Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 2

Hoạt động marketing du lịch không chỉ là quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm mà nó triển khai ngay từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và phát hiện ra nhu cầu đến việc xây dựng và quảng bá sản phẩm. Có thể nói rằng hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt đến nay đã có những bước tiến nhất định thể hiện ở công tác xúc tiến quảng bá du lịch: tham gia các hội chợ, Festival Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, festival du lịch Hà Nội; tuyên truyền với các cơ quan thông tấn báo chí, các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Thương mại - Du lịch Đà Lạt 2004, lễ hội sắc hoa Đà Lạt 2004 và Festival hoa Đà Lạt 2005

- những lễ hội lần đầu tiên được tổ chức ở Việc Nam.

Trên thực tế, ngành du lịch Đà Lạt cũng đang chuyển động với nhiều dự án đầu tư các công trình khách sạn, khu du lịch trong đó có những dự án nhiều tham vọng như khu du lịch Đankia - Suối Vàng, khu du lịch Hồ Tuyền Lâm. Cùng với những dự án này, các đề tài nghiên cứu, khảo cứu về du lịch Đà Lạt cũng ngày một nhiều. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này phần lớn đề cập tới cảnh sắc thiên nhiên hơn là những chuyển biến trong hoạt động kinh tế du lịch. Về hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt cũng đã có một số bài viết có nói đến ở các mức độ khác nhau, trên một số báo, tạp chí như bài “Đà Lạt 110 năm, những việc làm thiết thực” hay bài “Những gì còn lại…” đăng trên Tạp chí du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh số 146+147, tháng 11

– 12 năm 2003; bài “Làm gì để năm 2010 Đà Lạt trở thành thành phố du lịch chất lượng cao” - Báo Lâm Đồng số 2614 ra ngày 15/3/2006 v.v… Những bài báo này chủ yếu nói một cách chung chung về các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Lạt, chưa có sự nghiên cứu sâu và hệ thống về các hoạt động marketing du lịch Đà Lạt.

Là một người xa quê mới nhận công tác về Đà Lạt, tôi có mong muốn được tìm hiểu về Đà Lạt, cũng là phù hợp với chuyên môn nghiên cứu và

giảng dạy của tôi sau này. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt ” làm luận văn thạc sĩ, với hy vọng trước tiên là tìm hiểu về tiềm năng du lịch ở Đà Lạt và sau đó vận dụng những kiến thức chuyên môn đưa ra một số giải pháp marketing du lịch cho Đà Lạt.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổng quan du lịch ở Đà Lạt và thực trạng hoạt động marketing du lịch của Đà Lạt, đồng thời nghiên cứu đưa ra một số giải pháp marketing hiệu quả cho du lịch Đà Lạt.

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng du lịch, hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng trong 5 năm gần đây và đề xuất giải pháp cho 5 năm tới.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Mục tiêu nghiên cứu: góp phần đẩy mạnh hoạt động marketing du lịch cho Đà Lạt.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất là tìm hiểu tổng quan về Đà Lạt và hoạt động du lịch ở đây. Thứ hai là nghiên cứu phân tích hiện trạng tổ chức hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu những thách thức, cơ hội... Thứ ba là vận dụng lí luận marketing vào thực tiễn, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing để phát triển du lịch Đà Lạt tương xứng với tiềm năng của nó .

Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 2

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp khảo sát thực tiễn

- Phương pháp so sánh

5. Đóng góp của luận văn

- Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt như một đô thị với chức năng nghỉ dưỡng.

- Hệ thống hoá tài nguyên du lịch của Đà Lạt.

- Đánh giá thực trạng hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt, nêu bật những thành công và những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp marketing để đẩy mạnh phát triển du lịch Đà Lạt trở thành một điểm đến nổi tiếng trong cả nước và khu vực từ những thế mạnh về du lịch của mình.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục làm 3 chương:


Chương 1. Tổng quan về Đà Lạt và tiềm năng phát triển du lịch ở Đà Lạt

Chương 2. Hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động marketing

du lịch cho Đà Lạt


Chương 1.‌‌

TỔNG QUAN VỀ ĐÀ LẠT

VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở ĐÀ LẠT


1.1. Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt

1.1.1. Đà Lạt trước năm 1893

Đà Lạt trước năm 1893 là cao nguyên rộng lớn trải dài - cao nguyên Lang Bian - có hình dáng như một hình elip với đường trục lớn theo hướng Bắc – Nam. Cả một vùng rộng lớn ấy gồm nhiều ngọn đồi nằm kề, nối tiếp nhau, sườn đồi này dốc thẳng đứng, sườn đồi kia dốc thoai thoải. Cả vùng đồi núi này được phủ bởi lớp cỏ ngắn vào mùa khô, cao, dày vào mùa mưa và thông tùng quanh năm xanh tốt. Dòng nước chảy theo nhiều hướng đa dạng, nhiều suối thác, hồ ẩn mình dưới một lớp thảo mộc rậm rạp. Đỉnh núi cao nhất của dãy Lang Bian cũng là đỉnh Lang Bian cao khoảng 2200m sừng sững ở giữa như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa thông xanh và mây trắng.

Cư dân ở vùng đất này thưa thớt, một vài buôn làng nằm rải rác dưới chân núi, chủ yếu là người Lạt, Cil và Srê. Cho đến bây giờ vẫn chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu các bộ tộc này có mặt ở đây tự bao giờ, mà chỉ ước đoán rằng họ xuất hiện trên cao nguyên này cách đây khoảng 400 -500 năm.

Sự phát hiện một số di chỉ đá mài quanh đèo Prenn thời gian qua cho thấy từ rất xưa Đà Lạt đã có bóng dáng con người. Nhưng những người ấy có quan hệ gì với người Lạt, Cil, Srê hay người Kinh thì còn phải chờ các công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ mới có thể xác định được. Song, có một điều chúng ta có thể biết chắc chắn rằng Đà Lạt, tên gọi của vùng đất xinh đẹp

này là do chính bà con dân tộc thiểu số bản địa người Lạt đặt. Ông Cunhăc – viên công sứ đầu tiên của thành phố này thời kỳ Pháp thuộc, đã thừa nhận như vậy khi trả lời phỏng vấn về tên gọi Đà Lạt: Ở hồ nước mà dòng suối nhỏ của bộ tộc Lạt chảy qua người ta gọi là Đà Lạt, theo tiếng của bộ tộc Lạt, Đa hay Đak có nghĩa là nước. Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cũng cho rằng Đà Lạt có gốc là “Đàlàc” phát âm theo tiếng dân tộc thiểu số ở đây, “Đà” là nước, “Làc” là tên của bộ tộc Lạt, sau đó do quá trình “Việt hoá” đã biến âm thành Đà Lạt.

Ngày nay, qua các tài liệu còn lưu trữ cho thấy dấu vết các buôn làng cũ của tổ tiên người Lạt còn để lại ở nhiều nơi: Bon Đơng (quả đồi trường Cao đẳng Sư phạm), Rhàng Bon Yô (Học viện Lục quân), Klir Towach (ấp Hồng Lạc), Đa Gút (Bệnh viện Lâm Đồng), Rhàng Pang M’Ly (thác Cam Ly),…


1.1.2. Đà Lạt sau chuyến thám hiểm của Alexandre Yersin và thời kỳ đầu xây dựng

Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt được đánh dấu bằng mốc sự kiện ngày 21 tháng 6 năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến thám hiểm của mình đã đặt chân lên cao nguyên Lang Bian. Ông thực sự bị ấn tượng mạnh mẽ về khí hậu mát mẻ, trong lành, về cảnh sắc tự nhiên của vùng này. Điều đó đã hấp dẫn ông, gợi cho ông nhớ lại quê hương Thuỵ Sĩ của mình.

