Hoạt Động Marketing Sản Phẩm Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Chưa Hiệu

truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, đặc biệt là còn để ngỏ khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, những lợi ích mà Factoring mang lại là rất lớn. Đối với ngân hàng nếu triển khai nghiệp vụ Factoring sẽ thu được nguồn lợi nhuận đáng kể qua phí dịch vụ và lãi suất, đa dạng hóa loại hình dịch vụ, sử dụng tốt hơn nguồn vốn huy động được. Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì Factoring quốc tế mang lại những lợi ích to lớn:

+ Factoring nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu vì các nhà nhập khẩu thường ưa thích phương thức ghi sổ hơn do không làm họ tốn kém chi phí, thời gian và nỗ lực như các phương thức khác đặc biệt là tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, rủi ro của phương thức ghi sổ với nhà xuất khẩu là rất lớn. Chính vì vậy mà Factoring quốc tế vừa thoả mãn yêu cầu giảm chi phí, thời gian, công sức của nhà nhập khẩu như sử dụng phương thức ghi sổ vừa đáp ứng nhu cầu đảm bảo thanh toán của nhà xuất khẩu.

+ Factoring bảo hiểm rủi ro cho các khoản phải thu của doanh nghiệp, sẽ không còn tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, giảm bớt tình trạng nợ xấu.

+ Factoring quốc tế đảm bảo luồng tiền mặt cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ- những doanh nghiệp đang phát triển với số lượng ngày càng lớn ở nước ta đồng thời đây cũng là những đối tượng gặp khó khăn trong tiếp cận với các nguồn cung cấp vốn truyền thống của ngân hàng.

+ Factoring đảm trách thu hồi các khoản phải thu cho doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ tiện ích trọn gói khác như quản lý sổ cái bán hàng, quản lý tín dụng...từ đó doang nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực, vật lực để tập trung nâng cao doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp cũng giữ được mối quan hệ tốt hơn với bạn hàng vì không phải trực tiếp đi đòi nợ.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy Factoring quốc tế rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn ít lại thiếu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại

thương. Do đó nếu triển khai loại hình tài trợ này chắc chắn BIDV sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng, nâng cao uy tín của mình với khách hàng.

3.2.4. Hoạt động Marketing sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu chưa hiệu

quả.

Trong điều kiện hiện nay, khi các ngân hàng thương mại ra sức phát triển để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề cạnh tranh để phát triển ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị trường, một địa bàn hoạt động, các ngân hàng đều đưa ra các loại hình sản phẩm tài trợ giống nhau, buộc các ngân hàng phải hết sức chú ý đến công tác marketing.

Công tác marketing của BIDV chưa được chú trọng đúng mức. Các hoạt động marketing chưa được tiến hành có tổ chức và hệ thống. Chưa có sự phối hợp hài hoà giữa các phòng ban trong nội bộ ngân hàng để đưa ra chính sách phù hợp, hiệu quả. Chính vì vậy mà hoạt động marketing còn mang tính thụ động, các biện pháp kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ còn nghèo nàn.

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 10

BIDV, một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, liên tục được các ngân hàng thương mại của Mỹ đánh giá là ngân hàng tốt nhất Việt Nam và mới đây thương hiệu BIDV là thương hiệu đầu tiên của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đăng ký bảo hộ tại Mỹ. Vì vậy, BIDV cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing để mở rộng, nâng cao uy tín cho thương hiệu của mình để không những các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng biết đến BIDV.

3.2.5. Công tác phòng ngừa rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng đúng mức.

Trong quá trình hội nhập và toàn càu hoá, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang đem lại rất nhiều cơ hội mới cho các định chế tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, rủi ro cũng gia tăng không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về tính đa dạng và phức tạp. Do đó, nhận biết, đo lường và quản lý rủi ro đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong công tác quản trị điều hành đối với ngân hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, vai trò của một hệ thống quản lý rủi

ro tốt trong ngân hàng được BIDV đánh giá cao và luôn hướng tới mục tiêu xây dựng, hoàn thiện. Văn hoá rủi ro cũng ngày càng được nhận thức rõ ở mọi cấp độ trong toàn bộ hệ thống BIDV.

Trong khuôn khổ Đề án cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại, BIDV được tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nguồn viện trợ của quỹ ASEM thông qua ngân hàng thế giới WB. Theo nội dung hợp đồng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, công ty tư vấn IFG Development Initiatives Ltd.(Anh) đã thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật cơ cấu lại BIDV trên bốn phần lớn trong đó quản lý rủi ro là một phần quan trọng. Theo kết quả tư vấn giai đoạn một, một mô hình quản lý rủi ro trong hoạt động của BIDV đã được khuyến cáo thành lập theo hướng thông lệ, có tính đến điều kiện thực tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong năm 2004, công tác quản trị điều hành của BIDV được gắn với một nhiệm vụ quan trọng là chuyển đổi mô hình tổ chức để đáp ứng yêu cầu của dự án hiện đại hoá cũng như thực hiện kiến nghị của chuyên gia tư vấn. Theo mô hình chuyển đổi, tháng 8 năm 2004, Ban quản lý rủi ro của BIDV đã chính thức được thành lập.

Ban quản lý rủi ro có chức năng cơ bản là: tham mưu và trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động trong hệ thống BIDV. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh từ việc bên đi vay không trả được nợ sau khi được cấp các khoản tín dụng (cả trong và ngoài bảng cân đối kế toán). Rủi ro tín dụng có tỷ trọng lớn nhất, có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro thị trường là loại rủi ro dẫn đến tổn thất do có thay đổi không lường trước được trong giá cả tài chính bao gồm lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá trái phiếu, vốn sở hữu và hàng hoá. Rủi ro hoạt động là những rủi ro phát sinh do yếu tố con người hoặc do sơ hở trong quy trình tác nghiệp, sự yếu kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ, hoặc do những yếu tố khách quan (cơ chế, chính sách của Nhà nước). Tuy nhiên, do mới được thành lập, dù đã nỗ lực hết mình xây dựng chính sách quản lý rủi ro, xây dựng các quy trình, phương pháp và thủ tục quản lý rủi ro để đảm bảo thực hiện được việc nhận dạng, đo lường, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý, phòng ngừa

nhưng thời gian đi vào hoạt động còn quá ngắn ngủi để Ban quản lý rủi ro có thể đạt được kết quả mong muốn.

Theo tổng kết, các ngân hàng thương mại hiện đang phải đối mặt với 5 rủi ro lớn. Đó là nợ xấu, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất tăng, kỳ vọng tăng trưởng GDP ở mức cao và rủi ro trong quá trình hội nhập. Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề: muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro, nếu không chấp nhận rủi ro thì sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ- loại hàng hoá đặc biệt nhạy cảm với rủi ro, tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng thương mại với nhau, khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng. Do đó, muốn tồn tại và phát triển, BIDV cũng như các ngân hàng thương mại khác phải có đủ năng lực quản trị rủi ro.

Ngoài ra, vấn đề kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng chưa được thực hiện tốt. Tổng giám đốc BIDV đã ra chỉ thị về tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xác định trách nhiệm thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng khối xây lắp mà chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.

3.2.6. Trình độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế.

Để thực hiện nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu thì buộc đội ngũ cán bộ của ngân hàng không chỉ có kiến thức về tín dụng, thẩm định, tài chính mà còn có kiến thức đầy đủ về luật thương mại quốc tế, các thông lệ tập quán trong ngoại thương cũng như vốn ngoại ngữ cần thiết để giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV hầu như chưa đáp ứng được các yêu cầu này. Kiến thức về pháp luật còn yếu kém dẫn đến tình trạng khi có tranh chấp phát sinh thì không biết giải quyết như thế nào. Điều đó cũng dẫn tới những hạn chế nhất định khi tiến hành tư vấn cho khách hàng. Đồng thời do trình độ ngoại ngữ còn yếu kém nên dẫn đến những khó khăn trong khi giao dịch với khách hàng nước ngoài.

Do nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu gắn liền với sự phức tạp của hoạt động ngoại thương nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có một trình độ hiểu biết toàn diện, có nhiều kinh nghiệm thực tế.

3.2.7. Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả cao.

Trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cần có sự phối hợp nhịp nhàng của ba bộ phận là bộ phận tín dụng, bộ phận thanh toán quốc tế và bộ phận kinh doanh đối ngoại. Nếu ngân hàng biết cách phối hợp hoạt động của ba bộ phận này thì chắc chắn hiệu quả của tài trợ xuất nhập khẩu sẽ tăng lên rất nhiều. Nhưng thực trạng ở BIDV là trong tài trợ ngoại thương các phòng ban này hoạt động gần như độc lập với nhau, không tạo thành một quy trình khép kín. Tài trợ ngoại thương chỉ được coi là nhiệm vụ chính của phòng tín dụng. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều khi khách hàng xin tài trợ ở BIDV nhưng lại tiến hành thanh toán ở một ngân hàng khác hay khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế ở BIDV. Cũng có trường hợp khách hàng xin tài trợ đồng thời thanh toán tại BIDV nhưng do hoạt động còn rời rạc, nhiều công đoạn rườm rà nên gây mất nhiều thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, từ đó mà độ tín nhiệm với các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

3.2.8. Vấn đề trang bị kỹ thuật và công nghệ ngân hàng.

Đến hết năm 2006, BIDV đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá tại trên 100 chi nhánh cấp 1 và cấp 2. Có trên 80% khối lượng giao dịch đã được thực hiện qua dự án hiện đại hoá. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại được áp dụng triển khai như homebanking, phonebanking, smart account... Với sự thành công của dự án hiện đại hoá giai đoạn I do Ngân hàng Thế giới tài trợ, BIDV đã từng bước thực sự chuyển mình trong công nghệ ngân hàng, đặc biệt là việc xây dựng hoàn thiện khung kiến trúc tổng thể công nghệ ngân hàng hiện đại.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của hiện đại hóa ngân hàng và với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì đó mới chỉ là bước khởi đầu, nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu mà chưa được áp dụng.

Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình phân tích, quản lý, điều hành hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV.‌‌


CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

I. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế.

1. Xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế Việt Nam.

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm rõ ràng về vấn đề này khi thực hiện chính sách “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, “đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại”, tham gia các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, có quan hệ với tổ chức Ngân hàng Thế giới WB, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF; đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương như Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (có hiệu lực từ ngày 10/12/2001) và gần đây nhất là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO vào năm 2006... Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phủ và các Bộ quản lý ngành, cùng với các hiệp hội doanh nghiệp đang thúc đẩy, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động tìm và thực hiện các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh, theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế đối với từng ngành, từng lĩnh vực.

Vì thế, chủ động hội nhập và phát triển đang là một vấn đề bức thiết đối với mọi doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được dự đoán là sẽ diễn ra rất gay gắt bởi không chỉ có sự tham gia của các ngân hàng thương mại Việt Nam mà trên thị trường tài chính còn xuất hiện các ngân hàng thương mại nước ngoài, các ngân hàng liên doanh, các tổ chức tài chính quốc tế... Các định chế tài chính này không chỉ có nguồn vốn dồi dào mà còn có kinh

nghiệm phong phú trong hoạt động ngân hàng. Đó là những thách thức to lớn đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Để các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng chủ động hội nhập và phát triển tốt hơn thì cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng từ nhiều phía. Đó cũng chính là một trong những giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV.

2. Tính tất yếu cho sự phát triển của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

2.1. Tính tất yếu khách quan.

• Về môi trường kinh doanh quốc tế:

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động chủ yếu theo bốn xu hướng sau:

- Xu hướng tác động của sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ đến mọi quốc gia.

- Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao làm cho nền kinh tế thế giới này càng trở thành một chỉnh thể thống nhất trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận.

- Nền kinh tế thế giới đang chuyển từ trạng thái lưỡng cực sang trạng thái đa cực với sự hình thành của nhiều trung tâm kinh tế và liên kết kinh tế mới. Xu thế đối thoại và hợp tác đang thay cho xu hướng đối đầu và biệt lập để ổn định và phát triển.

- Sự lớn mạnh, năng động của khu vực kinh tế châu Á- Thái Bình Dương với tâm điểm là Trung Quốc và Ấn độ.[13]

Trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính tiền tệ cũng đang có nhiều biến động. Đi cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế là trào lưu hợp nhất các ngân hàng, các định chế tài chính thành các tập đoàn tài chính đa quốc gia, có khả năng huy động và điều chuyển vốn rất lớn. Bên cạnh đó, một đặc điểm quan trọng của thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay là vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy mà

nhu cầu về vốn cũng như nhu cầu tài trợ ngoại thương là rất lớn, bản thân các ngân hàng nhỏ lẻ không thể đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia cho nên xu thế liên kết giữa các ngân hàng là tất yếu. Thêm nữa, cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thế giới ngày càng gay gắt nhằm giành giật khách hàng, thị trường. Cho nên để giành ưu thế vượt trội trong cuộc cạnh tranh đó đòi hỏi phải liên kết giữa các ngân hàng tạo thành hai tầng: các tập đoàn tài chính đa quốc gia và các ngân hàng quốc gia, lôi cuốn thế giới cùng phát triển. Nhận thức rõ nhu cầu về nguồn vốn khổng lồ của các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn tài chính này luôn coi trọng hoạt động tài trợ ngoại thương, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ để trở thành chỗ dựa vững chắc về vốn cho các công ty lớn trên thế giới.

• Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

Từ khi mở cửa cho đến nay, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Năm 2006, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,17% so với năm 2005, hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra. Kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 39,6 tỷ USD, tăng 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm 2005.

Xuất khẩu năm 2006 tăng là do tăng cả sản lượng xuất khẩu và cả giá trị hàng xuất khẩu. Xuất khẩu tăng mạnh ở hầu hết các mặt hàng chủ lực như: xuất khẩu thuỷ sản đạt 3,1 tỷ USD, dệt may 5,2 tỷ USD, giày da 3,2 tỷ USD, gỗ 2tỷ USD, dầu thô 7,7 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng trong đó thị trường Mỹ dẫn đầu với kim ngạch đạt 8 tỷ USD, thị trường châu Âu đạt 7,647 tỷ USD, Nhật Bản 5,2 tỷ USD, Trung Quốc 3,2 tỷ USD và các nước ASEAN 6,56 tỷ USD. Hàng loạt chủng loại hàng hoá xuất khẩu đã vào được các thị trường mới, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian.

Cùng với xuất khẩu, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đạt được những kết quả khả quan. FDI năm 2006 đạt 10,2 tỷ USD tăng 45% so với năm 2005 và vượt mức kế hoạch 32%. Vốn ODA cũng đạt mức chưa từng có là 3,7 tỷ USD.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 09/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí