Chi Phí Kcb Trung Bình Đợt Ốm/thu Nhập/người/năm


không được bao phủ bởi hệ thống BHYT xã hội và tạo ra được sự bảo vệ về tài chính cho người tham gia, xóa bỏ rào cản về tài chính trong tiếp cận DVYT do hệ thống viện phí gây ra [87].

Trong xu thế vận động của các nước thành viên hướng tới mục tiêu CSSK toàn dân, WHO đã khuyến cáo các nước cần tăng cường các cơ chế tài chính chi trả trước và giảm các hình thức chi trả trực tiếp qua phí dịch vụ [120], [124]. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ rõ phí dịch vụ có ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là người nghèo [93]. Hệ thống tài chính y tế dựa vào thuế hoặc BHYT xã hội được xem là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tiếp cận y tế khi có nhu cầu và sự bảo vệ về tài chính khi ốm đau [120]. So với phương thức huy động nguồn tài chính từ thuế, BHYT minh bạch, rõ ràng hơn khi người tham gia biết rõ mình đang góp tiền cho CSSK cũng như gói quyền lợi mình được hưởng [120]. Mặt khác, thực tế các nước đang phát triển cho thấy việc thiết lập một hệ thống y tế dựa trên thuế không hề đơn giản do tỷ lệ người lao động khu vực phi chính quy (không có lương nhà nước) khá cao, tính tuân thủ đối với quy định nộp thuế hạn chế trong khi năng lực của hệ thống quản lý và thu thuế còn yếu [93]. Một trong bốn mục tiêu cơ bản của hệ thống y tế là bảo vệ được người dân trước các rủi ro về tài chính. Tiêu chí đánh giá một hệ thống tài chính y tế tốt là phải đảm bảo đủ nguồn tài chính cho CSSK sao cho người dân được CSSK khi cần và được bảo vệ tránh khỏi các thảm họa tài chính hay đói nghèo do phải chi trả cho dịch vụ y tế [126], [34]. Một cuộc điều tra chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe hộ gia đình trên quy mô toàn cầu cho biết mỗi năm có hơn 150 triệu người trên toàn thế giới phải đối mặt với những khó khăn về tài chính do phải chi trả cho CSSK và có hơn 100 triệu người bị đẩy vào cảnh nghèo khó do những chi phí y tế [127]. WHO đã khuyến cáo mạnh mẽ các nước thành viên chuyển đổi phương thức cung ứng tài chính y tế từ thu phí dịch vụ sang hình thức trả trước qua thuế hoặc BHYT [127], [124]. So với phương thức chi trả tiền túi, BHYT rõ ràng ưu việt khi đảm bảo người dân được tiếp cận chăm sóc y tế khi cần. Do đó BHYT xã hội có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc đảm bảo cho người dân được tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi bị ốm đau. BHYT cũng có ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội [93], [98]. BHYT giúp giảm thiểu việc chi


trả trực tiếp của hộ gia đình khi phải sử dụng dịch vụ y tế, bảo vệ người dân trước rủi ro rơi vào bẫy đói nghèo do phải chi trả quá lớn khi đau ốm đồng thời loại bỏ cản trở về tài chính đối với người dân khi bị đau ốm.

Bảo hiểm Y tế toàn dân ở một số nước và Việt Nam để giúp người dân tăng cường tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh:

Chương trình BHYT xã hội tại Philippine được bắt đầu từ năm 1997, năm 2004 đạt tỷ lệ bao phủ BHYT xã hội 81% nhờ chương trình bao cấp của Chính phủ cho người nghèo tham gia BHYT [116]. Chương trình 30 bath của Thái Lan khá thành công với 24,3 triệu người được miễn giảm khoản đóng góp 30 bath và 22,2 triệu người phải đóng góp 30 bath khi sử dụng dịch vụ y tế. Chương trình đã đem lại độ bao phủ dân số 72% vào năm 2003- chỉ sau 2 năm thực hiện. Chương trình BHYT cho công chức có chi phí lớn nhất và chương trình 30 bath có mức chi phí thấp nhất [86]. Hàn quốc là nước rất thành công trong việc đạt bao phủ BHYT toàn dân chỉ trong vòng 12 năm do các yếu tố: Mức đóng không quá cao, được ngân sách nhà nước hỗ trợ, nền kinh tế tăng trưởng làm khả năng chi trả nói chung tăng [96]. Cộng hòa liên bang Đức năm 1930 đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 50%, nhưng phải mất 58 năm để nâng độ bao phủ BHYT lên 88% trong đó bao gồm cả nhóm lao động phi chính quy tại khu vực nông thôn [94]. Một số nước khác ở Châu Á- Thái Bình Dương cũng rất thành công sớm trong việc phát triển BHYT [111].

Ở Việt Nam, năm 1992 điều lệ BHYT đầu tiên được ban hành, trong đó đã quy định 02 loại hình BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện [36]. Mô hình BHYT đầu tiên được thực hiện ở Hải Phòng 1990-1993 cũng bao gồm 02 loại hình BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Những năm gần đây, số lượng người tham gia BHYT tăng dần do nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo, các đối tượng chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế vẫn còn rất thấp [91]. Chương trình thí điểm phát triển BHYT tự nguyện ở huyện Sóc Sơn- Hà Nội sau một năm triển khai chỉ có 18% số hộ dân trong huyện tham gia chương trình [41]. Thống kê cả nước, cho đến năm 2010 tỷ lệ BHYT đạt 58,5% và năm 2012 đạt 68% [68] . Việt Nam đang xây dựng lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, và tham vọng thực hiện cả chiều rộng, chiều sâu, chiều cao theo quan điểm của WHO [121], [124], [122] về BHYT toàn dân. Thực hiện được BHYT toàn dân, sẽ giúp


cho người dân được tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB, người dân có thẻ BHYT tránh được các rủi ro bị đói nghèo không có khả năng chi trả khi bị ốm đau phải nằm bệnh viện điều trị, đặc biệt BHYT có ý nghĩa và quan trọng đối với các đối tượng nghèo, khó khăn khi ốm đau sử dụng các dịch vụ KCB.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

1.4.3. Chi phí khám chữa bệnh


Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 4

85.6

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0


50.3


42.3


21.1


37.5

Nghèo Trung

bình

Khá Giàu Chung


Biểu đồ 1.2: Chi phí KCB trung bình đợt ốm/thu nhập/người/năm

Theo kết quả nghiên cứu tại huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh năm 2008 [39], tổng chi phí trung bình trong khám và điều trị bệnh của những người ốm trong 4 tuần trước điều tra là 1.354 nghìn đồng, chi phí trung bình cao nhất tại nhóm giàu nhất là 2.029 nghìn đồng và thấp nhất nhóm nghèo nhất là 795 nghìn đồng (gấp 2,55 lần). Nếu đem chi phí trong KCB so với thu nhập thấy: tổng chi phí trung bình/người ốm trong khám và điều trị bệnh cho một đợt ốm 4 tuần trước điều tra so với tổng thu nhập trung bình/người/năm là 37,5%; ở nhóm nghèo nhất chiếm tỷ lệ cao nhất là 85,6%, ở nhóm giàu nhất chiếm 21,1% (Biểu đồ 1.2). Nhìn chung mức chi phí cho KCB là rất cao, kết quả Điều tra Y tế quốc gia 2001-2002 chi phí bình quân một lượt điều trị nội trú đối với người dân vùng nông thôn là 751 nghìn đồng, ở thành thị mức chi phí này cao gấp 2,7 lần, mỗi loại bệnh có mức chi phí khác nhau. Đến năm 2006, mức chi phí cho người dân chi trả hoàn toàn bằng tiền túi khi điều trị nội trú là 1,265 triệu đồng [8]. Phân tích cơ cấu chi cho điều trị nội trú cho thấy phần chi phí trực tiếp cho KCB chi trả viện phí chiếm gần 60%, còn hơn 40% là chi phí các khoản chi ngoài cơ sở y tế và chi phí gián tiếp [19]. Như vậy nguy cơ khi bị ốm đau trong khi chi phí cho y tế rất cao chiếm tỷ lệ lớn so với thu nhập đặc biệt là người nghèo, thậm chí cả người giàu khi bị ốm đau, chỉ cần một lần điều trị


tại bệnh viện có thể trở nên túng thiếu, nợ nần, nghèo đói. Đối với dịch vụ KCB ngoại trú thì chi phí phải trả cho một lần KCB ngoại trú trunh bình là 32 nghìn đồng, thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị nội trú [19]. Theo số liệu thống kê năm 2008, chi tiêu cho y tế từ tiền túi hộ gia đình ước tính chiếm 52,4% tổng chi phí. Ốm đau tiếp tục đẩy người vào cảnh nghèo đói có đến 33% hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng bệnh tật là lý do khiến mức sống của hộ gia đình giảm đi hoặc không được cải thiện [92]. Như vậy, chi phí KCB gia tăng là yếu tố ảnh hưởng, cản trở đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân, nhất là đối tượng nghèo, cận nghèo.

1.4.4. Chất lượng và giá dịch vụ khám chữa bệnh


Chất lượng dịch vụ KCB cũng ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ, cùng một giá cả dịch vụ, sự cải thiện chất lượng dịch vụ sẽ giúp tăng việc sử dụng dịch vụ KCB và ngược lại, những cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ KCB bị người dân đánh giá là kém thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ đó sẽ thấp. Yếu tố này đi ngược lại lợi ích của người nghèo vì ở hầu hết các nước, so với người giàu thì người nghèo chỉ có đủ điều kiện tiếp cận với những dịch vụ KCB có chất lượng thấp hơn. Một số nghiên cứu của Hà Văn Giáp [33] và Nguyễn Thế Lương [40] cũng chỉ ra rằng, một trong những lý do chính khiến người dân sử dụng Dịch vụ KCB là cán bộ y tế có trình độ chuyên môn tốt, thái độ phục vụ chu đáo. Nghiên cứu của tác giả Lương Ngọc Khuê đã cho thấy chất lượng chuyên môn của các TYTX – nơi KCB ban đầu cho đại bộ phận người dân có BHYT tại vùng nông thông chưa đáp ứng yêu cầu do trình độ chuyên môn hạn chế của cán bộ y tế, thiếu trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường [42].

Giá dịch vụ KCB là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng lớn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân [74]. Giá dịch vụ KCB càng cao thì nhu cầu đối với dịch vụ đó càng thấp. Chi phí cho y tế cao là một trong những nguyên nhân khiến người dân nghèo khó tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB [89]. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ của người nghèo thấp hơn người giàu vì giá những dịch vụ mà họ phải chi trả là cao so với thu nhập. Giá viện phí càng tăng cao, người nghèo càng khó tiếp cận với các dịch vụ KCB vì không có khả năng chi trả, như vậy tình trạng mất công bằng trong CSSK càng gia tăng [65]. Toàn bộ chi phí dịch vụ mà người sử dụng phải trả không chỉ gồm những khoản phí chính thức do cơ sở y tế quy định mà còn


cả chi phí cho mua thêm thuốc men, các đồ dùng y tế và cả các khoản chi phí phí không chính thức cho người cung cấp dịch vụ [23]. Nghiên cứu của Sarah Bales về các chi phí điều trị tại bệnh viện tỉnh năm 2005 ở Việt Nam cho thấy trong các chi phí trực tiếp trong điều trị bệnh thì chi mua thuốc chiếm tỷ lệ dao động từ 37% đến 71% và trung bình là 55% [109].

1.4.5. Điều kiện địa lý

Tiếp cận về địa lý là khoảng cách tới các cơ sở y tế và ảnh hưởng của nó tới việc sử dụng các cơ sở y tế, nó còn được đo bằng cả phương tiện và thời gian đến cơ sở y tế đó.

Nhóm yếu tố về khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế: nhóm này không chỉ bao gồm khoảng cách đường đi mà còn chất lượng đường xá, phương tiện giao thông thông thường và các biến động vào thời tiết, mùa. Tổng hợp lại có thể đo thời gian đi bằng phương tiện thông thường từ nhà tới cơ sở y tế (càng tốn thời gian để đi đến cơ sở y tế, càng khó tới đó và sự tiếp cận về khoảng cách càng thấp). Nguyễn Thế Lương khi nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ KCB tại Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hoá cho thấy có sự khác biệt về khoảng cách cũng như thời gian của người dân tại 3 tỉnh khi tiếp xúc với cơ sở y tế và điều đó cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cơ sở y tế của người dân. Ở Hà Nội, hầu như người dân không gặp trở ngại gì về khoảng cách khi tiếp cận bệnh viện, còn tại Thanh Hoá và Yên Bái thì tỷ lệ hộ cách xa bệnh viện trên 60 phút đi bằng phương tiện thông thường lần lượt là 41,3% và 54%. Sự khác biệt về thời gian tiếp cận với bệnh viện là một trong những nguyên nhân gây mất công bằng trong tiếp cận dịch vụ KCB của người dân ở những vùng khác nhau [40].

Mặt khác xét về khía cạnh điều kiện kinh tế cùng với yếu tố địa lý khoảng cách ở xa, rất xa các cơ sở y tế thì việc đi lại của các hộ gia đình nghèo là vấn đề rất lớn, rất khó khăn, họ không có đủ tiền để chi trả cho các chi phí đi lại đến cơ sở y tế để KCB mặc dù chỉ với phương tiện đi lại thông thường. Ngược lại với các hộ gia đình giàu có thì khoảng cách địa lý ở xa, thậm chí rất xa các cơ sở y tế thì khoảng cách hầu như không ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định đến cơ sở y tế để KCB mặc dù cơ sở y tế ở xa như tuyến trung ương. Họ sẵn sàng sử dụng các phương tiện


giao thông nhanh và hiện đại máy bay, ô tô để đi KCB nơi cung cấp dịch vụ KCB tốt nhất cho họ.

Hiện nay, người dân sinh sống ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi đi lại rất khó khăn, họ bị hạn chế trong việc tiếp cận với các cơ sở y tế do cả nguyên nhân về mặt địa lý ở xa cơ sở y tế và đường giao thông không thuận lợi và cả nguyên nhân về kinh tế nghèo không có phương tiện đi lại nhanh và hiện đại, đã là rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở y tế, ngay cả với tuyến gần nhất là y tế huyện, xã.

1.4.6. Tiếp cận về văn hoá, lối sống


Tiếp cận về văn hoá như là tập quán, ngôn ngữ hoặc thái độ giao tiếp... ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ KCB. Người dân không đi KCB khi bị ốm đau mà thay vào đó là cúng bái đó là tập quán còn tồn tại một số dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Do tập quán và do trình độ văn hoá thấp mà có những bộ phận dân cư như phụ nữ dân tộc thiểu số không có thói quen đến khám thai và đẻ tại cơ sở y tế vẫn còn tồn tại nhiều tại các tỉnh Tây Nguyên. Tỷ lệ phụ nữ có thai của xã đẻ tại cơ sở y tế chỉ đạt 25% [7]. Tập quán sống di cư ở rừng sâu, không có điều kiện chăm lo đến sức khoẻ và cũng gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ y tế trong việc tuyên truyền vận động sinh đẻ kế hoạch, tiêm chủng cho trẻ em. Vì tập quán sống vùng sâu, vùng xa có xã tỷ lệ tiêm chủng chỉ đạt 19 % [7].

Trình độ, học vấn là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe con người, là điều kiện cần thiết để nâng cao kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mỗi người và cộng đồng. Các cộng đồng, các khu dân cư có trình độ học vấn cao thường có tình trạng sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.

Sự bất đồng ngôn ngữ và thái độ giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân. Người dân ngại giao tiếp vì mình là người dân tộc thiểu số và cán bộ y tế không biết tiếng dân tộc rất khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động người dân trong chăm sóc sức khoẻ cũng như trong KCB. Điều kiện văn hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân, và đây là yếu tố không dễ gì có thể can thiệp và thay đổi nhanh chóng được.


Lối sống có tác động trực tiếp đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Ở những người nghiện thuốc lá, rượu bia, ma túy... ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh tật và tử vong cao. Người hút thuốc lá trên 40 năm có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn người không hút thuốc lá 20 lần [8]. Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá được Chính phủ phê duyệt đang có những nỗ lực để hạn chế nhiều hơn tác hại của thuốc lá. Rượu bia có thể mang lại tác dụng tích cực nhất định, song đây cũng là tác nhân lớn dẫn đến tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực và nhiều bệnh tật khác, đặc biệt lạm dụng rượu bia là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần với các biểu hiện hoang tưởng, trì trệ trí tuệ, tâm thần phân liệt... Lạm dụng rượu bia còn gây ra các gánh nặng lớn về kinh tế cho xã hội chủ yếu do chi phí KCB và thiệt hại do tai nạn.

1.5. Giải pháp tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB ở Việt Nam


1.5.1. Một số chính sách y tế mới


Thực trạng của y tế cơ sở còn chưa đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân. Nhiều TYTX xuống cấp nghiêm trọng [16]. Trong khi đó, chính sách “mở cửa”, những người hành nghề y dược tư nhân xuất hiện đã cuốn hút sự chú ý của người dân. Nhà nước ta cũng đã có nhiều cố gắng điều chỉnh, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư thêm kinh phí trang thiết bị. Song, các giải pháp này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn. Người dân vẫn ít sử dụng dịch vụ tại các TYTX. Thêm vào đó cuộc sống được cải thiện, người dân đã quan tâm đến sức khoẻ hơn và mong muốn được KCB tại nơi có uy tín và chất lượng. Do vậy, vấn đề KCB vượt tuyến lên tuyến trên là phổ biến, gây tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên, nhất là tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Chính phủ và Bộ Y tế đang tăng cường đầu tư cho hệ thống y tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong KCB, đầu tư cho y tế cơ sở tuyến xã, tuyến huyện để giảm quá tải tuyến trên, tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là những người nghèo, người có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn... cũng được tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB, nhằm góp phần đảm bảo sự công bằng trong CSSK và an sinh xã hội cho người dân [24]. Nhằm tăng cường hơn nữa, đảm bảo sự công bằng và an sinh xã hội cho các vùng nghèo, Chính phủ đã có Quyết định số 184/2004/Qđ-TTg về việc phương hướng


chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 [58]. Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện). Để triển khai thực hiện Nghị quyết này, Bộ Y tế cùng với các Bộ, ngành đang có những kế hoạch đầu tư hỗ trợ cho 62 huyện nghèo trong cả nước.

Bên cạnh đầu tư cho hệ thống y tế, Chính phủ đã ban hành chính sách KCB miễn phí cho người nghèo [56], KCB miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi ... là những chính sách được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao về sự nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo công bằng trong CSSK cho người dân. Năm 2005, Chính phủ ban hành Quyết định số 170/2005/QĐ-TTG, ngày 8/7/2005 về chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006-2010 [62]. Ngày 18/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo và ngư dân [57]. Theo Quyết định này, người cận nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cận nghèo. Tại Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg, ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách trong đó có quy định Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% phí mua thẻ BHYT cho đối tượng cận nghèo (là người có thu nhập bình quân bằng 130% người nghèo) [63]. Tuy nhiên, cho đến 4/2009, các tỉnh cũng chưa hoàn thành việc xác định và lập danh sách số người cận nghèo để triển khai mua thẻ BHYT cho người cận nghèo và vấn đề người cận nghèo có tham gia mua thẻ BHYT không, có bỏ ra 50% phí mua thẻ BHYT không đang là vấn đề khó khăn trong việc triển khai thực hiện thẻ BHYT cho người cận nghèo. Ngày 08/5/2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 705/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Để tiếp tục hỗ trợ cho người nghèo trong khám chữa bệnh, ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 14/2012/QĐ-TTg [61] về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Các văn bản của Đảng và Chính phủ cũng nêu rõ ưu tiên trong phân bổ NSNN cho y tế cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, lĩnh vực y tế dự phòng

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí