CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING CHO SẢN PHẨM THẺ FLEXICARD CỦA NGÂN HÀNG PG BANK
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex trong thời gian tới
Với mục tiêu trở thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, PG Bank đã và đang trên con đường thực hiện các mô hình tổ chức tiên tiến, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại để quản lý, nâng cao chất lượng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới khách hàng, phát triển thành một NHTM hoạt động đa năng...
Để cụ thể hóa lộ trình hội nhập trên, PG Bank đã vạch ra cho mình những chiến lược lâu dài, những cách thức kinh doanh thẻ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ:
- Tạo ra sự khác biệt cho thẻ Flexicard không chỉ về mặt tiện ích mà còn cả về chất lượng phục vụ. Yếu tố cạnh tranh về chất lượng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thu hút khách hàng.
- Phát hành thẻ Visa nhằm đa dạng hóa sản phẩm thẻ.
- Mở rộng mạng lưới chi nhánh và các đơn vị chấp nhận thẻ.
Thứ hai, hoàn thiện và đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ thẻ: bao gồm hoàn thiện quy trình hoạt động thẻ và hoàn thiện quy chế về hoạt động thẻ, đồng thời nâng cao năng lực nghiệp vụ thẻ cho đội ngũ cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống bằng cách tổ chức Hội nghị tập huấn thẻ, cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo chuyên sâu, khảo sát trong và ngoài nước cho các cán bộ làm thẻ.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Máy Atm Của Pg Bank Tại Các Tỉnh/thành Phố Trong Cả Nước
- Số Lượng Cửa Hàng Xăng Dầu Chấp Nhận Thẻ Flexicard Ở Các Tỉnh/thành Phố Khu Vực Miền Bắc
- Chiến Lược Phương Tiện Vật Chất (Physical Evidences)
- Các Giải Pháp Marketing Hỗn Hợp Cho Sản Phẩm Thẻ Flexicard
- Chiến Lược Phương Tiện Vật Chất
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ Flexicard của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Thứ ba, thiết lập các mối quan hệ mới cũng như củng cố các mối quan hệ đã có, đặc biệt là tận dụng mối quan hệ của các cổ đông chính là Petrolimex và SSI để tìm kiếm các hợp đồng cung cấp dịch vụ thẻ mới.
(Nguồn: http://pgbank.com.vn)
3.2. Đối thủ cạnh tranh của thẻ Flexicard
Với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai, ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia phát hành thẻ với việc không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm thẻ để cạnh tranh. Vận dụng lý thuyết về các cấp độ cạnh tranh, ta nhận thấy rằng đối thủ cạnh tranh hiện nay của thẻ Flexicard có thể chia thành hai nhóm là cạnh tranh nhãn hiệu và cạnh tranh ngành. Trong đó, về cấp độ cạnh tranh nhãn hiệu, đối thủ cạnh tranh của thẻ Flexicard là thẻ OP Card và OP Plus của ngân hàng Đại Dương (OceanBank); còn đối với cấp độ cạnh tranh ngành, đối thủ cạnh tranh của thẻ Flexicard là các sản phẩm thẻ nội địa của các ngân hàng TMCP trên thị trường thẻ Việt Nam.
Thứ nhất, cạnh tranh nhãn hiệu
Ngân hàng OceanBank trở thành đối thủ cạnh tranh của PG Bank bởi lẽ, OceanBank cũng đã cùng Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) ra mắt thẻ đồng thương hiệu dùng mua xăng dầu OP Card và OP Plus. OP Card là thẻ trả trước chuyên dụng dùng mua xăng dầu, khách hàng không phải mở tài khoản cá nhân, không cần ghi danh cũng có thể sở hữu thẻ này. Số dư tối thiểu duy trì thẻ là 20.000 dồng và được OceanBank hoàn lại khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng. Một loại thẻ khác là thẻ OP Plus, được tích hợp cả hai tính năng trả trước và ghi nợ, không chỉ là thẻ mua xăng dầu mà còn có các tính năng khác của thẻ ngân hàng, được sử dụng để rút tiền, nhận lương qua tài khoản, thanh toán hàng hóa dịch vụ, thực hiện giao dịch tại trên 7.000 ATM của các ngân hàng trên toàn quốc. Hai loại thẻ OP Card và OP Plus được chấp nhận thanh toán và phát hành tại các cây xăng mang biểu tượng PV Oil và hệ thống kinh doanh của OceanBank trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, PV Oil và OceanBank mới chỉ triển khai dịch vụ tại các tỉnh, thành phố là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hải Dương.
Thứ hai, cạnh tranh ngành
Sản phẩm thẻ nội địa của các ngân hàng TMCP hiện nay khá đa dạng và phát triển mạnh, đồng thời cũng trở thành đối thủ cạnh tranh chính của thẻ Flexicard, đặc biệt là các sản phẩm thẻ của các ngân hàng lớn như Vietinbank, Agribank, Đông Á và một vài ngân hàng TMCP khác.
Sản phẩm thẻ ghi nợ của Vietinbank hiện nay khá đa dạng với dòng sản phẩm thẻ mang thương hiệu E-Partner. Thẻ E-Partner đã đươc phân thành năm loại thẻ với thiết kế khác nhau là E-Partner S-Card, E-Partner C-Card, E-Partner G-Card, E-Partner Pink Card và thẻ E-Partner 12 con giáp. Ngoài những đặc điểm, tiện ích chung giống các sản phẩm thẻ khác thì mỗi loại thẻ này còn có những đặc điểm riêng, phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Vietinbank cũng thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại cho khách hàng dùng thẻ như: tích điểm thưởng cho khách hàng khi dùng thẻ E-Partner thanh toán tại các siêu thị, hay mới đây là chương trình “Dùng thẻ E-Partner - trúng sổ tiết kiệm”. Theo đó, khách hàng chỉ cần phát hành, chuyển đổi thẻ E-Partner hoặc nộp 50.000 đồng vào thẻ E-Partner, được nhận một phiếu dự thưởng để tham gia quay số trúng sổ tiết kiệm, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 370 triệu đồng. Bên cạnh đó, khi đăng ký nhận lương, trợ cấp của bảo hiểm xã hội qua thẻ E-Partner, khách hàng có cơ hội nhận các quà tặng ý nghĩa như tặng bảo hiểm tai nạn với giá trị 5 triệu đồng và tặng "nhiệt kế sức khỏe" cho 45.000 chủ thẻ đầu tiên đăng ký nhận lương hưu qua thẻ tại Vietinbank, đồng thời, nhằm khuyến khích các chủ thẻ E-Partner tích cực sử dụng phương tiện thanh toán trực tuyến, VietinBank triển khai chương trình “Online shopping - Rinh iPad2” với những quà tặng và giải thưởng hấp dẫn…Như vậy với các dòng sản phẩm đa dạng và nhiều tiện
ích, cùng với dịch vụ khách hàng tốt, thẻ E-Partner của Vietinbank đã thu hút được hơn 7 triệu khách hàng sử dụng.
Đối thủ cạnh tranh tiếp theo là Agribank với ba sản phẩm thẻ nội địa là thẻ Success, thẻ liên kết sinh viên và thẻ Lập nghiệp. Thẻ Success là sản phẩm dành cho quảng đại quần chúng, được phát hành nhiều cho các công nhân viên chức làm việc tại các cơ quan nhà nước. Thẻ liên kết sinh viên là loại thẻ kết hợp chức năng của thẻ ghi nợ nội địa và thẻ sinh viên theo quy định của trường. Dưới hình thức thẻ sinh viên, thẻ giúp các trường đại học, cao đẳng,… quản lý việc ra vào của sinh viên trong trường cũng như các hoạt động học tập và sinh hoạt khác của sinh viên như: mượn sách thư viện, đóng học phí,…Còn thẻ Lập nghiệp là thẻ liên kết đồng thương hiệu giữa Agribank và ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) dành riêng cho khách hàng là các học sinh, sinh viên vay vốn của VBSP, với chức năng hỗ trợ giải ngân vốn vay qua tài khoản thẻ. Một điểm mạnh lớn nhất của Agribank là có mạng lưới chi nhánh lớn nhất hiện nay với hơn 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và hệ thống mạng lưới ATM dẫn đầu thị trường với hơn 2.000 máy, giúp Agribank có thể tiếp cận được với các khách hàng của mình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Ngân hàng Đông Á cũng được biết đến là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, luôn mang đến cho khách hàng những chất lượng dịch vụ ở mức cao nhất. Bên cạnh kênh ngân hàng truyền thống, DongA Bank phát triển kênh ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử với công nghệ và tiện ích vượt trội. Thẻ Đa năng Đông Á đã cung cấp nhiều tiện ích cho người sử dụng, từ các tiện ích cơ bản trong giao dịch đến các tiện ích phục vụ cuộc sống hiện đại qua các kênh giao dịch tự động và ngân hàng điện tử. Không dừng lại tại đây, nhằm thể hiện năng lực vượt trội về công nghệ của mình, DongA Bank còn tích hợp các tính năng ưu việt của thẻ Đa năng để phát triển thêm nhiều loại thẻ dành cho các đối tượng khác nhau như: Thẻ Chứng khoán, thẻ Hưu trí, thẻ liên kết sinh viên, thẻ Đa năng Dr Card. Thẻ Đa năng của ngân hàng Đông Á cũng có thể thanh toán trực tuyến trên nhiều website mua bán trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bắt kịp xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Hiện nay, Đông Á cũng thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mại và tặng quà cho khách hàng sử dụng thẻ.
Bên cạnh những ngân hàng kể trên, PG bank cũng cần quan tâm tới các ngân hàng TMCP khác như ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank), ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV)…Tuy thị phần thẻ của các ngân hàng này hiện tại vẫn còn thấp nhưng tốc độ phát triển sản phẩm thẻ của các ngân hàng này cũng rất nhanh. Các ngân hàng này cũng đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường thẻ bằng các chương trình ưu
đãi hấp dẫn, các tính năng mới cho sản phẩm thẻ cũng như các chính sách đi kèm cho sản phẩm.
Việc xác định được các đối thủ cạnh tranh giúp ngân hàng thấy được các điểm còn hạn chế của sản phẩm từ đó tìm cách khắc phục, đồng thời nhìn nhận được các điểm mạnh của sản phẩm để tập trung các nỗ lực marketing quảng bá cho sản phẩm.
3.3. Phân tích SWOT cho thẻ Flexicard
Dựa trên thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing cho sản phẩm thẻ Flexicard đã nêu trong chương 2, phần này sẽ tiến hành phân tích SWOT để thấy được điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) cũng như thách thức (Threats) của sản phẩm thẻ Flexicard so với đối thủ cạnh tranh và thị trường thẻ hiện nay.
3.3.1. Điểm mạnh
Thứ nhất, thẻ Flexicard của PG Bank là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt có thể mua xăng dầu và rút tiền mặt tại các cửa hàng xăng dầu Petrolimex đầu tiên ở Việt Nam.
Thứ hai, thẻ Flexicard là một sản phẩm thẻ đa năng, đa tiện ích, và có độ bảo mật cao vì thẻ Flexicard được ứng dụng công nghệ thẻ Chip không tiếp xúc giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về thẻ cũng như hạn chế tối đa hiện tượng làm giả thẻ. Thẻ Flexicard đa năng là sự kết hợp đầy đủ hai tính năng: tính năng trả trước (Prepaid) và tính năng ghi nợ (Debit) trên cùng một phôi thẻ. Vì thế, thẻ Flexicard sử dụng linh hoạt theo ý muốn của khách hàng, khi khách hàng muốn sử dụng tính năng nào, tính năng đó sẽ được kích hoạt.
Ngoài việc đáp ứng được những tiện ích cơ bản nhất cho khách hàng như rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản, vấn tin, in sao kê, xem số dư tài khoản,… trên máy ATM, thẻ Flexicard có thể thanh toán trực tiếp khi mua hàng tại các cửa hàng, siêu thị,… là ĐVCNT của PG Bank. Đặc biệt, thẻ Flexicard còn có thể thanh toán chi phí mua xăng dầu và rút tiền mặt tại hơn 2.000 điểm phân phối xăng dầu của Petrolimex trên toàn quốc.
Thứ ba, cổ đông lớn của PG Bank là Petrolimex đã tận dụng tối đa những thế mạnh của mình – là một đơn vị nhập khẩu xăng dầu lớn nhất cả nước, chiếm hơn 60 % thị phần để giúp đỡ cho thẻ Flexicard đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn. Petrolimex là đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn, mạng lưới rộng khắp, phủ kín tất cả các tỉnh thành trên cả nước với hơn 2.000 cửa hàng xăng dầu. Đây là lợi thế lớn khi PG Bank phát hành thẻ Flexicard và có thể nói rằng lợi thế này không một ngân hàng nào của Việt Nam có thể có được.
Thứ tư, là ngân hàng đi sau trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam, PG Bank có thể học hỏi được những kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước. Như sự cố
thẻ ATM hết tiền vẫn rút được tiền tỷ của Eximbank, các máy ATM của Vietcombank đồng loạt bị dừng hoạt động sau tết năm 2008, hay như việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến thẻ thanh toán của các ngân hàng khác,… Tất cả đều là những kinh nghiệm quý báu giúp cho sản phẩm thẻ của PG Bank hoàn thiện hơn.
3.3.2. Điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh, sản phẩm thẻ Flexicard vẫn còn tồn tại những điểm yếu sau:
Thứ nhất, sản phẩm thẻ Flexicard chưa đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Hiện nay, thiết kế của thẻ Flexicard vẫn khá đơn điệu, không có gì nổi bật so với nhiều sản phẩm thẻ nội địa khác trên thị trường. Đồng thời, thẻ này chưa được phân cấp thành nhiều dòng khác nhau phù hợp với các phân đoạn khách hàng cao cấp, trung cấp và hạng thường. Trong khi đó, nhiều đối thủ cạnh tranh của PG Bank đã cung cấp những sản phẩm thẻ đa dạng hơn: Vietinbank có năm loại thẻ ghi nợ nội địa với thiết kế khác nhau và các tiện ích dành cho các nhóm khách hàng khách nhau. Ví dụ thẻ Pink Card dành riêng cho phái đẹp với thiết kế ấn tượng và quyến rũ, hay như thẻ E - Partner 12 con giáp được thiết kế với 12 màu sắc sinh động tượng trưng cho 12 con giáp.
Thứ hai, sản phẩm thẻ Flexicard của PG Bank mới xuất hiện từ năm 2009, thời điểm mà thị phần thẻ của các ngân hàng lớn đã tương đối ổn định. Để có được thị trường tiêu thụ cho Flexicard, PG Bank sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Hơn nữa uy tín ngân hàng là điều vô cùng quan trọng. PG Bank là ngân hàng đang trong quá trình khẳng định tên tuổi, trong khi các ngân hàng lớn tại Việt Nam không những thị trường ổn định mà còn có uy tín từ lâu. Do đó để cạnh tranh được là điều không đơn giản.
Thứ ba, các cây ATM và chi nhánh, phòng giao dịch của PG Bank còn khiêm tốn hơn so với các ngân hàng khác nên gây khó khăn cho người sử dụng thẻ trong quá trình giao dịch. Hiện nay, PG Bank chỉ có 57 máy ATM trên toàn quốc. Ngoài ra, PG Bank mới chỉ áp dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua kênh thanh toán POS mà chưa có kênh thanh toán trực tuyến.
Thứ tư, hoạt động xúc tiến, quảng bá cho thẻ Flexicard vẫn còn hạn chế. PG Bank chưa có các chương trình, chiến dịch quảng bá sâu rộng cho sản phẩm thẻ Flexicard và các chính sách cho khách hàng sử dụng thẻ vẫn chưa tạo được nhiều sự khác biệt so với các ngân hàng khác.
3.3.3. Cơ hội
Cơ hội mở ra cho sản phẩm thẻ Flexicard là rất lớn bởi thị trường thẻ tại Việt Nam hiện nay còn rất nhiều tiềm năng.
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các
giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Tại Việt Nam cũng vậy, hiện nay Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại đang cố gắng thúc đẩy việc hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.
Các chính sách của Chính phủ và NHNN trong thời gian vừa qua đã có những tác động tích cực và đáng kể cho việc mở rộng triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, có hai chính sách được đánh giá cao trong việc tạo điều kiện cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ là Quyết định số 291/2006/QĐ- TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Đây là một văn bản quan trọng, khẳng định quyết tâm và định hướng của Chính phủ trong việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế tiền mặt trong lưu thông, hướng tới một hệ thống thanh toán hiện đại, an toàn và hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực cũng như thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế. Tiếp sau đó, để góp phần cụ thể hoá việc triển khai Đề án, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước. Song song với quyết định này, NHNN đã ban hành Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN ngày 11/10/2007 hướng dẫn thực hiện đã góp phần hỗ trợ đáng kể cho các ngân hàng trong việc đẩy mạnh hoạt động trả lương qua tài khoản tại các NHTM. Bên cạnh đó, thông qua các chỉ đạo điều hành khác, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt khác cũng được quan tâm thực hiện tạo điều kiện cơ bản cho thị trường phát triển.
Về phía các ngân hàng thương mại, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới…, cũng không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, qua điện thoại di động, ví điện tử,... đã được cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
Vì vậy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển là cơ hội tốt cho sự phát triển của các sản phẩm thẻ nói chung và thẻ Flexicard của PG Bank nói riêng.
Thứ hai, công nghệ thông tin cũng như hệ thống thông tin liên lạc ở Việt Nam đang đạt được những bước tiến vượt bậc. Cộng nghệ phát triển giúp cho các ngân hàng nói chung và PG Bank nói riêng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ thẻ.
Thứ ba, thương mại điện tử tại Việt Nam đang trên đà phát triển. Theo báo cáo của NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng Cimigo – một tập đoàn chuyên về nghiên cứu thị trường và thương hiệu hoạt động trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công bố, trong giai đoạn 2000 - 2010, tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng Internet tại Việt
Nam đạt khoảng 12%. Theo đó, tỷ lệ người sử dụng Internet tại nước ta đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Hiện Việt Nam có khoảng 26,8 triệu người đang sử dụng Internet với tỷ lệ 31% dân số, trong đó 58% người sử dụng Internet lên mạng tìm hiểu thông tin hàng hóa trước khi quyết định mua (Nguồn: cimigo.vn). Đây chính là cơ hội để thương mại trực tuyến Việt Nam ngày càng phát triển. Đi kèm với đó thì các phương thức thanh toán trực tuyến cũng sẽ phát triển. Đây là một lí do và cũng là cơ hội tốt để PG Bank phát triển thêm tiện ích thanh toán trực tuyến cho sản phẩm thẻ Flexicard.
3.3.4. Thách thức
Thách thức đầu tiên phải kể đến mà các ngân hàng nói chung và PG Bank nói riêng gặp phải là tâm lý ưa chuộng và thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày của người Việt Nam còn cao nên việc sử dụng các phương tiện TTKDTM, trong đó có thẻ, nhìn chung còn rất hạn chế. Thêm vào đó là kiến thức về thẻ thanh toán của nhiều người dân còn ở mức độ thấp, nhiều người quan niệm rằng thẻ chỉ dành cho đối tượng giàu có trong xã hội. Hơn nữa, hầu hết các khoản chi tiêu của người dân đều bằng tiền mặt cho nên việc mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng không phải là một nhu cầu bức bách với các tầng lớp dân cư.
Thách thức thứ hai là áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác. Hiện nay, sản phẩm thẻ đa tiện ích đang dần trở thành xu thế. Vì thế, các ngân hàng khác cũng đang cố gắng chạy đua vào lĩnh vực này. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Jetstar Pacific cũng đã thành công trong việc ứng dụng tiện ích thanh toán tiền vé máy bay thông qua hệ thống gần 1.000 máy ATM của BIDV. Bên cạnh đó, ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cùng với công ty Mobivi và công ty du lịch Viettravel triển khai hình thức thanh toán tour trực tuyến bằng Ví điện tử Mobivi. Ngoài Viettravel, VIB đã ký với gần 20 doanh nghiệp khác để triển khai loại hình này. Như vậy, điều dễ nhận thấy là sau một thời gian tập trung phát triển tài khoản và thẻ thanh toán cá nhân về số lượng, hiện các ngân hàng Việt Nam đã chú ý nhiều hơn đến việc tăng cường các ứng dụng tiện ích thực tế trên thẻ. Ban đầu là những dịch vụ đơn giản như thanh toán thẻ điện thoại, tiền điện nước… rồi đến trả lương, nộp thuế qua ngân hàng; các ngân hàng còn tích hợp các sản phẩm tài chính để biến một chiếc thẻ và tài khoản của nhà đầu tư không chỉ dùng để thanh toán mà nhiều hoạt động đầu tư tài chính…Với các ứng dụng này, chiếc thẻ ATM đã dần thoát khỏi nhiệm vụ duy nhất là rút tiền như từ trước đến nay. Nhưng đó lại là dấu hiệu cho một cuộc chạy đua mới của ngành ngân hàng.
Một thách thức khác nữa là sự gia tăng của các loại tội phạm thẻ đang đe dọa đến vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động kinh doanh thẻ, qua đó, gây áp lực lớn cho việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng. Bên cạnh
các loại tội phạm công nghệ cao với các hành vi như gắn thiết bị đánh cắp dữ liệu thẻ tại ATM, gian lận, thông đồng với các ĐVCNT..., thì gần đây, còn xuất hiện và gia tăng loại tội phạm với các hành vi phá hoại trắng trợn, liều lĩnh nhằm ăn cắp tiền tại các máy ATM. Cùng với đó, rủi ro gia tăng trong loại hình giao dịch thanh toán trực tuyến qua Internet đang là các thách thức lớn trong quá trình đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ xét từ phía khách hàng sử dụng thẻ cũng như từ phía ĐVCNT.
3.4. Các giải pháp về marketing cho sản phẩm thẻ Flexicard của ngân hàng PG Bank
3.4.1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường
Để có thể tiến hành nghiên cứu thị trường có hiệu quả thì trước hết PG Bank cần thiết lập một hệ thống thu thập thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Cụ thể là:
- Ngân hàng nên thành lập hệ thống thông tin marketing (MIS). Hệ thống thông tin marketing cần phải được khai thác một cách có hiệu quả cho việc ra từng loại marketing. Thông tin marketing thì có nhiều, nó cần phải được phân loại tùy thuộc vào từng loại quyết định marketing. Hệ thống thông tin marketing bao gồm: hệ thống báo cáo nội bộ, hệ thống thu thập thông tin marketing thương xuyên bên ngoài, hệ thống nghiên cứu marketing và hệ thống phân tích thông tin marketing. Hệ thống này giúp thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin chính xác, kịp thời cho người phụ trách lĩnh vực marketing.
- Để việc nghiên cứu thị trường có hiệu quả, PG Bank có thể tiến hành thu thập thông tin bằng cách:
Thứ nhất, hoàn thiện và phát huy tác dụng của bộ hồ sơ khách hàng. Như đã biết, một trong những lợi thế của ngân hàng so với các doanh nghiệp khác là ngân hàng nắm giữ một nguồn thông tin tương đối phong phú có giá trị thông qua bộ hồ sơ khách hàng. Hồ sơ này thực sự là phương tiện chủ yếu giúp ngân hàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để chủ động thực hiện các chiến lược marketing, góp phần giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hồ sơ khách hàng phải thường xuyên được cập nhật bổ sung để đảm bảo tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin từ hồ sơ khách hàng thì cần phân tán cho mọi cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Họ thu nhận thông tin hàng ngày về các khách hàng rồi trực tiếp liên hệ với trung tâm lưu trữ thông tin của ngân hàng để tạo ra những bộ hồ sơ khách hàng có giá trị thông tin cao. Để bộ hồ sơ này thực sự trở thành phương tiện thông tin nội bộ của ngân hàng thì nhất thiết nó phải nằm trong tầm tay của mọi nhân viên để họ tham gia vào việc cung cấp thông tin thường xuyên, đầy đủ và có ý thức.