Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Nói Chung.


Khu du lịch văn hoá - lịch sử Cổ Loa (Hà Nội),

Khu du lịch văn hoá, môi trường Hương Sơn (Hà Tây),

Khu du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái Tam Cốc-Bích Động (Ninh Bình),

Khu du lịch văn hoá-lịch sử Kim Liên - Nam Đàn (Nghệ An),

Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình),

Khu du lịch lịch sử cách mạng đoạn đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị)

Khu du lịch văn hoá Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam),

Khu du lịch biển Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận),

Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng),

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Khu du lịch sinh thái Rừng Sác Cần Giờ (Tp. HCM),

Khu du lịch biển Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu),

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 11

Khu du lịch lịch sử - sinh thái Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),

Khu du lịch biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đất Mũi (Cà Mau)

2.3.Về chủ đầu tư.

Khuyến khích các nhà FDI từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển; tiếp tục thu hút các nhà FDI ở trong khu vực.Đông Nam Á. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại; khuyến khích tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.

2.4.Về hình thức đầu tư.

Du lịch là ngành có tính chất đặc thù riêng liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội nên bên Việt Nam tham gia trực tiếp quản lý hàng ngày sẽ giúp các cơ quan Nhà nước quản lý tốt hơn. Chính vì vậy, trong lĩnh vực du lịch nhà nước ta đặc biệt khuyến khích hình thức doanh nghiệp liên doanh. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức này vừa tạo điều kiện cho


đối tác Việt nam tiếp cận công nghệ quản lý hiện đại mà vẫn kiểm soát được

các hoạt động liên quan tới an ninh, trật tự an toàn xã hội.

II.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG

FDI TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.

1.Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nói chung.

1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI.

1.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến FDI, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các điểm cần hoàn thiện của môi trường pháp lý về thu hút FDI:

Đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, nhất quán và dự đoán trước được của luật

pháp chính sách.

Giải pháp này đòi hỏi trước hết phải rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài để đánh giá tính khả thi, tính trùng lặp, tính bất hợp lý của hệ thống. Trên cơ sở đó cắt bỏ, sửa đổi những văn bản, quy định không còn phù hợp, đồng thời có thể bổ sung thêm các văn bản hoặc quy định mới phù hợp hơn nhưng cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo về sự ổn định và tính dự đoán trước được của pháp luật chính sách để các nhà đầu tư nước ngoài có thể tính toán được lợi ích và rủi ro của đầu tư theo sự vận động khách quan của quy luật thị trường.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện

nay.

Trong tiến trình đi đến một Luật chung cho FDI và đầu tư trong nước, trước mắt để bảo đảm môi trường đầu tư có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực, cần sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật đầu tư nước ngoài hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan, với các yêu cầu:


Bảo đảm một khung khổ pháp luật hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng ổn định, một hệ thống ưu đãi và khuyến khích mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Luật hoá, nâng lên mức các quy định của Luật các chính sách, quyết định của Chính phủ đã được kiểm nghiệm qua thực tế.

Chủ động xử lý các vần đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện các cam kết

của nước ta trong lộ trình hội nhập quốc tế.

Một số vấn đề cần sửa đổi:

Qui định về hình thức thu hút vốn FDI

Về hình thức công ty cổ phần: Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 2000 qui định 3 hình thức đầu tư chủ yếu là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ba hình thức này chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây cũng chính là một hạn chế của luật pháp Việt Nam. So với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có lợi thế hơn trong việc huy động nguồn vốn rộng rãi bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng và giảm rủi ro do không tập trung vốn ngay từ đầu vào doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung vào luật hiện hành qui định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Về hình thức công ty đa mục tiêu: Để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam nên cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập các công ty đa mục tiêu hoặc đa dự án. Các công ty này phải khai báo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư mỗi khi thực hiện một dự án mới để đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước.

Qui định về hình thức góp vốn.

Theo qui định tại điều 7 của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, (sửa đổi năm 2000), đối với các khoản vốn góp bằng tiền mặt, ngoài tiền nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam. Qui định này tuy có mở rộng quyền góp vốn bằng tiền Việt


Nam của nhà đầu tư nước ngoài hơn so với qui định của Luật năm 1992, nhưng cũng chỉ giới hạn trong phạm vi các khoản tiền Việt Nam có nguồn gốc từ dự án đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam (bao gồm lợi nhuận, các khoản thu nhập từ thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư). Việc giới hạn quyền góp vốn bằng tiền Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đã làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư của ta, không phù hợp với tinh thần khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tái đầu tư bằng nguồn thu nhập hợp pháp tại Việt Nam. Vì vậy, cần sửa lại điều 7 của Luật năm 1996 theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp tại Việt Nam thay vì chỉ được góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam như hiện nay.

Tiến tới hệ thống pháp luật đầu tư thống nhất cho đầu tư trong nước và FDI, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong điều kiện của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế, hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế thì việc ban hành luật riêng về đầu tư nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, thành tựu của hơn 15 năm đổi mới và tình hình thực tế đòi hỏi và cho phép tính tới một hệ thống pháp luật thống nhất. Hơn nữa, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, do vậy trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách về đầu tư cần phải tính đến những định chế của các tổ chức này. Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để rút ngắn dần khoảng cách giữa Luật đầu tư nưóc ngoài và đầu tư trong nước, từng bước tiến tới việc xây dựng bộ luật đầu tư chung trong cả nước.

1.1.2. Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI.

Về chính sách tín dụng, quản lý ngoại hối.

Giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ để tiến tới xoá bỏ việc kết hối bắt buộc khi có điều kiện; từng bước thực hiện mục tiêu tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai.


Phát triển mạnh hệ thống đồng bộ các thị trường nhất là thị trường vốn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận rộng rãi thị trường vốn; được vay tín dụng, kể cả trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của dự án và có thể bảo đảm bằng tài sản của các công ty mẹ ở nước ngoài.

Về chính sách thuế, và ưu đãi tài chính.

Việt Nam đã có chính sách thuế ưu đãi, song chưa ổn định và còn thiếu hấp dẫn. Phương hướng tới cần phải nới lỏng chế độ ưu đãi hơn nữa, loại bỏ những hạn chế do chính sách thuế và những ưu đãi tài chính khác đối với các nhà đầu tư. Cụ thể cần:

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp ưu đãi tài chính như giải quyết nhanh vấn đề hoàn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo thuận tiện cho việc chuyển lợi nhuận về nước và cho việc góp vốn được dễ dàng, đặc biệt là không nên hạn chế hoặc đưa ra quyết định bắt buộc các nhà đầu tư phải góp vốn bằng tiền mặt khi họ cũng đang gặp những khó khăn.

Cho các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư được hưởng những ưu đãi của các quy định mới về thuế lợi tức, giá thuế đất mới; xem xét để miễn giảm thuế doanh thu đối với những doanh nghiệp thực sự lỗ vốn.

Ngoài ra, cần tiếp tục đề ra và thực hiện các cam kết về ưu đãi thuế trong khuôn khổ AFTA. Đồng thời, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán để xử lý nghiêm theo luật định những hành vi trốn thuế, ẩn lậu thuế. Kịp thời xem xét, điều chỉnh các chính sách còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo cho môi trường đầu tư nói chung ngày càng được thêm cải thiện.Về chính sách lao động và tiền lương

Hoàn thiện các loại văn bản quy định áp dụng đối với người lao động trong

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các văn bản đặc biệt chú trọng đến quy định về tuyển dụng, lựa chọn lao động, chức năng của các cơ quan quản lý lao động, vấn đề đào tạo, đề bạt và sa thải lao động, các văn bản xử lý tranh


chấp về lao động, tiền lương thu nhập. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển chọn lao động không thông qua trung gian.

Hoàn thiện bộ máy hành pháp về quản lý lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tăng cường hiệu lực của các quy định nhà nước về lao động đặc biệt là về ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, xử lý nghiêm minh những trường hợp làm sai quy định về trả công lao động, tính thuế thu nhập cho người nước ngoài.

Về chính sách đất đai.

Để hoàn thiện chính sách đất đai đối với FDI cần chú trọng các nội dung sau đây:

Ngoài vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất, cần soát xét lại giá cho thuê đất, giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc đối với việc triển khai dự án. Cần sớm chấm dứt cơ chế các doanh nghiệp Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; chuyển sang thực hiện chế độ Nhà nước cho thuê đất.

Tham khảo kinh nghiệm của các nước về việc áp dụng chính sách đất đai đối với các nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Mianma... để xây dựng cơ chế cho thuê đất dài hạn (khoảng 70-90 năm), thu tiền một lần và các nhà đầu tư có toàn quyền sử dụng, định đoạt, cho thuê, thế chấp... trong thời hạn thuê đất.

Từng bước thực hiện thống nhất tiền cho thuê đất đối với các doanh nghiệp

(không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn FDI).

Rà soát và xem xét giảm mức tiền thuê đất cho phù hợp với định hướng thu hút đầu tư ở các địa phương, các tỉnh đảm bảo mức tiền thuê đất không cao hơn các nước trong khu vực.

Đơn giản hoá các thủ tục giao đất, cho thuê đất.

1.2.Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước


Để nâng cao năng lực điều hành, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động

FDI ở Việt Nam trong thời gian tới cần xúc tiến các giải pháp cơ bản sau:

Cần nâng cao trách nhiệm của các Bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý các doanh nghiệp FDI theo luật định, bảo đảm hiệu quả hoạt động của các trung tâm xử lý “nóng”, định kỳ tiếp xúc với các doanh nghiệp, đối thoại với các nhà FDI để tìm kiếm những vướng mắc của họ.

Cần mạnh dạn hơn nữa trong việc phân cấp, uỷ quyền cho các địa phương trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI trên điạ bàn để đơn giản hơn nữa các thủ tục, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Việc phân cấp này phải dựa trên cơ sở đảm bảo được nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế trong đó chú trọng phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động sau khi cấp giấy phép của các dự án FDI. Tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các Bộ, Ngành, trung ương. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật pháp, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về FDI, kể cả việc phải thực hiện chấm dứt hiệu lực của các giấy phép đầu tư cấp sai quy định.

Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã được cấp giấy phép để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp FDI.

Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình cần động viên khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt và tiếp tục phát triển, đồng thời cần có những biện pháp thích hợp để tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế.

Đối với các dự án đang trong quá trình triển khai thì các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn


như vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.

Đối với các dự án chưa triển khai, song xét thấy có khả năng thực hiện thì cần phải thúc đẩy việc triển khai trong một thời gian và giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô của các dự án.

Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện thì cần phải kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư để dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác có triển vọng hơn.

1.3.Cải tiến thủ tục hành chính

Việc cải cách hành chính liên quan đến hoạt động FDI do đó cần nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức theo hướng một cửa, một đầu mối trung ương và địa phương để tạo điều kiện cho hoạt động FDI. Để tạo được bước căn bản về thủ tục hành chính, cần thực hiện các giải pháp sau:

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động FDI, phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, duy trì thường xuyên việc tiếp xúc của cơ quan quản lý Nhà nước với các nhà FDI.

Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động FDI theo hướng tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, mở rộng các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư, rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các qui định liên quan đến hoạt động FDI, trên cơ sở đó bãi bỏ những loại giấy phép, qui định không cần thiết đối với hoạt động FDI.

Các Bộ, Ngành và các địa phương phải qui định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của các cán bộ công quyền.

1.4.Công tác cán bộ đào tạo.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí