Chiến Lược Phương Tiện Vật Chất (Physical Evidences)


Như vậy, quy trình làm thẻ Flexicard đơn giản giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện và thoải mái, từ đó tăng số lượng thẻ phát hành và khách hàng sử dụng thẻ.

Tuy nhiên, đối với các yêu cầu tra soát, khiếu nại của chủ thẻ Flexicard liên quan đến việc giao dịch sẽ được ngân hàng giải quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao dịch phát sinh. Thời gian giải quyết tra soát như vậy là khá lâu, nên ngân hàng cần xem xét rút ngắn thời gian tra soát thẻ cho khách hàng.

2.3.9. Chiến lược phương tiện vật chất (Physical Evidences)

Hoạt động của ngân hàng là một loại hình dịch vụ, do vậy rất khó để khách hàng có thể nhận diện do dịch vụ có tính vô hình. Do vậy các ngân hàng phải tìm kiếm các biện pháp để hữu hình hoá dịch vụ của mình, để khách hàng có sơ sở nhận diện được hình ảnh của ngân hàng. Các phương tiện PG Bank sử dụng để hữu hình hoá hình ảnh của mình bao gồm:

- Logo:

Logo của PG Bank thể hiện sự liên kết chặt chẽ đầy đặn của các đồng 2

Logo của PG Bank thể hiện sự liên kết chặt chẽ, đầy đặn của các đồng tiền, từ đó thể hiện hoạt động chính của PG Bank là ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống, chắc chắn tạo niềm tin cho khách hàng. Logo khai thác yếu tố không gian, những vệt chuyển động trong không gian tạo nên sự năng động, mạnh mẽ, tính linh hoạt và công nghệ cao. Màu sắc của logo thể hiện hai màu cơ bản của thương hiệu PETROLIMEX. Về tổng thể, logo PG Bank có sự tỏa sang gợi ý về thành quả và niềm tự hào.

- Slogan: “Hơn cả ngân hàng, đó là dịch vụ chuyên nghiệp”

PG Bank luôn xem dịch vụ chuyên nghiệp là quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng. Trước hết là sản phẩm, dịch vụ phải hoàn hảo, đa năng đa tiện ích, sau là quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng phải linh hoạt và chuyên nghiệp, lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm của hoạt động kinh doanh. PG Bank luôn phấn đấu để trở thành một ngân hàng thương mại chuyên nghiệp trong sản phẩm, cũng như trong quy trình cung ứng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín trong tâm trí của khách hàng.

- Logo của sản phẩm thẻ Flexicard:

Logo của thẻ Flexicard rất đơn giản chỉ là một dòng chữ màu trắng Theo đó 3

Logo của thẻ Flexicard rất đơn giản, chỉ là một dòng chữ màu trắng. Theo đó là logo của PG Bank, tuy nhiên đây vẫn là logo cũ. Logo hiện nay của PG Bank có hai màu chủ đạo: xanh và cam. Do đó, PG Bank nên thay đổi màu sắc của chữ Flexicard sao cho phù hợp với màu sắc của logo mới.

- Cơ sở vật chất: Hội sở chính

Ngày 10/1/2012, PG Bank đã chính thức chuyển địa điểm Hội sở chính từ VP5, Nhà 18T1-18T2, Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội sang địa chỉ mới tại Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội.

Hội sở mới nằm trên tuyến phố Tây Sơn, một trong những tâm điểm của thị trường thương mại dịch vụ sầm uất giữa lòng Hà Nội, nối liền với các khu dân cư và trung tâm thương mại lớn của thủ đô. Việc chuyển trụ sở chính của PG Bank sang tòa nhà văn phòng hạng A của thủ đô Hà Nội sẽ tạo điều kiện để PG Bank phục vụ khách hàng tốt hơn nữa với phương châm “Hơn cả ngân hàng, đó là dịch vụ chuyên nghiệp”, lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, PG Bank sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng

Chi nhánh

Mạng lưới các chi nhánh của PG Bank trên toàn quốc được trang trí đồng bộ với màu chủ đạo là màu cam và được lắp đặt các thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ khách hàng thật tốt. Bên cạnh đó, các chi nhánh của PG Bank đều được đặt ở những vị trí thuận lợi, đông dân cư giúp khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng một cách dễ dàng.

2.3.10. Đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing cho thẻ Flexicard

2.3.10.1. Kết quả kinh doanh thẻ Flexicard

Một trong những biện pháp để đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing cho thẻ Flexicard là thực hiện kiểm tra kế hoạch năm với các nội dung kiểm tra gồm hoạt động phát hành thẻ Flexicard, thị phần thẻ Flexicard trên thị trường thẻ Việt Nam và doanh số đạt được từ việc phát hành thẻ Flexicard. Trước tiên, để đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard ta cần phân tích mục tiêu, định hướng phát triển thẻ được đề ra, và từ đó so sánh, phân tích kết quả mà PG Bank đạt được.

Thứ nhất, mục tiêu phát triển thẻ


Thẻ Flexicard đặt mục tiêu phát hành 500.000 thẻ/năm, số lượng thẻ active 80% và cơ cấu phát hành thẻ trong năm 2011 phát triển theo tỷ lệ sau: thẻ trả trước chiếm 35%, thẻ ghi nợ chiếm 58% và thẻ đa năng chiếm 7% trong tổng số thẻ được phát hành (Nguồn: Phòng Phân tích kinh doanh ngân hàng PG Bank). Mục tiêu đề ra được coi là khá cao và khó thực hiện, do thẻ Flexicard mới được đưa ra thị trường nên ít người tiêu dùng biết đến. Hơn nữa, trong hai năm qua phần lớn thẻ Flexicard được phát hành đều là thẻ trả trước bởi quy trình phát hành nhanh chóng và thuận tiện hơn so với hai loại thẻ còn lại. Dưới đây là số lượng thẻ Flexicard phát hành và tỷ trọng từng loại thẻ Flexicard phát hành trong năm 2009-2010:

Bảng 2.16. Tỷ trọng thẻ Flexicard phát hành trong năm 2009-2010


Loại thẻ

2009

2010

Thẻ trả trước

81,62%

89,04%

Thẻ ghi nợ nội địa

18,38%

2,64%

Thẻ đa năng

-

8,32%

Tổng số thẻ phát hành/năm

100,00%

100,00%

Số lượng thẻ phát hành lũy kế

130.936 (thẻ)

475.434 (thẻ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng phân tích kinh doanh Ngân hàng PG Bank)

Bảng số liệu trên cho thấy, năm 2009 và năm 2010, phần lớn số lượng thẻ được phát hành là thẻ Flexicard trả trước với tỷ trọng lần lượt là 81,62% và 89,04% trên tổng số thẻ phát hành. Số lượng thẻ trả trước lớn do khách hàng có thể tiếp cận và sở hữu thẻ một cách nhanh chóng tại các cửa hàng xăng dầu Petrolimex hoặc các chi nhánh, phòng giao dịch của PG Bank. Bên cạnh đó, số lượng thẻ phát hành năm 2010 đạt 344.498 thẻ, tăng gấp ba lần so với năm 2009. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng đối thủ cùng với sự đa dạng của các sản phẩm thẻ, PG Bank khó có thể thực hiện được mục tiêu về số lượng thẻ được phát hành đã đề ra.

Ngoài ra, tỷ trọng thẻ Flexicard phát hành trong năm 2011 cũng không thay đổi nhiều so với các năm trước. Thẻ trả trước vẫn chiếm tỷ trọng lớn 84,74% trên tổng số thẻ phát hành. Trong khi đó, thẻ ghi nợ và thẻ đa năng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ lần lượt là 7,67% và 7,59%. Tỷ trọng thẻ vẫn không thay đổi nhiều và không đạt mục tiêu đề ra do khách hàng ưa thích sử dụng thẻ trả trước với mục đích mua xăng dầu với giá ưu đãi là chủ yếu, các tính năng còn lại của thẻ Flexicard vẫn chưa được tận dụng một

cách tối đa, đồng thời, là do các hoạt động marketing cho Flexicard của PG Bank chưa đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, hoạt động phát hành thẻ

Sau đây là bảng số liệu về số lượng thẻ đã được phát hành từ năm 2009-2011:

Bảng 2.17. Số lượng thẻ Flexicard phát hành qua các năm từ 2009-2011

Đơn vị tính: Thẻ


Năm

Số lượng thẻ phát hành (luỹ kế)

Số lượng thẻ phát hành tăng thêm

2009

130.936

-

2010

475.434

344.498

2011

595.176

119.742

(Nguồn: Phòng Phân tích kinh doanh ngân hàng PG Bank)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy số lượng thẻ Flexicard phát hành của PG Bank tăng không ổn định. Năm 2010, sau hơn 1 năm ra đời, số lượng thẻ Flexicard tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2009, do PG Bank và Tổng công ty xăng dầu Petrolimex đã đưa ra các chính sách khuyến mại đặc biệt, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Năm 2011 số lượng thẻ Flexicard có tăng nhưng tăng không đáng kể. Tổng số thẻ phát hành trong năm 2011 chỉ đạt 119.742 thẻ. Như vậy, số lượng thẻ phát hành trong năm 2011 đã không đạt được chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân là do vào thời điểm này thị trường thẻ tại Việt Nam đang rất phát triển, hầu hết các ngân hàng đều đang cạnh tranh với nhau trong việc tung ra thị trường các sản phẩm thẻ của mình với nhiều hình thức marketing hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khách hàng và khuyến khích khách hàng làm thẻ.

Thứ ba, thị phần thẻ Flexicard trên thị trường thẻ Việt Nam

Tính đến hết năm 2010, số lượng thẻ Flexicard được phát hành của PG Bank mới chỉ đạt gần 500.000 thẻ. Trong khi đó, tổng số thẻ Connect24 của Vietcombank đã phát hành đạt hơn 4,7 triệu thẻ, đứng thứ 4 thị trường với thị phần 16,5%; đứng thứ ba là ngân hàng TMCP Đông Á với 5 triệu thẻ (chiếm hơn 17,8%); xếp thứ hai là Vietinbank với 5,5 triệu (19,6%) và đứng đầu là Agribank với 5,7 triệu thẻ (tương đương 20%). Như vậy, so với các ngân hàng khác, số lượng thẻ của PG Bank còn quá ít. Do đó, trong tương lai PG Bank cần có nhiều hơn nữa các biện pháp khuyến khích khách hàng mở và sử dụng thẻ hơn nữa.

Thứ tư, doanh thu đạt được từ việc phát hành thẻ Flexicard


Bảng 2.18. Doanh thu phát hành và sử dụng thẻ Flexicard qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng


Năm

Doanh thu phát

hành thẻ

Doanh thu sử

dụng thẻ

Tổng

2009

5,75

612

617,75

2010

19,68

9.791

9.810,68

2011

25,25

12.438

12.463,25

(Nguồn: Phòng kế toán PG Bank và Báo cáo thường niên các năm 2009, 2010)

Cuối năm 2009, sau hơn hai tháng ra đời, doanh thu phát hành và sử dụng thẻ của PG Bank đạt 617,75 tỷ đồng. Năm 2010 tổng doanh thu đạt 9.810,68 tỷ đồng. Sang đến năm 2011, doanh thu thu được đạt 12.463,25 tỷ đồng, tăng 27,04% so với năm 2010.

Flexicard là sản phẩm thẻ tích hợp hai tính năng và có thể mua xăng dầu đầu tiên trên thị trường thẻ Việt Nam nên không thể tránh khỏi những mặt hạn chế hay khó khăn cho cả ngân hàng và người tiêu dùng. Tuy nhiên, PG Bank không ngừng mở rộng và phát triển mạng lưới ATM, POS và các dịch vụ gia tăng cho sản phẩm thẻ nhằm thu hút sự quan tâm và tạo dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng.

Trong bối cảnh thị trường thẻ ngày càng có nhiều ngân hàng phát hành thẻ với nhiều sản phẩm thẻ đa dạng như hiện nay thì PG Bank cần tận dụng lợi thế về sự khác biệt sản phẩm và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động marketing cho thẻ Flexicard.

2.3.10.2. Ưu điểm và hạn chế của các hoạt động marketing cho thẻ Flexicard

Những ưu điểm

Có thể thấy rằng PG Bank đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của công tác marketing đối với sản phẩm thẻ Flexicard. Do vậy, ngân hàng đã áp dụng các chiến lược marketing – mix trong hoạt động marketing cho thẻ Flexicard của mình.

Đặc biệt các chiến lược về sản phẩm đã chứng tỏ sự cố gắng không ngừng của ngân hàng với mục đích đa dạng hoá tiện ích cho sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chiến lược giá cũng được ngân hàng áp dụng khá hợp lý để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, ngân hàng đã đa dạng hóa mạng lưới phân phối, kết hợp kênh phân phối truyền thống với kênh phân phối hiện đại nhằm tạo sự thuận tiện và thoải mái cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Các chiến lược về xúc tiến cũng được ngân hàng hết sức chú trọng với việc kết hợp các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, giao dịch cá nhân và marketing trực tiếp. Các chiến lược xúc tiến này đã góp phần bổ trợ cho chính sách sản phẩm của thẻ Flexicard đồng thời nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách hàng. Các chiến lược về con người, quy trình phục vụ, và yếu tố vật chất cũng được tiến hành đồng bộ nhằm mục

đích cung cấp một dịch vụ tốt nhất cho khách hàng đồng thời xây dựng một hệ thống thống nhất và toàn diện trong ngân hàng.

Như vậy, mặc dù các hoạt động marketing của PG Bank chưa thực sự đạt hiệu quả nhưng cũng đã đóng góp phần nào vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng. Hiệu quả ở đây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng và thanh toán thẻ và thị phần thẻ của ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, tuy số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán của thẻ Flexicard đều tăng lên mỗi năm nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm, hoạt động marketing cho thẻ Flexicard của PG Bank vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ nhất, việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng và nhu cầu khách hàng tuy đã được thực hiện nhưng chưa được xem trọng đúng mức. Hiện nay, ngân hàng chưa thành lập một hệ thống thông tin marketing (MIS), đây là hệ thống giúp cho việc thu thập, xử lý và lưu giữ thông tin của ngân hàng được đầy đủ và chính xác hơn.

Thứ hai, chính sách sản phẩm: Trước tiên, mặc dù thẻ Flexicard là thẻ đa năng đa tiện ích nhưng thẻ này chưa được phân cấp thành nhiều dòng khác nhau phù hợp với các phân đoạn khách hàng cao cấp, trung cấp và hạng thường. Bên cạnh đó, thẻ chỉ được sử dụng tại các cửa hàng xăng dầu Petrolimex. Trong khi đó, cửa hàng xăng dầu của các hãng cạnh tranh như Mipecord, Shell, PetroVietNam...có ở khắp nơi. Do đó, gây bất tiện cho khách hàng trong trường hợp đột xuất như xe hết xăng và họ phải vào điểm bán xăng gần nhất. Ngoài ra, chủ thẻ sẽ phải chịu thiệt hại nếu thẻ bị thất lạc hoặc mất. Do PG Bank có quy định “Tính năng trả trước được coi như là một ví tiền điện tử nên chủ thẻ phải có trách nhiệm trong việc bảo quản cất giữ thẻ. Việc thất lạc hay mất mát thẻ coi như mất toàn bộ số tiền hiện có trong thẻ”. Điều này có thể coi là hạn chế quyền của người tiêu dùng, loại trừ trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng. Sau cùng, vị trí lắp đặt máy POS tại các cửa hàng xăng dầu thuộc Petrolimex chưa hợp lý, gây khó khăn cho người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng thẻ.

Thứ ba, chính sách giá: Mức phí phát hành mới cho thẻ Flexicard trả trước là

40.000 đồng cũng khiến người tiêu dùng e ngại, vì khi mua xăng và trả bằng tiền mặt sẽ không mất khoản tiền này.

Thứ tư, chính sách phân phối: Các cây ATM và chi nhánh, phòng giao dịch của PG Bank còn khiêm tốn hơn so với các ngân hàng khác nên gây khó khăn cho người sử dụng thẻ trong quá trình giao dịch. Hiện nay, PG Bank mới chỉ có 57 máy ATM trên toàn quốc. Đồng thời, số lượng ĐVCNT của PG Bank không nhiều, đặc biệt là tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn người tiêu dùng vẫn chưa được chấp nhận thanh


toán bằng thẻ Flexicard. Ngoài ra, PG Bank mới chỉ áp dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua kênh thanh toán POS mà chưa có kênh thanh toán trực tuyến.

Thứ năm, chiến lược xúc tiến hỗn hợp: Hoạt động xúc tiến cho thẻ Flexicard hiện nay vẫn chủ yếu là khuyến mại và quảng cáo. Tuy PG Bank đã thực hiện quảng cáo cho sản phẩm thẻ Flexicard trên truyền hình VTV nhưng hình ảnh quảng cáo chưa tạo được điểm nhấn đặc biệt riêng cho thẻ Flexicard trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, PG Bank vẫn chưa thực hiện các hoạt động marketing trực tiếp và thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng để gia tăng số lượng thẻ Flexicard. Ngoài ra, tại hầu hết các cửa hàng xăng dầu thuộc hệ thống Petrolimex không có bảng giới thiệu và hướng dẫn sử dụng thẻ Flexicard. Một vài cửa hàng có bảng giới thiệu về thẻ Flexicard màu cam, chữ trắng nhưng không tạo ra ấn tượng mạnh với khách hàng.

Thứ sáu, chiến lược quy trình phục vụ: Thời gian giải quyết tra soát, khiếu nại cho khách hàng còn dài, gây nhiều phiền toái cho khách hàng sử dụng thẻ. Bên cạnh đó, khách hàng phải chờ đợi 3,4 ngày mới hoàn thiện thủ tục đăng ký và nhận thẻ, chứ không phải 15 phút tại điểm giao dịch như trong tờ rơi quảng cáo.

Thứ bảy, chiến lược con người: Cán bộ nhân viên ngân hàng còn thiếu kiến thức về marketing nên chưa tận dụng được các cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu và nâng cao hình ảnh thương hiệu của ngân hàng. Đồng thời, nhân viên ngân hàng và nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu Petrolimex vẫn chưa nắm rõ tính năng, cách thức đăng ký và sử dụng sản phẩm thẻ Flexicard nên khá ấp úng và không giải đáp được những câu hỏi của khách hàng.

Nguyên nhân gây ra những hạn chế trên xuất phát từ phía khách quan cũng như chủ quan của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do đó, PG Bank cần nên xem xét những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng để từ đó có những giải pháp khắc phục hạn chế do nguyên nhân đó gây ra.

Nguyên nhân thứ nhất, do công nghệ thẻ Flexicard khá hiện đại nên ngay lập tức các cửa hàng xăng dầu khó có thể thực hiện nhanh chóng các giao dịch, do vậy dẫn đến việc mua xăng dầu qua thẻ mất thời gian hơn so với việc mua bằng tiền mặt, làm giảm tính năng ưu việt của loại thẻ này. Chính vì thế nhiều người vẫn chưa mặn mà lắm với hình thức thanh toán qua thẻ, giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm ưu thế. Hơn nữa việc phân biệt cây xăng nào là của Petrolimex để mua xăng bằng thẻ vẫn chưa rõ ràng. Rất nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu khác cũng lấy biểu tượng của Petrolimex gây khó khăn cho người tiêu dùng.

Nguyên nhân thứ hai là do thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân còn khá cao nên việc mua hàng bằng thẻ trở nên xa lạ, khó có thể thay đổi được thói quen tiêu dùng này trong thời gian ngắn. Mặt khác thu nhập của dân cư nói chung còn ở mức thấp; nhu cầu thiết yếu dân cư vẫn mua ở chợ "tự do" là chủ yếu; thêm vào đó

thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ thay đổi; đồng thời muốn sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại lại cũng cần có sự hiểu biết nhất định.

Nguyên nhân thứ ba, một hiện trạng nữa của thẻ Flexicard hiện nay là việc sử dụng thẻ mới chỉ dùng lại ở mức độ độc lập riêng PG Bank. Thời gian qua, dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn tịnh tiến theo 3 giai đoạn phát triển có tính chất truyền thống về dịch vụ này: Các ngân hàng tự phát triển; liên kết từng nhóm ngân hàng đơn lẻ. Còn giai đoạn thứ ba "hợp nhất các hệ thống ATM và hệ thống thẻ trong một mạng thống nhất" là giai đoạn khó khăn và các ngân hàng vẫn còn đang lúng túng. Ngoài các yếu tố kỹ thuật thì một trong những lực cản lớn của sự hợp tác, liên kết về thẻ đó là cạnh tranh của từng ngân hàng. Thông thường, những ngân hàng mạnh về dịch vụ thẻ, về thương hiệu, về dịch vụ chưa sẵn sàng chia sẻ thị phần, công nghệ... với ngân hàng khác.

Một vấn đề nữa là những hợp đồng lớn về thẻ Flexicard hầu hết đều do Petrolimex giúp đỡ, PG Bank vẫn chưa tạo được sự khác biệt với thương hiệu của mình. Tận dụng lợi thế của cổ đông lớn là một ưu thế. Tuy vậy nó cũng làm cho PG Bank thụ động hơn với thị trường, làm giảm đi động lực tìm kiếm những hợp đồng mới, những đối tác mới. Đây cũng là điều mà nhiều ngân hàng khác giống như PG Bank cũng đang gặp phải như ngân hàng Tiên Phong phụ thuộc khá lớn vào FPT, ngân hàng Bảo Việt, ngân hàng Dầu khí toàn cầu GP Bank,…

Mặc dù là loại thẻ mới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam nhưng do uy tín của ngân hàng chưa đủ mạnh, hơn nữa thẻ của các ngân hàng lớn đã chiếm thị phần khá cao, Flexicard đang gặp rất nhiều khó khăn để chiếm được lòng tin của khách hàng. Và nếu đã tin dùng ngân hàng nào thì họ sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó. Đây cũng là khó khăn cho PG Bank khi giành giật thị phần

Trong chương 2, qua việc việc phân tích thị trường thẻ Việt Nam, thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại PG Bank và đặc biệt là hoạt động marketing thẻ Flexicard của PG Bank. Thông qua việc kết hợp các hoạt động marketing - mix có thể nhận thấy PG Bank đã chú trọng đến công tác marketing thẻ Flexicard nói riêng và xây dựng hình ảnh, uy tín của ngân hàng nói chung trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên việc marketing cho thẻ Flexicard vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất như mong đợi. Vì vậy trong chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các chiến lược marketing cho thẻ Flexicard của PG Bank.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 16/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí