Mục Tiêu Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.


Cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI vào du lịch giữa các nước

trong khu vực.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 đã bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế các nước trong khu vực. Để vực dậy nền kinh tế nước mình, các nước đều tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển những lĩnh vực có tiềm năng trong đó có du lịch – một ngành rủi ro ít, quay vòng vốn nhanh. Biết tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài là thích đầu tư vào nơi thu được lợi nhuận cao và môi trường đầu tư thuận lợi nên mỗi quốc gia đều tìm mọi cách làm cho môi trường đầu tư nước mình hấp dẫn hơn như điều chỉnh chính sách thuế, giảm tiền thuê đất, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, thực hiện chính sách “một cửa”...Do đó, sự thu hút vốn nước ngoài vào ngành du lịch trong thời gian qua thực sự là một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa nước ta với các nước nhất là các nước trong khu vực. Trong cuộc cạnh tranh này, tuy có tiềm năng du lịch phong phú nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam còn hạn chế nên dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực du lịch còn rất ít so với nhiều nước trong khu vực và liên tục giảm sút.

3.3.2.Nguyên nhân chủ quan

Công tác quy hoạch và xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư còn chậm.

Mốc đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam là Nghị quyết số 26/CP của Chính phủ ra ngày 9/7/1960 về việc “Thành lập công ty du lịch Việt Nam”. Tuy nhiên mãi đến giữa những năm 1990, chúng ta mới xây dựng được quy hoạch phát triển ngành. Tuy nhiên quy hoạch này cũng chưa đầy đủ và thiếu cụ thể. Việc xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn chậm. Các công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể của ngành và lãnh thổ chậm được tiến hành dẫn tới việc kêu gọi đầu tư cũng như việc thẩm định dự án gặp nhiều lúng túng, ý kiến các cơ quan Nhà nước khó thống nhất, thời gian xem xét cấp giấy phép kéo dài gây cản trở cho các nhà đầu tư. Đồng thời, do chưa có quy hoạch cụ thể của ngành nên các địa phương chưa có sự phối


hợp chặt chẽ trong công tác vận động đầu tư, trong một số trường hợp, dẫn đến việc triển khai cùng một lúc quá nhiều dự án, không có nhu cầu về số lượng... Ví dụ như việc phát triển hàng loạt các dự án xây dựng khách sạn, cao ốc văn phòng trong những thời điểm mà đáng lẽ ra không nên xây dựng nữa, dẫn đến tình trạng thị trường này trở nên cạnh tranh gay gắt đi đến giai đoạn bão hoà.

Môi trường pháp luật không ổn định và chưa công bằng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đang than phiền là hệ thống các quy phạm pháp luật, chính sách kinh tế của Việt Nam còn chưa thật rõ ràng, vẫn còn chồng chéo, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ và việc thay đổi còn chưa có lộ trình rõ ràng, khó dự đoán. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thường ban hành chậm, nhiều khi đưa ra rất sát với thời điểm thực hiện, thậm chí có những văn bản khó hiểu; văn bản còn tham chiếu quá nhiều gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi vận dụng. Đồng thời, một số cơ quan địa phương đã tự ý đề ra những quy định riêng về thẩm định dự án, về tiền thuê đất, giá bán điện, nước... trái với quy định chung của Nhà nước, làm cho nhà đầu tư nước ngoài hoài nghi về chính sách và luật pháp Việt Nam.

Bên cạnh đó, một điều làm cho các nhà đầu tư chưa hài lòng là pháp luật Việt Nam vẫn có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế như: chính sách hai giá đối với một số sản phẩm, dịch vụ Nhà nước độc quyền. Chúng ta có một số ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư trong nước nhưng lại áp dụng mức giá cao đối với một số sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho họ nên đã gây ra tâm lý e ngại và có nhìn nhận không tốt về sự phân biệt đối xử này.

- Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu và yếu kém: Cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế là nền tảng phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội. Do xuất phát điểm còn thấp nên cơ sở hạ tầng yếu kém của Việt Nam đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, gây ra những ấn tượng không tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự quá tải và lạc


hậu của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước là những đặc điểm nổi bật của cơ sở hạ tầng Việt Nam. Bên cạnh đó, các dịch vụ cơ sở như tư vấn pháp lý, dịch vụ cung cấp thông tin về các cơ hội đầu tư, môi giới đầu tư, soạn thảo hồ sơ dự án... còn thiếu hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Ngoài ra, việc cơ sở hạ tầng thuận lợi thường chỉ tập trung ở những thành phố lớn, ở các trung tâm đô thị chính là nguyên nhân dẫn tới sự phân bố không đồng đều của các các dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam.

Môi trường kinh doanh du lịch ở Việt Nam chưa thuận lợi, chi phí đầu tư còn cao.

Lương lao động ở Việt Nam tuy được đánh giá là rẻ nhưng vẫn cao hơn 1,6 lần so với ở Inđônêsia. Giá cước điện thoại cao gấp 2-3 lần so với các nước trong khu vực. Giá bán điện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao gấp 2 lần so với thành phố Thượng Hải và 2,5 lần so với Băngkok. Việc giải phóng mặt bằng ỏ Việt Nam thường rất chậm và khá tốn kém. Bên cạnh đó các nhà đầu tư còn phải mất một khoản chi phí cho “xử lý hành chính”, thường chiếm tới 5-7% kinh phí đầu tư. Về chính sách thuế, thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam mức thuế cao nhất 50%, trong khi ở Thượng Hải là 45% và ở Băngkok là 37%. Hiện nay, thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong du lịch là cao hơn so với khả năng thực hiện: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% là mức thuế cao nhất; thuế tiêu thụ đặc biệt đang được áp dụng cho loại hình kinh doanh sân golf là nguyên nhân hạn chế sự phát triển lĩnh vưc này.

Hệ thống quản lý đầu tư nước ngoài còn nhiền bất cập.

Thủ tục hành chính đối với đầu tư có ý nghĩa quyết định đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã phàn nàn nhiều về vấn đề này của Việt Nam. Nhiều thủ tục không rõ ràng, không thích hợp và hay thay đổi. Chúng bao gồm các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu, thời gian cần thiết cho việc cấp giấy phép và đánh giá dự án...Kinh


nghiệm quốc tế cho thấy mặc dù mức độ thông thoáng của luật đầu tư như nhau nhưng nước nào có thủ tục đầu tư đơn giản, gọn nhẹ thì nước đó thu hút vốn đầu tư được nhiều hơn. Ví dụ trong số các nước ở khu vực thì Thái Lan là nước thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư khá đơn giản, cơ quan hợp tác đầu tư là cửa duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các công việc tiếp theo, đồng thời thay mặt nhà đầu tư đi liên hệ với các cơ quan chức năng rồi trả lời lại cho chủ đầu tư biết.

Đối với Việt Nam, thủ tục đầu tư đang là vấn đề trở ngại lớn cho việc thu hút vốn FDI. Cung cách làm ăn quan liêu giấy tờ, thủ tục xin đầu tư còn rườm rà phức tạp. Nhiều khi để có được giấy phép, chủ đầu tư phải làm nhiều thủ tục, đi qua nhiều cấp, chịu đựng không ít tiêu cực. Có những dự án từ khi đàm phán đến khi cấp giấy phép đầu tư phải mất hàng năm. Có thể nói, so với nhiều nước trong khu vực, khả năng xử lý hành chính của Việt Nam là chậm và chưa tốt. Năm 2002, theo điều tra của tổ chức JETRO, có tới 42% các doanh nghiệp Nhật Bản được điều tra cho rằng khó khăn lớn nhất của họ khi hoạt động tại Việt Nam là thủ tục hành chính, trong khi các con số này ở Thái Lan chỉ có 13%, Philippine là 18%, và Inđônêsia là 22%. Chính sự chậm trễ này đã làm nản lòng các nhà đầu tư, làm chậm tiến trình kinh doanh, thậm chí lỡ mất cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của họ.

Hoạt động xúc tiến đầu tư còn thụ động.

Công tác vận động đầu tư là một trong những công việc khá mới mẻ trong hoạt động FDI ở Việt Nam nói chung và trong hoạt động FDI vào ngành du lịch nói riêng. Trong thực tế tuy có tham khảo kinh nghiệm của các nước khác song hoạt động vận động đầu tư của Việt Nam vẫn còn nhiều bỡ ngỡ: thụ động trong việc hợp tác đầu tư, chưa chủ động tạo ra cơ hội đầu tư bằng cách xây dựng các danh mục dự án hoàn chỉnh. Danh mục dự án nếu được xây dựng thì còn thiếu mô tả chi tiết nên không tạo ấn tượng cho các nhà đầu tư.

Lao động trong ngành du lịch còn nhiều bất cập.


Đội ngũ lao động của ta trong ngành du lịch tuy dồi dào về số lượng nhưng còn yếu về ngoại ngữ, kiến thức kinh nghiệm nghiệp vụ cơ bản chưa được đào tạo một cách hệ thống, tâm lý tác phong làm việc còn trì trệ, chưa chủ động sáng tạo (do ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất nhỏ và chế độ bao cấp trước đây). Điều này gây cản trở cho thu hút vốn đầu tư, làm các chủ đầu tư nước ngoài ngần ngại. Đây cũng là một trong những lí do các chủ đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư ở các tỉnh phía Nam vì con người ở đây phần nào đã quen với môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường nên năng động và nhanh nhậy hơn trước cái mới.

Vấn đề quản lý các dự án FDI vẫn còn chưa đạt yêu cầu. Công tác

kiểm tra giám sát hoạt động FDI chưa đạt yêu cầu.

Về quản lý xây dựng cơ bản: Nhiều công trình xây dựng đã làm trái với các thủ tục thẩm định theo quy định của pháp luật hoặc thiết kế không đúng theo tiêu chuẩn của nước ngoài, và chưa có sự chấp thuận của Bộ Xây dựng. Các chủ đầu tư bên phía Việt Nam ít am hiểu những quy định về xây dựng cơ bản, ở một số xí nghiệp liên doanh bên Việt Nam hầu như không tham gia quản lý các khâu thiết kế, thi công mà khoán trắng cho bên nước ngoài do đó việc cấp giấy phép thường bị kéo dài làm nản lòng các nhà đầu tư.

Về quản lý thị trường: Sự lỏng lẻo trong quản lý các dự án FDI đã làm thất thu cho ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn FDI thường lợi dụng

góp vốn liên doanh để trốn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lợi dụng sự chuyển giao giữa công ty mẹ và công ty con ở Việt Nam để trốn thuế lợi tức, bằng cách nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra hoặc nâng giá chyển giao công nghệ và phí quản lý giữa công ty mẹ và công ty con.


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.

I.MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH (2001-2010)

1.Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1.Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói

chung.

Theo Nghị quyết số 09/2001/NQ – CP của Chính phủ ra ngày 28/08/2001 về việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI thời kỳ 2001-2005 thì:

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2001-2005, khu vực FDI phải phát triển ổn định hơn, đạt kết quả cao hơn, đặc biệt là về chất lượng so với thời kỳ trước để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể hơn, đầu tư nước ngoài trong thời kỳ 2001-2005 phải đạt được các mục tiêu sau:

Thứ nhất: Vốn đăng ký của các dự án cấp giấy phép mới đạt khoảng 12 tỷ

USD.

Thứ hai: Vốn thực hiện đạt khoảng 11 tỷ USD.

Thứ ba: Đến năm 2005, FDI phải đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 10% tổng thu ngân sách của Nhà nước (không kể dầu khí).

1.2.Mục tiêu thu hút FDI của ngành du lịch.

Để sự phát triển của ngành du lịch có thể góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Tổng cục du lịch đã đặt ra các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn cho tới năm 2010, cụ thể là đón được khoảng 6,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch quốc tế (không bao gồm vận chuyển) đạt khoảng 3,5 tỷ USD vào năm 2010. Nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, nhu cầu vốn đầu tư của ngành du lịch được dự báo là khoảng 250.000 tỷ đồng. Để


thu hút được khối lượng vốn đầu tư lớn như vậy, dự kiến của ngành về các

nguồn vốn có thể thu hút được như sau:

Bảng 15 : Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2001-2010


STT

Chỉ tiêu

Nhu cầu vốn

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

1

Tổng nhu cầu vốn đầu tư

250.000

100,00

2

Vốn tích luỹ đầu tư từ GDP

của ngành

149.500

59,80

3

Vay ngân hàng và các nguồn

khác

20.100

8,04

4

Vay ODA và các nguồn nước

ngoài khác

25.125

10,05

5

Vốn đầu tư của tư nhân

30.150

12,60

6

Vốn FDI

25.125

10,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 10

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch

Số liệu dự báo trên cho thấy nguồn vốn FDI vẫn được đánh giá cao và chiếm tỷ trọng đáng kể so với các nguồn vốn đầu tư khác. Ngành du lịch hy vọng rằng, nguồn vốn FDI này sẽ góp phần cải thiện những mặt yếu kém của ngành trong giai đoạn hiện nay, đó là: bù đắp sự thiếu hụt về vốn; chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng trong ngành khách sạn, vui chơi giải trí; góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện trình độ lao động và phát triển kinh tế vùng. Để đạt mục tiêu thu hút lượng FDI là 25.125 tỷ VND (tương đương 1,675 tỷ USD) vào ngành du lịch Việt Nam, việc xây dựng một định hướng đúng đắn có tính khả thi để thu hút FDI mang ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung của định hướng chiến lược này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo sau đây.


2.Định hướng thu hút FDI của ngành du lịch Việt Nam.

2.1.Về lĩnh vực đầu tư.

Thứ nhất, khuyến khích và ưu tiên những dự án đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia, các khu, điểm du lịch văn hoá, du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế, có sức cạnh tranh, sử dụng nhiều lao động.


Thứ hai, khuyến khích đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, tạo các sản

phẩm du lịch đặc sắc có chất lượng cao.

Thứ ba, khuyến khích và ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở các

khu du lịch hoặc ở những vùng có tiềm năng du lịch.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ du

lịch tiên tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ và hạn chế tác động tới môi trường.

2.2.Về địa điểm đầu tư.

Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch.

Khuyến khích và dành ưu tiên tối đa cho FDI vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI vào ngành du lịch tại những địa bàn này.

Ưu tiên đầu tư vào 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia, 16 khu du lịch chuyên đề gắn với 3 địa bàn kinh tế trọng điểm: địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, địa bàn kinh tế động lực miền Trung, địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ với những quy mô và mức độ đầu tư khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế.

Các khu du lịch tổng hợp gồm có:

Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh - Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,

Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương-Hải Vân-Non Nước

(Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung,

Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh (Khánh Hoà),

Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Dankia-Suối Vàng (Lâm

Đồng-Đà Lạt),

Các khu du lịch chuyên đề gồm có:

Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa (Lào Cai),

Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn),

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí