và CSSK ban đầu tại tuyến y tế cơ sở [29]. Nghị quyết số 46-NQ/TW đã khẳng định: “Nhà nước cần đầu tư mạnh, tạo bước bứt phá để nâng cấp các cơ sở y tế, trong đó ưu tiên củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện; các trung tâm y tế khu vực, nhất là ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long” [3]. Nghị quyết 18/QH12 cũng chỉ rõ “Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng. Tiếp tục cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, TYTX, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn; hoàn thành việc đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và đa khoa khu vực liên huyện vào năm 2010”. Gần đây nhất, trong Kết luận số 43 của Bộ Chính trị, vấn đề này lại được tái khẳng định: “ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế, đặc biệt là các vùng khó khăn”.
Các Nghị quyết này đã được Chính phủ hiện thực hóa bằng các hàng loạt hành động cụ thể như: nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và khu vực từ nguồn trái phiếu chính phủ bằng Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg cho giai đoạn 2005-2008 và Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg cho giai đoạn 2008-2010; Quyết định số 950/2007/QĐ-TTg về đầu tư xây dựng TYTX vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010; Quyết định 930/2009/QĐ-TTg đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn bằng nguồn trái phiếu Chính phủ [55]. Trong năm 2008, Thủ tướng cũng đã ban hành các Quyết định số 24, 25, 26, 27/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung Bộ, vùng Tây Nguyên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010.
Luật BHYT được thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2009 là cơ sở pháp lý quan trọng để BHYT phát triển trong thời gian tới. Mới đây Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”, trong đó nhấn mạnh vai trò đảm bảo an sinh xã hội và công bằng trong chăm sóc sức khỏe của BHYT và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quán triệt và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả
các chính sách về BHYT [1]. Định hướng thực hiện BHYT toàn dân là một nội dung quan trọng được thể hiện nhất quán trong các văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước. Định hướng này giúp xác định rõ mô hình hệ thống y tế nước ta, đó là một hệ thống y tế dựa trên BHYT nhằm mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Cam kết thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân được củng cố và thúc đẩy với việc thông qua luật BHYT năm 2008, khẳng định mục tiêu BHYT toàn dân và xác định lộ trình đạt mục tiêu đó vào năm 2014. Tỷ lệ bao phủ BHYT trong dân số được tăng lên cùng với cam kết của Chính phủ mở rộng trợ cấp từ NSNN mua BHYT cho 11 trong tổng số 24 nhóm đối tượng tham gia BHYT. Năm 2010, tỷ lệ người có BHYT của Việt Nam đạt 60% và hết tháng 12 năm 2012 đạt 68%.
1.5.2. Đầu tư phát triển hệ thống y tế
Đầu tư phát triển hệ thống y tế đang là quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng cao của nhân dân, đảm bảo sự công bằng trong CSSK. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã nêu rõ cần phải nâng cấp hệ thống bệnh viện, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị y tế, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong y học. Nghị quyết số 46-NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị [3] cũng nêu rõ cần đầu tư mạnh, tạo bước bứt phá để xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu KCB của nhân dân ngay tại địa phương.
Nhằm tăng cường sự cung cấp các dịch vụ KCB cho người dân, hấp dẫn người dân, tạo uy tín, tạo ra thương hiệu, là địa chỉ tin cậy cho người dân đến KCB, các cơ sở y tế, bệnh viện hiện nay cùng với sự quan tâm đầu tư và trợ giúp của Chính phủ, đã và đang tìm kiếm các nguồn lực có thể để đầu tư cho cơ sở y tế của mình. Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư cho mạng lưới TYTX đạt chuẩn quốc gia về y tế xã [13]. Đầu tư cho mạng lưới y tế huyện thông qua các nguồn lực theo Quyết định số 225 của Thủ tướng Chính phủ và gần đây là Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg, ngày 2 tháng 4 năm 2008 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ [60]. Bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ngành y tế đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng mới và xây dựng mở rộng, nâng cấp cho hơn 600 bệnh viện tuyến huyện trong cả nước, hiện nay một số công trình bệnh viện huyện đã hoàn thành
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 2
- Tỷ Lệ Hgđ Tự Mua Thuốc Về Chữa Theo Nhóm Thu Nhập
- Chi Phí Kcb Trung Bình Đợt Ốm/thu Nhập/người/năm
- Giai Đoạn 1: Điều Tra Cơ Bản (Baseline) Trong Thời Gian Từ Tháng 12/2009 - 3/2010. Áp Dụng Phương Pháp Thu Thập Số Liệu Định Lượng Kết Hợp Định Tính.
- Cỡ Mẫu Nghiên Cứu Và Chọn Mẫu Trong Nghiên Cứu Định Lượng
- Thực Trạng Tiếp Cận, Sử Dụng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Y Tế Công Lập
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
đưa vào sử dụng, một số còn đang dở dang xây dựng vì chưa có đủ kinh phí xây dựng tiếp.
Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo Quyết định số 930/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng cho các bệnh viện chuyên khoa: lao, tâm thần, ung bướu và nhi và một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh vùng khó khăn. Thực hiện Quyết định này, ngành y tế cũng đang đầu tư cho các bệnh viện chuyên khoa này và một số bệnh viện đa khoa tỉnh vùng khó khăn, một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, một số công trình còn dở dang vì thiếu vốn đầu tư.
Đầu tư về cơ sở hạ tầng nhà cửa khang trang sạch đẹp, mua sắm trang thiết bị và dụng cụ y tế mới, hiện đại, đào tạo cán bộ y tế nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển các kỹ thuật y tế mới, chuyên sâu, kỹ thuật cao... tất cả sự đầu tư này đều nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ KCB, hài lòng người bệnh và thu hút người dân đến KCB.
Các mô hình đầu tư cho y tế hiện nay có 3 mô hình chính:
Mô hình đầu tư xây dựng cơ sở y tế mới hoàn toàn: Mục tiêu: Có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị mới cho cơ sở y tế hoạt động. Nội dung đầu tư của mô hình này bao gồm đầu tư xây dựng hoàn toàn mới cho một cơ sở y tế bao gồm xây lắp các khối nhà hoàn chỉnh gồm cả các thiết bị đầy đủ của tòa nhà để vận hành đi vào sử dụng cho một cơ sở y tế và các trang thiết bị và dụng cụ y tế để sử dụng chuyên môn trong ngành y tế. Mô hình này thường áp dụng cho các bệnh viện mới thành lập, các bệnh viện chuyển sang địa điểm mới và yêu cầu phải có nguồn kinh phí lớn để đầu tư.
Mô hình đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở y tế: Mục tiêu: Chống xuống cấp, đảm bảo cho cơ sở y tế hoạt động. Nội dung đầu tư của mô hình này là sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình xuống cấp, mở rộng xây thêm các hạng mục công trình nhỏ khác của cơ sở y tế. Về trang thiết bị y tế mua bổ sung các trang thiết bị cũ, hỏng, thiếu theo quy định hiện hành về danh mục trang thiết bị y tế được sử dụng tại cơ sở y tế.
Mô hình đầu tư phát triển kỹ thuật y tế: Mục tiêu: Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và phát triển các dịch vụ kỹ thuật y tế mới. Nội dung đầu tư
của mô hình này thường đầu tư mua trang thiết bị y tế để phát triển kỹ thuật đi đôi với việc đào tạo cán bộ y tế để thực hiện kỹ thuật y tế đó.
1.6. Một số nghiên cứu có đề cập tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
Các nghiên cứu trong và ngoài nước của một số tác giả về sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB ngay cả ở các nước đang phát triển cũng cho thấy có sự khác biệt trong việc lựa chọn dịch vụ KCB theo nhóm thu nhập.
Tại Trung Quốc vào những năm 1960, 1970 đã đạt độ bao phủ 95% [119], nhưng những rủi ro và nguy cơ về tài chính vẫn rất lớn dẫn đến mất công bằng trong CSSK [83], [110]. Một nghiên cứu tại 30 huyện nghèo cho thấy 33% số hộ thu nhập thấp đã không tìm kiếm dịch vụ KCB trong một khoảng thời gian nhất định so với 16% ở các hộ thuộc nhóm thu nhập cao mặc dù những hộ nghèo có nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB cao hơn (nhóm 1/4 số dân nghèo nhất có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn cao gấp 3 lần so với nhóm 1/4 số dân giàu nhất) [32].
Các nghiên cứu của một số tác giả khác tại các nước đang phát triển cũng cho thấy có sự khác biệt trong việc lựa chọn dịch vụ CSSK giữa các nhóm thu nhập [86]. Ở Philippine, trên 90% phụ nữ ở nhóm nghèo nhất sinh con ở nhà trong khi phụ nữ ở nhóm 20% dân số giàu nhất sinh con tại nhà hộ sinh [106]. Tại Campuchia chỉ có 20% phụ nữ ở nhóm nghèo nhất nhận được sự giúp đỡ của cơ sở y tế trong quá trình sinh đẻ trong khi hơn 80% bà mẹ ở nhóm giàu nhất nhận được sự trợ giúp [128].
Kết quả nghiên cứu theo dõi điểm tại 28 xã nông thôn Việt Nam trong 2 năm 2000 - 2001 cũng cho thấy có sự cách biệt rõ rệt trong việc sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tại bệnh viện công. Nhóm giàu nhất có tỷ lệ sử dụng dịch vụ này cao gấp 2 lần so với nhóm nghèo nhất (11,3% và 5,2% với p<0,01) [30]. Sự khác biệt này đã phần nào nói lên nguy cơ mất công bằng trong sử dụng dịch vụ KCB công tại các vùng nông thôn Việt Nam.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự về khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang năm 2007 [31], với điều tra cắt ngang mô tả có phân tích 682 HGĐ cho thấy rằng: Tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB: đến KCB tại TYTX 53,5%, bệnh viện huyện 23,2%, bệnh viện tỉnh 14,5%, không chữa gì 2,8%, mua thuốc về tự chữa 0,8%. Khoảng cách và thời gian là một
trở ngại rất lớn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB đặc biệt tại các nhóm có điều kiện kinh tế nghèo. Nhóm thu thập kinh tế thấp sử dụng dịch vụ KCB tại TYTX là cao nhất 85,1%. Tiếp cận dịch vụ KCB có chất lượng cao: nhóm hộ nghèo ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ KCB có chất lượng cao hơn so với nhóm giàu, tiếp cận bệnh viện huyện cao nhất ở nhóm giàu (40,8%), thấp nhất nhóm nghèo (3%). Tiếp cận bệnh viện tỉnh/trung ương cao nhất nhóm giàu (22,4%), thấp nhất nhóm nghèo (7,5%). Các HGĐ có mức thu nhập kinh tế khá và giàu thì dễ dàng tiếp cận với thông tin về GDSK hơn nhóm trung bình và nghèo. Tiếp cận thông tin về GDSK cao nhất nhóm giàu (95,9%), thấp nhất nhóm nghèo (21,2%), phương tiện tiếp cận chủ động hơn, thời gian tiếp cận ngắn hơn nhóm nghèo và đặc biệt là nhu cầu về sử dụng dịch vụ KCB và khả năng đáp ứng để chi trả dịch vụ KCB có chất lượng cao của nhóm khá và giàu dễ dàng hơn so với nhóm trung bình và nghèo.
Nghiên cứu mức độ tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của một cộng đồng là chủ đề được các nhà hoạch định Chính sách y tế rất quan tâm [80]. Lý do là khi chuyển đổi từ hệ thống quản lý kinh tế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường đã kéo theo sự thay đổi sâu sắc về hệ thống y tế mà đặc trưng là từ chỗ không có hoặc chỉ có một lựa chọn sang nhiều lựa chọn, trong khi Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư cho y tế công [105]. Vì vậy để sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, giữ vững ưu thế trong cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có nhu cầu khác nhau, nhất là nhóm người nghèo và cận nghèo, các cơ sở y tế phải thích nghi với tình hình mới [76]. Để thích nghi được cần phải biết người sử dụng “khách hàng” chấp nhận cơ sở dịch vụ mình đến đâu, khi ốm đau họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB nào?
Nghiên cứu của Trịnh Văn Mạnh về một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại TYTX Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2007 [43], kết quả cho thấy: Tỷ lệ người ốm trong 2 tuần trước điều tra là 7,23%, trong khi tỷ lệ người ốm trong nhóm nghèo chiếm 26,2%. Nguy cơ bị ốm đau của những người ở những hộ nghèo cao gấp 3,19 lần so với những người ở những hộ không nghèo. Người có thẻ BHYT sử dụng dịch vụ KCB cao gấp 5,73 lần người không có thẻ. Lý do để người ốm lựa chọn KCB tại TYTX là có thẻ BHYT chi trả 62,0%. Tiếp theo là thuận tiện, nhanh chóng, thái độ phục vụ tốt, bệnh nhẹ,
giá cả hợp lý. Lý do chính để người ốm không đến trạm KCB là thiếu thuốc tốt (61,7%), bệnh nhẹ (52,9%), không tin vào chuyên môn và thái độ phục vụ kém.
Nghiên cứu của Phùng Thị Thu Hà mô tả nhu cầu KCB và việc sử dụng dịch vụ KCB của người dân huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây 2003 [35] cho thấy nhu cầu KCB của người nghèo cao hơn nhóm không nghèo gấp 1,5 lần, sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo chủ yếu ở tuyến huyện, tuyến xã, trong khi nhóm không nghèo sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến huyện và tuyến tỉnh. Nhóm giàu sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh viện nhiều hơn nhóm nghèo 1,3 lần và có sử dụng nhiều các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, đắt tiền. Nghiên cứu thấy sự khác nhau trong nhu cầu và sử dụng dịch vụ KCB của người dân trong bối cảnh nền kinh tế phát triển phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh; thể hiện sự thiệt thòi trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của các đối tượng dễ bị tổn thương, người nghèo.
Các nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế đã cho kết quả về tỷ lệ các HGĐ có người ốm, mô tả về tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân theo các loại kinh tế HGĐ, tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB tại các tuyến y tế và từ đó đưa ra các khuyến nghị chung chung đối với địa phương, đối với trung ương. Những kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị chưa được sử dụng và ứng dụng nhiều vào thực tế. Các nghiên cứu này chưa chỉ ra được cần hỗ trợ gì cho người dân (bên sử dụng dịch vụ KCB), giải pháp cụ thể gì để tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB y tế công lập. Hơn nữa, để có kế hoạch đầu tư cho y tế công lập phù hợp và hiệu quả thì cần phải lượng hoá cụ thể nhu cầu cần đầu tư của đối tượng thụ hưởng và địa bàn thụ hưởng. Chính vì vậy, tôi tiến hành đề tài “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011”.
1.7. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá. Đây là một trong 07 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, là huyện miền núi, nằm phía Tây nam của tỉnh Thanh Hóa, gần đường Hồ Chí Minh. Huyện có diện tích 860 km2, có 01 thị trấn Yên Cát và 17 xã; dân số năm 2010 là gần 70.000 người, có 5 dân tộc sinh
sống là Mường, Tày, Thái, Thổ, Kinh. Về y tế, huyện có Bệnh viện huyện Như
Xuân với Quy mô 90 giường bệnh, có 16 bác sỹ. Có Trung tâm y tế dự phòng huyện mới chia tách, có trụ sở nằm gần bệnh viện huyện. Mạng lưới Trạm Y tế xã, các xã đều có nhà trạm và cán bộ y tế hoạt động, đầu năm 2010 huyện còn 04 Trạm Y tế xã chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. 100% thôn bản đều có cán bộ y tế thôn hoạt động. Như Xuân là huyện miền núi nghèo thuộc diện ưu tiên để đầu tư phát triển giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP của Chính phủ, có mạng lưới y tế khó khăn, thiếu thốn nhất cả về trang thiết bị y tế, nhân lực y tế và cơ sở hạ tầng. Để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân tới các dịch vụ y tế có chất lượng, cần thiết phải có ngay các can thiệp vào huyện Như Xuân bằng các nguồn vốn có thể để đầu tư nâng cấp và củng cố mạng lưới y tế cho huyện nghèo này. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên và bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho y tế huyện Như Xuân. Mặt khác, ngay từ năm 2008-2009, nghiên cứu sinh là người tham gia thiết kế Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ vay vốn Ngân hàng Thế giới để đầu tư cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có các nội dung đầu tư cho y tế huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa [103]. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn địa bàn huyện Như Xuân là huyện nghèo khó khăn để can thiệp vì tính cấp bách, cần thiết và có tính khả thi về các nguồn vốn thực hiện can thiệp.
1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu
Giả thuyết rằng người dân huyện nghèo Như Xuân tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu khám chữa bệnh khi bị ốm đau, tuy nhiên bị hạn chế tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, trong số những người ốm, vẫn còn một số người bệnh đáng kể không đi khám chữa bệnh. Các yếu tố làm ảnh hưởng, hạn chế người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh là do:
1. Hộ gia đình: người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, bị hạn chế tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh do điều kiện kinh tế khó khăn; do không có thẻ bảo hiểm y tế để đi khám chữa bệnh; do trình độ học vấn thấp không nhận thấy được cần phải đi khám chữa bệnh khi bị ốm, văn hóa tập quán khi bị ốm không điều trị mà thay bằng cúng bái; do điều kiện địa lý nhà ở rất xa nơi cơ sở y tế, đường giao thông đi đến cơ sở y tế rất khó khăn.
2. Cơ sở y tế: Bên cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đó là cơ sở y tế công lập huyện, xã: không hoặc hạn chế đáp ứng được yêu cầu các dịch vụ khám chữa bệnh của nhân dân vì cơ sở hạ tầng chặt hẹp, xuống cấp; vì thiếu thốn không có trang thiết bị y tế; vì thiếu cán bộ y tế, thiếu bác sỹ và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn hạn chế; vì quản lý bệnh viện chưa tốt, chưa tổ chức và quản lý được công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
3. Thông tin, truyền thông: Người dân thiếu các thông tin truyền thông khi bị ốm, họ không biết đi KCB ở đâu thì tốt? Giá cả, chi phí khám chữa bệnh như thế nào? chính sách được miễn, giảm chi phí KCB như thế nào? Công tác truyền thông hạn chế do: thiếu các tài liệu truyền thông; thiếu các phương tiện truyền thông; thiếu cán bộ truyền thông; có cán bộ nhưng kỹ năng truyền thông hạn chế; không có kinh phí để tổ chức các hoạt động truyền thông.
Nhằm tăng tỷ lệ người ốm đi khám chữa bệnh khi bị ốm đau thì giải pháp can thiệp như thế nào và can thiệp vào đối tượng nào là phù hợp và hiệu quả: có các trường hợp sau đây:
Mức độ 1-Hộ gia đình: Hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người dân để người dân có thẻ đi khám chữa bệnh không phải chi trả phần lớn chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Mức độ 2- Cơ sở y tế: Đầu tư cho các cơ sở y tế còn yếu kém, thiếu thốn để có đủ năng lực cung cấp các dịch vụ KCB có chất lượng cho người dân, người dân tin tưởng và dễ dàng đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Mức độ 3- Công tác truyền thông: Tăng cường truyền thông cung cấp thông tin cho người dân biết để tham gia mua thẻ BHYT, đi khám chữa bệnh mang theo thẻ BHYT được hưởng quyền lợi gần như không phải trả tiền viện phí, người dân sẽ tăng cường đi khám chữa bệnh khi bị ốm đau khi đã có thẻ BHYT.
Giải pháp can thiệp toàn diện cả 3 mức độ kỳ vọng sẽ có kết quả tốt nhất.