Tỷ Lệ Hgđ Đã Từng Đến Bệnh Viện Huyện Để Kcb


Có 30,8% HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá là trang thiết bị y tế của Trạm Y tế xã là quá cũ, thiếu; có 58,3% HGĐ cho là bình thường; Chỉ có 8,4% HGĐ cho là tốt, đủ và 2,5% HGĐ không biết không cho ý kiến.

Trang thiết bị y tế của Trạm Y tế xã để phục vụ khám chữa bệnh thông thường vẫn còn thiếu nhiều. Phỏng vấn sâu cho kết quả: "Về trang thiết bị hiện nay của TYTX thiếu nhiều và lạc hậu, ngay cả trang thiết bị thông thường cũng thiếu và cần đầu tư như giường bệnh, huyết áp kế thuỷ ngân, bàn ghế, máy tính ... hàng năm xã không có nguồn thu của TYTX để mua bổ sung trang thiết bị thiết yếu cho trạm hoạt động, phải chờ vào huyện và tỉnh đầu tư. Trong mấy năm qua, tỉnh, huyện chưa có nguồn kinh phí để đầu tư mua TTB cho TYTX." (PVS-TYTX, 01).

Thảo luận nhóm cho kết quả: "Trong những năm qua, tỉnh có kế hoạch đầu tư cho các xã trong chương trình, kế hoạch xây dựng xã để đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; các xã trong tỉnh đã được ưu tiên đầu tư vì họ có kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế, các xã khó khăn cũng đang nằm trong kế hoạch, chuẩn bị được tỉnh mua TTB đầu tư cho để đạt chuẩn quốc gia về y tế xã". (TLN-T, 01, 02).

* Tiếp cận với Bệnh viện huyện

Bảng 3.10: Tỷ lệ HGĐ đã từng đến Bệnh viện huyện để KCB


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Đã đến KCB

586


82,3

Chưa đến


126


17,7

Tổng cộng


712


100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 9

Tỷ lệ HGĐ đã từng đến Bệnh viện huyện để KCB là 82,3% và chưa đến bệnh viện huyện là 17,7%.

Bảng 3.11: Khoảng cách và thời gian ttrung bình đến bệnh viện huyện


Chỉ số

Giá trị trung bình

MSD

Khoảng cách (km)

31,9

±3,52

Thời gian (phút)

117,9

± 27,1


Khoảng cách trung bình đến bệnh viện huyện là 31,9 km. Hộ ở xa nhất đến Bệnh viện huyện là 36 km.

Thời gian trung bình đến Bệnh viện huyện trung bình 117,9 phút. Thời gian trung bình đến Bệnh viện huyện lâu nhất là 180 phút

Bảng 3.12: Đánh giá của HGĐ về cơ sở hạ tầng Bệnh viện huyện


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Quá xuống cấp

258

36,2

Bình thường

251

35,3

Tốt, sạch đẹp

203

28,5

Tổng cộng


712


100


Có 36,2% HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá là cơ sở hạ tầng của bệnh viện huyện là quá xuống cấp; có 35,3 % HGĐ cho là bình thường; có 28,5% HGĐ cho là tốt, sạch đẹp.

Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện huyện chặt hẹp. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: "Bệnh viện huyện hiện nay với các khối nhà nhìn chung là chặt hẹp và xuống cấp, tạm thời vẫn sử dụng để KCB cho nhân dân, nhu cầu Bệnh viện cần đầu tư xây mới nhưng chưa có nguồn kinh phí để thực hiện. Bệnh viện cũng đã làm hồ sơ, các phương án đầu tư mở rộng, nâng cấp và đã trình tỉnh để phê duyệt nhưng chưa được duyệt, trả lời của tỉnh là chưa có kinh phí". (TLN-H, 01).

Bảng 3.13: Đánh giá của HGĐ về trang thiết bị Bệnh viện huyện


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Quá cũ, thiếu

227

31,9

Bình thường

403

56,6

Tốt, đủ

61

8,6

Không biết

21

2,9

Tổng cộng

712

100


Có 31,9% HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá là trang thiết bị y tế của bệnh viện huyện là quá cũ, thiếu; có 56,6% HGĐ cho là bình thường; Chỉ có 8,6% HGĐ cho là tốt, đủ và 2,9% HGĐ không biết.

Trang thiết bị y tế của Bệnh viện huyện thiếu và cũ, nhiều năm nay chưa được đầu tư. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: "Bệnh viện huyện hiện nay rất thiếu trang thiết bị và dụng cụ y tế, kể cả các trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường như giường bệnh nhân, bàn mổ. Các trang thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, cả bệnh viện có 01 chiếc siêu âm đen trắng đầu tư hơn 10 năm nay, máy sinh hóa cũ, lạc hậu; có nhiều trang thiết bị hư hỏng không sử dụng được. Cần phải đầu tư cung cấp trang thiết bị và dụng cụ y tế cho bệnh viện để phục vụ KCB cho nhân dân. Bệnh viện rất khó khăn khi phải KCB cho nhân dân trong điều kiện thiếu trang thiết bị và dụng cụ y tế, người dân " (TLN-H, 01, 02, 07);

"Chúng tôi cũng biết hiện trạng của Bệnh viện huyện Như Xuân hiện nay là khó khăn cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực y tế, rất khó khăn để đảm bảo công tác KCB đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Tỉnh Thanh Hóa rộng, có nhiều huyện khó khăn trong khi ngân sách hạn hẹp, huyện nào cũng có nhu cầu đầu tư. Như Xuân cũng đang thuộc diện có kế hoạch ưu tiên đầu tư". (TLN-T, 05).

Bảng 3.14: Đánh giá của HGĐ về thời gian chờ đợi khám bệnh, xét nghiệm tại Bệnh viện huyện

Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Chờ đợi rất lâu

13

1,8

Chờ đợi lâu

139

19,5

Bình thường

541

76,0

Nhanh

19

2,7

Tổng cộng

712

100

Có 19,5% HGĐ cho rằng thời gian chờ đợi khám, xét nghiệm, đóng tiền tại bệnh viện huyện là lâu và 1,8% HGĐ cho là rất lâu; chỉ có 2,7% HGĐ cho là nhanh, còn lại 76% cho là bình thường;


3.1.3- Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh


Bảng 3.15: Tình hình người ốm trong 4 tuần qua


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Số người ốm

252

9,4

Số người không ốm

2.441

90,6

Tổng cộng


2.693


100


Có 252 người ốm trong 4 tuần trước điều tra, chiếm tỷ lệ 9,4% dân số quần thể nghiên cứu.

Ngoài ra, nghiên cứu cho kết quả, người ốm là nam giới chiếm tỷ lệ 69,8% cao hơn nữ giới (30,2%).


Bảng 3.16: Tình hình người ốm theo nhóm tuổi



Chỉ số

Nhóm tu

ổi


Chung

0-5

6-14

15-59

>=60

², p

Số người

n

7

4

159

82


252

ốm


Số người không ốm

%

n


%

3,8

175


96,2

1,0

377


99,0

9,0

1615


91,0

23,0

274


77,0


²=116,3 p<0,001

9,4

2.441


90,6


n

182

381

1.774

356


2.693

Dân số









%

100

100

100

100


100

Tỷ lệ người ốm ở nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 23,0% trong các nhóm tuổi, sau đó là trong nhóm 15-59 tuổi người ốm chiếm tỷ lệ 9,0%, nhóm 0-5 tuổi người ốm chiếm tỷ lệ 3,8%, nhóm 6-14 tuổi chiếm 1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ người ốm theo nhóm tuổi với p<0,001.


Bảng 3.17: Tình hình người ốm phân chia theo nghề nghiệp



Nghề nghiệp

Tình hình người ốm


Chung

Ốm

Không ốm

², p


Nghề nông

n


%

133


52,8

642


26,3


775


28,8

Lâm nghiệp

n

54

182


236

trồng trọt

%

21,4

7,5


8,8


Học sinh

n


%

3


1,2

738


30,2


741


27,5


Còn nhỏ

n


%

7


2,8

186


7,6


²=192,4 p<0,001

193


7,2


Cán bộ

n


%

14


5,6

104


4,3


118


4,4


Thủ công

n


%

30


11,9

365


15,0


395


14,7


Khác

n


%

11


4,4

224


9,2


235


8,7


Tổng số

n


%

252


100

2.441


100


2.693


100


Trong các loại nghề nghiệp, người ốm làm nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (52,8%), sau đó là người ốm làm nghề lâm nghiệp trồng trọt 21,4%; người ốm làm nghề thủ công chiếm (11,9%); người ốm làm nghề cán bộ chiếm 5,6%; người ốm là học sinh và trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ thấp nhất. Có sự khác biệt về người ốm phân chia theo nghề nghiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,001.


Bảng 3.18: Người ốm đến cơ sở y tế theo nhóm thu nhập



Chỉ số

Nhóm thu nhập

Chung

Q1

Q2

Q3

Q4

Q5


Y tế thôn bản

n

%

4

7,1

1

2,2

1

2,4

1

2,8

0

0

7

3,3


Đến TYTX

n

%

35

62,5

31

68,9

21

51,2

16

44,4

8

25,0

111

52,9

Cơ sở y tế tư

n

0

0

4

4

2

10

nhân

%

0

0

9,8

11,1

6,3

4,8

Thầy thuốc

n

1

3

1

0

1

6

đông y tư nhân

%

1,8

6,7

2,4

0

3,1

2,9

Bệnh viện

n

12

7

9

9

15

52

huyện

%

21,4

15,6

22,0

25,0

46,9

24,8

Bệnh viện tỉnh/

n

4

3

5

6

6

24

trung ương

%

7,1

6,7

12,2

16,7

18,8

11,4


n

56

45

41

36

32

210

Tổng số

%

100

100

100

100

100

100

Kết quả có 210 người ốm thuộc 210 HGĐ có đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chiếm 29,5% số HGĐ trong quần thể nghiên cứu.

Tỷ lệ người ốm đến các cơ sở y tế có tỷ lệ: đến TYTX cao nhất (52,9%), tiếp đó là đến bệnh viện huyện (24,8%), đến BV tuyến trên tỉnh và trung ương chiếm 11,4%. Tỷ lệ người ốm tiếp cận với y tế thôn bản cao nhất (7,1%) ở nhóm HGĐ thu nhập thấp nhất Q1. Tỷ lệ người ốm tiếp cận với dịch vụ KCB tại TYTX chiếm tỷ lệ cao nhất (68,9%) ở nhóm HGĐ Q2, và thấp nhất ở nhóm HGĐ Q5 (25,0%).

Tỷ lệ người ốm tiếp cận dịch vụ KCB tại bệnh viện huyện cao nhất ở nhóm HGĐ Q5 (46,9%), tiếp đến là nhóm Q4, và thấp nhất ở nhóm Q2 (15,6%).

Tỷ lệ người ốm tiếp cận dịch KCB ở bệnh viện tỉnh/trung ương cao nhất ở nhóm HGĐ Q5 (18,8%), kế tiếp là nhóm Q4, Q3, Q2, và thấp nhất ở nhóm Q1 (7,1%).


Người ốm đến KCB tại các cơ sở y tế công lập Trạm Y tế xã và bệnh viện huyện là chủ yếu. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: "Bệnh viện huyện, tuy cơ sở hạ tầng xuống cấp và chặt hẹp, trang thiết bị y tế rất thiếu thốn nhưng bệnh viện cũng phải cố gắng tổ chức khám và điều trị bệnh cho dân, vì đi lên Bệnh viện tỉnh cũng tương đối xa và tốn kém, người dân ở đây thường một người ốm kéo theo cả nhà đến bệnh viện. Bệnh viện có phòng mổ thường xuyên hoạt động, mổ cắt dạ dày, ruột thừa, mổ đẻ ở bệnh viện tương đối nhiều nên người dân ở gần bệnh viện huyện có hiện tượng KCB tại bệnh viện huyện không qua tuyến xã và khi bệnh nặng người dân thích vào KCB tại bệnh viện huyện hơn TYTX”. (TLN-H, 01, 06).

Bảng 3.19: Lý do không đi khám chữa bệnh


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Bệnh không chữa được

6

14,3

Mua thuốc theo đơn cũ/tự điều trị

17

40,5

Không có thẻ BHYT

19

45,2

Tổng

42

100

Trong số người ốm, có 42 người- chiếm tỷ lệ 16,7% không đi KCB. Lý do chủ yếu trong 42 người ốm không đi khám bệnh là không có thẻ BHYT 45,2%, tự mua thuốc theo đơn cũ/tự điều trị- chiếm 40,5 %; Chỉ có 6 trường hợp không đi khám bệnh trong thời gian điều tra là do bệnh nặng không chữa được (14,3%).

Bảng 3.20: Lý do chọn địa điểm cung cấp dịch vụ KCB của người ốm


Chỉ số

n =210

Tỷ lệ %

Do tuyến dưới chuyển đến

41

19,5

Nơi đăng ký KCB BHYT

104

49,5

Tin tưởng chất lượng

71

33,8

Có trang thiết bị hiện đại

45

21,4

Có bác sỹ

62

29,5

Thuận tiện, gần nhà

38

18,1

Giá cả hợp lý

36

17,1

Bệnh quá nặng

25

11,9

Khác

6

2,9


Lý do người bệnh chọn địa điểm cung cấp dịch vụ KCB do là nơi đăng ký KCB BHYT chiếm tỷ lệ cao nhất (49,5%), do người bệnh tin tưởng vào chất lượng (33,8%), có bác sỹ (29,5%), có máy móc hiện đại (21,4%); thấp nhất là các lý do giá cả hợp lý (17,1%) và bệnh quá nặng (11,9%).


Bảng 3.21: Tình hình người ốm sử dụng dịch vụ KCB tại các cơ sở KCB trong vòng 4 tuần trước điều tra


Chỉ số

Nhóm thu nhập


Chung

Q1

Q2

Q3

Q4

Q5

², p


Nằm điều

n

8

11

12

16

19

²=12,1

66

trị nội trú

%

14,3

24,4

29,3

44,4

59,4

p<0,05

31,4

Khám và

n

32

26

28

31

32

²=1,9

149

điều trị ngoại trú

%

57,1

57,8

68,3

86,1

100

p>0,05

71,0

Tiêm/

n

10

12

15

21

26

²=10,7

84

truyền dịch

%

17,9

26,7

36,6

58,3

81,3

p<0,05

40,0


Xét

n

14

17

25

26

29

²=13,2

111

nghiệm

%

25,0

37,8

61,0

72,2

90,6

p<0,05

52,9


X-Quang,

n

10

15

17

26

28

²=13,9

96

siêu âm

%

17,9

33,3

41,5

72,2

87,5

p<0,05

45,7


Mua thuốc

n

7

11

14

25

29

²=22,3

86

theo đơn

%

12,5

24,4

34,1

69,4

90,6

p<0,001

41,0

Tổng số người ốm đi KCB


56


45


41


36


32



210


Điều trị nội trú tập trung cao ở nhóm Q5 (59,4%), thấp nhất nhóm Q1 (14,3%); khám và điều trị ngoại trú cao nhất nhóm Q5 và giữa các nhóm thu nhập không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; tiêm/truyền dịch cao nhất ở nhóm Q5 (81,3%), thấp nhất ở nhóm Q1 (17,9%); xét nghiệm cao nhất nhóm Q5 (90,6%),

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022