Cỡ Mẫu Nghiên Cứu Và Chọn Mẫu Trong Nghiên Cứu Định Lượng


2.4. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 12/2009 đến tháng 12/2011

2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu

2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng


(z

/ 2

2 p(1p) z

1

p (1p ) p (1p )

2

1

1

2

2

2

Đề tài là một nghiên cứu can thiệp. Kết quả can thiệp được đánh giá bằng so sánh trước - sau can thiệp. Do vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp này được ước tính theo công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp so sánh 2 tỷ lệ như sau:


n


Trong đó:


( p1

p2 )

n: cỡ mẫu can thiệp tối thiểu

p1 : ước tính tỷ lệ % người ốm có đi khám chữa bệnh trước can thiệp. Theo kết quả nghiên cứu "Giải pháp tài chính trong chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn tại 04 huyện thuộc tỉnh Hải Dương và Bắc Giang năm 2006- Luận án tiến sỹ y tế công cộng của Nguyễn Khánh Phương" [45] thì tỷ lệ người ốm có đi khám chữa bệnh trong 4 tuần trước ngày điều tra là 58,6%.

p2 : giả thiết là can thiệp có thể làm tăng tỷ lệ người ốm có đi khám chữa bệnh sau can thiệp, ước tính là 73,6% (tăng lên 15% so với trước can thiệp).

p = ( p1 + p2 )/2

z / 2 = 1,96 (giá trị của phân bố chuẩn đối với mức độ tin cậy =5%)

z= 0,84 (giá trị của phân bố chuẩn đối với lực mẫu mong muốn =80%)

Như vậy chúng ta có:

p =(0,586+0,736)/2= 0,661

1- p = 1- 0,661= 0,339

1- p1 = 1- 0,586 = 0,414

1- p2 = 1- 0,736 = 0,264

p1-p2=0,586-0,736= -0,15

z / 2 =1,96

z=0,84


Do đó số lượng người cần tham gia trong nhóm can thiệp là:


1,96 2x0,661x0,339 0,84 0,586x0,414 0,736x0,264 2

n

0,15x0,15

155

Do nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn nên lấy hệ số thiết kế DE = 2; Ta có n là 155 x 2 = 310 người.

Theo kết quả số liệu Điều tra Giải pháp tài chính trong chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn tại 04 huyện thuộc tỉnh Hải Dương và Bắc Giang năm 2006- Luận án tiến sỹ y tế công cộng của Nguyễn Khánh Phương, trung bình một hộ gia đình có 0,495 người ốm đi khám chữa bệnh trong vòng 4 tuần qua. Như vậy, số hộ gia đình tối thiểu cần được điều tra trong nghiên cứu này là 626 hộ gia đình. Trên thực tế, tổng số hộ gia đình được điều tra ở 12 thôn được lựa chọn thuộc 2 xã là 712 HGĐ, đáp ứng số hộ cần điều tra.

Hộ gia đình: chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn:


- Chia các xã trong huyện Như Xuân thành 02 cụm xã, một cụm là các xã miền núi, khó khăn và một cụm là các xã ít khó khăn hơn. Trong mỗi cụm xã bốc thăm chọn ngẫu nhiên 01 xã, được 2 xã trong diện điều tra.

- Mỗi xã bốc thăm chọn ngẫu nhiên 6 thôn, vì quy mô HGĐ mỗi thôn có từ 60-70 hộ gia đình, phỏng vấn toàn bộ số HGĐ của thôn. Điều tra hết 12 thôn (06 thôn/xã x 2 xã) được 712 HGĐ.

- Tiêu chuẩn chọn HGĐ, đối tượng tham gia vào nghiên cứu:


+ Tất cả các HGĐ đã được xác định theo phương pháp chọn mẫu trên và được chủ hộ hoặc đối tượng trả lời phỏng vấn đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn.

+ Trường hợp người ốm được tham gia vào nghiên cứu sẽ là những người bị ốm (đau) trong khoảng thời gian tính từ ngày điều tra trở lại trước là 4 tuần (28 ngày).

- Tiêu chuẩn loại trừ:


+ Những HGĐ mà chủ hộ hoặc người được trả lời phỏng vấn từ chối tham gia.


+ Người bị ốm trong khoảng thời gian ngoài 4 tuần trước ngày điều tra.


2.5.2.Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu trong nghiên cứu định tính


- Thảo luận nhóm: 2 cuộc thảo luận nhóm Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân.

Sở Y tế gồm: Phó Giám đốc Sở Y tế, Phòng Kế hoạch tổng hợp (Trưởng phòng và 02 cán bộ), Phòng Tài chính (Trưởng phòng và 01 cán bộ), Phòng Tổ chức cán bộ (Trưởng phòng và 01 cán bộ), Trưởng phòng Nghiệp vụ y.

Bệnh viện đa khoa huyện Như Xuân gồm: Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và 01 cán bộ Phòng kế hoạch tổng hợp, Trưởng phòng Tài chính, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa ngoại, Trưởng khoa xét nghiệm.

- Phỏng vấn sâu: 04 cuộc phỏng vấn gồm 02 Trưởng trạm và 02 cán bộ của 02 TYTX.

- Thu nhập số liệu thứ cấp về báo cáo hiện trạng và nhu cầu đầu tư của y tế huyện, xã; báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động của Bệnh viện huyện và 02 Trạm Y tế xã các năm 2009-2011.

Chọn chủ đích những người tham gia thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu là lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện huyện, lãnh đạo Phòng/Ban của Sở Y tế, Khoa/Phòng của Bệnh viện huyện và Trạm trưởng TYTX. Đây là những người có khả năng cung cấp được nhiều thông tin nhất về cơ sở y tế nơi họ đang làm việc.

2.6. Phương pháp thu thập số liệu

- Tiến hành phỏng vấn HGĐ về xếp loại kinh tế hộ gia đình, thu nhập và tình hình ốm của các thành viên HGĐ trong vòng 4 tuần trước điều tra.

+ Phỏng vấn chủ HGĐ hoặc người nắm vững những nguồn thu nhập trong gia đình theo bộ câu hỏi dành cho HGĐ.

+ Phỏng vấn người bị ốm trong vòng 4 tuần trước ngày điều tra hoặc là người nắm rõ thông tin về tình hình sức khỏe của người ốm (nếu người ốm là trẻ em dưới 15 tuổi hoặc người cao tuổi không có khả năng trả lời phỏng vấn) theo bộ câu hỏi dành cho người ốm. Trong trường hợp HGĐ có nhiều người ốm hay ốm nhiều lần đều được phỏng vấn và ghi lại theo mẫu bộ câu hỏi.


- Thảo luận nhóm với đại diện lãnh đạo, cán bộ y tế của Sở Y tế, Bệnh viện huyện về tình hình KCB, cung cấp các dịch vụ KCB, nhu cầu cần hỗ trợ cho cơ sở y tế, nhu cầu cần hỗ trợ cho người bệnh theo bộ câu hỏi nội dung hướng dẫn thảo luận nhóm.

- Phỏng vấn sâu Trưởng TYTX và một số cán bộ của TYTX xã về tình hình KCB tại trạm, cung cấp các dịch vụ KCB, nhu cầu cần hỗ trợ cho người bệnh, hỗ trợ cho cơ sở y tế theo bộ câu hỏi nội dung hướng dẫn thảo luận nhóm.

- Thu thập số liệu: báo cáo hiện trạng và nhu cầu đầu tư về các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo cán bộ y tế của các cơ sở y tế huyện, xã của huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa theo mẫu bộ câu hỏi; Các báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết hàng năm hoạt động của Bệnh viện huyện và 02 Trạm Y tế xã năm 2009-2011.

2.7. Xử lý và phân tích số liệu


Các số liệu điều tra HGĐ được kiểm tra, làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần mềm Epi-info sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 18.0. Nếu HGĐ có người ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra (một người hay nhiều người, một người nhiều lượt) sử dụng mẫu phỏng vấn người ốm. Thông tin về người ốm được nhập liệu, mã hoá và liên kết với HGĐ đó.

Phân tích số liệu định lượng: nghiên cứu đã phân tích các thông tin thu thập từ HGĐ và thông tin thu thập từ người ốm. Các bảng biểu sẽ ghi rõ đó là HGĐ hay là người ốm, toàn bộ đối tượng nghiên cứu.

Để mô tả thông tin chung, nhu cầu và sử dụng các dịch vụ KCB nghiên cứu sử dụng cách tính tỷ lệ % và các số trung bình.

Để mô tả mối liên quan giữa các đặc điểm: giới, tuổi, trình độ học vấn, nhóm thu nhập, nghiên cứu sử dụng các test ² với các tỷ lệ %, test ANOVA với các giá trị trung bình. Sự khác biệt coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Dùng phân tích mô hình hồi quy logistics đa biến trên SPSS 18.0 để xác định các mối liên quan.

Đánh giá trước can thiệp và sau can thiệp bằng so sánh một số tỷ lệ trước và sau can thiệp bằng chỉ số hiệu quả tính theo công thức:


│Tỷ lệ sau ─ Tỷ lệ trước│

Chỉ số hiệu quả (%) = x 100

Tỷ lệ trước


Tổng hợp phân tích các thông tin, số liệu định tính dựa trên các nội dung, kết quả của thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, ghi chép theo chủ đề phân tích, trích dẫn từ băng ghi âm.

Liệt kê các chủ đề phân tích về bệnh viện huyện như: Các thông tin hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện; Khó khăn, tồn tại của bệnh viện; Tình hình đầu tư cho bệnh viện; Nhu cầu đầu tư cho bệnh viện huyện; Quan điểm giải pháp về đầu tư cho bệnh viện huyện; Kế hoạch đầu tư cho bệnh viện huyện.

Liệt kê các chủ đề phân tích về Trạm y tế xã như: Các hoạt động chung của TYTX; Tình hình người dân đến KCB tại TYTX; Khó khăn của TYTX; Nhận xét về hiện trạng của TYTX; Nhu cầu đầu tư của TYTX; Đề xuất kiến nghị của TYTX.

Liệt kê các chủ đề phân tích về người dân như: Nhu cầu KCB của người dân; Thẻ BHYT của người dân; Giải pháp cần hỗ trợ cho người dân;

Mã hóa các đối tượng trả lời rồi tiến hành ghi chép, gỡ băng ghi âm, sắp xếp các nội dung trả lời theo chủ đề phân tích đã liệt kê, sắp xếp.

2.8. Biến số nghiên cứu và chỉ số đánh giá can thiệp


2.8.1. Biến số nghiên cứu chính

Các nhóm biến số nghiên cứu chính gồm (chi tiết tại phụ lục 1):

- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: gồm các biến về tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, thu nhập.

- Tình hình tiếp cận với dịch vụ KCB: gồm các biến về tiếp cận các loại hình Bảo hiểm y tế, tiếp cận với thông tin GDSK, nội dung thông tin GDSK, khoảng cách, phương tiện và thời gian từ nhà đến TYTX, từ nhà đến BV huyện, tình hình HGĐ đến TYTX, mục đích của HGĐ đến TYTX, ý kiến nhận xét đánh giá của HGĐ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cán bộ y tế của TYTX, tình hình HGĐ đến BV


huyện, mục đích của HGĐ đến BV huyện, ý kiến nhận xét, đánh giá về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cán bộ y tế của BV huyện.

- Tình hình sử dụng dịch vụ KCB: tình hình HGĐ có người ốm, tình hình người ốm đi KCB tại TYTX, tại BV huyện, lý do người ốm không đi KCB, tình hình người ốm sử dụng dịch vụ KCB tại các cơ sở y tế, mức độ hài lòng của HGĐ sử dụng dịch vụ KCB tại BV huyện.

- Nhu cầu can thiệp: nhu cầu về thông tin, ý kiến của hộ gia đình về đầu tư nâng cao chất lượng KCB, đầu tư cho TYTX, đầu tư cho BV huyện. Ý kiến của các cơ sở y tế về đầu tư cho người dân, đầu tư cho y tế huyện, xã.

- Các dịch vụ KCB được củng cố nâng cao chất lượng và các dịch vụ KCB mới triển khai; sự hưởng lợi ích đầu tư can thiệp của người dân.


2.8.2. Các chỉ số đánh giá trước và sau can thiệp


1. Tỷ lệ bao phủ BHYT trong địa bàn nghiên cứu

2. Tỷ lệ loại thẻ BHYTcận nghèo

3. Tỷ lệ HGĐ tiếp cận với các thông tin truyền thông

4. Tỷ lệ HGĐ tiếp cận với các tài liệu truyền thông pano, áp phích

5. Tỷ lệ người ốm không đi khám chữa bệnh

6. Lý do người ốm không đi KCB do không có thẻ BHYT

7. Tỷ lệ người ốm đến KCB tại TYTX

8. Tỷ lệ người ốm đến KCB tại BV huyện

9. Tình hình người ốm sử dụng các dịch vụ KCB

10. Tỷ lệ HGĐ nhận xét TTB y tế của TYTX là tốt, đủ

11. Tỷ lệ HGĐ nhận xét TTB y tế của BV huyện là tốt, đủ

12. Các dịch vụ, kỹ thuật y tế mới của BV huyện (6 tháng đầu năm 2011)


2.8.3. Các chỉ số theo dõi giám sát thực hiện can thiệp

Bảng 2.1. Các chỉ số theo dõi giám sát can thiệp


STT

Chỉ số

Kết quả 12/2010

Kết quả 6/2011

1

Số người cận nghèo được mua thẻ BHYT



2

Số lượng tài liệu truyền thông được phát



3

Số đợt truyền thông tổ chức thực hiện



4

Số TYTX hoàn thành sửa chữa



5

Các loại TTB cung cấp cho TYTX



6

Số cán bộ y tế xã đi tập huấn chuyên môn



7

Xã mới được đạt chuẩn quốc gia y tế xã



8

Loại, số lượng TTB cung cấp cho BV huyện



9

Số CBYT Bệnh viện huyện đào tạo dài hạn



10

Số CBYT Bệnh viện huyện tập huấn



11

Các kỹ thuật mới Bệnh viện triển khai được



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 7


2.9. Hạn chế của nghiên cứu


- Khả năng loại trừ được sai số nhớ lại là hạn chế.


- Đánh giá thu nhập HGĐ có thể có những sai số do người cung cấp thông tin bỏ sót hoặc cố tình nói thấp hơn giá trị thực tế.

- Nghiên cứu không có điều kiện đánh giá lâu dài về kết quả của các giải pháp can thiệp toàn diện, chỉ tiến hành điều tra đánh giá kết quả ngay sau khi kết thúc can thiệp, do vậy kết quả can thiệp được phát hiện trong nghiên cứu này là bước đầu của chương trình can thiệp, hiệu quả của chương trình can thiệp còn duy trì trong nhiều năm.


2.10. Khống chế sai số‌


Để hạn chế sai số trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu. Tiến hành điều tra thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi điều tra thu thập số liệu chính thức.

Nghiên cứu đã sử dụng điều tra viên là những giáo viên trường tiểu học và trung học cơ sở của các xã có nghiên cứu, họ là người địa phương, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giao tiếp, có kiến thức và thông thuộc địa phương.

Tập huấn kỹ điều tra viên và giám sát viên, nghiên cứu này để ĐTV phỏng vấn thử sau đó có chỉnh sửa những sai sót cụ thể của từng ĐTV trước khi tiến hành điều tra chính thức.

Giám sát viên là tác giả và cán bộ Trung tâm y tế huyện, Trạm trưởng TYTX giám sát chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên với điều tra viên và giải quyết những vướng mắc xảy ra trong quá trình điều tra.

2.11. Đạo đức nghiên cứu


- Tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y tế Công cộng, chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội đồng Đạo đức chấp thuận.

- Không có câu hỏi mang tính nhạy cảm, chỉ phỏng vấn những người đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

- Nghiên cứu hoàn toàn được sự chấp thuận của cộng đồng, sự ủng hộ của chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan y tế trên địa bàn nghiên cứu.

2.12. Ứng dụng thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu được triển khai đã đánh giá được thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB y tế công lập của người dân tại huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá; xác định được nhu cầu và một số giải pháp can thiệp cho y tế huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá, cho người dân và công tác truyền thông. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá, đồng thời cũng là những căn cứ khoa học cho việc lập kế hoạch lâu dài đầu tư cho y tế các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa cũng như có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các địa bàn khác trong cả nước.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí