Tỷ Lệ Hgđ Tự Mua Thuốc Về Chữa Theo Nhóm Thu Nhập


tương tác thuốc, dị ứng thuốc... và đặc biệt là một nguyên nhân quan trọng đã dẫn đến kháng thuốc rộng rãi trong cộng đồng [73]. Hiện tượng tự điều trị tự mua thuốc về chữa tương đối phổ biến ở Việt Nam có thể vì nhanh, thuận tiện, không phải mất thời gian đi khám và điều trị và cũng có thể do chưa quản lý chặt chẽ về kê đơn bán thuốc [42]. Hơn nữa đối với các hộ gia đình nghèo khó, tự mua thuốc về chữa cũng đã tiết kiệm được một khoản kinh phí chi phí cho việc đi lại, tiền khám bệnh, và các chi phí khác [45]. Trong các loại lý do dẫn đến tự mua thuốc về chữa thì lý do kinh tế thay đổi mạnh nhất theo các đặc trưng của kinh tế xã hội, theo các vùng. Nếu như chỉ có 1% người giàu bị ốm trả lời tự mua thuốc về chữa vì lý do kinh tế thì có đến 17% số người nghèo bị ốm tự mua thuốc về chữa vì lý do kinh tế (gấp 17 lần- Biểu đồ 1.1) [19]. Tỷ lệ tự mua thuốc về chữa vì lý do kinh tế của các hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc ở miền Nam và miền Trung/ Tây Nguyên đều rất cao với các tỷ lệ tương ứng là 24% và 25%, cao gấp hơn 4 lần so với các chủ hộ là người dân tộc Kinh/Hoa (6%). Sự khác nhau trong tỷ lệ người ốm tự mua thuốc về chữa giữa các nhóm dân tộc có sự khác biệt lớn. Trong khi tỷ lệ đợt ốm tự mua thuốc về chữa của các chủ hộ gia đình là người dân tộc thuộc miền Trung và Tây Nguyên chỉ có 49% thì tỷ lệ này của các hộ có chủ hộ là người dân tộc miền Nam tới 77% (cao gấp 1,6 lần). Tỷ lệ đợt ốm tự mua thuốc về chữa của những hộ gia đình có chủ hộ là người Kinh/Hoa hoặc dân tộc thiểu số phía Bắc cũng ở mức cao 74% [19].

Tỷ lệ %

18.0

16.0

14.0

12.0

10.0

8.0

6.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

4.0

2.0

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 3

0.0


Nghèo Cân nghèo Trung bình Khá Giàu


Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ HGĐ tự mua thuốc về chữa theo nhóm thu nhập


Đi khám chữa bệnh


Đi KCB khi ốm đau là cách xử trí tích cực nhất. Có nhiều hình thức và mức độ để có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB. Gần với người dân nhất là Y tế thôn


bản. Mặc dù y tế thôn bản là tuyến thấp nhất, gần với người dân nhất nhưng mức độ tiếp xúc của các hộ gia đình với Nhân viên y tế thôn bản không cao. Kết quả Điều tra Y tế quốc gia cho thấy tỷ lệ hộ có tiếp xúc với Nhân viên y tế thôn bản trong 4 tuần giữa 2 lần phỏng vấn trong cả nước cũng chỉ có 1,8%. Những người có trình độ học vấn và mức sống thấp là người tiếp xúc với Nhân viên y tế thôn bản nhiều nhất. Các số liệu điều tra cho thấy, có trên một nửa (57,1%), số người không phải mất tiền khi sử dụng Nhân viên y tế thôn bản [19]

Kết quả Điều tra Y tế quốc gia cũng cho thấy tỷ lệ đi KCB trong tổng số các đợt ốm chung trên cả nước là 23,2%; Tình hình sử dụng dịch vụ điều trị nội trú là 5,45% [19]. Xét về cơ cấu sử dụng các tuyến dịch vụ y tế thì thấy có sự khác biệt giữa người dân nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất, giữa nông thôn và thành thị. Người dân nghèo ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KCB chất lượng cao so với người giàu. Người dân nghèo, người dân nông thôn có xu hướng sử dụng dịch vụ KCB nội trú tại TYTX, phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện; Trong khi nhóm người giàu, người dân thành thị có xu hướng sử dụng dịch vụ KCB nội trú tại bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh và trung ương (tuyến y tế với kỹ thuật y tế cao và có chất lượng hơn). Bệnh viện huyện là nơi người dân nghèo, nông thôn sử dụng dịch vụ KCB nội trú nhiều nhất.

Kết quả Điều tra Y tế quốc gia cho thấy tỷ lệ người sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú trong khoảng thời gian 4 tuần là khá cao 17%, nhiều nhất là trẻ em từ 0-5 tuổi. Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tại tuyến xã là 7%- ngang với sử dụng dịch vụ y tế tư nhân và gấp đôi người sử dụng dịch vụ ngoại trú tại bệnh viện (3,4%) [19]. Dịch vụ ngoại trú sử dụng chủ yếu trong khám và điều trị bệnh chiếm trên 80%, còn lại tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngoại trú trong tiêm chủng, dự phòng khác, kiểm tra sức khỏe, khám thai... Cơ cấu sử dụng dịch vụ ngoại trú theo tuyến y tế có sự khác nhau: Tỷ lệ đến TYTX sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tại vùng nông thôn là 35,2% cao gấp 2 lần so với vùng thành thị (15,2%). Nông thôn là những vùng có điều kiện khó khăn hơn so với thành thị, TYTX là cơ sở y tế công lập gần với người dân nhất và chi phí thấp so với tuyến trên, do vậy người dân vùng nông thông thường đến TYTX để KCB có tỷ lệ cao hơn thành thị. Thành thị có điều kiện kinh tế khá giả hơn, đi lại thuận tiện hơn, do vậy, người dân có điều kiện hơn so với vùng


nông thôn để đến với các bệnh viện quận huyện KCB. Mặt khác Trạm Y tế xã/phường/thị trấn là nơi cung cấp các dịch vụ KCB với chất lượng thấp hơn, người dân ít tin tưởng, nên người dân thành thị khi có điều kiện thì họ sẽ đến tuyến trên để KCB. Tỷ lệ người dân nông thôn đến bệnh viện nhà nước KCB ngoại trú khá thấp 15,4% so với vùng thành thị 27,4%. Có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm mức sống về số lượt sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú bình quân đầu người trong 12 tháng với 2,9 lượt ở nhóm nghèo và 4,7 lượt ở nhóm giàu. Nhóm giàu có điều kiện và họ quan tâm đến khám sức khỏe, khi ốm đau là đi KCB ngay nên số lượt sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú nhóm giàu nhiều hơn nhóm nghèo.

1.3.3. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ và thách thức


Đảng và Nhà nước ta cho rằng, công bằng trong CSSK không đồng nghĩa với ngang bằng, cào bằng, không có nghĩa là ai có nhu cầu nhiều hay ít đều được chăm sóc như nhau mà là ai có nhu cầu nhiều hơn thì được chăm sóc nhiều hơn. Công bằng có nghĩa là phải ưu tiên cho vùng nghèo, người nghèo, cho các đối tượng chịu thiệt thòi [28], trong đó phụ nữ và trẻ em là các đối tượng thiệt thòi nhiều [114]. Theo Giáo sư Đỗ Nguyên Phương, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ được đo bằng những cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng tốt, công bằng trong CSSK có nghĩa là giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, công bằng trong CSSK luôn gắn với nhu cầu chứ không phải gắn với sức mua, với khả năng thanh toán của dân cư [49]. Thực hiện công bằng trong CSSK nhân dân trước hết là đảm bảo cho người dân được tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng tốt, dựa trên nhu cầu CSSK, có chính sách trợ giúp để phát triển các dịch vụ KCB ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, hỗ trợ cho người nghèo được KCB khi ốm đau. Quan tâm CSSK cho người nghèo là thực hiện đảm bảo công bằng xã hội về mặt sức khoẻ [47].

Công bằng khác với bình đẳng; công bằng có nghĩa là sự đối xử, sự đáp ứng theo nhu cầu của mỗi người hay mỗi nhóm người, còn bình đẳng có nghĩa là sự đối xử, sự đáp ứng như nhau giữa các nhóm người hoặc giữa mọi người, dù cho họ có những nhu cầu cao thấp khác nhau [38].

Nhằm củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB, đảm bảo tính công bằng trong CSSK, Ban Bí thư đã


ban hành Chỉ thị số 06/TC-TW [2]. Thực hiện chỉ thị này, trong những năm qua hệ thống y tế cơ sở đã không ngừng được đầu tư và củng cố về nhiều mặt: cơ sở nhà trạm, cung cấp trang thiết bị, đào tạo cán bộ y tế. Để cho nhân dân, đặc biệt là cho người nghèo được tiếp cận với dịch vụ KCB, cải thiện sự công bằng trong CSSK, đồng thời để giảm gánh nặng về tài chính cho Ngành Y tế trong công tác CSSK nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg [56] và Quyết định số 298/QĐ-TTg [57] nhằm mục tiêu đảm bảo tiếp cận dịch vụ KCB cho người nghèo, người cận nghèo đặc biệt là trong điều trị nội trú. Hệ thống y tế Việt Nam đang hướng tới các mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển, đây cũng là mong muốn của nhiều quốc gia [8].

Công bằng là một mục tiêu quan trọng của xã hội và của ngành y tế, đặc biệt là đối với các đối tượng thuộc 62 huyện nghèo trong cả nước. Tình trạng sức khỏe của người nghèo thường yếu hơn và khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh là khó khăn hơn so với người khác. Sức khỏe không chỉ tác động tới chất lượng cuộc sống mà còn tác động tới khả năng tham gia hoạt động kinh tế, và thoát cảnh nghèo đói. Chi phí cho y tế tốn kém hoặc bệnh tật kéo dài có xu hướng đẩy các hộ gia đình vào tình trạng bần cùng và nghèo đói. Vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là phải tạo ra sự công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB cho người dân, đặc biệt là những vùng nghèo.

Trước tâm lý người bệnh và người nhà bệnh nhân chữa bệnh theo phương châm "còn nước còn tát, có bệnh phải vái tứ phương", trước áp lực tồn tại và phát triển của các cơ sở y tế áp dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng trong chăm sóc sức khoẻ [74]. Điều này đã làm chi phí KCB đã liên tục tăng cao và nguy cơ người dân rơi xuống nghèo khổ sau khi chữa bệnh trở thành một thực tế thách thức trong công tác chống đói nghèo ở mọi quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển trong đó không loại trừ Việt Nam [89]. Bên cạnh đó thuốc và dược phẩm ngày càng có những công nghệ cao và sản xuất các thuốc đắt tiền, hiệu quả điều trị cao đã đẩy giá KCB tăng cao gấp nhiều lần [104], [105]. Vấn đề tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ KCB và công bằng trong CSSK trở thành vấn đề quan trọng và thách thức với y tế Việt Nam [97], [100].


Chi phí cao cho y tế là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và bất công bằng trong CSSK. Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước có tỷ lệ chi tiêu y tế hộ gia đình rất cao, chi phí y tế bằng tiền túi của phần lớn các hộ gia đình đều vượt quá tỷ lệ hợp lý so với thu nhập của họ [118], [102]. Chi phí phụ gia tăng nhanh chóng, tạo nên gánh nặng tài chính đối với người nghèo [117]. Việc phải chi tiêu cho y tế của các HGĐ đã làm cho rất nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói hoặc đã nghèo lại càng nghèo hơn, tình trạng này được gọi là "bẫy đói nghèo". Các chi phí nằm viện đang tăng lên nhanh chóng và mức tăng hàng năm là quá lớn [118].

1.4. Một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh


1.4.1. Điều kiện kinh tế


Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến rất nhiều các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó chăm sóc sức khoẻ: thông thường người càng nghèo thì càng hạn chế đến với cơ sở y tế. Nếu một hộ gia đình (HGĐ) có thu nhập cao người ta sẽ dễ quyết định đi KCB, kể cả nơi xa nhà nhất, nhưng có chất lượng tốt nhất [87]. Ngược lại, những người nghèo thường có xu hướng tự chữa ở nhà hoặc hạn chế chi phí bằng cách đến thầy thuốc gần nhà hỏi, khám, mua thuốc để giảm bớt các khoản chi cho đi lại, ăn, uống, người chăm sóc, hạn chế đến cơ sở y tế có chất lượng cao, thu phí cao [81], [84], [85].

Thu nhập của các HGĐ có ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB, khi người dân có thu nhập cao thì họ cũng sẽ có khả năng sử dụng nhiều dịch vụ KCB hơn và có điều kiện sử dụng dịch vụ với giá cả cao hơn, chất lượng dịch vụ KCB tốt hơn. Mức thu nhập cao sẽ đáp ứng được với dịch vụ KCB tuyến tỉnh, trung ương và các dịch vụ KCB tư nhân, điều đó có nghĩa là có sự chênh lệch trong sử dụng dịch vụ KCB giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo. Chấp nhận kinh tế thị trường tất yếu khoảng cách giàu nghèo càng cách biệt, sự chênh lệch về thu nhập ngày càng cao nghĩa là nhiệm vụ của Ngành y tế càng khó khăn hơn trong việc đảm bảo công bằng trong CSSK.

Theo đánh giá mới đây nhất của Bộ Y tế, hiện nhiều kỹ thuật y khoa mới và kỹ thuật cao đã được đưa vào ứng dụng trong không ít cơ sở y tế, nhưng phần lớn người bệnh mới chỉ được thụ hưởng các dịch vụ y tế cơ bản vì chi phí cho việc sử


dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao vẫn còn quá đắt so với thu nhập bình quân. Hơn nữa, hiện mức đầu tư ngân sách cho y tế khoảng 8 USD/người/năm đang cản trở đầu tư cho dịch vụ kỹ thuật cao. Phần lớn chỉ người có tiền, người giàu mới được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao. Trong khi đó, những người có mức sống trung bình khi đi KCB chủ yếu trông chờ vào chính sách Bảo hiểm y tế để được hưởng những dịch vụ chăm sóc chữa bệnh kỹ thuật cao, chi phí lớn. Tuy nhiên, hiện nay, BHYT cũng đang có những quy định cứng nhắc đối với người bệnh có thẻ BHYT trong việc sử dụng kỹ thuật cao, chi phí lớn. Người tham gia BHYT khi đi KCB vượt tuyến tại các cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn hạng I, được quỹ BHYT thanh toán 30% chi phí và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Quỹ BHYT thanh toán 50% chi phí của thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục của Bộ Y tế quy định [22].

Đối với nhiều khu vực ở Châu Phi, yếu tố kinh tế quyết định rất lớn tới tiếp cận dịch vụ KCB của người dân [99]. Việc thu phí đắt làm hạn chế tiếp cận, sử dụng dịch vụ KCB. Có nghĩa là mức độ mà mọi người có thể hoặc không thể chi trả tuỳ thuộc vào dịch vụ CSSK mà họ cần.

Một khía cạnh khác là tình trạng mất cân đối giữa các tỉnh và giữa các nhóm kinh tế xã hội cũng gia tăng đáng kể [117]. Tại các vùng thành thị, nơi đa số người dân có cuộc sống khá giả thì lại được sử dụng phần lớn các nguồn kinh phí của Nhà nước cấp cho các bệnh viện tuyến trung ương, trong khi đó tại các vùng nghèo, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi tập trung đa số người nghèo thì người dân chỉ được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu với nguồn kinh phí thấp hoặc chỉ được hưởng những dịch vụ KCB tuyến huyện. Người dân nghèo, vùng nghèo, khó có khả năng được hưởng dịch vụ KCB tuyến trung ương [88]. Theo báo cáo Tổng quan Ngành Y tế Việt Nam năm 2002 của Ngân hàng thế giới thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB tại bệnh viện công cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, thấp nhất ở vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên [44]. Một điều đáng chú ý hơn nữa là xu hướng mất công bằng trong điều trị ốm đau ở trẻ em [118].

Theo Hà Văn Giáp [33] khả năng tiếp cận các dịch vụ KCB của người nghèo thường khó khăn hơn người giàu, nhất là về kinh phí. Theo tác giả, lý do không đến bệnh viện giữa 2 nhóm giàu và nghèo là có sự khác biệt, trong đó lý do chủ yếu mà


nhóm người nghèo đưa ra là không đủ tiền (24,2%) trong khi không có người giàu nào đưa ra lý do này cả. Cũng vì chính vì lý do kinh phí mà nhóm người nghèo cho là chữa ở y tế tư nhân và ở xã là tiện hơn đi viện.

Tại Ấn Độ, chi tiêu cho y tế chiếm 3% tổng chi tiêu của HGĐ thuộc nhóm giàu nhất và chiếm tỷ lệ 12% so với tổng chi tiêu của HGĐ thuộc nhóm nghèo nhất và sự tác động của chi tiêu cho y tế đến kinh tế HGĐ đã làm hạn chế sự sử dụng dịch vụ KCB ở nhóm người nghèo [34].

Theo báo cáo y tế Việt Nam năm 2006 [8], có gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí KCB và có khoảng 1/3 tổng số bệnh nhân nội trú phải vay mượn tiền để chi trả chi phí KCB, những người nghèo phải vay mượn tiền để chi trả cho điều trị nội trú cao hơn nhiều so với những người thuộc nhóm có thu nhập trung bình và thu nhập cao. Có đến gần 2/3 tổng số người nghèo phải vay mượn và bán tài sản để chi cho y tế [115]. Như vậy, điều kiện kinh tế là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân, đặc biệt là những người nghèo, cận nghèo.

1.4.2. Bảo hiểm Y tế


BHYT được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện [51]. Bản chất của BHYT dựa trên nguyên lý tập hợp và chia sẻ rủi ro về sức khỏe, bệnh tật. Khi ốm đau hay tai nạn thường chỉ là một sự kiện bất ngờ và không dự đoán trước được. BHYT sẽ giúp giảm rủi ro và tăng sự bảo vệ về tài chính đối với mỗi cá nhân đứng trước nguy cơ tổn thất về tài chính do ốm đau, bệnh tật [82]. Mức độ chia sẻ rủi ro của hệ thống tài chính y tế càng lớn thì người dân càng giảm bớt gắng nặng tài chính do nguy cơ ốm đau và càng dễ tiếp cận được các dịch vụ KCB khi cần thiết [26]. Khi ốm đau phải sử dụng các dịch vụ y tế, các cá nhân tham gia BHYT sẽ được chi trả, đền bù các chi phí phát sinh. Mức độ chi trả do cơ quan bảo hiểm quy định dựa trên mức đóng BHYT của mỗi cá nhân và sự tính toán về khả năng hay tần suất xuất hiện nguy cơ ốm đau của mỗi cá thể. Mức đền bù này gọi là quyền lợi mà người tham gia BHYT được hưởng [75].

BHYT phải đảm bảo đủ nguồn tài chính cho CSSK sao cho người dân được CSSK khi cần và được bảo vệ tránh khỏi các thảm họa tài chính hay đói nghèo do


phải chi trả cho dịch vụ y tế [5]. Theo khuyến cáo của WHO, để đánh giá một hệ thống BHYT cần xem xét cả ba khía cạnh đó là: (1)- Độ rộng bao phủ (tỷ lệ người có BHYT); (2)- Chiều sâu (phạm vi dịch vụ); (3)- Chiều cao của bao phủ (tỷ lệ chi trả các chi phí trực tiếp).

Chính sách của Nhà nước về BHYT [51]: Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội; Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT để bảo toàn và tăng trưởng quỹ [94]. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT được miễn thuế[108]; Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia BHYT hoặc đóng BHYT cho các nhóm đối tượng [11];

Ở Việt Nam BHYT tư nhân cũng đã bắt đầu phát triển, đây là một hình thức BHYT tự nguyện, với mức chi phí tham gia được xác định theo nguy cơ sức khỏe của mỗi cá nhân do một tổ chức có tư cách pháp nhân không thuộc Nhà nước điều hành theo phương thức vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận [125]. Theo Elias Mossialos và Thomson BHYT tư nhân có thể có ba chức năng bao gồm: thứ nhất là thay thế cho BHYT xã hội bắt buộc; thứ hai là cung cấp thêm các gói quyền lợi nằm ngoài gói quyền lợi của BHYT xã hội; và thứ ba là bổ sung các dịch vụ tiện lợi [90]. Loại BHYT này thường bao phủ và thích ứng với bộ phận dân cư có mức sống cao. Ở một số nước, tư nhân mua lại BHYT của Nhà nước với mệnh giá chung, sau đó cộng thêm một khoản tiền nữa để bảo hiểm cho khách hàng, như vậy, người giàu vẫn chia sẻ rủi ro với người nghèo, song vẫn được tự do lựa chọn theo nhu cầu và khả năng [75], [108]. BHYT tư nhân cũng có thể đóng vai trò là một phương thức tài chính y tế bổ sung cho BHYT xã hội để đạt mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân [95]. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn nhiều ý kiến tranh luận về khía cạnh mất công bằng trong hoạt động của BHYT tư nhân [86].

BHYT dựa vào cộng đồng là mô hình trong đó cộng đồng tham gia chia sẻ nguy cơ và điều hành trực tiếp hoặc thông qua các đại diện của mình [75]. Hình thức BHYT này có ba đặc trưng cơ bản là: Hình thức chi trả trước cho CSSK của các thành viên cộng đồng; Cộng đồng kiểm soát; Mang tính chất tự nguyện. Mô hình BHYT này hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận và áp dụng nguyên tắc chia sẻ rủi ro. Ưu điểm của mô hình này là có thể bao phủ cả những người

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí