và Sau
- Tình Hình Chi Phí Hàng Năm Của Các Hộ Dân Trước Và Sau Thđ
- Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
- Đối với các cấp chính quyền phải có định hướng quy hoạch, có kế hoạch về chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và vay vốn giải quyết việc làm cho lao động trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch THĐ nông nghiệp.
- Các địa phương phải nắm chắc tình hình nguồn lao động và cơ cấu lao động, việc làm ở vùng chuyển đổi đất để đưa ra những biện pháp, đề án hỗ trợ việc làm, tái định cư xây dựng và phát triển các hợp tác xã dịch vụ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoạt động dịch vụ tại vùng THĐ, đồng thời phát triển ngành nghề truyền thống tạo nhiều việc làm cho người lao động (Thủ Tướng Chính Phủ, 2006) [15].
- Hướng dẫn và vận động nhân dân chủ động tham gia học nghề và tìm việc làm phù hợp nhằm nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân.
- Hoàn thiện, bổ sung các chính sách, giải pháp hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, tăng cường kinh phí cho đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm thông qua các chương trình quốc gia về việc làm và giáo dục để giúp lao động sau THĐ sớm chuyển đổi nghề, ổn định việc làm và cuộc sống.
4.3.2. Quan điểm, định hướng của xã Trung Thành về những vấn đề của người dân sau THĐ
Nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển chung của Huyện Phổ Yên nói chung và của xã nói riêng, trong những năm qua xã Trung Thành cũng có nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, kết quả của quá trình này đó là ngày càng nhiều những xí nghiệp, doanh nghiệp cũng như các KCN được xây dựng trên địa bàn xã. Tuy nhiên, do đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người dân cho nên sau khi THĐ phần lớn họ phải chuyển đổi nghề, nhưng do gặp nhiều khó khăn và hạn chế về tuổi tác, trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn của các lao động. Chính vì vậy, sau khi bị thu
hồi đất canh tác thì phần lớn đời sống của họ đều gặp không ít những khó khăn, đặc biệt đối với nguy cơ thất nghiệp và tái nghèo.
Nhận thức được tình hình thực tế trên địa bàn, Đảng bộ xã đã có những chủ trương, giải pháp nhằm giải quyết việc làm và ổn định thu nhập cho người dân sau THĐ, đồng thời đảm bảo an ninh - chính trị xã hội trên địa bàn xã. Cụ thể những quan điểm, giải pháp đó như sau:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ để tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nhằm tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ để có thể ổn định, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân trên địa bàn. Phấn đấu đến hết năm 2009 tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 63%, thương mại dịch vụ: 26% và nông nghiệp là 11% (UBND xã Trung Thành, 2008) [18].
- Đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển sản xuất ngành nghề, làng nghề truyền thống theo hướng thị trường, có sức cạnh tranh đồng thời thu hút lao động góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đặc biệt là lao động ở các hộ có đất bị thu hồi cho KCN.
- Giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, giải quyết tốt công tác GPMB nhằm thu hút đầu tư, đồng thời đề nghị ban quản lý dự án KCN đẩy nhanh xây dựng quy hoạch, và lập kế hoạch liên kết với các cơ sở đào tạo nghề cho các lao động sau THĐ để có thể thu hút các lao động vào làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như ở các khu vực khác.
- Về lĩnh vực nông nghiệp: Để đạt được mục tiêu duy trì sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nông nghiệp sau THĐ thật là khó khăn, song xã cũng có những chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chú trọng ứng dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn và sản phẩm hàng hoá tạo ra gắn với nhu cầu của thị trường nhằm tăng thu nhập cho các hộ dân sau THĐ đồng thời đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc tập trung đầu tư vào diện tích đất nông nghiệp còn lại, đưa các giống lúa cao sản vào sản xuất, thực hiện tốt công tác chuyển giao KHKT phù hợp với từng vùng. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đưa chăn
nuôi chiếm tỷ trọng cao trong nội ngành nông nghiệp góp phần tăng thu nhập cho người dân và có thể bù vào cái thu nhập từ trồng trọt đã bị mất sau THĐ
- Củng cố phát triển các làng nghề, dich vụ trong nông thôn nhằm tạo việc làm, ổn định thu nhập đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương sau THĐ.
- Về giáo dục: Nhằm nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn để góp phần đẩy mạnh việc thực hiện tốt các dự án phát triển ngành nghề đào tạo, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho các hộ có đất thu hồi dành cho KCN, thực hiện giải quyết việc làm theo hướng đào tạo nghề để đưa vào làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài xã, xuất khẩu lao động, tạo việc làm mới đồng thời phát triển ngành nghề sản xuất (UBND xã Trung Thành, 2008) [18].
