Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Tại Chỗ Tăng Thu Ngoại Tệ.



Số tuyệt đối(triệu USD)

Tỉ lệ tăng trưởng

(%)

(triệu USD)

so với toàn ngành

(%)

1992

2,15


12,3

17,48

1993

2,52

117,21

10

25,2

1994

4,75

188,49

18,2

26,1

1995

6,43

135,37

28,1

22,88

1996

10,79

167,81

42,48

25,4

1997

18,1

167,75

59,34

30,5

1998

19,23

106,24

63,9

30,09

1999

19,85

103,22

73,5

27,01

2000

25,09

126,4

83,1

30,19

2001

27,24

108,57

90,5

30,1

2002

30,62

112,41

101,4

30,2


166,77


582,82

28,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 9

Nguồn: Tổng cục du lịch

Trong giai đoạn 1992-2002 tổng doanh thu thuế của khu vực FDI đạt 166,77 triệu USD và liên tục tăng, doanh thu thuế năm sau cao hơn năm trước. Năm 1992, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 2,15 triệu USD trong số 12,3 triệu USD của toàn ngàh du lịch cho ngân sách nhà nước, chiếm 17,5%. Giá trị đóng góp tăng 5 lần vào năm 1996 và hơn 14 lần vào năm 2002. Sự đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về tỉ lệ phần trăm so với toàn ngành cũng có xu hướng tăng cho đến năm 1997. Năm 1998, 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhiều dự án lâm vào tình trạng khó khăn, doanh thu thấp và không có lợi nhuận vì vậy mức đóng góp ngân sách của các dự án không cao dẫn tới tỉ lệ đóng góp thuế của khu vực FDI so với khu vực phi FDI trong ngành du lịch giảm. Năm 1996, có khoảng 10,79 triệu USD nộp vào ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp FDI chiếm 25,4%, năm 1997 con số này là 30,5%, năm 1998 là 30,1% và năm 1999 giảm còn 27%. Từ năm 2000, các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch từng bước đã được tháo gỡ khó khăn nên tỉ lệ đóng góp thuế so với toàn ngành tăng dần và ổn định ở mức khoảng 30%.


Nhìn chung từ năm 1992 đến nay, mặc dù doanh thu của khu vực FDI chỉ chiếm khoảng 18% tổng doanh thu toàn ngành du lịch nhưng doanh thu thuế của khu vực này lại chiếm tỷ trọng đáng kể 28,61% so với tổng doanh thu thuế của toàn ngành ngành du lịch. Có một lý do để giải thích điều này là các doanh nghiệp của khu vực phi FDI luôn tìm cách giảm thiểu mọi đóng góp cho ngân sách nhà nước trong khi phần lớn các doanh nghiệp FDI lại thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với ngân sách Nhà nước.

3.1.6.Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ tăng thu ngoại tệ.

Đối tượng phục vụ chủ yếu của ngành du lịch là khách du lịch, gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Để thực hiện một chuyến du lịch quốc tế, khách du lịch phải mang theo tiền (ngoại tệ), nhưng phải là một trong những đồng tiền có giá trị thanh toán quốc tế. Tại nước đến du lịch, khách du lịch quốc tế dùng ngoại tệ hoặc dùng tiền của nước sở tại đã được chuyển đổi từ ngoại tệ để sử dụng các dịch vụ, mua hàng hoá...Vì vậy, du lịch được coi như một ngành “xuất khẩu tại chỗ”, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch đã có những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nước ta. Trung bình mỗi lượt khách đến Việt Nam, ta thu được 450 USD. Tình hình xuất khẩu của ngành du lịch được thể hiện ở biểu sau đây:

Bảng 14: Doanh thu xuất khẩu của khu vực FDI trong ngành du lịch.


Năm

Doanh thu xuất khẩu

từ khu vực FDI (nghìn USD)

Tỉ lệ tăng trưởng (%)

1993

14413


1994

12220

-15,22

1995

14243

16,55

1996

15212

6,8

1997

17775

16,85

1998

7422

-58,24

1999

8090

9

2000

8485

4,88

2001

10485

23,57


2002

11826

12,79

Nguồn: Tổng cục du lịch

Xuất khẩu của ngành du lịch có xu hướng tăng qua các năm: Năm 1995 tăng 16,55%, năm 1996 tăng 6,8%, đặc biệt năm 1997 tăng 16,85%. Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của toàn bộ nền kinh tế. Lí do là việc xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả cao hơn so với việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài vì nó giảm được các chi phí bao bì, đóng gói, vận chuyển, các khoản lệ phí về xuất khẩu, hải quan, thuế, bảo hiểm và tránh được rủi ro trong quá trình vận chuyển. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, doanh thu xuất khẩu của ngành du lịch giảm rõ rệt. Nhưng cùng với việc khách du lịch gia tăng trở lại từ năm 2000, doanh thu xuất khẩu của ngành cũng đã dần dần phục hồi. Với chiến dịch quảng bá “Du lịch Việt Nam điểm đến thân thiện” của Tổng cục du lịch, trong những năm tới tình hình xuất khẩu của ngành sẽ có những biến chuyển tốt hơn nữa.

3.2.Tồn tại

3.2.1.Lượng vốn thu hút nhỏ so với nhu cầu.

Để đạt được mục tiêu là đón 6,7 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch quốc tế (không bao gồm vận chuyển) đạt khoảng 3,5 tỷ USD vào năm 2010, Việt Nam cần một lượng vốn lớn để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. Theo báo cáo quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995-2010, trong giai đoạn 1995-2000, nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài cần cho ngành du lịch là 71.236 tỷ đồng (tương đương 6,476 tỷ USD). Nhưng thực tế trong giai đoạn này ngành du lịch mới chỉ thu hút được hơn 4 tỷ USD vốn FDI. Như vậy, lượng vốn FDI thu hút được còn rất nhỏ so với nhu cầu. Theo báo cáo quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 2001-2010, Việt Nam cần

250.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho ngành du lịch đến năm 2010. Tuy nhiên, với


tình hình thu hút FDI như 3 năm trở lại đây 2001-2003 (trung bình mỗi năm chỉ thu hút được gần 400 triệu USD), hơn nữa lượng FDI lại có xu hướng giảm qua các năm), lượng FDI thu hút được trong ngành du lịch từ nay đến 2010 khó có thể đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cần thiết.

3.2.2.Sử dụng vốn đầu tư mất cân đối

Xét trên tổng thể, nguồn vốn FDI vào du lịch Việt Nam chủ yếu là được giải ngân trong lĩnh vực khách sạn, chỉ có một phần rất nhỏ là đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng dịch vụ, khu vui chơi giải trí. Rõ ràng là cơ cấu đầu tư của vốn FDI trong giai đoạn này là không hợp lý. Điều này xuất phát từ sự thiếu hụt rất lớn về nơi ăn nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế cho khách du lịch đến Việt Nam trong những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Trong những năm này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh do những cải thiện trong quan hệ ngoại giao, sự ổn định về chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn do các doanh nghiệp nhà nước sở hữu không đáp ứng được nhu cầu của du khách cả số lượng và chất lượng. Các nhà đầu tư nước ngoài đã sớm thấy các cơ hội lợi nhuận trong lĩnh vực khách sạn. Do đó, một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đã đổ vào nâng cấp, xây dựng các khách sạn. Hàng loạt các khách sạn có quy mô lớn (phần lớn trên 250 phòng) đã được xây dựng trong giai đoạn này như Hanoi Tower, Hilton, Horison, Daewoo... Hiện tượng này đã dẫn đến sự xây dựng tràn lan trong hệ thống khách sạn cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Việc bùng nổ trong xây dựng khách sạn khiến cung phòng khách sạn ở các điểm du lịch chính của Việt Nam tăng với tốc độ lớn vượt xa tốc độ tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sự dư thừa khách sạn khiến tỉ lệ phòng thuê giảm, kéo theo việc giảm giá phòng và cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng này dẫn đến một lượng nhất định vốn đầu tư nước ngoài trong tiểu ngành khách sạn hoạt động kém hiệu quả. Nếu lượng vốn đầu tư này dùng để đầu tư vào các khu vực khác như xây dựng các sân golf, khu vui chơi giải trí, du lịch lữ hành...thì có thể sẽ có ý nghĩa hơn.


3.2.3.Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý.

Trong ngành du lịch, hiện tượng đầu tư thiên lệch vào các thành phố lớn có kinh tế phát triển, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc khá hoàn thiện...là khá phổ biến. Có quá nhiều dự án với số vốn lớn đầu tư vào các khu du lịch ở trung tâm đô thị lớn, trong đó lại có quá ít số vốn FDI được giải ngân tại các khu du lịch nổi tiếng nhưng ở xa trung tâm. Vì vậy, những khu du lịch này đều rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư trầm trọng và không nhận được những tác động tích cực mà FDI mang lại. Những vùng cơ sở hạ tầng du lịch đã phát triển nay lại càng phát triển hơn, càng thu hút được nhiều FDI hơn, còn những vùng có tiềm năng du lịch nhưng cơ sở hạ tầng du lịch quá kém phát triển thì lại chẳng được nhà đầu tư nào quan tâm đến. Và hậu quả là sự chênh lệch cơ sở hạ tầng giữa các vùng mỗi ngày một tăng. Để du lịch phát triển bền vững, cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo vùng theo hướng khuyến khích đầu tư vào những địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch nhưng ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém phát triển.

3.2.4.Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu.

Mặc dù nước ta có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới nhưng số nước đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam không nhiều, quy mô vẫn còn nhỏ bé. Số nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ khu vực Châu Á. Chúng ta vẫn quá tập trung vào một số đối tác chủ yếu như: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan... Do vậy chỉ một sự biến động nhỏ trong các nước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến FDI vào Việt Nam. Chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đầu tư của một số nước trong khu vực vào Việt Nam giảm làm cho lượng FDI vào ngành du lịch Việt Nam giảm đi một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào một số đối tác lớn sẽ dẫn đến tình trạng bị khống chế, phụ thuộc vào những nước này.

Mặt khác, sự thiếu vắng các nhà đầu tư từ các nước châu Âu, châu Mỹ- những nhà đầu tư thường có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, kinh


nghiệm quản lý giỏi... là một điều đáng tiếc đối với du lịch Việt Nam. Chúng ta đã bỏ lỡ những cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại từ những quốc gia giàu tiềm lực tài chính này. Trong tương lai, chúng ta cần có nhiều biện pháp thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư từ châu Âu và châu Mỹ.

3.2.5.Hình thức đầu tư chưa phong phú, khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế.

Trong thời gian qua, cũng như FDI nói chung vào Việt Nam, FDI vào lĩnh vực du lịch chỉ thực hiện theo 3 hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh doanh, chưa chú trọng đến các hình thức khác như thành lập công ty cổ phần, cho phép mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong nước với các công ty nước ngoài.

Trong các liên doanh, tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20-30% vốn pháp định và chủ yếu là góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng có sẵn, chỉ có 1-2% là bằng tiền. Vốn góp của phía nước ngoài thì chủ yếu bằng tiền và máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, giá được đẩy lên cao. Do đó, các đối tác Việt Nam thường yếu thế trong liên doanh, thường bị động trước những vấn đề mới và bị các đối tác nước ngoài thao túng, lấn át. Lợi dụng sự yếu kém trong công tác thẩm định giá công nghệ của đối tác Việt Nam, một số tập đoàn kinh tế có các công ty con liên doanh liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực du lịch đã thực hiện chiến lược “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ” thông qua việc khai tăng giá đầu vào và hạ giá đầu ra. Trong đó hiện tượng khai tăng giá trị vốn góp bằng máy móc thiết bị, tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị là một “chiêu bài khá phổ biến” của các công ty nước ngoài. Việc lỗ hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm liền của đối tác nước ngoài dẫn tới sự “ra đi” của các liên doanh, các công ty con và đẩy các liên doanh chuyển đổi thành các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, gạt bỏ đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh.


3.2.6. Trình độ công nghệ còn yếu kém và lạc hậu.

Việc giám định, đánh giá thiết bị nhập khẩu đang là vấn đề khó khăn đối với chúng ta vì thiếu chuyên gia có năng lực am hiểu về lĩnh vực này, lại chưa có sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý vĩ mô nên việc chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Nhìn chung thiết bị máy móc và công nghệ của nước ngoài cao hơn trình độ của Việt Nam và thuộc loại trung bình của thế giới nhưng không ít trường hợp bên nước ngoài góp vốn bằng thiết bị cũ lạc hậu, hoặc đánh giá quá cao so với thực tế, do vậy, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp có giá thành cao, nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất còn thủ công, công nhân còn phải làm việc với cường độ cao mà hiệu quả vẫn thấp.Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đang báo động nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghiệp của các nước phát triển, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.

Trình độ khoa học công nghệ yếu kém lạc hậu làm cho hiệu quả của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không cao ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.

3.3.Nguyên nhân

3.3.1.Nguyên nhân khách quan

Tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á.

Cuộc khủng hoảng này có ảnh hưởng tới nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên do nguồn vốn FDI trong lĩnh vực du lịch Việt Nam chủ yếu là từ các nước Châu Á nên ngành du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng. Tác động của cuộc khủng hoảng thể hiện ở những khía cạnh sau:

Cuộc khủng hoảng tài chính tác động mạnh tới nền kinh tế các nước trong khu vực làm cho các công ty mẹ ở các nước Châu Á gặp khó khăn, không có khả năng tìm nguồn tài chính để tiếp tục thực hiện đầu tư thậm chí có nhiều công ty phải phá sản dẫn tới việc thu hẹp hoạt động kinh doanh trên toàn cầu


trong đó có Việt Nam. Mặt khác, do phải đối phó với những khó khăn của cuộc khủng hoảng nên một số nước Châu Á đã ban hành những quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài, điều này đã cản trở những tập đoàn công ty mẹ dù vẫn mạnh và muốn tiếp tục đầu tư ra nước ngoài. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến cho không chỉ giảm sút hoạt động FDI trong lĩnh vực du lịch mà còn làm cho số dự án phải giải thể trước thời hạn tăng lên.

Bản thân Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nên cũng phần nào chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng (dù không quá mạnh như một số nước khác), do đó nền kinh tế trong nước có sự biến động, không còn giữ được sự ổn định cho phát triển kinh tế như những năm trước. Cùng với xu hướng chuyển hướng của luồng vốn FDI từ các nước Châu Á sang các khu vực khác trên thế giới, nguồn vốn đầu tư từ các châu lục khác vào Việt nam cũng giảm sút rõ rệt.

Cuộc khủng hoảng còn là một nguyên nhân làm giảm sút lượng khách quốc tế vào Việt Nam gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam nói chung và khu vực có vốn FDI nói riêng. Do hoạt động đầu tư nước ngoài của các nước Châu Á bị giảm sút nên lượng khách đầu tư quốc tế đặc biệt là khách tìm kiếm cơ hội đầu tư mới đến Việt Nam giảm hẳn. Và cũng do tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế nhiều nước Châu Á lâm vào tình trạng suy thoái nên nhu cầu về du lịch của người dân cũng giảm hẳn so tới những năm trước. Lượng khách quốc tế giảm dẫn tới tình trạng công suất sử dụng phòng của các khách sạn ở mức quá thấp (trung bình là dưới 50%) do cung đã vượt quá cầu. Đồng thời, các loại hình kinh doanh khác như sân golf, khu vui chơi giải trí....cũng đang thưa vắng khách, vì vậy các doanh nghiệp có vốn FDI trong ngành du lịch khách sạn hầu hết đang ở trong tình trạng thua lỗ. Do tình trạng kinh doanh khó khăn như vậy nên các dự án xây dựng khách sạn, sân golf...cũng dãn tiến độ thi công để giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng và các chủ đầu tư cũng e ngại trong những quyết định đầu tư mới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/04/2023