Giai Đoạn 1: Điều Tra Cơ Bản (Baseline) Trong Thời Gian Từ Tháng 12/2009 - 3/2010. Áp Dụng Phương Pháp Thu Thập Số Liệu Định Lượng Kết Hợp Định Tính.


Tiếp cận và sử dụng

dịch vụ khám, chữa bệnh

Thông tin, truyền thông

Khả năng hộ gia đình

Cung cấp dịch vụ của cơ sở y tế

Điều kiện kinh tế

Cơ sở vật chất

Bảo hiểm y tế

Tài liệu

Phương tiện

Trang thiết bị

Trình độ học vấn

Cán bộ

Cán bộ y tế

Văn hóa, tập quán

Kỹ năng

Kinh phí

Quản lý

Điều kiện địa lý


Sơ đồ 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu


Ghi chú: can thiệp


CHƯƠNG 2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Hộ gia đình

Đối tượng nghiên cứu chính trong thu thập thông tin từ hộ gia đình bao gồm:

- Chủ HGĐ hoặc người nắm vững nhất các thông tin về sử dụng dịch vụ y tế của gia đình.

- Người bị ốm trong vòng 4 tuần trước ngày điều tra (hoặc là người nắm rõ thông tin về tình hình sức khỏe của người ốm nếu người ốm là trẻ em dưới 15 tuổi hoặc người cao tuổi không có khả năng trả lời phỏng vấn).

2.1.2. Cơ sở y tế

- Đại diện lãnh đạo và các phòng chức năng của Sở Y tế.

- Đại diện lãnh đạo và Trưởng các khoa phòng của Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân.

- Trưởng TYTX, một số cán bộ của TYTX.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã: Thanh Phong và Thanh Sơn- huyện Như Xuân. Đây là những xã chưa đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


Đây là nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đánh giá trước sau can thiệp.

Nghiên cứu này bao gồm các giai đoạn chính sau:


Giai đoạn 1: Điều tra đánh giá trước can thiệp

Giai đoạn 2: Triển khai nội dung can thiệp được tiến hành trong thời gian 15 tháng. Việc thực hiện các nội dung can thiệp được theo dõi giám sát dựa trên các chỉ số theo dõi giám sát đã được xác định.

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả can thiệp

Đánh giá kết quả can thiệp được đánh giá bằng so sánh theo mô hình trước - sau can thiệp dựa trên các chỉ số đánh giá được xây dựng từ điều tra đánh giá trước can thiệp.



Người dân huyện


Truyền thông


BVhuyện, TYTX



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 6



Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả can thiệp

712 HGĐ

02 TLN

04 PVS

Tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB sau can thiệp


Giai đoạn 2: Thực hiện can thiệp

Giai đoạn 1: Tiến hành điều tra cơ bản

712 HGĐ

02 TLN

04 PVS

Thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB

Các yếu tố liên quan, giải pháp can thiệp

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu


2.3.1.1. Giai đoạn 1: Điều tra cơ bản (Baseline) trong thời gian từ tháng 12/2009 - 3/2010. Áp dụng phương pháp thu thập số liệu định lượng kết hợp định tính.

Nghiên cứu định lượng:

Phỏng vấn HGĐ: sử dụng phiếu phỏng vấn có cấu trúc đã được hoàn thiện sau thử nghiệm bộ câu hỏi của nghiên cứu để đánh giá tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của các HGĐ có điều kiện kinh tế khác nhau.

Nghiên cứu định tính:


Nghiên cứu định tính được thực hiện với phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm bổ sung thông tin cho nghiên cứu định lượng.

2.3.1.2. Giai đoạn 2: Can thiệp (3/2010-7/2011)

Dựa trên kết quả của nghiên cứu điều tra cơ bản, nghiên cứu sinh đã cùng nhóm chuẩn bị dự án can thiệp tiến hành xây dựng các hoạt động can thiệp có tính phù hợp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB tại các cơ sở y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.

Các đối tượng được tham gia vào các hoạt động can thiệp trong phạm vi của nghiên cứu này bao gồm: (1) toàn bộ các hộ gia đình trong địa bàn huyện Như Xuân (hỗ trợ toàn bộ đối tượng cận nghèo của huyện Như Xuân mua thẻ BHYT cận nghèo; truyền thông trên phạm vi toàn huyện); (2) các cơ sở y tế công lập bao gồm BV huyện Như Xuân và 02 TYTX trên địa bàn huyện nghiên cứu.

* Nội dung can thiệp

Nội dung can thiệp toàn diện đối với cả bên cung cấp dịch vụ y tế, bên sử dụng dịch vụ y tế và công tác truyền thông.

Đối với bên cung cấp dịch vụ KCB:

Xuất phát từ hiện trạng, nhu cầu thực tế của các cơ sở y tế, sự phản ánh và ý kiến của người dân, sự phản ánh và ý kiến của các cán bộ y tế, cần đầu tư cho y tế cơ sở huyện, xã về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ y tế để cải thiện các dịch vụ KCB, thu hút và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ KCB.

Căn cứ vào nguồn lực, khả năng tài chính để xác định các ưu tiên đầu tư cho y tế huyện, xã sao cho đáp ứng nhu cầu và hiệu quả.


Đối với các TYTX: cung cấp các bộ dụng cụ KCB thông thường để trạm có đủ trang thiết bị KCB thông thường theo đúng chức năng nhiệm vụ của trạm; sửa chữa, tu bổ cơ sở nhà trạm để các TYTX có đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Đối với Bệnh viện huyện: do nguồn kinh phí không đủ để xây dựng mới bệnh viện, do vậy đầu tư cung cấp một số trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, cần thiết và có khả năng thực hiện tốt để phát triển một số kỹ thuật, dịch vụ KCB, góp phần nâng cao chất lượng KCB. Bên cạnh đầu tư TTB y tế phải tiến hành đào tạo cán bộ để sử dụng tốt trang thiết bị y tế được đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư: Vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn Ngân hàng Thế giới thông qua Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đối với bên sử dụng dịch vụ:

Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện kinh tế hộ gia đình, tình trạng có thẻ BHYT có liên quan và ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân trong huyện Như Xuân. Đối với người dân, những can thiệp sau đã được thực hiện: (i) hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ BHYT; (ii) tổ chức cấp phát thẻ BHYT ngay khi có thẻ để người dân có thẻ BHYT đi KCB khi bị ốm đau

Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe

- Đầu tư cho công tác truyền thông: in các tài liệu truyền thông như pano, áp phích, tờ rơi.

- Tập huấn cho cán bộ truyền thông của huyện về nghiệp vụ truyền thông và các nội dung cần truyền thông.

- Tiến hành truyền thông xã về bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, các đối tượng chính sách.

- Thảo luận nhóm với cộng tác viên xã các nội dung truyền thông về chính sách tài chính y tế, bảo hiểm y tế cho người dân.

- Tăng cường truyền thông qua loa đài, truyền thanh của thôn xã, lồng ghép vào các buổi họp của thôn, xã để tuyên truyền phổ biến cho người dân về một số quy định, chính sách y tế của nhà nước, chính sách bảo hiểm y tế, các nội dung chính đó là:

Người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi, các gia đình chính sách được cấp thẻ BHYT miễn phí, khi đi KCB nhớ mang theo thẻ BHYT.


Người cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT, chỉ phải bỏ ra 10% - khoảng 50.000 nghìn đồng là có thẻ BHYT để đi KCB.

Quyền lợi của người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh.

Chương trình can thiệp cho TYTX cơ bản đáp ứng nhu cầu can thiệp, đầu tư cả về cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, đào tạo tập huấn cán bộ y tế xã.

Đối với Bệnh viện huyện: Do chương trình can thiệp không thể có kinh phí hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các khối nhà mới cho bệnh viện huyện. Chương trình can thiệp chỉ giới hạn trong việc cung cấp một số trang thiết bị kỹ thuật cao cần thiết để tăng cường và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ KCB cho Bệnh viện huyện, triển khai một số kỹ thuật y tế mới. Chương trình can thiệp cũng đã tiến hành hỗ trợ kinh phí để đào tạo cán bộ y tế Bệnh viện huyện, nâng cao trình độ chuyên môn.

Chương trình can thiệp đáp ứng nhu cầu can thiệp của người dân đó là mua thẻ BHYT cho người cận nghèo để nâng tỷ lệ Bao phủ BHYT của người dân trong địa bàn nghiên cứu, người dân có thẻ BHYT đi KCB mỗi khi bị ốm.

Đối với công tác truyền thông: Người dân được biết các thông tin truyền thông về các chính sách y tế và bảo hiểm y tế qua các tài liệu truyền thông như pano, áp phích, tờ rơi. Công tác truyền thông qua loa đài, truyền thanh của thôn xã được tăng cường thực hiện.

* Thực hiện chương trình can thiệp

Đầu tư cho 02 Trạm Y tế xã

Việc đầu tư cho TYT xã được xác định dựa trên nhu cầu đầu tư thông qua khảo sát thực tế căn cứ theo quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị của Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010. Những nội dung đầu tư bao gồm:

- Về cơ sở vật chất: sửa chữa nhỏ nhà cửa, quét vôi:

- Về trang thiết bị: cung cấp bộ dụng cụ KCB, bộ khám tai mũi họng, bộ khám răng hàm mặt, cung cấp 3 giường bệnh nhân, ống nghe, cân bàn.

- Về đào tạo cán bộ: hỗ trợ cho 02 Y sỹ của 02 TYTX tham gia chương trình đào tạo bác sỹ.

- Phương thức thực hiện: Sở Y tế mua và cấp trang thiết bị y tế cho các TYTX bằng nguồn ngân sách nhà nước.


Đầu tư cho bệnh viện huyện Như Xuân

Dựa trên khảo sát đánh giá nhu cầu TTB của bệnh viện, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cung cấp một số trang thiết bị y tế chính, kỹ thuật cao rất cần thiết và BV có khả năng thực hiện tốt để phát huy hiệu quả đầu tư và phát triển dịch vụ kỹ thuật y tế, nâng cao chất lượng KCB. Đầu tư cho Bệnh viện thông qua Sở Y tế và cung cấp các trang thiết bị y tế mới:

- Bộ máy siêu âm mầu 4D.

- Nội soi tai-mũi-họng.

- Nội soi dạ dầy- tá tràng.

- Máy sinh hóa máu nhiều thông số.

- Máy sinh hóa nước tiểu.

- Máy điện tim.

- 01 xe ô tô cứu thương.

Bên cạnh việc mua trang thiết bị y tế, hoạt động đào tạo cán bộ y tế để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đào tạo theo các ê kíp để sử dụng tốt các trang thiết bị đầu tư cũng được thực hiện. Cụ thể là:

- Đào tạo nội soi cho 02 bác sỹ đi đào tạo 3 tháng tại BV tỉnh Thanh Hóa.

- Đào tạo về siêu âm 3 tháng tại BV tỉnh.

- Đào tạo chuyên khoa I có 02 cán bộ đi học.

Đầu tư cho người dân

- Hỗ trợ kinh phí cho người cận nghèo tham gia BHYT: bên cạnh việc Nhà nước hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ cho người cận nghèo từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Nghị định 62/2009/NĐ-CP, dự án can thiệp hỗ trợ thêm 40% mệnh giá, người cận nghèo chỉ phải đóng 10% mệnh giá để mua thẻ BHYT.

- Các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi vẫn được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đầu tư cho công tác truyền thông

- Trung tâm truyền thông của tỉnh triển khai các hoạt động in ấn tài liệu truyền thông như áp phích, tờ rơi. Đối với huyện Như Xuân trong năm 2011 đã được in 108 tranh áp phích, 3.418 tờ rơi.

- Mở 01 lớp tập huấn cho cán bộ truyền thông của huyện, xã về nghiệp vụ truyền thông và các nội dung cần truyền thông về chính sách y tế, bảo hiểm y tế.


- Tổ chức triển khai các đợt truyền thông xã về bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, các đối tượng chính sách. Thực hiện năm 2011 được 18 đợt với 216 lần truyền thông.

- Thảo luận nhóm với cộng tác viên xã các nội dung truyền thông về chính sách tài chính y tế, bảo hiểm y tế cho người dân.

- Tăng cường truyền thông qua loa đài, truyền thanh của thôn xã, lồng ghép vào các buổi họp của thôn, xã để tuyên truyền phổ biến cho bà con một số quy định, chính sách y tế của nhà nước, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế cho người cận nghèo. Đã phát hành 18 đĩa CD và 193 bản tin.

2.3.1.3. Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả sau can thiệp (từ tháng 7-12/2011)

Thu thập số liệu định lượng tương tự điều tra ban đầu, bộ công cụ thu thập định tính có bổ sung các nội dung, câu hỏi, chủ đề để đánh giá bước đầu về kết quả của một số giải pháp can thiệp, so sánh với điều tra cơ bản ban đầu. Điều tra 712 HGĐ và các cán bộ y tế tham gia thảo luận nhóm (02 cuộc) và 04 phỏng vấn sâu đúng như các đối tượng đã tham gia điều tra cơ bản ban đầu.


Sau can thiệp

Trước can thiệp

Thực hiện can thiệp


Thu thập số liệu cơ bản Thu thập số liệu sau can thiệp (Các chỉ số đánh giá (Các chỉ số đánh giá

trước can thiệp) ngay sau can thiệp)


So sánh


Sơ đồ 2.2: So sánh đánh giá kết quả nghiên cứu can thiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022