thấp nhất nhóm Q1 (25,0%); chụp X-Quang, siêu âm cao nhất nhóm Q5 (87,5%), thấp nhất nhóm Q1 (17,9 %); Mua thuốc theo đơn cao nhất ở nhóm Q5 (90,6%), thấp nhất ở nhóm Q1 (12,5%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sử dụng dịch vụ điều trị nội trú, tiêm truyền dịch, xét nghiệm, chụp x-quang và siêu âm, mua thuốc theo đơn giữa các nhóm thu nhập với p<0,05.
3.1.4- Chi phí khám chữa bệnh của người ốm
Bảng 3.22: Chi trả trực tiếp KCB của người ốm trong 4 tuần trước điều tra
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nhóm thu nhập | Chung | ||||||
Q1 | Q2 | Q3 | Q4 | Q5 | |||
Tổng chi phí TB KCB /lần ốm (MSD) | TB | 772 ±798 | 902 ±1.134 | 1.281 ±1.594 | 1.859 ±2.512 | 2.586 ±4.468 | 1.363 ±2.325 |
Trong đó, chi trả đi lại, ăn | TB | 233 ±268 | 329 ±736 | 426 ±547 | 434 ±792 | 450 ±509 | 357 ±582 |
uống, quà cáp | |||||||
% | 30,2 | 36,5 | 33,2 | 23,3 | 17,4 | 26,0 | |
Chi phí TB lần ốm/thu nhập người/năm (%) | % | 83,4 | 47,5 | 35,9 | 28,8 | 25,9 | 29,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cỡ Mẫu Nghiên Cứu Và Chọn Mẫu Trong Nghiên Cứu Định Lượng
- Thực Trạng Tiếp Cận, Sử Dụng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Y Tế Công Lập
- Tỷ Lệ Hgđ Đã Từng Đến Bệnh Viện Huyện Để Kcb
- Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Tiếp Cận Bệnh Viện Huyện
- Đánh Giá Của Hgđ Về Trang Thiết Bị Bệnh Viện Huyện
- Chi Phí Kcb Trung Bình Đợt Ốm/thu Nhập/người/năm Trước Và Sau
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Tổng số tiền chi trả trực tiếp trong khám và điều trị bệnh của những người ốm trong 4 tuần trước điều tra trung bình là 1.363 nghìn đồng, chi phí trung bình cao nhất tại nhóm Q5 là 2.586 nghìn đồng và thấp nhất nhóm Q1 là 772 nghìn đồng (gấp 3,5 lần)
Chi phí đi lại, ăn uống, quà cáp của người ốm đợt 4 tuần trước điều tra trung bình là 357 nghìn đồng, (chiếm 26%) trong tổng số tiền chi trả trực tiếp liên quan đến KCB đợt ốm 4 tuần trước điều tra và ở nhóm kinh tế HGĐ Q5 cao gấp 1,93 lần nhóm kinh tế HGĐ Q1.
83,5
47,5
35,9
28,8
25,9 29,8
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Chung
Biểu đồ 3.5: Chi phí KCB trung bình đợt ốm/thu nhập/người/năm
Kết quả nghiên cứu (biểu đồ trên) còn cho chúng ta thấy tổng chi phí trung bình/người ốm trong khám và điều trị bệnh cho một đợt ốm 4 tuần trước điều tra so với tổng thu nhập trung bình/người/năm là 29,8%; ở nhóm kinh tế HGĐ Q1 chiếm tỷ lệ cao nhất là 83,5%, ở nhóm Q2 là 47,5%, ở nhóm Q3 là 35,9% và nhóm Q4 là 28,8% và thấp nhất ở nhóm Q5 là 25,9%.
30,2
16,3
13
9,2
8,4
2,5
35
30
25
20
15
10
5
0
Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Chung
Biểu đồ 3.6: Chi cho y tế của các HGĐ so với tổng thu nhập/năm
Biểu đồ 3.6 cho thấy, chi phí cho y tế trung bình của các HGĐ/năm so với tổng thu nhập của HGĐ/năm chiếm 13%. Ở nhóm Q1 chiếm tỷ lệ cao nhất (30,2%) và thấp nhất ở nhóm Q5 (2,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thu nhập HGĐ p <0,001.
100.0
80.0
60.0
40.0
89,3
71,1
56,1
55,6
6
22,2 26,8
20.0
-
5,4
25,0
Biểu đồ 3.7: Tình trạng vay mượn chi trả KCB của các HGĐ 4 tuần qua
Nguồn chi trả chi phí khám và điều trị bệnh của người ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra như sau: có sẵn tiền trong nhà để trả ở nhóm Q5 có tỷ lệ cao nhất (62,5%), ở nhóm Q1 (5,4%); tình trạng vay mượn chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm Q1 (89,3%), thấp nhất ở nhóm Q5 cũng chiếm tới 31,3%.
3.1.5- Nhu cầu đầu tư hỗ trợ cơ sở y tế
Bảng 3.23: Ý kiến của HGĐ để các cơ sở y tế nâng cao chất lượng KCB
n = 712 | Tỷ lệ % | |
Cần có bác sĩ | 617 | 86,7 |
Thái độ CBYT tốt hơn | 606 | 85,2 |
Có TTB tốt hơn | 542 | 76,1 |
Có nhiều thuốc tốt hơn | 509 | 71,4 |
Có CSHT tốt hơn | 471 | 66,1 |
Ý kiến của các HGĐ về nâng cao chất lượng KCB tại các cơ sở y tế trong địa bàn huyện như sau:
- 86,7% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần phải có bác sĩ;
- 85,2% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần có thái độ cán bộ y tế tốt hơn;
- 76,1% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần có trang thiết bị tốt hơn;
- 71,4% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần có nhiều thuốc tốt hơn;
- 66,1% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần có cơ sở hạ tầng tốt hơn;
Ý kiến của cán bộ y tế về đầu tư để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ người dân. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: "Để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KCB và thu hút người dân đến KCB tại TYTX thì các giải pháp là phải đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nhà trạm, cung cấp trang thiết bị đầy đủ và bổ sung cán bộ vì hiện nay vẫn còn rất thiếu, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ y tế để phục vụ KCB tốt hơn, TYTX phải có bác sỹ". (PVS-TYTX, 01).
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: "Các ý kiến đều cho rằng để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KCB và thu hút người dân đến KCB tại bệnh viện huyện thì cần phải đầu tư nâng cấp xây dựng, mở rộng bệnh viện huyện, vì hiện nay CSHT đã xuống cấp và quá chặt hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân; trang thiết bị y tế rất thiếu và lạc hậu, cần phải cung cấp trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời bổ sung đội ngũ cán bộ y tế nhất là bác sĩ; cần phải tăng cường quản lý bệnh viện, tin học hoá quản lý bệnh viện". (TLN-H, 01, 04, 07).
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: "Đầu tư cho y tế cơ sở huyện, xã là rất cần thiết. Người nghèo vùng, sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu KCB tại y tế cơ sở cao; Họ đến KCB tại TYTX và Bệnh viện huyện là chính, những trường hợp bệnh nặng hoặc không điều trị được phải chuyển lên tuyến trên. Về kế hoạch đầu tư Thanh hóa là tỉnh lớn, nhu cầu đầu tư rất lớn cho các huyện và các xã cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo cán bộ y tế. Hiện nay tỉnh rất khó khăn về kinh phí đầu tư cho bệnh viện huyện và các TYTX. Như Xuân là một trong 07 huyện nghèo nhất của tỉnh, chúng tôi cũng quan tâm đầu tư cho Như Xuân.
(TLN-T, 02, 05)
3.1.6. Mô tả hiện trạng và hoạt động của TYTX và BV huyện trước can thiệp
Bảng 3.24. Hiện trạng Bệnh viện huyện và 02 Trạm Y tế xã
BV huyện | TYTX Thanh Phong | TYTX Thanh Sơn | |
Bác sỹ | 16 | 1 | 1 |
6 | |||
Cán bộ y tế khác | 126 | (không có nữ | 5 |
hộ sinh) | |||
Cơ sở hạ tầng | Chặt hẹp, xuống cấp nhiều | Nhà 2 tầng, Hư hỏng nhỏ | Nhà 2 tầng, Hư hỏng nhỏ |
Trang thiết bị | Thiếu nhiều, cũ, lạc hậu | Thiếu nhiều, cũ | Thiếu nhiều, cũ |
Đạt chuẩn quốc gia y tế xã | - | Chưa đạt | Chưa đạt |
Quy mô giường bệnh | 90 | - | - |
Số bệnh nhân KCB/ngày năm 2009 | 80 | 15 | 10 |
Kỹ thuật phân tuyến làm được (%). | 65 | - | - |
Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ | - | 92% | 86% |
Số ca đẻ tại trạm năm 2009 | - | Phần lớn đẻ tài nhà | 47 |
Bệnh viện Như Xuân có quy mô 90 giường bệnh thuộc huyện miền núi, huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Nhân lực: thiếu nhiều đặc biệt là bác sỹ, tại thời điểm tháng 3/2010 chỉ có 16 bác sỹ, chế độ chính sách hiện nay không tuyển và không giữ được bác sỹ làm việc. Cơ sở vật chất các khối nhà đã cũ và xuống cấp, tạm sử dụng KCB cho người dân. Trang thiết bị và dụng cụ y tế thiếu rất nhiều. Giám đốc bệnh viện cho biết: “ Bệnh viện thiếu cả về ô tô cứu thương, siêu âm, xquang đã cũ, sinh hóa máu, nước tiểu đã quá cũ, lạc hậu, thiết bị nội soi chưa có”. Số người đến khám trung bình 80 bệnh nhân/ngày. Bệnh viện thực hiện được khoảng 65% số kỹ thuật theo quy định phân tuyến kỹ thuật đối với bệnh viện huyện, nhiều kỹ thuật chưa triển khai được vì thiếu trang thiết bị và cán bộ y tế có trình độ.
Trạm Y tế xã Thanh Phong thuộc miền núi khó khăn, phục vụ 3.075 người dân và có 10 thôn. Về nhân lực có 06 cán bộ y tế, trong đó 1 Bác sỹ về công tác tại trạm năm 2009, có 03 y sỹ đa khoa, 01 y tá sản , 01 điều dưỡng. Không có nữ hộ sinh. Về TTB và dụng cụ y tế: “Thiếu và cũ, bộ dụng cụ sản và đỡ đẻ đã xuống cấp và mất, các TTB khám bệnh thông thường như huyết áp, ống nghe không được cấp thường xuyên, bộ tiểu phẫu, nồi hấp đã quã cũ, hao mòn, bàn ghế, giường bệnh cũ, thiếu”. Về cơ sở vật chất có 02 khối nhà còn sử dụng chính còn tốt, có một vài chỗ hư hỏng nhẹ, mái dột, sàn trần thấm nước. Xã chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế xã do thiếu trang thiết bị. Hoạt động của Trạm: KCB thông thường trung bình 15 bệnh nhân/ngày, người bệnh đẻ tại trạm ít do trạm thiếu nước và không có Nữ hộ sinh nên cán bộ trạm đi đỡ đẻ tại nhà nhiều. Xã thực hiện các chương trình tiêm chủng, các chương trình mục tiêu quốc gia đầy đủ.
Trạm Y tế xã Thanh Sơn thuộc huyện miền núi khó khăn, phục vụ 2.570 người dân và có 12 thôn. Về nhân lực có 05 cán bộ y tế, trong đó 1 Bác sỹ, có 02 y sỹ đa khoa, 01 y sỹ sản nhi, 01 điều dưỡng. Về TTB và dụng cụ y tế: “Thiếu và cũ, thiếu giường bệnh, thiếu sinh hóa, xét nghiệm, nồi hấp, bộ dụng cụ khám chuyên khoa không có”. Về cơ sở vật chất có 02 khối nhà chính còn sử dụng tốt, có một vài chỗ hư hỏng nhẹ: cửa sổ, bậc thềm. Xã chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế xã do thiếu trang thiết bị. Hoạt động của Trạm: KCB thông thường trung bình 10 bệnh nhân/ngày, người bệnh đẻ tại trạm trong năm qua có 47 ca. Xã thực hiện các chương trình tiêm chủng, các chương trình mục tiêu quốc gia đầy đủ.
3.1.7. Tổng hợp nhu cầu đầu tư can thiệp
Qua kết quả đánh giá hiện trạng các bảng biểu trên và kết quả thảo luận nhóm tuyến tỉnh, tuyến huyện, phỏng vấn sâu các cán bộ TYTX, khảo sát thực tế Bệnh viện huyện và TYTX cho thấy nhu cầu đầu tư như sau:
3.1.7.1. Đối với cơ sở y tế- bên cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, trình độ cán bộ y tế liên quan đến tiếp cận cơ sở y tế của người dân. Ý kiến của người dân và của các cơ sở y tế đều thấy cần thiết phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị y tế và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế Bệnh viện huyện và TYTX để nâng cao chất lượng KCB của các cơ sở y tế, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ KCB cho người dân.
3.1.7.2. Đối với Hộ gia đình- bên sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
Kinh tế hộ gia đình và BHYT là yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân. Bảo hiểm y tế là giải pháp tài chính bảo hộ cho các Hộ gia đình mỗi khi bị ốm đau để đi KCB, giảm gánh nặng về chi phí KCB. Kết quả điều tra cho thấy tại thời điểm điều tra có 67% người dân có thẻ BHYT, người cận nghèo chưa có thẻ BHYT. Nhu cầu cần đầu tư mua thẻ BHYT cho người dân, nhất là người cận nghèo.
3.1.7.3. Công tác truyền thông- cầu nối giữa bên cung cấp và bên sử dụng
Kết quả điều tra cho thấy người dân được tiếp cận với tài liệu truyền thông hầu như không có, chủ yếu tiếp cận qua loa, đài truyền thanh tại xã. Nhu cầu cần thiết phải tăng cường các tài liệu truyền thông để người dân hiểu biết về các chính sách về y tế, BHYT và người dân nên đi đến các cơ sở y tế khi bị ốm đau.
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
Bảng 3.25: Yếu tố liên quan đến tiếp cận thông tin về GDSK của HGĐ
Nhóm thu nhập | Chung | |||||||
Q1 | Q2 | Q3 | Q4 | Q5 | ², p | |||
Có | n | 97 | 104 | 117 | 112 | 124 | 554 | |
tiếp cận | % | 68,3 | 72,7 | 81,8 | 78,9 | 87,3 | ²= 18,4 | 77,8 |
Không | n | 45 | 39 | 26 | 30 | 18 | p<0,001 | 158 |
tiếp cận | % | 31,7 | 27,3 | 18,2 | 21,1 | 12,7 | 22,2 | |
Tổng số | n | 142 | 143 | 143 | 142 | 142 | 712 | |
% | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Kinh tế HGĐ có liên quan đến tiếp cận với thông tin giáo dục sức khỏe, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thu nhập HGĐ với p<0,001. Ở nhóm thu nhập giàu được tiếp cận với thông tin giáo dục sức khỏe nhiều hơn so với nhóm thu nhập thấp.
Bảng 3.26: Yếu tố liên quan đến tiếp cận các cơ sở y tế của người ốm
Có BHYT | Không BHYT | ², p | Cộng | ||
TYTX | n | 93 | 18 | ²= 13,6 p<0,05 | 111 |
% | 56,7 | 39,1 | 52,9 | ||
Y tế tư nhân | n | 12 | 11 | 23 | |
% | 7,3 | 23,9 | 11,0 | ||
Bệnh viện huyện | n | 43 | 9 | 52 | |
% | 26,2 | 19,6 | 24,8 | ||
BV tỉnh/TW | n | 16 | 8 | 24 | |
% | 9,8 | 17,4 | 11,4 | ||
Tổng cộng | n | 164 | 46 | 210 | |
% | 100 | 100 | 100 |