4.3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ trên địa bàn KCN Trung Thành
4.3.3.1. Các giải pháp chung
Quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nó đã để lại không ít những tác động cả tiêu cực và tích cực, đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ. Nhằm hạn chế được phần nào những tác động tiêu cực, tôi đề xuất một số giải pháp chung sau có thể áp dụng đối với tất cả các KCN đã và đang được xây dựng tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng mà có sự linh hoạt khác nhau.
a. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động
Có thể nói nguyên nhân khiến cho người dân sau THĐ khó tìm được công việc mới phù hợp, và khó thích nghi với công việc mới nhất là do trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn của họ còn nhiều hạn chế, do đó để tạo việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập cho họ thì giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua đào tạo được xem là quan trọng số một.
- Để thực hiện được giải pháp này tốt cần phải xây dựng chiến lược mang tính kịp thời cũng như lâu dài về đào tạo việc làm cho người lao động trong THĐ gắn với chiến lược của thời kỳ CNH – HĐH.
- Hỗ trợ học phí cho con em trong diện bị THĐ, đồng thời khuyến khích các lao động sau THĐ tha gia vào các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, nhằm nâng cao tay nghề cho họ để họ có cơ hội để chuyển đổi ngành nghề.
- Mở rộng về quy mô cũng như chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đào tạo lao động có chất lượng và hiệu quả, đồng thời tập trung đầo tạo, hướng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động, giúp họ có nhiều khả năng tìm kiếm nhưng công việc làm mới phù hợp và cho thu nhập ổn định
- Các doanh nghiệp nên liên kết với các cơ sở đào tạo để thực hiện công tác đào tạo theo yêu cầu cho những lao động bị mất việc sau THĐ, và sau các khoá đào tạo họ sẽ được nhận vào các doanh nghiệp để làm việc.
b. Giải pháp phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp
Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp là một trong những giải pháp có hiệu quả hiện nay trong việc giải quyết vấn đề dôi dư lao động do THĐ, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ dân nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống của gia đình. Các ngành nghề phi nông nghiệp có khả năng phát triển như: Mộc, thêu ren, buôn bán, kinh doanh dịch vụ… Đây là những ngành nghề có thể tạo việc làm tại chỗ cho những lao động bị mất việc sau THĐ và không đòi hỏi quá cao về CMKT. Tuy nhiên, để có thể phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cần phải:
- Hỗ trợ các hộ dân phát triển các ngành nghề truyền thống thông qua việc khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương, đồng thời mở thêm các làng nghề mới nhằm tạo thêm nhiều việc làm, thu hút các lao động thiếu việc làm và không có việc làm sau THĐ tham gia.
- Cấp đất ở những nơi thuận tiện kinh doanh, buôn bán cho những hộ dân bị THĐ mất nhiều đất sản xuất cho KCN để họ chuyển đổi nghề, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định lâu dài cho họ.
c. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý
Do sau THĐ diện tích canh tác giảm mạnh, để đảm bảo an ninh lương thực đồng thời đảm bảo cuộc sống ổn định cho các hộ dân, thì cần phải
chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng thâm canh, tăng vụ, ứng dụng khoa học đưa những giống cây ngắn ngày năng suất cao vào sản xuất tuỳ vào điều kiện địa phương. Đẩy mạnh thâm canh trên diện tích đất còn lại của các hộ dân theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm ổn định lương thực tối thiểu và nâng cao thu nhập cho họ.
d. Giải pháp về vốn
Để tạo điều kiện cho những lao động sau THĐ chuyển đổi nghề và tạo thu nhập ổn định thì cần phải có chính sách hỗ trợ vốn, đặc biệt là vốn ưu tiên cho các hộ dân bị THĐ nhằm giúp họ có được nguồn vốn thích hợp để chuyển đổi nghề và đầu tư vào các ngành nghề sẵn có để sản xuất kinh doanh tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Do vậy sau THĐ phải đẩy mạnh hoạt động của các quỹ tín dụng, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm…nhằm giúp các hộ sau THĐ chuyển đổi nghề dễ dàng, ổn định và nâng cao thu nhập góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ đồng thời tạo điều kiện thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
e. Các giải pháp khác
Để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề của người dân sau THĐ và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà quá trình THĐ gây ra thì ngoài những giải pháp trên cần phải kết hợp thực hiện một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh phát triển các khu đô thị, dịch vụ nhỏ liền kề gắn với KCN vừa tạo điều kiện cho người dân có việc làm, có thu nhập ổn định đồng thời nó cũng tạo tiền đề cho các KCN phát triển một cách bền vững.
- Hỗ trợ và ổn định cho người dân tái định cư, đảm bảo nơi ở mới có nhiều điều kiện thận lợi hơn nơi cũ, đồng thời ưu tiên tạo quỹ đất ở những nơi có điều kiện tốt cho các hộ dân tái định cư sau THĐ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân mua lại đất phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh ngành nghề khác theo mô hình “đổi đất lấy dịch vụ”, tránh tình trạng người dân rơi vào cảnh thất nghiệp.
- Giải pháp thành lập quỹ hỗ trợ người dân sau THĐ : Quỹ này phải được sự tham gia của đông đảo người dân, được thành lập bởi tiền góp của
các doanh nghiệp thuê đất, sự chênh lệch giữa giá đất thị trường và giá bồi thường. Quỹ này có tác dụng hỗ trợ cho người dân sau THĐ có điều kiện tìm kiếm việc làm mới hoặc hỗ trợ họ trong lúc thất nghiệp. Nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ tránh hiện tượng thất nghiệp và tái nghèo sau THĐ.
4.3.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với địa bàn nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực trạng vấn đề lao động, việc làm và thu nhập của các hộ sau THĐ trên địa bàn KCN xã Trung Thành, đồng thời thấy được sự ảnh hưởng khác nhau giữa các nhóm hộ sau THĐ, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
Giải pháp đối với nhóm hộ 1
Đây là nhóm chủ yếu bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp, qua nghiên cứu tình hình thực tiễn, thấy được sự ảnh hưởng rất lớn của quá trình THĐ, tôi có thể đề xuất một số giải pháp đối với nhóm này như sau:
- Đẩy mạnh việc hỗ trợ các nhóm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề: Do đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng do đó sau khi THĐ nó có tác động rất lớn tới đời sống, việc làm cũng như thu nhập của người dân. Chính vì vậy sau THĐ số lao động mất việc làm, thiếu việc làm gia tăng, do đó giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề trở lên cấp thiết. Giải pháp này nhằm tập trung vào các nghề có tính chất ổn định, cho thu nhập thường xuyên và thu hút nhiều lao động tham gia, song không đòi hỏi CMKT cao như buôn bán, mộc, thêu ren,… Song để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp ngành nhằm tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các ngành nghề mà người dân tham gia sau THĐ như mộc, thêu ren có như vậy mới đảm bảo được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho các lao động.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các hộ sau THĐ để giúp họ có thể bắt nhịp được với sự thay đổi cua môi trường làm việc mới, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm kiếm được việc làm thay thế phù hợp với nhu cầu của mình. Có thể đào tạo nghề cho họ theo một số hướng sau:
+ Đào tạo ngắn hạn cho các lao động dưới 35 tuổi tại các nhà máy, tức là đào tạo cho họ một số khâu sản xuất cơ bản để họ có thể vào làm được ngay, còn các khâu khác thì sau khi vào làm họ tiếp tục học sau.
+ Đào tạo theo hợp đồng giữa doanh nghiệp với những cơ sở đào tạo nhằm đào tạo những lao động được doanh nghiệp gửi đi theo hợp đồng, sau khi đào tạo xong những lao động này sẽ về làm việc tại doanh nghiệp đó.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác trên những diện tích còn lại, đưa những giống cho năng suất cao vào sản xuất kết hợp hướng dẫn kỹ thuật cho họ nhằm tạo sự ổn định an ninh lương thực và tạo thêm thu nhập cho các hộ.
- Hỗ trợ vốn cho các hộ, nhằm giúp họ có được nguồn vốn thích hợp để đầu tư chuyển đổi nghề, tạo thu nhập bù vào diện tích đã mất.
Tuy nhiên qua nghiên cứu tình hình thực tiễn ta thấy được sự tác động của quá trình THĐ đến các hộ khác nhau tuỳ theo số lượng diện tích đất bị thu hồi, do vậy các giải pháp pháp trên áp dụng vào thực tế lại khác nhau, cụ thể:
- Đối với nhóm hộ bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp dưới 50%, cần phải ưu tiên các giải pháp sau:
+ Hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ để họ có thể cùng với số tiền họ nhận được từ đền bù để tập trung vào đầu tư phát triển các ngành nghề khác sẵn có cũng như các nghề mới như kinh doanh, mộc, dịch vụ …đây là giải pháp rất quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ và ổn định cuộc sống cho họ.
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, đưa những giống có năng suất cao vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, tạo thu nhập cho các hộ. Hơn nữa trong nội ngành nông nghiệp cần có sự chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ sau THĐ.
+ Hướng dẫn các hộ dân sử dụng tiền đền bù hiệu quả, bởi vì phần lớn các hộ sau khi nhận tiền đền bù do nhận thức không đúng mà họ thường sử dụng tiền đền bù một cách lãng phí, đặc biệt là các hộ bị thu hồi diện tích không lớn lắm như nhóm này.