Thực Trạng Tiếp Cận, Sử Dụng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Y Tế Công Lập


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Y TẾ CÔNG LẬP

3.1.1- Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.1.1- Đặc điểm kinh tế Hộ gia đình

Bảng 3.1: Đặc điểm HGĐ và thu nhập



Đặc điểm

Nhóm thu nhập


Chung

Q1

Q2

Q3

Q4

Q5

Số HGĐ điều tra Số người

Số tiền

Thu nhập

TB/hộ/ TB năm

x%


Thu nhập TB/người /năm

142

143

143

142

142

712

465

562

549

551

566

2.693

409.740

1.003.620

1.927.900

3.475.800

5.154.000

11.967.060

2.885

7.018

13.453

24.477

36.295

16.826

3,4

8,4

16,1

29,0

43,1

100

925

1.897

3.559

6.457

9.972

4.562

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 8

* Số tiền đơn vị tính là 1.000 đồng

Thu nhập bình quân đầu người/năm là yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, do vậy trong nghiên cứu này một số bảng kết quả nghiên cứu xin được mô tả theo nhóm thu nhập bình quân đầu người. Nghiên cứu trên 712 HGĐ có 2.693 người (trung bình có 3,78 người/ HGĐ), chia tổng số HGĐ ra thành 5 nhóm, mỗi nhóm bằng 20% hộ, sắp xếp theo mức thu nhập bình quân đầu người/năm từ thấp nhất đến cao nhất- Quintile 1 đến Quintile 5 (ký hiệu từ Q1 đến Q5).

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: tổng thu nhập trong một năm qua của 712 HGĐ là 11,967 tỷ đồng, trong đó số tiền thu nhập của nhóm HGĐ có thu nhập cao nhất- nhóm Q5 chiếm tỷ lệ 43,1% tổng số tiền của cả 5 nhóm HGĐ, số tiền thu nhập của nhóm HGĐ có thu nhập thấp nhất- nhóm Q1 chỉ chiếm 3,4% tổng số tiền của 5 nhóm HGĐ.


Thu nhập trung bình của HGĐ/năm tính chung là 16.826 nghìn đồng/hộ/năm, thấp nhất ở nhóm Q1 là 2.885 nghìn đồng/hộ/năm, ở nhóm Q2 là 7.018 nghìn đồng/ hộ/năm, ở nhóm Q3 là 13.453 nghìn đồng/hộ/năm, ở nhóm Q 4 là 24.477 nghìn đồng/hộ/năm và cao nhất ở nhóm Q5 là 36.295 nghìn đồng/hộ/năm. Thu nhập trung bình trên đầu người là 4.562 nghìn đồng/người/ năm.

Cuộc sống người dân huyện Như Xuân còn nghèo và khó khăn. Kết quả thảo luận nhóm cho biết: "Người dân của xã nhìn chung là còn nghèo, các HGĐ mặc dù làm ruộng, nương, rẫy nhưng có nhiều gia đình vẫn không đủ ăn. Vì đất ở nơi đây rất cằn cỗi, năng suất cây trồng không cao, hơn nữa thường xuyên mất mùa, lũ lụt nên cuộc sống người dân rất khó khăn và nghèo đói. Huyện Như Xuân là một trong những huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, được xếp vào 62 huyện nghèo khó khăn trong cả nước ." (TLN-H, 01-02).


9.972

6.457

3.559

4.562

1.897

925

10.000


Nghìn đồng

8.000


6.000


4.000


2.000


0

Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Chung

Biểu đồ 3.1: Thu nhập trung bình/người/năm theo nhóm thu nhập


Kết quả điều tra tại biểu đồ 3.1 chúng ta thấy thu nhập trung bình/người /năm ở nhóm thu nhập cao nhất Q5 là 9.972 nghìn đồng/người/năm, ở nhóm thu nhập thấp nhất Q1 là 925 nghìn đồng/người/năm, sự chênh lệch về thu nhập trung bình giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất là 10,8 lần.


3.1.1.2- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2: Đặc điểm nhóm tuổi đối tượng nghiên cứu


Nhóm tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

0-5 tuổi

182

6,8

6-14 tuổi

381

14,1

15-59 tuổi

1.774

65,9

60 tuổi

356

13,2

Tổng số

2.693

100


Kết quả điều tra được 712 HGĐ có 2.693 người, trong đó nhóm tuổi từ 0-5 chiếm tỷ lệ 6,8%; nhóm tuổi 6-14 chiếm tỷ lệ 14,1%; nhóm tuổi từ 15-59 chiếm tỷ lệ 65,9% và từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 13,2%.

Hiện địa bàn nghiên cứu có 05 người trên 90 tuổi, trong đó có 03 cụ đang ở tuổi 91; 01 cụ 92 tuổi; 01 cụ 94 tuổi.

Bảng 3.3: Đặc điểm giới tính, dân tộc, trình độ học vấn đối tượng nghiên cứu


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

1.332

49,5

Nữ

1.361

50,5

Dân tộc Thái

2.677

99,4

Dân tộc Kinh

16

0,6

Không biết chữ,

còn nhỏ

220

8,1

Tiểu học, THCS

1.779

66,1

Phổ thông trung học

539

20,0

Trên PTTH

155

5,8

Tổng số

2.693

100

Trong 2.693 ĐTNC, nữ giới chiếm tỷ lệ 50,5%, cao hơn nam giới (49,5%).

Tại địa bàn nghiên cứu kết quả điều tra cho thấy ĐTNC 99,4% là người dân tộc Thái, chỉ có 16 người là dân tộc Kinh.



Lâm nghiệp 8,8


Nghề khác 8,7 Còn nhỏ 7,2


CBCC 4,4


Nông nghiệp 28,8


Thủ công 14,7


Học sinh 27,4



Biểu đồ 3.2 : Đặc điểm nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu


Biểu đổ 3.2 cho thấy tỷ lệ người dân tại địa bàn nghiên cứu làm nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nghề tại địa bàn nghiên cứu (28,8%), nghề thủ công (14,7%), nghề lâm nghiệp trồng trọt (8,8%); nghề cán bộ công chức nhà nước chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,4%).


3.1.2- Trực trạng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh

3.1.2.1- Tiếp cận dịch vụ Bảo hiểm Y tế



Người nghèo 20,5

Trẻ em 6,7 C.Sách 6,5


Tự nguyện 5,9


Bắt buộc 4,6



Không BHYT 33,0


H.Sinh 22,8


Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ thẻ BHYT phân bố theo loại hình BHYT

Tỷ lệ người dân có BHYT là 67%, trong đó có các loại hình bảo hiểm tại địa bàn nghiên cứu gồm: BHYT học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (22,8%), sau đó là BHYT người nghèo (20,4%), BHYT trẻ em <6 tuổi (6,7%), BHYT đối tượng chính sách (6,5%), BHYT tự nguyện (5,9%) và BHYT bắt buộc (4,6%) chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các loại hình BHYT. Tỷ lệ người dân không có BHYT là 33%.


Tại địa bàn nghiên cứu các đối tượng chính sách đã có thẻ BHYT, tuy nhiên người cận nghèo chưa có thẻ BHYT. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: "Số người dân có thẻ BHYT ở huyện Như Xuân là tương đối cao, người nghèo, học sinh và trẻ em dưới 6 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong dân số thì đều có thẻ BHYT. Tỷ lệ phát thẻ BHYT cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách được thực hiện tương đối tốt, hầu như các năm đều đạt gần 100% số đối tượng này. Tuy nhiên, việc cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo hàng năm thường chậm 2-3 tháng. Năm 2010 đến tháng 4 người dân mới được nhận thẻ BHYT để đi KCB. Tỷ lệ người cận nghèo trong huyện đã được xác định nhưng việc triển khai mua và cấp thẻ BHYT người cận nghèo chưa thực hiện. Những người chưa có thẻ BHYT chủ yếu thuộc các đối tượng cận nghèo, khá và giàu. Những hộ gia đình khá giàu họ cũng ốm đau, cũng đến Bệnh viện huyện để KCB và không có thẻ BHYT thì họ phải trả tiền viện phí, chi phí KCB cho bệnh viện. Chúng tôi cũng vận động họ nên mua thẻ BHYT để đi KCB để không phải trả tiền, đỡ tốn kém hơn.” (TLN-H, 01,02,04). 3.1.2.2- Tiếp cận với thông tin giáo dục sức khỏe

Bảng 3.4: Tiếp cận thông tin về GDSK của HGĐ trong 4 tuần qua



Chỉ số

Nhóm thu nhập


Chung

Q1

Q2

Q3

Q4

Q5

², p

n

97

104

117

112

124


554

tiếp cận

%

68,3

72,7

81,8

78,9

87,3

²= 18,4

77,8

Không

n

45

39

26

30

18

p<0,001

158

tiếp cận

%

31,7

27,3

18,2

21,1

12,7


22,2

Tổng số

n

142

143

143

142

142


712


%

100

100

100

100

100


100

Tỷ lệ HGĐ có tiếp cận với thông tin về GDSK trong 4 tuần trước điều tra là 77,8%, không tiếp cận là 22,2%. Nhóm HGĐ có kinh tế kém hơn tỷ lệ có tiếp cận thông tin về GDSK thấp hơn so với nhóm HGĐ có thu nhập cao hơn. Nhóm thu nhập cao nhất Q5 có tỷ lệ HGĐ được tiếp cận là 87,3%, nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ HGĐ được tiếp cận là 68,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thu nhập HGĐ với p<0,001. Kinh tế HGĐ có liên quan đến tiếp cận với thông tin giáo dục sức khỏe.


Bảng 3.5: Nội dung tiếp cận thông tin GDSK của HGĐ trong 4 tuần


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Vệ sinh phòng bệnh

404

72,9

Kế hoạch hóa gia đình

127

22,9

Nội dung khác

23

4,2

Tổng số

554

100

Trong số 554 HGĐ có tiếp cận thông tin GDSK trong 4 tuần trước điều tra, có 72,9 % số HGĐ tiếp cận về nội dung vệ sinh phòng dịch, 22,9% HGĐ tiếp cận về kế hoạch hoá gia đình. Các nội dung, thông tin khác chiếm 4,2%


83,6

77,3

42,4

13,9

1,3

90


80


70


60


50


40


30


20


10


0

Loa phát thanh


TV, đài CBYT Trơi, sách Pano, AP

báo


Biểu đồ 3.4: HGĐ tiếp cận các nguồn thông tin GDSK


Trong thời gian 4 tuần trước điều tra HGĐ đã nghe thông tin về GDSK từ loa phóng thanh chiếm tỷ lệ cao nhất (83,6%), từ đài và ti vi là (77,3%), từ cán bộ y tế (42,4%). Thông tin từ tờ rơi, sách báo (13,9% và pa nô, áp phích chiếm tỷ lệ rất thấp (1,3%).

Người dân địa bàn nghiên cứu tiếp cận với các kênh truyền thông qua loa phát thanh là chủ yếu. Kết quả phỏng vấn sâu cho biết: "Truyền thông giáo dục sức khoẻ ở xã chủ yếu qua loa phóng thanh, loa phóng thanh hàng ngày vào các buổi chiều, xã tiến hành truyền thông nhiều trong đợt vừa qua là vì phòng chống dịch bệnh mùa hè. Nội dung chủ yếu là tuyên truyền cho bà con về vệ sinh phòng dịch, ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh ăn uống. Các tài liệu và phương tiện truyền thông hiện nay


hầu như không có, không có ai đầu tư, không có ai cung cấp, không có nguồn kinh phí và cũng không được sự chỉ đạo thực hiện." (PVS-TYTX- 01, 02).

3.1.2.3- Tiếp cận với cơ sở y tế

*Tiếp cận với Trạm Y tế xã

Bảng 3.6: Tỷ lệ HGĐ có đến TYTX trong 4 tuần qua


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Có đến

495

69,5

Không đến

217

30,5

Tổng số

712

100

Tỷ lệ HGĐ có người đến TYTX trong 4 tuần trước điều tra là 69,5%, không đến 30,5%.

Bảng 3.7: Mục đích của HGĐ đến TYTX trong 4 tuần qua


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Tiêm chủng

52

10,5

Mua thuốc không khám

188

38,0

Khám bệnh và mua thuốc

331

66,9

Hỏi về sức khoẻ

162

32,7

Nghe nói về VSPB

185

37,4

Nghe nói về SĐKH

130

26,3

Công tác y tế

134

27,1

Tổng số

n = 495

100

Tỷ lệ HGĐ đến TYTX vì mục đích khám bệnh và mua thuốc có tỷ lệ cao nhất (66,9%), mua thuốc không khám (38,0%), hỏi về sức khoẻ (32,7%), các lý do về tiêm chủng, nghe nói về vệ sinh phòng bệnh, nghe nói về sinh đẻ kế hoạch... có tỷ lệ thấp hơn.

Người dân đến TYTX để khám chữa bệnh, mua thuốc, gặp cán bộ y tế hỏi về sức khỏe, bệnh tật. Kết quả phỏng vấn sâu cho biết: "Người dân đến TYTX không nhiều lắm, trung bình mỗi ngày khoảng 10 người đến KCB và lấy thuốc tại TYTX. Đối tượng đến KCB thường xuyên tại các TYTX gồm cả người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi,


người già, các đối tượng chính sách, đối tượng BHYT và cả người dân không có thẻ BHYT đến KCB phải trả tiền chi phí KCB và mua thuốc điều trị; trẻ em chủ yếu là đến khám và xin thuốc về nhà điều trị. Họ đến khám chủ yếu với lý do là ho và sốt, mắc các bệnh thông thường, viêm họng, đau bụng, đau khớp. Tỷ lệ đẻ tại TYTX hiện nay cũng đã cao hơn mấy năm trước khoảng gần 70% nhưng vẫn còn nhiều người đẻ tại nhà. Có những TYTX không có nước, cán bộ y tế phải đi đỡ đẻ tại nhà". (PVS-TYTX, 01,02).

Bảng 3.8: Đánh giá của HGĐ về cơ sở hạ tầng TYTX


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Quá xuống cấp

256

35,9

Bình thường

251

35,3

Tốt, sạch đẹp

205

28,8

Tổng cộng

712

100


Có 36,0% HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá là cơ sở hạ tầng của TYTX là quá xuống cấp, có 35,3% HGĐ cho là bình thường và có 28,8% HGĐ cho là tốt, sạch đẹp.

Kết quả phỏng vấn sâu cho biết: "Về cơ sở hạ tầng nhà trạm hiện nay của TYTX còn sử dụng tương đối tốt, khối nhà đã được xây 02 tầng đủ để phục vụ người dân đến KCB tại TYTX và xã đang phấn đấu đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã. Tuy nhiên, còn khối nhà dân số chưa được sạch đẹp, đang xuống cấp, cần phải có vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa." (PVS-TYTX, 01)

Bảng 3.9: Đánh giá của HGĐ về trang thiết bị TYTX


Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Quá cũ, thiếu

219

30,8

Bình thường

415

58,3

Tốt, đủ

60

8,4

Không biết

18

2,5

Tổng cộng

712

100

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022