Các Công Cụ Đo Lường Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Digital Marketing

Mobile marketing là hình thức tiếp thị qua di động, sử dụng phương tiện di động để giới thiệu, quảng cáo các thông tin sản phẩm, thương hiệu tới khách hàng. Nói cách khác, mobile marketing là tất cả các hình thức kết nối đến người tiêu dùng thông qua thiết bị di động cá nhân.

b) Search Engines (Công cụ tìm kiếm)

SEM (Search Engine Marketing) là một phần quan trọng của marketing online. Khi tìm kiếm một từ khóa, công cụ tìm kiếm sẽ liệt kê một danh sách các trang web thích hợp nhất với từ khóa đã tìm kiếm. Nó sử dụng các công cụ web để đưa thông tin công ty lên top các công cụ tìm kiếm, hiện nay tại nước ta các công cụ tìm kiếm thường được sử dụng là Google, Bing, Cốc Cốc...

SEM có nhiệm vụ thu hút khách hàng một cách trực tiếp. SEM bao gồm SEO và PPC. PPC là phần quảng cáo và SEO là các kết quả website xếp phía sau quảng cáo.

PPC (Pay Per Click) là quảng cáo tốn phí. Đây là phương pháp quảng cáo mà doanh nghiệp khi muốn thực hiện một chiến dịch cần phải đăng ký nhứng từ khóa cần quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm. Khi người tìm kiếm truy vẫn những từ khóa này trên công cụ tìm kiếm sẽ xuất hiện mẫu quảng cáo của doanh nghiệp trên trang web tìm kiếm. Vị trí của các mẫu quảng cáo có cùng từ khóa sẽ được sắp xếp theo mức phí chi trả cho một lần click của người tìm kiếm lên mẫu quảng cáo.

Mức giá trên mỗi cú click càng cao thì mẫu quảng cáo của doanh nghiệp sẽ nằm ở vị trí càng cao và các vị trí tiếp theo sẽ tương ứng với các mức tiền nhỏ dần. Với hình thức này, doanh nghiệp phải trả phí cho các công cụ tìm kiếm.

Theo số liệu tháng 9 năm 2017 thống kê của Optify, có đến 58,4% tỷ lệ người dùng nhấp chuột vào 3 vị trí đầu và chỉ có 5,6% tỷ lệ người dùng nhấp chuột từ trang

2. Chính vì thế, doanh nghiệp muốn lên top trong bảng tìm kiếm thì doanh nghiệp phải chi cho Google một khoản chi phí. Một số hình thức trả phí của Google: PPC (Pay per click: trả tiền cho mỗi lần click chuột vào quảng cáo), CPM (Google dựa theo các hiển thị hay số lần quảng cáo được hiển thị để tính phí), CPA (dựa vào số lượt chuyển đổi hoặc hành động cụ thể trên website sau khi click vào một trong những quảng cáo để tính phí).

SEO (Search Engine Optimization): SEO là quá trình tối ưu nội dung và cấu trúc website để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên internet. Nó là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Hiện nay, hầu hết các website đều chọn google.com để triển khai SEO do có gần 90% người dùng internet trên toàn cầu sử dụng Google vì Google cung cấp được nhiều công cụ cho các chủ website có thể triển khai và đo lường hiệu quả SEO.

Việc hiển thị website của công ty trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng tiềm năng, vừa thể hiện vị thế của mình.

SEO giúp tăng thứ hạng website, từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập website, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn và giúp thương hiệu của doanh nghiệp nổi bật hơn. SEO còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp cực kỳ lớn.

c) Email Marketing

Theo Dương Minh Thắng và cs. (2012): “Email marketing là một hình thức marketing trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp với khách hàng.

Email marketing là một hoạt động kinh doanh bằng cách gửi email đến người nhận để giới thiệu, quảng bá, cảm ơn,… với hi vọng họ sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nhiệm vụ chính của email marketing là xây dụng mối quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng dành cho doanh nghiệp.

Lợi ích của Email Marketing:

Chi phí thấp: Việc tận dụng Email Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí.

Hiệu quả: Email Marketing cho phép doanh nghiệp chủ động giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Có thể dễ dàng phân nhóm khách hàng đơn giản bằng việc quản lý các danh sách.

Phản hồi ngay lập tức: Email Marketing cho phép doanh nghiệp thực hiện chiến dịch bằng các phần mềm Email Marketing và cho kết quả ngay lập tức với các lệnh kêu gọi hành động.

Có thể đo lường được: Có thể dễ dàng theo dõi và đo lường tỷ lệ người mở xem email, tỷ lệ click vào liên kết, liên kết nào được click bằng các phần mềm Email Marketing.

Marketing phạm vi toàn cầu: Dễ dàng tiếp cận khách hàng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào có mạng internet phủ rộng.

d) Content Marketing

Theo Content Marketing Institute: “Content marketing là một quy trình tiếp thị trong kinh doanh với trọng tâm là việc sản xuất và phân phối những nội dung phi thương mại thực sự có giá trị thông tin để thu hút và giành hoặc duy trì được tình cảm, sự trung thành của một nhóm khách hàng mục tiêu. Mục đích sau cùng của content marketing là chuyển hóa người tiêu thụ nội dung thành những khách hàng thực tế, tạo ra doanh thu bằng việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp”.

e) Social Media Marketing

Theo Trung Đức (2020): “Social Media Marketing là những kế hoạch tiếp thị nhằm thu hút sự chú ý và tăng lượng tương tác (like, share, comment) giữa thương hiệu với người dùng thông qua mạng xã hội.”

Social Media Marketing có thể hiểu là các hoạt động marketing được thực hiện trên các kênh social nhằm thu về các hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức người dùng về dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội.

Các kênh social media phổ biến hiện nay: Facebook, Instagram, Youtube... Theo thống kê của Statista (2020), có đến 2,6 tỷ người dùng Facebook hoạt động hàng tháng. Theo dự đoán của Statisa, Instagram sẽ đạt 120,3 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Mỹ vào năm 2023. Những con số này cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn của mạng xã hội đến người dùng hiện nay, sự bùng nổ của các kênh xã hội nãy cũng tạo ra thị phần và khách hàng tiềm năng, mở ra một thị trường đa dạng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn khai thác và tiếp cận.

Social Media Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động đa dạng, khác biệt tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề mà nó tham gia quảng bá nhằm tối ưu hóa khả năng tương tác và tiếp cận người dùng đối với nhiều doanh nghiệp.

Ưu điểm:

Lan truyền nhanh chóng, mạnh mẽ trong cộng đồng người dùng. Qua đó, doanh nghiệp có thể đối thoại và tương tác trực tiếp hai chiều với các đối tác, khách hàng của mình, trực tiếp lắng nghe phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để điều chỉnh phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Thông qua social marketing, doanh nghiệp có thể xây dựng cộng đồng mang tính tương hỗ qua lại giữa khách hàng và sản phẩm. Sự phản hồi trực tiếp từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.

Kết nối và tương tác mạnh mẽ, nhắm đúng đối tượng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý, việc tận dụng social marketing sẽ giúp cắt giảm chi phí, tối ưu hóa hiệu quả bán hàng.

Nhược điểm:

Khả năng lan truyền thông tin nhanh có thể trở thành “kẻ hủy diệt” doanh nghiệp khi những tin tức bất lợi được lan truyền vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.

f) Display Marketing

Display Marketing là một loại quảng cáo hiển thị mà thường chứa các biểu tượng như: hình ảnh, banner, bản đồ vị trí, các mặt hàng...

1.4.2.2. Digital Advertising

a) SMS Marketing

SMS Marketing là hình thức tiếp thị tin nhắn mobile marketing, là nhóm các ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp liên lạc và kết nối với khách hàng của mình thông qua các hình thức tương tác hoặc tương tự trên thiết bị di động hoặc mạng di động.

b) TV/Radio

Quảng cáo trên TV và radio có thể truyền tải, trình bày cách sản phẩm, dịch vụ hoạt động và quy trình sản xuất đến các khách hàng tiềm năng để họ biết phải tìm kiếm sản phẩm gì lúc mua hàng. Quảng cáo thường dùng nhiều điểm tiếp xúc nhằm gây ảnh hưởng một cách hiệu quả lên hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Marketing bằng TV/Radio thường có chi phí rất cao.

c) LCD/Banner

LCD là một hình thức quảng cáo tương tự các quảng cáo trên TV, bao gồm màn hình LCD chạy các TVC hoặc các clip quảng cáo với dung lượng 5 giây, 15 giây, 30 giây.

Banner được biết tới trong marketing là một ấn phẩm truyền thông quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ, sự kiện, hình ảnh thương hiệu và phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Các banner có tác dụng nhằm gợi nhắc thương hiệu đến với khách hàng, để khi có nhu cầu, thương hiệu đó sẽ xuất hiện trong tâm trí họ.

Quảng cáo banner truyền thống: là hình thức thông dụng nhất, có dạng hình chữ nhật, chứa những đoạn text ngắn và bao gồm cả hoạt ảnh. Quảng cáo banner truyền thống là quảng cáo dễ chèn vào website nhất, có thời gian tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi.

Quảng cáo In-line: Được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc phải của một trang web.

Quảng cáo Pop-up: Quảng cáo sẽ bật ra trên một màn hình riêng khi click chuột vào một đường dẫn hay một nút bất kỳ nào đó trên website.

1.4.3. Các công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing

1.4.3.1. Công cụ Google Annalytics

Google Annalytics là một dịch vụ miễn phí cung cấp bởi Google nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing Online (bao gồm SEO và các hoạt động Marketing khác).

Google Annalytics cung cấp cho người dùng các dữ liệu về traffic, nguồn traffic, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của người dùng trên website...

Google Annalytics có thể tích hợp với nhiều sản phẩm khác của Google như Google Adwords, Google Adsense...

Các tính năng chính của Google Annalytics gồm có: Tùy chỉnh Dashboard để theo dõi các chiến dịch cụ thể; Theo dõi hoạt động khách hàng trên website; Hỉnh ảnh hóa các nội dung được yêu thích nhất.

1.4.3.2. Công cụ Microsoft Clarity

Microsoft Clarity là công cụ phân tích website miễn phí cung cấp thông tin chi tiết về cách người dùng tương tác với website; cung cấp chỉ số tương tác, dữ liệu hiệu suất trang web.

Tính năng chính của Microsft Clarity bao gồm: Ghi nhận số lần phát hiện phiên truy cập; Phân tích, cho biết vị trí khách hàng đã click vào; Insights Dashboard cung cấp tổng quan về chỉ số hiệu suất và hành vi của người dùng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày về cơ sở lý thuyết về hoạt động bán hàng và một số công cụ Digital Marketing. Qua đó, ta nắm được khái niệm, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, cơ sở khoa học, các nguyên tắc và phương pháp của hoạt động bán hàng, các nội dung tổng quan và một số công cụ Digital Marketing.

Mục đích của cơ sở lý thuyết của hoạt động bán hàng và Digital Marketing là nhằm vận dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH VinaHost. Từ đó cho thấy để thực hiện được những mục tiêu chiến lược kinh doanh phài vận dụng tốt cơ sở lý thuyết của hoạt động bán hàng và Digital Marketing. Từ đó có cách nhìn sâu rộng và thực hiện các phương pháp kinh doanh hiệu quả.

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VINAHOST

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VINAHOST

2.1.1. Thông tin chi tiết về Công ty Trách nhiệm Hữu hạn VinaHost

Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn VinaHost

Loại hình hoạt động: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Mã số thuế: 0305592294

Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thanh Nga Ngày cấp giấy phép: 14/03/2008

Ngày hoạt động: 02/04/2008 Điện thoại: 1900 6046

Địa chỉ: 351/31 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

VinaHost được biết đến là một trong những nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam trong trong lĩnh vực dịch vụ lưu trữ và các giải pháp công nghệ. Từ kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Bắc Mỹ cùng đam mê phát triển công nghệ máy chủ/hosting tại Việt Nam, VinaHost chính thức được thành lập vào tháng 5 – 2008 với tên gọi Công ty TNHH Máy chủ Vi Na bởi 4 nhà đồng sáng lập. Ở thời điểm này, Internet và công nghệ đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Nắm bắt được xu hướng này, VinaHost đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chất lượng, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Khởi đầu bằng Shared Hosting - hỗ trợ kỹ thuật 24/7 với mục tiêu lấy chất lượng làm đầu, VinaHost được xem là một trong những công ty hosting đầu tiên triển khai dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365 tại Việt Nam. Chính phương châm hoạt động vì chất lượng và người dùng này đã giúp VinaHost chiếm được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng.

Trải qua hơn 10 năm hoạt động, VinaHost đã phát triển lên tầm cao mới, không ngừng đa dạng hóa dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh để đáp ứng nhu cầu ngày cao hơn của khách hàng. Công ty đã trở thành chuyên gia về hệ thống và mã nguồn mở, hỗ trợ bằng tiếng Anh một cách lưu loát, có tệp khách hàng đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp ở cả trong nước và quốc tế.

Đến nay, ngoài trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, VinaHost còn có chi nhánh tại Thành phố Hà Nội.

2.1.3. Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty

2.1.3.1. Mục tiêu

Cung cấp cho khách hàng và đối tác các Dịch vụ/Giải pháp chất lượng, đa dạng, giá hợp lý.

2.1.3.2. Tầm nhìn

Trở thành nhà cung cấp Dịch vụ lưu trữ & Giải pháp công nghệ hàng đầu Việt Nam và quốc tế.

2.1.3.3. Sứ mệnh

Mang lại một cuộc sống tiện ích, hiện đại và an toàn hơn – Đưa Việt Nam bắt kịp với công nghệ toàn cầu.

2.1.3.4. Giá trị cốt lõi

Đề cao sự tận tâm, trung thực - Sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác dựa trên sự tôn trọng, bình đẳng.

2.2. BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VINAHOST

2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Hình 2 1 Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn VinaHost 1

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn VinaHost

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự, 2021)

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

2.2.2.1. Hội đồng thành viên

Bao gồm tất cả các thành viên của công ty. Là cơ quan cao nhất, không hoạt động thường xuyên và chỉ tồn tại trong thời gian họp. Mỗi năm Hội đồng thành viên họp ít nhất một lần.

Hội đồng thành viên có quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng với Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác theo Điều lệ công ty.

Xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng và chủ yếu nhất của công ty như: Tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; Chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty: thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, tổ chức lại công ty, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

2.2.2.2. Chủ tịch Hội đồng thành viên

Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ: Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên, tài liệu họp hoặc lấy ý kiến của thành viên; Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết.

2.2.2.3. Giám đốc

Điều hành hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch Hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty.

Giám đốc sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty...

2.2.2.4. Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ triển khai chào bán các chương trình sự kiện của công ty, phát triển tập khách hàng tiềm năng cho công ty. Lập các kế hoạch, chiến lược kinh doanh, báo cáo từng tuần, tháng, quý, năm. Nắm bắt xu hướng thị trường, theo dõi và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra phòng kinh doanh còn tham gia các hoạt động tổ chức sự kiện của công ty.

2.2.2.5. Phòng Marketing

Phòng Marketing cung cấp thông tin dịch vụ của công ty đến với khách hàng và tìm kiếm khách hàng thông qua Google Adwords (tìm kiếm khách hàng trên mạng hiển thị Google), tiếp thị qua mạng xã hội – Social marketing (quản lý fanpage trên Facebook), Facebook marketing (tìm kiếm khách hàng trên Facebook).

Chạy quảng cáo Google Adwords, quảng cáo Facebook Ads, thiết kế landing page, video, sáng tạo nội dung quảng bá sản phẩm, dịch vụ tại công ty. Đảm nhận công việc triển khai dự án được giao và hỗ trợ kỹ thuật.

Lên kế hoạch chiến dịch quảng cáo, thúc đẩy hoạt động bán hàng, hỗ trợ phòng kinh doanh tiếp cận các khách hàng lớn có hợp đồng giá trị cao.

2.2.2.6. Phòng thiết kế

Thiết kế website theo yêu cầu của khách hàng, tối ưu website chuẩn hóa quảng cáo Google. Hỗ trợ thiết kế banner, logo cho khách hàng.

Tiếp nhận và tư vấn cho ban lãnh đạo về các công tác thiết kế, hoàn thiện mỗi sản phẩm hay mỗi dự án hay mỗi sản phẩm hợp tác. Lập kế hoạch về công việc được giao bao gồm: lên ý tưởng, phác thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện bản vẽ thiết kế và thực hiện. Thống nhất phương án thiết kế theo yêu cầu của khách hàng và cấp trên. Phối hợp với các phòng ban có liên quan dự trù kinh phí, báo cáo tài chính...

2.2.2.7. Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật là bộ phận xử lý các yêu cầu kỹ thuật trong và ngoài công ty. Đối với khách hàng: Đảm nhận lập trình website theo thiết kế của khách hàng; Hỗ trợ theo dõi tình hình, phát hiện và sửa lỗi, nâng cấp website theo yêu cầu; Hỗ trợ giải quyết kỹ thuật cho khách hàng miễn phí. Đối với các hoạt động trong công ty: Đảm bảo hệ thống hoạt động xuyên suốt; Thực hiện các hoạt động tối ưu hóa sự tự động của hệ thống; Xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ các phòng ban.

2.2.2.8. Phòng chăm sóc khách hàng

Liên hệ khách hàng, gửi mail phản hồi, hỗ trợ giải đáp thắc mắc khách hàng.

Thông báo gia hạn hợp đồng, trích xuất hóa đơn, chứng từ gửi khách hàng.

2.2.2.9. Phòng hành chính nhân sự

Quản lý hồ sơ, chứng từ quan trọng, sổ sách của công ty. Đảm nhận lưu trữ thông tin nguồn lực.

Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức bộ máy nhân sự của công ty. Tổng hợp kế hoạch nhân sự của từng bộ phận trong công ty. Thực hiện công việc tuyển dụng, đào tạo và duy trì nhân viên tại công ty. Tổ chức các hoạt động phúc lợi định kỳ hàng tháng, quý, năm.

2.2.2.10. Phòng kế toán

Thực hiện các công tác kế toán – tài chính, các nghiệp vụ kiểm toán nội bộ, quản lý tài sản, thanh quyết hợp đồng kinh tế, kiểm soát các chi phí trong quá trình hoạt động của công ty. Quản lý vốn, tài sản. Tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán toàn công ty.

Nhận xét: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH VinaHost là bộ máy đúng tiêu chuẩn của công ty hoạt động theo hình thức trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Nhìn chung bộ máy công ty vận hành đơn giản, phòng ban phân chia rõ ràng theo từng nhiệm vụ và trách nhiệm. Ngoài ra, cách bố trí các phòng ban gần nhau giúp các bộ phận dễ trao đổi và hỗ trợ nhau trong công việc.

2.3. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VINAHOST

2.3.1. Các yếu tố nguồn lực

2.3.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Văn phòng công ty nằm tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh, thuận tiện cho việc tìm kiếm địa chỉ và đi lại.

Tòa nhà văn phòng làm việc được trang bị bãi giữ xe riêng, hệ thống kiểm tra dấu vân tay nhân viên, nhà vệ sinh mỗi tầng, mọi tiện nghi đề có bộ phận của tòa nhà phụ trách nên đảm bảo trật tự, vệ sinh và an ninh.

Về cơ sở vật chất bên trong văn phòng, bàn ghế làm việc được bố trí theo nhóm tạo môi trường làm việc thoải mái để nhân viên dễ trao đổi, thảo luận trong công việc. Phòng họp riêng được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ, cách âm với bên ngoài. Tùy vào mỗi bộ phận, công ty sẽ có bố trí cung cấp thiết bị riêng: máy tính bàn cho bộ phận kỹ thuật, điện thoại cố định cho phòng chăm sóc khách hàng,…

Nhìn chung, công ty trang bị đầy đủ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, tạo tinh thần phấn chấn để công việc luôn đạt hiểu quả cao.

2.3.1.2. Nhân sự

Công ty TNHH VinaHost chú trọng đến việc đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và xem đây là sự ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển công ty. Tính đến nay, công ty có đội ngũ nhân viên khoảng 50 nhân viên chính thức.

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự Công ty TNHH VinaHost

STT

Phòng ban

Số lượng

Tỷ lệ nhân viên (%)

1

Ban giám đốc

1

1,89%

2

Phòng kinh doanh

25

47,17%

3

Phòng marketing

3

5,66%

4

Phòng thiết kế

4

7,55%

5

Phòng kỹ thuật

11

20,75%

6

Phòng CSKH

3

5,66%

7

Phòng HCNS

3

5,66%

8

Phòng kế toán

3

5,66%

Tổng cộng

53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự, 2021)

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH VinaHost

STT

Tuổi bình quân

Số lượng nhân viên

Giới tính

Trình độ văn hóa/ Trình độ chuyên môn

Nam

Nữ

TNPT

Đại học/ Cao đẳng

Sau đại học

1

18-25

24

9

15

2

22

2

25-35

24

13

11

3

21

3

36-45

4

4

3

1

4

46-60

1

1

1

Tổng cộng

53

26

27

5

46

2

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự, 2021)

Nhận xét:

Công ty có 53 nhân viên, trong đó có 26 nam và 27 nữ, được bố trí làm việc ở các phòng ban, bộ phận khác nhau. Đa số nhân viên ở độ tuổi từ 18-35 tuổi. Trình độ nhân viên từ tốt nghiệp phổ thông trở lên, đa số nhân viên tại công ty có trình độ đại học, cao đẳng. Nhân viên mỗi bộ phận đều có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực làm việc, phù hợp với nhu cầu của công ty. Trình độ của nhân viên trong công ty tương đối cao, tỷ lệ nhân viên có trình độ từ tốt nghiệp phổ thông chiếm 9,43%, đảm bảo đủ những yêu cầu cần thiết trong công việc. Nhân viên từ trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 86,79%, có kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu công việc của công ty đề ra. Hệ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ 3,77% là nhân vật chủ chốt đảm nhận vai trò nghiên cứu sản phẩm và lãnh đạo công ty.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 15/04/2022