Trong hồi ký ông mô tả về Lang Bian: một vùng đất phủ toàn cỏ xanh mướt mắt, mặt đất như những lượn sóng dài làm cho ta có cảm tưởng đang đi trên một đại dương bị xao động bởi những đợt sóng khổng lồ. Dãy Lang Bian sừng sững như một hòn đảo và dường như càng lùi xa khi ta đến gần. Những

đàn nai lớn vụt bỏ chạy ra xa khi có tiếng động rồi ngoái lại nhìn một cách tò mò.

Mặc dù bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng của cao nguyên Lang Bian, nhưng vào lúc đó, chắc hẳn Yersin vẫn chưa ngờ rằng vùng đất này sẽ có một tương lai rạng rỡ.

Vào những năm 1893 – 1894, chính quyền Pháp ở Đông Dương chưa nghĩ đến việc thành lập các trạm điều dưỡng ở vùng núi. Họ chỉ chú ý đến việc mở đường giao thông, khai thác tài nguyên vùng núi hoặc chinh phục các bộ tộc người Thượng để củng cố cho sự bền vững của chế độ thuộc địa.

Sáng kiến thành lập các trạm nghỉ mát vùng núi ở Đông Dương được Toàn quyền Paul Doumer đưa ra khi ông đến nhậm chức vào năm 1897. Doumer đã học hỏi kinh nghiệm này từ thực dân Hà Lan ở Inđônêxia và nhất là từ người Anh ở Ấn Độ. Trong hồi ký Đông Dương thuộc Pháp, ông viết: “Trong tất cả các thuộc địa vùng nhiệt đới được cai trị một cách hợp lý, người ta quan tâm đến việc tìm ra những vùng đất có khí hậu gần giống với khí hậu Châu Âu để người da trắng có thể bảo tồn hay phục hồi sức lực. Các trạm điều dưỡng ấy được sử dụng làm địa điểm nghỉ mát để khôi phục sức

khoẻ, được dùng làm nơi đặt các công sở, các cơ quan, các đạo quân không bắt buộc phải bố trí ở các nơi khác”1.

Doumer rất mong muốn tìm một hay nhiều nơi tương tự dành cho công chức và binh sĩ Pháp mệt mỏi, đau yếu vì khí hậu nhiệt đới, tránh được cái nóng nung người ở đồng bằng, tận hưởng những giây phút yên tĩnh trong không khí mát lành để phục hồi sức khoẻ. Ông bắt đầu quan tâm tìm kiếm những nơi nghỉ ngơi như vậy cho người da trắng. Trong thư gửi cho các khâm sứ, thống sứ, ông nêu 4 điều kiện cần thiết cho một trạm nghỉ dưỡng: độ cao trên 1200m, nguồn nước dồi dào, đất đai canh tác được và khả năng thiết lập


1 Trương Trổ, “Đà Lạt, thành phố cao nguyên”

đường giao thông dễ dàng. Ở miền Bắc, đỉnh Ba Vì được đề nghị nhưng vì quá chật hẹp và độ ẩm quá cao nên không được chấp nhận. Vũng Tàu nằm bên bờ biển có khí hậu mát mẻ hơn vùng nội địa cũng được giới thiệu, nhưng toàn quyền Doumer không thích vì cho rằng vùng lầy Thang Tham dài hàng chục cây số ở gần Vũng Tàu là môi trường ô nhiễm dễ truyền bệnh sốt rét.

Lúc này, Yersin cũng nhận được thư riêng của toàn quyền Paul Doumer và ông đã đề xuất nên thiết lập nơi nghỉ dưỡng ở Đà Lạt – Đankia. Sau gần một năm khảo sát, phái đoàn nghiên cứu đã trình lên Doumer toàn bộ bản báo cáo chi tiết rất dài cho thấy việc đề nghị chọn cao nguyên Lang Bian của Yersin là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn, mặc dù việc mở đường lên vùng này có phần khó khăn. Sau cùng, bằng chuyến tháp tùng Toàn quyền Paul Doumer (1899) lên cao nguyên, Yersin đã tham gia quyết định việc thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Bian - tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.

Trong thời kỳ đầu, nhiều phái đoàn nghiên cứu đã lên khảo sát cao nguyên và bắt đầu xây dựng những cơ sở hạ tầng cho một trạm nghỉ dưỡng. Năm 1907, xây dựng một lữ quán đầu tiên bằng gỗ cho khách vãng lai và sau này xây dựng thành khách sạn Hồ (hotel du Lac).


1.1.3. Đà Lạt - thời kỳ được mệnh danh là “Thủ đô mùa hè”

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, những người Âu đã tìm lên Đà Lạt vì điều kiện khó khăn về quê hương trong những ngày nghỉ phép. Họ muốn nghỉ dưỡng ở Đà Lạt - một vùng khí hậu lý tưởng gợi nhớ quê hương. Đường sá lúc này khá thuận tiện, nhưng đáng tiếc là cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu của họ.

Trước những yêu cầu nghỉ dưỡng của người Âu ở Đông Dương, các công trình xây dựng được tiếp tục đầu tư: Lang Bian Palace (1916), nhà máy

điện, dưỡng viện thừa sai, trường học, bưu điện, kho bạc, nhà máy nước, khách sạn và đặc biệt là một đồ án thiết kế thị xã được kiến trúc sư Hébrard hoàn thành với ý đồ biến Đà Lạt thành thủ phủ của Đông Dương. Đà Lạt được thể chế hoá như một thị xã nhưng với những dự định về tương lai muốn vươn tới một trung tâm hành chính văn hoá và du lịch lớn của Đông Dương thì Đà Lạt rất hấp dẫn đối với nhiều giới từ chính khách đến thương nhân.

Từ năm 1923 đến năm 1940, tốc độ xây dựng được đẩy nhanh, Đà Lạt bắt đầu thật sự chuyển mình thành một thành phố nghỉ mát với hơn 400 biệt thự và nhiều khách sạn lớn. Bệnh viện, trường học, hệ thống điện nước, đường sá cơ bản được hoàn thành. Năm 1935 công ty Du lịch được thành lập, năm 1936 xuất bản sách giới thiệu du lịch ở Đà Lạt và vùng ven bằng ba thứ tiếng: Pháp, Anh và Hà Lan, phổ biến rộng rãi khắp Viễn Đông.

Từ năm 1940 đến năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra, du khách đổ xô lên Đà Lạt. Thành phố được mệnh danh là “Thủ đô mùa hè” của Đông Dương. Tốc độ phát triển đô thị cao nhất từ trước đến nay: hơn 500 biệt thự được xây cất trong vòng 5 năm bằng số biệt thự xây trong 30 năm trước. Dinh Decoux (dinh II), nhà máy thuỷ điện Ankroet là những công trình tiêu biểu lúc này.

Ngoài việc xây dựng đô thị, chính quyền còn chú trọng đời sống kinh tế và văn hoá của Đà Lạt. Về kinh tế, các trục đường giao thông với miền xuôi, miền ngược được sửa sang và mở rộng. Nhờ thế, việc lưu thông hàng hoá lên Đà Lạt được nhanh chóng. Người Pháp cũng cho mở rộng diện tích trồng rau, hoa, các khu dân cư được xây dựng nhiều.

Đời sống văn hoá con người Đà Lạt cũng phát triển nhanh chóng nhờ hệ thống trường học khá phong phú, các công trình thể thao, các cơ sở lớn của tôn giáo đều được xây dựng. Cảnh quan Đà Lạt ở khu trung tâm gần như hoàn chỉnh và được giữ nguyên mãi đến sau này. Năm 1947, đường hàng không Đà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2023